You are on page 1of 13

VỢ NHẶT

“Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”- Tố Hữu. Quả thật vậy!
Tác phẩm văn học là bức tranh hiện thực thấm đẫm hơi thở của cuộc sống với
muôn hình vạn trạng. Để rồi từ đó văn học tác động trở lại vào cuộc đời , hướng
con người đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Hiểu được điều này, nhà văn Kim
Lân – người thư ký trung thành của văn chương đã hướng ngòi bút đến những
người nông dân ngèo khổ, dấn thân vào cuộc sống miền quê để viết nên những
trang văn để dời cho nhân loại, mà điển hình là thông qua tác phẩm “Vợ nhặt”.
Qua việc phản ánh số phận bi thảm của con người trong nạn đói, nhà văn Kim Lân
đã bày tỏ sự cảm thông, trân trọng những vẻ đẹp của con người vượt lên trên trên
nghịcuh cảnh và gửi gắm những triết lý nhân sinh sâu sắc. Nổi bật trong tác phẩm
đó chính là…..
Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thường viết về nông thôn và
người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng
quê - những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng
đồng bằng Bắc Bộ được gọi là những "thú đồng quê", "phong lưu đồng ruộng" như
chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà,... Ông viết chân thật mà sâu sắc về
cảnh làng quê mà ông hiểu sâu sắc và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha
thiết với quê hương và cách mạng. Tác phẩm Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất
của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là
tiểu thuyết xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng đang
giang dở và bị thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954) ông dựa vào một
phần cốt truyện để viết truyện ngắn này.

Tình huống truyện:


 Là hoàn cảnh mà ở đó cá tính nhân vật được bộc lộ rõ nét nhất. Là những
điều mà nhà văn muốn gửi gắm cũng được thể hiện rõ nhất
 Tình huống “nhặt vợ”:
 Tình huống éo le, bất thường
 Tràng nhặt vợ nhờ 4 bát bánh đúc và mấy câu nói bông đùa
 Hoàn cảnh nạn đói đang hoành hành, người chết thì như ngã rạ,
người sống như những bóng ma
 Làm cho mọi người vừa ngạc nhiên vừa lo lắng cho Tràng
 Ý nghĩa:
 Phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ của nhân dân ta trong nạn
đói – gtri hiện thực của truyện.
 Phản ánh những khát vọng hết sức bình thường của con người. Đó
là khát vọng hạnh phúc.
 Chân lí: Trong hoàn cảnh bần cùng tăm tối, con ng vẫn luôn
hướng về nhau, nương tựa vào nhau để hướng đến 1 ngày mai tươi
sáng hơn: Sự thay đổi của Tràng, Vợ nhặt, bà cụ Tứ.
Giá trị nhân đạo của truyện
Truyện ngắn Vợ nhặt viết về tình huống đặc biệt rất là éo le, đó là
nhân vật Tràng, trong hoàn cảnh đói khổ bế tắc, , người chết thì như
ngã rạ, người sống như những bóng ma thì lại “nhặt vợ” nhờ 4 bát
bánh đúc và mấy câu nói bông đùa. Tình huống này đã làm cho rất
nhiều người ở xóm ngụ cư vừa mừng vừa lo và từ tình huống đó nhà
văn đã đề cao khao khát rất bình thường của con người đó chính là
khao khát đc hạnh phúc. Thông qua câu chuyện “nhặt” vợ của nv
Tràng, nhà văn đã ca ngợi tình cảm của con người trong nạn đói và
cũng ca ngợi khao khát vươn lên để hướng về ngày mai, cụ thể là sự
thay đổi của 3 nhân vật: Tràng, Vợ nhặt và bà cụ Tứ. Đây cũng là giá
trị nhân đạo của câu truyện này.
Nhân vật Tràng
Lai lịch và ngoại hình:
 Tràng là 1 gã trai nghèo, dân ngụ cư, sống với mẹ già là bà cụ Tứ trong 1
“cái nhà” vắng teo đứng rúm ró trên mrnh vườn mọc lổn nhổn những lúi cỏ
dại”
 Ngoại hình thô kẹp
Tính cách:
 Là 1 con ng đơn giản, vô tư:
- “Tràng thích chơi với lũ trẻ và chẳng khác chúng là mấy”
- Ngay cả việc lấy vợ, Tràng cũng quyết đị nh rất nhanh chóng.
 Nhân hậu, phóng khoáng:
- Tràng không xua đuổi người đàn bà sưng sỉa trước mặt để đòi ăn
- Ánh mắt nhìn người đàn bà “ rách rưới” -> lòng thương cảm sâu sắc.
- Đãi thị ăn 1 bữa no nê và mua cho thị 1 cái thúng con -> giúp thị vượt qua
nổi mặc cảm của ng vợ theo không.
- Trên đường về, Tràng còn rất quan tâm đến xúc cảm của người vợ nhặt.
 Có trách nhiệm, chín chắn:
- Khung cảnh thay đổi -> Tràng vô cùng cảm động
- Thấy yêu thương và gắn bó lạ thường
- Nghĩa sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái -> Thấy phải có trách nhiệm lo lắng,
chăm soc cho vợ con.
- Thay đổi hoàn toàn -> mẹ nói gì, Tràng cũng vâng dạ.
- Biết giấu cảm xúc thật của mình trước miếng cám nghẹn bứ trong cổ
họng
- Hình ảnh lá cờ đỏ -> sự thay đổi trong nhận thức của Tràng.
Thông qua nhân vật Tràng:
- Phản ánh chân thực tình cảnh thê thảm của nhân dân ta trong nạn đói khủng
khiếp 1945
- Phản ánh, ca ngợi trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người.
- Tràng là một người lao động nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, tốt
bụng, chân thành và cởi mở. Tràng có ngoại hình thô kệch, xấu xí và
xoàng xĩnh với “thân hình to lớn, lưng to như gấu”, cái mặt ấn tượng bởi
“hai con mắt nhỏ tý gà gà”. Là người không bình thường ăn nói thì cộc
cằn, thô lỗ “làm đếch gì có vợ”. Tràng là người hiền lành, vui vẻ hay gần
gũi với trẻ con và được bọn chúng yêu quý, nên tính cách có phần trẻ con.
Anh là dân ngụ cư làm nghề đánh xe bò thuê. Sống cùng với mẹ già trong
một căn nhà rúm ró, xiêu vẹo. Tràng là người cởi mở và tốt bụng, Tràng
đùa vui với các cô gái xa lạ, xưng hô thân mật cũng là người nhân hậu.
Mặc dù người đàn bà đứng trước mặt Tràng sưng sỉa để đòi ăn, dù trên
gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn lại 2 con mắt, nhưng chàng ko xua
đuổi mà còn nhìn người đàn bà “rách rưới” trước mặt với lòng thương
cảm sâu sắc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nạn đói, ‘ Người chết nằm như
rã rạ”, “ bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng
ma"."Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ
lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma", con người
ta có khốn cùng với nhau, độc ác với nhau, họ có thể sẽ xua đuổi thị
nhưng mà Tràng thì không bởi Tràng nhìn thị, anh cảm nhận được sự
thống khổ và trong anh dấy lên 1 tình cảm rất chân thành và cho thị ăn 4
bát bánh đúc và điều đó cho thấy anh còn là 1 ng rất phóng khoáng. Ngay
cả chuyện lấy vợ - là 1 chuyện rất trọng đại trong cuộc đời con ng mà
Tràng quyết định rất nhanh chóng, chỉ 2 tiếng thôi: “chậc, kệ” và thế là
Tràng có vợ, chẳng có cưới xin, dạm ngõ, nhưng Tràng cũng không hề rẻ
rúng, khinh miệt thị. Trái lại, Tràng vô cùng trân trọng, coi chuyện lấy thị
và xây dựng hạnh phúc gia đình với thị là một điều nghiêm túc. Khát
vọng mái ấm gia đình đã khiến Tràng vượt qua lo lắng về cái đói "đến
thân còn chẳng lo nổi, lại còn đèo bòng". Tràng còn mua cho thị 1 cái
thúng con, đãi 1 bữa cơm và mua 2 hào dầu giúp thị vượt qua nổi mặc
cảm của ng vợ theo không. Trên đường về, Tràng còn rất quan tâm đến
xúc cảm của thị, trong 1 lúc Tràng dường như quên hết những cảnh sống
ê chề, tăm tối trước mặt, trong lòng hắn lúc này chỉ còn tình nghĩa giữa
hắn với người đàn bà đi bên, “ mặt hắn có một vẻ gì phởn phở khác
thường, hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh” - đó
là niềm vui mộc mạc của người đàn ông nghèo, lần đầu được đi bên một
người phụ nữ, qua đó thể hiện rõ khao khát hạnh phúc của Tràng và cái
dầu mua về để thắp lên cho sáng sủa là minh chứng cho khao khát ấy. Khi
nói về khao khát hạnh phúc, bao giờ người ta cũng dùng ánh lửa, cái ngọn
nến, cái ngọn đèn, cái bếp lửa. Khi về đến nhà, Tràng ăn nói có văn hóa
hơn, biết quan tâm đến Thị, thắc mắc “quái, sao nó lại buồn thế nhỉ”?
Tràng sốt ruột “ chạy ra chạy vào”, ngóng chờ lúc mẹ về. Tràng hồi hộp
lo lắng mong chờ câu trả lời của mẹ. Khi mẹ đồng ý thì thở phào một cái
như nhẹ hẳn đi. Sau khi lấy vợ, Tràng thấy khoan khoái như người từ
trong giấc mơ đi ra. Hắn không ngờ rằng bản thân đã có một gia đình.
Hắn nghĩ ra viễn cảnh tương lai sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà
như cái tổ ấm che mưa che nắng. Đó là một điều thật bình dị nhưng lại có
ý nghĩa vô cùng lớn lao trong cuộc đời Tràng. Hăn cảm thấy yêu thương
và gắn bó 1 cách lạ lùng nên hắn nhận thấy cần phải có trách nhiệm với
gia đình nhiều lắm. Tràng còn biết giấu cảm xúc của mình của mình trước
miếng cám nghẹn bứ trong cổ họng. Một nguồn vui rạo rực bỗng dâng
tràn trong lòng. "Một niềm vui thật cảm động, lẫn cả hiện thực lẫn giấc
mơ. Chi tiết: "Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một
việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà" đã thể hiện sự thay đổi lớn trong
chính con người Tràng, là một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính
cách của Tràng.Từ một chàng trai ngờ nghệch, vụng về, Tràng đã có một
ý thức bổn phận sâu sắc: "hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con
sau này".
Dường như câu chuyện đã có thể kết thúc tại thời điểm Tràng thực sự trưởng
thành, nhận ra trách nhiệm của mình, nhưng với ngòi bút tài hoa của Kim
Lân thì câu chuyện đã có một cái kết sâu sắc hơn. Câu kết truyện "Trong óc
Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” chứa đựng bao sức
nặng về nghệ thuật và nội dung cho thiên truyện. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng
là tín hiệu tích cực về một sự đổi thay trong xã hội, có ý nghĩa quyết định với
sự đổi thay của mỗi số phận con người. Chi tiết này rất mới mẻ bởi những
tác phẩm của nền văn học hiện thực vào thời điểm trước Cách mạng tháng
Tám không thể nhìn thấy được. Đó là sự đổi thay và giác ngộ rất lớn trong tư
tưởng cách mạng. Nền văn học mới sau Cách mạng tháng tám đã đặt vấn đề
và giải quyết vấn đề số phận con người theo một cách khác, lạc quan hơn,
nhiều hi vọng hơn
Thông qua nhân vật Tràng và tình huống “nhặt vợ của Tràng:, nhà văn đã
phản ánh chân thực cái tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói 1945
và đồng thời ông cũng ca ngợi khao khát hạnh phúc của con người. Có thể
nói, Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, là tác phẩm giàu giá
trị hiện thực, nhân đạo, là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ, ca
ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người. Truyện xây
dựng thành công hình tượng nhân vật Tràng, một người lao động nghèo khổ
dù có những nét ngốc ngếch, ngờ nghệch nhưng tâm hồn vẫn đẹp như một
viên ngọc sáng.
Nhân vật bà cụ Tứ
Vài nét chung
 Là người mẹ nghèo thương con như bao người mẹ Việt Nam khác
 Được đặt trong hoành cảnh éo le: trong hoàn cảnh khốn khổ, con trai bà lại
lấy vợ
Diễn biến tâm trạng:
 Chưa hiểu cơ sự:
- Bà xuất hiện với tiếng húng hắng ho và dáng người lọng khọng đi vào -> cho
ta cảm nhận sự tội nghiệp của 1 bà mẹ nghèo
- Bà rất ngạc nhiên, bao nhiêu câu hỏi đặt ra trong lòng người mẹ tội nghiệp
- Bà hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà thấy mắt mình nhoèn ra thì
phải
 Khi hiểu ra cơ sự:
- Lòng người mẹ nghèo ấy đã hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót
thương cho con
- Bà buồn tủi “ chao ôi, người ta dựng vợ gã chồng cho con là lúc trong nhà ăn
nên làm nỗi những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này” -> trong kẻ mắt
tèm nhèm của bà rỉ xuống 2 giọt nước mắt
- Bà lo lắng cho con “ Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói
khát này không”
- Bà nhìn người đàn bà đang vân vê tà áo rách bợt mà lòng đầy thương xót
- Bà luôn nuôi hi vọng vào 1 ngày mai nhưng bà cũng cố giấu những cảm xúc
của mình
- Bà bảo ban con và dâu bằng những lời chân tình: “ Các con lấy nhau lúc này
u thương lắm”, “ thôi phải duyên phải số vớii nhau, u cũng mừng lòng”. “
liệu mà bảo nhau làm ăn ra may mà ông giời cho khá”
 Sau đêm tân hôn của con trai:
- Khung cảnh thay đổi
- Cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẵng lên
- Bà xăm xắm thu dọn quét tước nhà cửa -> Góp nhặt hạnh phúc ủa con để
sưởi ấm lòng mình
- Thắp lên trong con niềm tin vào ngày mai: Bà nói toàn chuyện vui, toàn
chuyện sung sướng về sau này “ Này Tràng, chỗ này có thể làm 1 cái chuồng
gà, chẳng maasy chốc có 1 bầy gà cho mà xem”
Chi tiết “ nồi cháo cám”:
- Biểu trưng cho tấm lòng của người mẹ: Nếu như bát cháo hành của Thị Nở
có thể đưa Chí Phèo ở cuộc đời của 1 con quỹ dữ trở về cuộc dời của 1 con
người, thì nồi cháo cám của bà cụ Tứ chính là món quà hạnh phúc mà bà
tặng cho co trai và con dâu trong những ngày đói vô cùng khủng khiếp; nồi
cháo cám này có thể cứu vớt cuộc đời của Tràng, niềm tin của chàng và
người vợ nhặt vào ngày mai
- Mang giá trị nhân văn sâu sắc
Qua đó, ta có thể hiểu 1 cách thẳm sâu mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã
viết: “ Trong trái tim người người mẹ chỉ có từ ‘tâm’ và ở trái tim người mẹ
bạn sẽ tìm đc 1 lòng chung thuỷ tuyệt đối mà không có bất cứ nơi đâu có thể
tìm đc 1 lòng chung thuỷ như vậy boẻi vì vs mẹ bạn la mục đích đầu tiên và
sau cùng”
 Người mẹ này không chỉ thường con mà còn tấm lòng nhân hậu sâu thẳm khi
khao khát hạnh phúc của bà đi liền với khao khát hạnh phúc của con cho nên bà
góp nhặt hạnh phúc của con để sưởi ấm lòng mình, bà dang đôi tay để chở che cho
1 ng đàn bà đang vân vê tà áo rách bợt mà lòng đầy thương xót. Tấm lòng thương
xót của người mẹ nghèo thật đáng quý biết bao.
Nếu ai đã từng đọc qua giọng văn Ngô Tất Tố, Nam Cao, chúng ta sẽ thấy đồng
cảm với cuộc sống cơ cực của những người dân lao động. Họ bị bần cùng và bức
bách khiến họ bị tha hoá về nhân phẩm. Nhưng có những con người trong nỗi cơ
cực ấy vẫn liều lĩnh chấp nhận thêm những khốn khổ cùng cực, vì tình yêu, tình
người, lòng nhan hậu. Đó là chị Dậu, là cụ Tứ, là anh cu Tràng. Trong những tháng
ngày u ám vì nạn đói, cái chết có thể rơi xuống bất kì ai thì anh cu Tràng lại làm
một việc tưởng như bị "điên" đó là lấy vợ, tuy nhiên chỉ có mẹ anh- bà cụ Tứ mới
là người thấm thía hết cơ sự.Bà cụ Tứ là mẹ anh cu Tràng. Hình ảnh bà được khắc
hoạ trong tác phẩm đó là trong bóng hoàng hôn chiều, người mẹ nghèo khổ "húng
hắng ho". Trước mái tranh nghèo trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại,
người mẹ nghèo lại càng thêm cơ cực.
Vốn dĩ việc làm nhà, cưới vợ là một chuyện hệ trọng trong cuộc đời mỗi con người,
cần có sự đóng góp ý kiến của cha mẹ - những người đi trước. Thế nhưng sự kiện
Tràng lấy vợ lại đi ngược lại với những lẽ hiển nhiên đó, việc Tràng lấy vợ được
thông báo đột ngột khiến bà cụ Tứ ngạc nhiên, ban đầu chỉ là sự thắc mắc thái độ
sốt sắng của thằng con trai, bà cụ Tứ hấp háy hai con mắt nhìn Tràng chậm chạp
hỏi: Có việc gì thế vậy? Khi Tràng vẫn thong thả chưa trình bày câu chuyện, bà cụ
phấp phỏng bước theo con vào nhà. Kim Lân đã rất khéo léo khi dùng hai từ "phấp
phỏng" để diễn tả sự lo lắng và sự nhẫn nại chờ đợi của bà cụ. Hành động "đứng
sững lại" thể hiện sự ngạc nhiên đã lên cao trào, nhà văn đã thấu suốt những nỗi
băn khoăn của nhân vật, rất nhiều câu hỏi đang xoay quanh bà: Quái sao lại có
người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường
thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà ai
thế nhỉ? Những câu hỏi cứ dồn dập được đặt ra mà không có câu trả lời. Mọi thắc
mắc xoay quanh sự xuất hiện của người đàn bà trong ngôi nhà vốn dĩ chỉ có hai mẹ
con bà sống. Đáng thương hơn bà cụ lại tưởng mình nhầm lẫn: bà cụ hấp háy mắt
cho đỡ cay, nỗi băn khoăn của bà vẫn không được giải bày, bà lão quay sang nhìn
con ra chiều không hiểu. Điều này thật dễ hiểu, trong sự việc này bà cụ hoàn toàn
bị động, mọi việc đã rồi mà bà không hay biết điều gì cả. Khi con trai bà vẫn trì
hoãn bí mật, mời mẹ vào nhà ngồi, bà cụ "lập cập" bước vào nhà. "Lập cập" là sự
run rẩy của người già hay là sự thấp thỏm, lo sợ những điều không hay xảy đến.
Với một người mẹ cả đời lam lũ này còn gì khủng khiếp sẽ xảy đến với bà nữa đây.
Kim Lân đã khơi dậy lên trong lòng người đọc một sự cảm thương sâu sắc với hai
từ "lập cập".
Có lẽ bà cụ Tứ không nghĩ được rằng người đàn bà đang ngồi kia chính là vợ của
con trai, là con dâu của bà. Có lẽ cảm thấy sốt ruột trước thái độ của bà cụ mà
Tràng phải lên tiếng: "kìa nhà tôi nó chào u". Vậy mà bà cụ vẫn không hiểu được
đầu đuôi câu chuyện, làm sao một người mẹ nghèo khốn khổ ấy có thể tin rằng con
trai mình có vợ. Bà cũng hiểu rõ hoàn cảnh đáng thương của con trai mình, vừa
nghèo, vừa xấu, vừa cục mịch, làm gì có ai để ý tới chứ đừng nói lấy vợ, trong giai
đoạn nghèo khó "ốc chẳng mang nổi mình ốc mà còn mang cọc cho rêu" ai có thể
nghĩ tới chuyện cưới xin được. Nỗi băn khoăn của bà cụ từ đầu tới giờ mới được gỡ
khi Tràng dõng dạc vắn tắt trình bày cơ sự :" nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy
u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau. Chẳng qua nó cũng là cái số cả. Và
thế là bà cụ cúi đầu nín lặng. Không phải là im lặng mà là im lặng nín nhịn không
thể nói được điều gì. Lúc này bà đã hiểu hết sự tình. Nhà văn Kim Lân đồng cảm
với những suy tư, những tủi hờn xót xa trong lòng bà cụ: "lòng người mẹ nghèo
khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con
của mình. Những nỗi ai oán, xót thương, những thổn thức trong lòng bà chỉ nhà văn
Kim Lân mới hiểu được. Thì ra suy nghĩ của bà cụ không đơn giản như chúng ta
nghĩ, cái nghèo đói không làm bà cụ chấp nhận cuộc sống buông tuồng, bà đau đá
trong lòng vì không thể hoàn thành trách nhiệm của người mẹ đó là chăm lo cho
hạnh phúc của con trai mình một cách chu đáo. "Chao ôi, người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở
mặt sau này". Còn bản thân cụ Tứ, khi đứa con độc nhất của mình cưới vợ là những
lời tự trách, là tiếng khóc nghẹn ngào của người mẹ nghèo khổ. Tuổi già hạt lệ như
sương, nhưng trong kẽ mắt kèm nhèm của bà cụ vẫn rỉ xuống hai dòng nước mắt.
Đó là những giọt nước mắt tủi phận cùng cực, đó là những giọt nước mắt xót
thương cho sự khốn khó của chính mình. Đó đồng thời cũng chính là giọt nước mắt
của lòng tự trọng, những giọt nước mắt giữ nhân cách của con người, những giọt
nước mắt ấy là minh chứng thể hiện tình yêu của mẹ đối với các con. Bà cụ Tứ hết
sức lo lắng cho cuộc sống của các con. Chỉ một câu đáp: Biết rằng chúng nó có
nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? Băn khoăn ấy có cơ sở cả,
xóm ngụ cư của cụ đang sống trong những tháng ngày lầm than do cơn đói hoành
hành, việc giữ cho mình được mạng sống còn khó huống chi cu Tràng còn đèo
bòng. Ở cái tuổi gần đất xa trời, đáng lẽ bà đã được nghỉ ngơi, nhưng vì cái nghèo
đói, khổ cực mà trong lòng bà vẫn đau đáu một nỗi niềm lo lắng cho các con. Bà
bảo ban con và dâu bằng những lời chân tình: “ Các con lấy nhau lúc này u thương
lắm”, “ thôi phải duyên phải số vớii nhau, u cũng mừng lòng”. “ liệu mà bảo nhau
làm ăn ra may mà ông giời cho khá”. Sau đêm tân hôn của Tràng, khung cảnh
dường như thay đổi, và tâm trạng của bà cụ Tứ cũng thay đổi mặc dù trong lòng
nguwofi mẹ đó vẫn có những mối lo, những mối tuổi thân: cái mặt bủng beo u ám
của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà xăm xắm thu dọn quét tuước nhà cửa. Có thể thấy, bà
đang góp nhặt hạnh phúc của con để sưởi ấm lòng mình và thắp lên trong con niềm
tin vào ngày mai bằng cách nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau
này. Qua đó ta thấy được tấm lòng của một người mẹ và tấm lòng ấy được thể hiện
vô cùng độc đáo, vô cùng sâu sắc và vô cùng cảm động thông qua 1 chi tiết “nồi
cháo cám”. -Biểu trưng cho tấm lòng của người mẹ: Nếu như bát cháo hành của
Thị Nở có thể đưa Chí Phèo ở cuộc đời của 1 con quỹ dữ trở về cuộc dời của 1 con
người, thì nồi cháo cám của bà cụ Tứ chính là món quà hạnh phúc mà bà tặng cho
co trai và con dâu trong những ngày đói vô cùng khủng khiếp; nồi cháo cám này có
thể cứu vớt cuộc đời của Tràng, niềm tin của chàng và người vợ nhặt vào ngày mai.
Qua đó không chỉ thể hiện được giá trị nhân văn sâu sắc mà còn khiến cho ta có
thể hiểu 1 cách thẳm sâu mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “ Trong trái tim
người người mẹ chỉ có từ ‘tâm’ và ở trái tim người mẹ bạn sẽ tìm đc 1 lòng chung
thuỷ tuyệt đối mà không có bất cứ nơi đâu có thể tìm đc 1 lòng chung thuỷ như vậy
boẻi vì vs mẹ bạn la mục đích đầu tiên và sau cùng”
Người mẹ này không chỉ thường con mà còn tấm lòng nhân hậu sâu thẳm khi
khao khát hạnh phúc của bà đi liền với khao khát hạnh phúc của con cho nên bà
góp nhặt hạnh phúc của con để sưởi ấm lòng mình, bà dang đôi tay để chở che
cho 1 ng đàn bà đang vân vê tà áo rách bợt mà lòng đầy thương xót. Tấm lòng
thương xót của người mẹ nghèo thật đáng quý biết bao.Hình ảnh bà cụ Tứ chỉ
xuất hiện nửa sau tác phẩm, có thể người ta sẽ nghĩ bà cụ xuất hiện với dáng vẻ
cay nghiệt thường thấy ở các bà mẹ chồng, nhưng cụ xuất hiện với sự nhã nhặn
trong cách cư xử đặc biệt là chuỗi diễn biến tâm trạng nhân vật khắc hoạ nhân
cách cao đẹp của người phụ nữ. Trước mắt chúng ta đó là hình ảnh một người
mẹ thương con vô bờ bến, những nỗi lo, những suy nghĩ trong lòng cụ được nhà
văn ghi lại một cách chân thật, xúc động.
Nhân vật Vợ nhặt
Vài nét sơ lược:
 Là nạn nhân thê thảm nhất trong nạn đói
 Nạn đói đã cướp của Thị tất cả từ tên tuổi, quê quán, gia đình,
 Thị xuất hiện nhỏ bé, đáng thương
 Được ‘nhặt’ như cọng rơm, cọng rác
 Phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ của nhân dân ta trong nạn đói
khủng khiếp do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra
Thị xuất hiện trong cha truyện của Kim Lân là 1 ng đàn bà, nhà văn ko gọi thị là
1 ‘cô gái’ mà văn gọi thị là 1 ng ‘đàn bà’. Hình như gánh nặng của từ’đàn bà’ nó
nặng nề và thê thảm hơn; còn nếu gọi là cô gái thì thanh xuân quá
Tính cách:
 Trước khi về làm vợ Tràng, Thị là 1 ng đàn bà cong cơn, chỏng lỏn:
- Thị đẩy xe cho Tràng hòng đc ăn
- Thị sinh sỉa trc mặt Tràng hòng đc ăn
- Cong cớn cũng hòng được ăn
Nạn đói đã cướp của Thị nhân cách của 1 con người đoan chính, cả ngoại hình. Lần
gặp đầu tiên, Thị còn là 1 con ng bình thường: Thị liếc mắt cười vs chàng để đc ăn,
lần thứ 2 thị sinh sỉa vs Tràng và Tràng ko biết Thị là ai chỉ biết là 1 con ng mà áo
quần rách rưới như tổ đỉa. Trên gương mặt lưỡi cầy xám xịt chỉ còn lại 2 con mắt
mà th và Thị là 1 ng đàn bà như vậy: cong cớn và chỏng lỏn. Đứng trước mặt
Tràng, Thị buông lời chửi: “Điêu, ng thế mà điêu”
 Khi theo Tràng, thị đã hoàn toàn thay đổi:
- Dù cố đấm ăn xôi, thị vẫn ý thức đc thân phận của mình – đó là thân phận
của 1 ng ‘vợ theo không’.
Dù là nghèo, những đám cưới của cái Dần trong trang truyện của Nam Cao dẫu sao
vẫn được đưa đưa rước, cưới xin cẩn thận chứ không phải là 1 ng tự tiện đi sống
với người khác. Do vậy, thị ý thức điều đó rất rõ, thị hiểu mình là 1 ng vợ ‘theo
không’ cho nên chẳng có danh giá hay danh phận gì ở đây cả. Qua đó ta thấy đc
ngòi bút của Kim Lân vô cùng tinh tế, nó đã khắc hoạ đc cái mặc cảm của người
‘vợ nhặt’
- Trên đường về nhà, thị vô cùng ngượng nghịu
- Cái nón rách tà nghiêng nghiêng che khuất nửa mặt
- Về đến nhà Tràng thị chỉ dám ngồi mớm ở mép giường vì thị ý thức rất rõ về
than phận của mình
- Sáng hôm sau, sau đêm tân hôn, thi trở thành người đàn bà hiền hậu đúng
mực – ko còn cái vẻ cong cớn, chỏng lỏn -> sự thay đổi đó nhờ vào cái khao
khát hạnh phúc của nhân vật
 Ý nghĩa của nhân vật:
- Thể hiện rõ khao khát hạnh phúc
- Đem lại 1 làn gió mới cho xóm ngụ cư và đặc biệt là cho gđ bà cụ Tứ :
Nếu ko có sự xuất hiện của thị, Tràng vẫn là 1 anh phu xe thô kẹt và đơn giản; bà
cụ Tứ vẫn là 1 ng mẹ nghèo, bủng beo và u ám; cả xóm ngụ cư này là những người
tăm tối và hốc hác; cả những đứa trẻ nơi đây vẫn ngồi ủ rũ nơi góc tường mà ko
buồn nở 1 nụ cười
- Chính thị đã đem đến nguồn hi vọng về việc trên mạng Thái Nguyên, Bắc
Giang, người ta không đóng thuế nữa mà phá kho thóc của người Nhật để
chia cho ng đói
Có nàng dâu mới cuộc sống gia đinh Tràng bắt đầu có sự thay đổi. Dù bữa cơm
ngày đói thảm hại nhưng cũng không khiến cho mọi người mất niềm tin vào tương
lai. Đặc biệt, niềm tin ấy càng được tô đậm hơn qua câu chuyện người vợ nhặt kể
về đoàn người phá kho thóc cứu đói. Và người vợ nhặt, trong câu chuyện này, đóng
một vai trò rất quan trọng vừa lại nạn nhân bi thảm của nạn đói, vừa là người mang
đến niềm tin ánh sáng tương lai cho gia đình bà cụ Tứ.
Trong quá trình phân tích nhân vật Thị (người vợ nhặt), ta thấy người phụ nữ này
hiện lên với một số điểm chính. Thị là người có hoàn cảnh éo le, là nạn nhân của
nạn đói, là một người phụ nữ khát khao hạnh phúc, khao khát cuộc sống bình dị.
Bên cạnh đó, Thị cũng là người làm thay đổi cách nghĩ của Tràng và cũng là người
mang đến niềm tin cho cả gia đình.Thị xuất hiện trong cha truyện của Kim Lân là 1
ng đàn bà, nhà văn ko gọi thị là 1 ‘cô gái’ mà văn gọi thị là 1 ng ‘đàn bà’ nó nặng
nề và thê thảm hơn; còn nếu gọi là cô gái thì thanh xuân quá. Cách xây dựng nhân
vật như vậy gợi một thân phận mờ nhạt, đáng thương. Và có lẽ thân phận ấy không
chỉ của riêng thị mà còn của rất người những con người khác trong nạn đói. Thị chỉ
như một mảnh đời trôi dạt, vô danh và hèn mọn.Nạn đói đã cướp của Thị nhân cách
của 1 con người đoan chính, cả ngoại hình. Lần gặp đầu tiên, Thị còn là 1 con ng
bình thường: Thị liếc mắt cười vs chàng để đc ăn, lần thứ 2 thị sưng sỉa vs Tràng và
Tràng ko biết Thị là ai chỉ biết là 1 con ng mà áo quần rách rưới như tổ đỉa. Trên
gương mặt lưỡi cầy xám xịt chỉ còn lại 2 con mắt mà th và Thị là 1 ng đàn bà như
vậy: cong cớn và chỏng lỏn. Đứng trước mặt Tràng, Thị buông lời chửi: “Điêu, ng
thế mà điêu”. Thị đã buông ra những lời nói có phần trơ trẽn sống sượng gợi ý
Tràng để được ăn. Khi Tràng đồng ý thì “hai con mắt trũng xoáy của thị tức thì
sáng lên” và “ngồi sà xuống…cắm đầu ăn một chập bốn bánh bánh đúc liền chẳng
chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở”. Khi phân tích
nhân vật Thị, người đọc nhận ra đó là hình tượng đáng thương hơn đáng giận. Cái
đói, cái chết dồn con người vào bước đường cùng sẵn sàng làm tất cả. Thị còn chấp
nhận theo không Tràng về làm vợ sau khi ăn bốn bát bánh đúc và một câu nói nửa
đùa nửa thật của người đàn ông xa lạ này. Dù là nghèo, những đám cưới của cái
Dần trong trang truyện của Nam Cao dẫu sao vẫn được đưa đưa rước, cưới xin cẩn
thận chứ không phải là 1 ng tự tiện đi sống với người khác. Do vậy, thị ý thức điều
đó rất rõ, thị hiểu mình là 1 ng vợ ‘theo không’ cho nên chẳng có danh giá hay
danh phận gì ở đây cả. Qua đó ta thấy đc ngòi bút của Kim Lân vô cùng tinh tế, nó
đã khắc hoạ đc cái mặc cảm của người ‘vợ nhặt’. Trên đường về nhà, thị vô cùng
ngượng nghịu cùng với cái nón rách nghiêng nghiêng che khuất nửa khuôn mặt.
Khi về đến nhà, thị chỉ dám ngồi ở mép giường vì thị ý thức rất rõ về thân phận của
người đàn bà theo không. Sau đêm tân hôn, thị trở thành người đàn bà hiền hậu
đúng mực, không còn cái vẻ cong cớn, chỏng lỏn, Cô thức dậy sớm cùng mẹ chồng
quét dọn nhà cửa, thay đổi cách xưng hô với Tràng “sao nhà biết” và “nom thị hôm
nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao
chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh.” Lúc này thị đã chấp nhận
hoàn cảnh của nhà Tràng, mà thực sự muốn xây dựng hạnh phúc cùng Tràng.
Người vợ “nhặt” tuy là là người vợ không tên nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với chiều sâu của tác phẩm. Trong khung cảnh thê thảm của nạn đói,
Tràng và Thị xuất hiện như một ánh sáng để người ta có thêm hi vọng.Nếu ko có sự
xuất hiện của thị, Tràng vẫn là 1 anh phu xe thô kẹt và đơn giản; bà cụ Tứ vẫn là 1
ng mẹ nghèo, bủng beo và u ám; cả xóm ngụ cư này là những người tăm tối và hốc
hác; cả những đứa trẻ nơi đây vẫn ngồi ủ rũ nơi góc tường mà ko buồn nở 1 nụ
cười, qua đó có thể thấy sự xuất hiện của thị đã mang đến một luồng gió mới và
ánh sáng cho sớm ngụ cư. Chính thị đã đem đến nguồn hi vọng về việc trên mạng
Thái Nguyên, Bắc Giang, người ta không đóng thuế nữa mà phá kho thóc của
người Nhật để chia cho ng đói
Người vợ nhặt chính là đại diện tiêu biểu cho số phận con người trong nạn đói thảm
khốc năm 1945. Qua đó, nhà văn đã lên án tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp
và phát xít Nhật. Đồng thời, Kim Lân còn thể hiện sự đồng cảm xót xa cho số phận
những con người nghèo khổ. Nhưng Kim Lân dù khắc họa họ là những nạn nhân
khổ đau của nạn đói nhưng vẫn hiện lên những vẻ đẹp trong cuộc sống bình dị đời
thường. Đó là vẻ đẹp của tình yêu thương. Và còn là vẻ đẹp của khát khao hạnh
phúc, trong hoàn cảnh tối tăm vẫn hướng về một tương lai tươi sáng.

Tổng kết
 Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc
- Khắc hoạ diễn biến tâm lí của nhân vật, phải tinh tế lắm thì mới viết được
điều đó
- Nghê thuật viết văn già dặn và cách kể chuyện rất tự nhiên
 Giá trị nội dung:
o Giá trị hiện thực:
- Nhà văn đã phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ của nhân dân ta trong
nạn đói
- Vạch trần tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật
o Giá trị nhân đạo:
- Cảm thông sâu sắc trước tình cảnh khốn khổ của ng nông dân
 Nhân vật trg truyện của Kim Lân tuy nghèo nhưng mà ko độc ác, tuy
khốn khổ nhưng họ vẫn đẹp, vẫn san sẻ, sẻ chia cho nhau, vẫn nương tựa
vào nhau để vượt qua nạn đói. Nhà văn đã từng nói: “ Tôi muốn viết về
những con người trong hoàn cảnh tăm tối họ vẫn hướng về nhau, hướng
về ngày mai, họ vẫn hi vọng và họ muốn sống cho ra cuộc sống của 1 con
người.
- Phát hiện, trân trọng và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con g. Đặc biệt,
là khát vọng hạnh phúc của họ
- Đưa con người hướng tới 1 ngày mai tươi sáng
Mỗi tác phẩm là linh hồn của nhà văn và mỗi nhân vật là linh hồn của tác
phẩm. Qua nhân vật…cùng với những vẻ đẹp…, nhà văn Kim Lân đã rõ máu
xuống ngòi bút để cất lên tiếng nói của những con người nghèo khổ. Tác phẩm
Vợ Nhặt vì thế đã truyền tải thành công thông điệp của nhà văn Kim Lân:
“Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề cái chết nhưng những con người ấy
không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở
tương lai. Họ vẫn muốn sống sống cho ra con người”. Chính nhờ những giá trị
nhân văn cao cả ấy đã giúp cho thiên truyện trở nên hay hơn và ngân vang mãi
trong lòng người đọc

You might also like