You are on page 1of 10

VỢ NHẶT

Nhân vật Tràng

Tô Hoài đã từng khẳng định: “Nhân vật là trụ cột của tác phẩm”, điều đó quả không sai. Một tác phẩm
độc đáo có giá trị phải là 1 tác phẩm xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo. Nếu khi đọc
“Chí Phèo” của Nam Cao người đọc bị ám ảnh bởi một Chí Phèo – 1 con quỷ của làng Vũ Đại thì khi đọc
“Vợ nhặt” của Kim Lân hình ảnh anh Tràng giữa nạn đói 1945 cứ trở đi trở lại trong tâm trí chúng ta. -
Tràng là nhân vật trung tâm của truyện, là nhân vật mà Kim Lân dụng công rất nhiều để khắc họa. Tràng
xuất hiện trên 1 cái “phông” đặc biệt, giàu nét ảm đạm, tăm tối và có phần nghiệt ngã. Nếu Mị bị ném
vào vị trí không dành cho con người thì Tràng bị lạc vào lãnh địa của cái đói, của thần chết: “Cái đòi bao
trùm khắp nơi và tràn đến cái xóm nghèo của dân ngụ cư” như 1 cơn lũ kéo theo những gia đình từ Nam
Định đến Thái Bình xanh xám như bóng ma. Không gian ngổn ngang kẻ sống người chết ấy được tô đậm
thêm bởi tiếng quạ cứ gào lên từng hồi thê thiết bởi mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
 Sê-khốp đã từng khẳng định: “Viết truyện ngắn cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận”. Và
Kim Lân đã khiến cho người đọc không thể nào quên 1 “Vợ nhặt” với không gian nạn đói với những con
người đã khiến người đọc không thể quên 1 anh Tràng trong bóng chiều chạng vạng dưới 1 gầm trời đói
khát. - Không có khó có thể nhận ra Tràng là 1 anh nông dân nghèo khổ thuộc tầng lớp đáy cùng của xã
hội, sống hiu quạnh cùng 1 mẹ già trong 1 căn nhà tồi tàn ở mé sông. + Ngay cái tên gọi của anh Tràng
đã chứa đựng 1 số phận, 1 cuộc sống lầm lũi, cơ cực như cái tràng, cái đục. + Anh lại là dân xóm ngụ cư,
1 kiếp sống tủi nhục, trăm bề bởi: “Trai làng ở góa còn đông Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư” + Tràng còn
là 1 sản phẩm mà tạo hóa đã “đẽo gọt” quá sơ sài: “Hai con mắt nhỏ tí, quai hàm bạnh ra, cái mặt thô
kệch, lưng to như lưng gấu” không những thế lại có tính dở hơi, mỗi khi trẻ con trêu trọc lại ngửa cổ lên
trời cười hềnh hệch.  Với sự hội tụ của tất cả những cái nghèo, xấu, dở hơi, dân xóm ngụ cư cùng với
cái đói có thể khẳng định rằng Tràng là 1 người đàn ông ế vợ, cái giấc mơ có 1 gia đình nho nhỏ chồng
cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải quay tơ như giấc mơ của Chí Phèo, Tràng không bao giờ dám nghĩ tới ấy
vậy mà Kim Lân đã thật táo bạo khi đặt vào giữa 1 bối cảnh như thế 1 mối tình “Một chiều người trong
xóm bỗng thấy Tràng về với 1 người đàn bà”.

Hoàn cảnh nhặt vợ:

Trước khi nhặt vợ: 64 + Cuộc gặp gỡ của Tràng với người đàn bà xa lạ là 1 sự tình cờ: “Hắn cũng chỉ tầm
phơ tầm phào có 2 bận”. Tràng đâu có ý định tìm vợ giữa lúc đói khát này, anh chỉ định hò đùa 1 câu để
kéo xe lên dốc cho đỡ nhục: “Muốn ăn cơm trắng mấy giờ lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”. Và với lần
gặp thứ 2 cũng chỉ là 1 câu nói đùa: “Nài nói đùa chứ có về với tớ thì ra xe khuôn hàng cùng về”. Có thể
thấy ban đầu giữa Tràng và người đàn bà xa lạ kia chưa hề có tình yêu, cuộc gặp gỡ của họ chỉ là sự tình
cờ, sợi dây gắn kết họ chính là cái đói. Cái đói là bà mối đã se duyên cho Tràng và người đàn bà xa lạ.
Thế nhưng lại ẩn chứa trong câu nói và hành động như liều lĩnh nhưng lại là “1 chất thơ đặc biệt” trong
tâm hồn người nông dân nghèo khổ tên Tràng ấy. Dẫu đói dẫu đang chẳng biết nuôi nổi thân mình hay
không thế nhưng chàng vẫn sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ ấy bốn bát bánh đúc mà chẳng hề tính toán
thiệt hơn. Đó chẳng phải tình thương đồng loại, tình thương người trong sâu thẳm anh Tràng hay sao?
Đó chẳng phải là truyền thống tốt đẹp lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều của dân tộc Việt
Nam hay sao? “Bốn bát bánh đúc đã thành vợ thật rồi Xin từ điển hãy thêm từ “vợ nhặt” Ngòi bút Kim
Lân tựa như đùa như khóc Đói quắt quay mà thiết tha con người” - Tràng không phải không nghĩ đến
hoàn cảnh: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng không biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Vậy
là hạnh phúc đã trở thành 1 nguy cơ. Thế nhưng con người trong cảnh ấy vẫn khao khát yêu thương,
khao khát cưu mang nhau, khao khát 1 mái ấm gia đình. Cái tặc lưỡi “chậc, kệ!” của Tràng đã nói với
người đọc rất nhiều: + Trong 2 chữ ấy có 1 chút buông xuôi, phó mặc. Ở đó có 1 chút đánh liều cùng bão
tố. Lại có 1 chút thách thức với số phận, với cuộc đời. + Nhưng sâu xa hơn đó còn là khát vọng âm thầm,
cháy bỏng, mãnh liệt trong con người ấy. Đây là giây phút vô cùng quan trọng trong cuộc đời Tràng.
Quyết định của Tràng đã đem đến cho anh 1 tư cách khác. Tràng “bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con
đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh 1 bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về...” Những hành động ấy
cho thấy ở Tràng sự lo toan, che chở, yêu thương. Tràng muốn Thị xuất hiện 1 cách tươm tất, tự tin,
đàng hoàng trước xóm ngụ cư, trước người mẹ nghèo. Tràng cũng không muốn vợ ra 2 hào để mua dầu
thắp sáng đêm đầu tiên của hạnh phúc.  Tràng đang dang tay cứu vớt 1 người con gái vào cái lúc mà sự
sống và cái chết có 1 ranh giới mong manh. Tràng đúng là có tấm lòng vàng trong mảnh áo vải rách. Kim
Lân đã đặt nhân vật của mình vào cái nơi mà tính cách con người bị thử thách ghê gớm nhất. Nơi ấy bản
năng sinh tồn đang kêu gào, hủy diệt nhân tính, tình thương. Nơi ấy, người ta phải sống với nhau bằng
cái ác. Thế nhưng, nhân vật của Kim Lân hiện lên vẫn vô cùng trong sáng và đôn hậu.

Tràng trong buổi chiều hôm trước:

Trong lễ đưa dậu: + Đây là 1 lễ đưa dâu rất đặc biệt. Chỉ duy nhất 2 con người khốn khổ dẫn nhau về
làng “giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát”. Nhưng “mặt hắn có 1 vẻ gì phơn phởn khác thường. Hắn tủm
tỉm cười nụ 1 mình và 2 mắt thì sáng lên lấp lánh”. Hình như đây mới là con người thực của Tràng: tự tin
và hãnh diện. Hạnh phúc đang đến với Tràng. Đang có với Tràng. Hạnh phúc không phải cái gì xa xôi. Nó
rất cụ thể, gần gũi đến từng đường nét, từng hình hài. Hóa ra hạnh phúc có khuôn mặt riêng của nó.
Tràng như vừa qua 1 cuộc thoát xác kì diệu. Gương mặt “phơn phởn”, ánh mắt “lấp lánh” kia là biện
chứng cho hạnh phúc tràn trề. Đôi mắt với cái đói, đối đầu với cái chết nhưng con người vẫn khát khao
được sống trong tình thương. Vì thế mà có lễ đưa dâu này. Nàng dâu là thị: “đầu hơi cúm xuống [...] rón
rén, e thẹn”. Ngại ngùng mà đầy nữ tính. Trong con mắt xóm ngụ cư thị là “của nợ đời” nhưng với Tràng
thì khác ít ra là trong lúc này. + “Trong 1 lúc, Tràng dường như quên hết những cảnh ê chề, tăm tối hàng
ngày, quên cả những đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt [...] 1 cái gì
mới mẻ lạ lắm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng
[...] Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa 65 hắn với người đàn bà đi bên”. Ý thức về hạnh phúc
của Tràng rất nghiêm túc và thiêng liêng. Kim Lân đã nhập thân vào nhân vật để viết lên những dòng văn
chan chứa yêu thương, nâng niu và trân trọng. - Khi về nhà: + “Tràng xăm xăm bước vào trong nhà [...]
thu dọn...”. Hình như bây giờ Tràng mới thấy sự cần thiết của sự gọn gàng. Gọn gàng và trang trọng
trong ngày đặc biệt của cuộc đời. Và cùng lần đầu, Tràng có 1 câu nói đầy ý nhị, tình tứ với người bạn
đời hãy còn đang do dự: “Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!”  Đó vừa là lời thanh minh, vừa là
sự khẳng định. Nhà bây giờ sẽ thuộc về em. Tràng đã tìm được 1 nửa của mình. Hạnh phúc này với anh
là quá lớn. Hạnh phúc ấy khiến chính Tràng “ngờ ngợ như không phải thế”. Sự ngạc nhiên của Tràng
cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự ngạc nhiên tột độ của ng mẹ nghèo trong nạn đói. + “Kìa nhà tôi
nó chào u [...] Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau”  Kim Lân rất tài tình trong việc xây dựng những
lời thoại ít chữ. Hình như không có 1 từ nào có thể coi là đã được gọt dũa cho thơ mộng. Hình như tất cả
chứa đựng trong đó rất nhiều. Đó là những lời trang trọng, thiêng liêng theo cái cách của Tràng trong sự
kiện đặc biệt này. Người mà Tràng gọi là “nhà tôi” chính là người đàn bà nhặt được, theo không. Những
lời nói của Tràng lúc này là 1 sự xác nhận rất rành rọt. Không chỉ cho mẹ Tràng, cho thị, cho cả chính
Tràng cái điều mà ít phút trước anh còn “ngờ ngợ”. Vậy là bao nhiêu lo âu, băn khoăn của Tràng đã được
giải tỏa: “Tràng thở đánh phào 1 cái, ngực nhẹ hẳn đi”. + Đêm đầu tiên trong hạnh phúc của Tràng là ánh
sáng ấm áp từ ngọn đèn dầu. Đã lâu lắm căn nhà mới có ánh sáng. Ánh sáng cho thấy sự trân trọng,
nâng niu hạnh phúc của Tràng. Ánh sáng ấy cho thấy những con người khốn khổ dù trong bước đường
cùng vẫn hướng về hạnh phúc. Đây chính là những biểu hiện sinh động cho giá trị nhân văn của tác
phẩm

Tràng trong buổi sáng hôm sau:

- Đoạn trích bắt đầu bằng hình ảnh của buổi sáng quang đãng tươi tắn: “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng
con sào, Tràng mới trở dậy”. Đã qua một đêm Tràng có vợ, kể từ cái buổi chiều chạng vàng nhá nhem
mặt người ấy. Đất trời đã sang ngày mới, cũng như cuộc đời Tràng đã sang trang mới sáng sủa và tràn
đầy hi vọng. Có lẽ đó là cái nhìn đấy ưu ái của Kim Lân khi dụng ý miêu tả sự vận động của thời gian từ
bóng tối đến ánh sáng. Chí Phèo của Nam Cao cũng tỉnh rượu trong một buổi sáng với nắng vàng rực rỡ
cùng tiếng chim ríu rít líu lo. Dường như, mỗi khi nói đến sự thay đổi mới mẻ và tốt đẹp, các nhà văn
đều chọn gắn với một buổi sớm mai tràn hoa nắng! - “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng ngọn sào, Tràng
mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến ngày
hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”  Có 1 khúc nhạc du dương tình tứ cất lên trong sâu
thẳm lòng Tràng. Hạnh phúc lớn đến mức Tràng chưa thể tin đó là sự thật. Thị - người vợ nhặt ất đã khai
sinh cho cuộc đời anh. Cuộc đời Tràng từ đây hoàn toàn mở sang 1 trang mới. Tràng “bỗng vừa chợt
nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được
quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng [...] Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham
nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản,
bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động”  Có vợ, Tràng mới cảm nhận được cuộc
sống. Cuộc sống từ đây mới thực sự có ý nghĩ với anh. Những gì Tràng chứng kiến trong buổi sáng hôm
nay thực sự là 1 bức tranh của hạnh phúc. Hạnh phúc ấy thật đơn giản mà xúc động biết bao. Hóa ra đói
khát và cả cái chết kề bên cũng trở nên vô nghĩa khi người ta hạnh phúc. Như vậy, nhặt vợ là chuyện
hoàn toàn nghiêm túc, thiêng liêng và hệ trọng với Tràng. Con người mong hạnh phúc. Nhưng cũng theo
Kim Lân hạnh phúc lại có thể thay đổi con người mà Tràng là 1 ví dụ. Tất nhiên, không phải có vợ là
Tràng lập tức hết ngay “thô kệch”. Song qua những chi tiết rất đắt, Kim Lân cho thấy giờ đây ngay cả
những lúc vụng về nhất Tràng cũng không còn là Tràng của ngày hôm qua. - “Bỗng nhiên hắn thấy hắn
thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có 1 gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở
đây. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn tràn ngập 66 lòng hắn”
 Hạnh phúc với Tràng càng lúc càng trở nên cụ thể, rõ ràng hơn. Hạnh phúc trong ý nghĩ, hạnh phúc
trong hành động. Hạnh phúc được gọi thành tên. Đó không còn là giấc mơ mà là đời thực. Kim Lân đã
hóa thân vào nhân vật như đập cùng nhịp đập trái tim Tràng trong hạnh phúc. Cảm thông và tin yêu,
thấu hiểu và sẻ chia. Tấm lòng của Kim Lân là ở đó. Kim Lân không có sự cách biết với người nông dân,
ông luôn thấy mình trong họ. - “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo
lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra sân, hắn cũng muốn làm việc gì để dự phần tu sửa căn
nhà”  Tràng đã từng say, từng ngật ngưỡng mang chút ít dáng dấp Chí Phèo. Con người ấy rất dễ bị tha
hóa. May thay Kim Lân đã thổi tình người đúng lúc. Tình người đã làm sống dậy tính người trong nhân
vật. Tràng từ thế giới cổ tích mà bước vào đời sống thực. Anh đâu còn là người khách qua đường. Tràng
là chủ nhân, là trụ cột của gia đình. Cái bước chân xăm xăm kia chất chứa bao nhiêu hồ hởi, phấn chấn,
hân hoan. Người đàn bà kia đã đặt tất cả hi vọng vào Tràng đúng hay sai.  Tràng và Thị không phải đám
cưới chạy tang cũng không phải là chạy chết. Nhưng rõ ràng là họ thách thức cả đời, thách thức cái chết.
Cái đói, cái chết bám theo quyết luật với tất cả sự hủy diệt của nó. Tưởng như vợ chồng Tràng chỉ đưa
nhau đến chỗ chết. Nhưng không, họ vẫn trụ được. Hơn nữa, họ đã chiến thắng, đã sống mãnh liệt, phi
thường. Kim Lân đã đặt nhân vật của mình vào 1 khoảng trống mờ tối, lay lắt. Từ đó, nhà văn tìm đc cơ
hội ngàn vàng để khẳng định nỗi khát thèm được sống, được yêu thương và hi vọng. Kim Lân không dễ
dãi trong việc miêu tả gia đình Tràng tham gia cách mạng. Nhưng logic cuộc sống cho thấy họ không còn
con đường nào khác. Thiên truyện khép lại với hình ảnh: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá
cờ đỏ bay phấp phới”. Hình ảnh ấy, khơi dậy trong ta niềm tin mãnh liệt vào tương lai của Tràng. Một
câu kết như vậy, chứa đựng bao sức nặng về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hình ảnh “lá cờ đỏ
bay phấp phới” là tín hiệu mới về sự đổi thay xã hội rất lớn lao. Điều đó có ý nghĩa quyết định đến sự đổi
thay mỗi số phận con người. Đây là điều mà các nhà văn giai đoạn 1930 – 1945 chưa nhìn thấy được. Số
phận con người trong văn học lúc đó đồng nghĩa với sự bế tắc. Nếu văn học mới sau cách mạng đã đặt ra
và giải phỏng số phận con người. Theo 1 cách lạc quan hơn, Kim Lân khéo léo chiếu vào những con
người khốn khổ khi 2 luồng sáng: trên là ánh sáng của tình người tiếp đó là hào quang của cách mạng.
Ánh sáng đầu để nhân vật hồi phục, thăng hoa là tình người, ánh sáng sau để những số phận ấy có thể
đứng vững mà bước tiếp trên con đường sống làm người. Người dân lao động dù bi thảm đến đâu vẫn
khát khao hạnh phúc, vẫn tin vào sự sống, vẫn hi vọng vào tương lai.  Tràng là 1 nhân vật chân thực và
sinh động dưới ngòi bút Kim Lân. Tràng tiêu biểu cho số phận, phẩm chất của những người dân lao động
Việt Nam. Xây dựng nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân tạo ra những đường gấp khúc, những nếp gấp tâm
trạng. Với Tràng, tâm trạng nhân vật đẩy lên theo chiều thẳng đứng từ buồn đến vui, từ vô tâm vô tính
đến đĩnh đạc, trưởng thành. Qua nhân vật, Kim Lân ngợi ca khẳng định khát vọng sống mãnh liệt của
người lao động. Ngay trên bờ vực của cái chết con người vẫn hướng về sự sống, khát khao 1 tổ ấm gia
đình, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nội dung nhân đạo này được thể hiện qua tình huống truyện độc
đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, những đối thoại sinh động đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 1
cách tinh tế.

Nhân vật Thị

Người vợ nhặt là nhân vật chính thứ 2 trong tác phẩm, là 1 nhân vật khá độc đáo, độc đáo không chỉ
trong trang văn của Kim Lân mà còn độc đáo trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Nếu nhân vật bà cụ
Tứ được Kim Lân xây dựng để hoàn thiện ý niệm về 1 gia đình, để tạo thêm 1 mối quan hệ với người vợ
nhặt, để nhìn nhận lại sự việc Tràng có vợ ở 1 góc độ và tâm trạng khác nhau thì người vợ nhặt lại là
hình tượng, mang tính chất kết nối. Bởi qua Thị ta biết được diễn biến tâm trạng của Tràng, của bà cụ
Tứ, của những người dân xóm ngụ cư. - Người vợ nhặt không được Kim đặt cho 1 cái tên cụ thể dẫu chỉ
là 1 cái tên theo vật dụng đời thường như Tràng, như Đục mà chỉ đơn thuần được gọi là Thị, là người
đàn bà, vợ nhặt. 67 - Người vợ nhặt xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm, cũng trong bối cảnh như Tràng:
trên 1 bức phông nền nhàu nát ảm đạm và nghiệt ngã. Thị xuất hiện trong dáng vẻ rón rén, e thẹn đi sau
Tràng chừng 3, 4 bước cắp 1 cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tan nghiêng nghiêng che
khuất đi nửa mặt. Sự xuất hiện của Thị không có gì là độc đáo, có chăng thận phận của Thị mới thu hút
đám trẻ con, những người dân xóm ngụ cư và của cả bạn đọc. Đó là thân phận của 1 người vợ nhặt dẫu
không cay đắng, tủi nhục như thân phận của con dâu gạt nợ của Mị nhưng nó cũng ẩn chứa sự xót xa,
thảm hại.

Thị là nạn nhân của cái đói đang hoành hành, của cái chết đang đe dọa:

Cái đói tàn phá nhân hình Thị: “thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn
mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy 2 con mắt”. Đây là hình ảnh người con gái đã làm đảo lộn cuộc đời
Tràng. Ở Kim Lân có khả năng quan sát tinh tế cùng vốn từ ngữ sống động, giàu giá trị tạo hình. Chân
dung nhân vật được nhà văn phác họa rất cụ thể. Sự tàn phá của cái đói thật ghê gớm. Nó có khả năng
làm biến dạng hình hài vóc dáng con người. Cái đói khiến thị tiều tụy nhanh đến mức: Tràng “giương
mắt nhìn thị, ko hiểu [...] chưa nhận ra thị là ai” trong lần gặp thứ 2. - Cái đói trước mặt, cái chết sau
lưng đã khiến Thị biến đổi về nhân cách: + Lần đầu tiên gặp Tràng vừa mới dứt câu hò Thị đã vội vàng
hấp tấp bắt ngay vào, ton ton đẩy xe. Bị hụt hẫng, Thị tức tối khi gặp lại Tràng, Thị sầm sập chạy đến
xưng xỉa mắng Tràng xa xả: “Điêu, người thế mà điêu”. Đâu còn lời dặn dò của cha ông thuở trước:
“Chim khôn hót tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” “Thị cong cớn [...] ton ton [...]
liếc mắt, cười tít [...] sầm sập [...] sưng sỉa”. Từ lời nói, điệu bộ, cử chỉ hành động của Thị đều rất chua
ngoa. Tất cả là hệ quả của những tháng ngày lăn lóc chốn chợ đời để kiếm sống. Cái đanh đá, cái trơ của
Thị được Kim Lân miêu tả 1 cách tài tình, sinh động. Hình như thị đi thẳng từ cuộc đời vào giữa trang
sách mà không bị ngăn cản bởi hàng rào chữ nghĩa. Vì cái đói mà Thị phải bám vào những câu hò vu vơ
và hi vọng mong manh. + “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu [...] Ăn thật nhá! [...] Thì cắm đầu ăn 1 chạc bốn
bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì “Thị đòi ăn 1 cách rất tự nhiên không chút thẹn thùng trước mặt
ng đàn ông lạ. Thị ăn như thể không bao giờ có cơ hội được ăn. Cái đói khiến Thị quên cả ý tứ và sĩ diện.
Cái đói đã xóa đi những phần nữ tính. Những cử chỉ bạo dạn của Thị ngẫm ra mang tính liều lĩnh hơn là
châng tráo. Tài năng và vốn sống đã giúp Kim Lân miêu tả 1 cách tinh tế người vợ nhặt. Đằng sau những
lời văn lạnh lùng, khách quan chan chứa bao nhiêu cảm thông và xót xa. Thị cong cớn mà không nanh
nọc. Cái đanh đá, chua ngoa kia có thể sinh ra từ đói nghèo chứ tuyệt đối không phải từ cái ác, cái xấu.
Thị như 1 con nhím phải xù lông để chống chọi với hoàn cảnh. - Vì nạn đói thị phải chấp nhận làm vợ
nhặt: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về [...] ai ngờ thị về thật”. Đây quả
là một hành động liều lĩnh của Thị. Lấy chồng là chuyện thiêng liêng, là sự phó thác cả cuộc đời cho
người đàn ông mình lựa chọn. Người phụ nữ xưa đến với tình yêu thận trọng vì họ biết tình yêu là hạnh
phúc của cả 1 đời người vì thế mà phải dò hỏi: “Hỡi anh quê quán nơi nào Mà anh ăn nói ngọt ngào gió
đưa” Và dẫu dở hơi thì Thị Nở cũng đã dừng yêu để hỏi cô Thị. Thế mà, thị nào có biết Tràng là ai, xấu
tốt thế nào. Người con gái ấy đến với Tràng trước hết như đến với chốn nương tựa trong cái thì đói
kém. Chưa biết hạnh phúc hay khổ đau, dòng trong hay dòng đục. Thị đã nhắm mắt đưa chân đánh liều
cùng số phận. Vậy là cái đói quay quắt cũng có thể se duyên cho 1 mối tình. Sự khớp liều lĩnh của Thị và
Tràng là 1 thách thức quyết liệt của khát vọng sống còn. Hai cái liều gặp nhau sẽ tạo ra 1 gia đình thời
đói loạn. Có lẽ từ cái phút “cùng đẩy xe bò về” con người thật của Thị cũng trở về. 68 Kim Lân đã
không thậm xưng hóa mà ông đã hiện thực hóa hình ảnh người vợ nhặt, nhà văn đã miêu tả cái đanh đá,
cái trơ trẽn của người đàn bà lao động nghèo thật tài tình, sinh động. Dường như Thị đã đi thẳng từ
cuộc đời vào giữa trang văn mà không hề bị ngăn cản bởi hàng rào chữ nghĩa. Thị bám lấy Tràng biến
chuyện đùa thành chuyện thật, theo không Tràng về 1 cách dễ dàng. Kim Lân đã xót xa cho số phận con
người khi ấy bởi những giá trị của họ đã trở nên rẻ mạt, nhà văn đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp,
phát xít Nhật, đã đẩy con người vào nạn đói và để được sống họ phải liều lĩnh cho dù không biết sẽ đi
đầu, về đâu. Thế nhưng dù bị cói đói dồn đẩy, xua đuổi tới ranh giới giữa sự sống và cái chết Kim Lân vẫn
lên tiếng bảo vệ những con người khốn cùng ấy. Nhà văn đã để cho chính Tràng nhận thấy cái trơ trẽn,
chao chát của người đàn bà ấy không hề nanh nọc. Nó có thể sinh ra từ nghèo đói nhưng tuyệt nhiên
không sinh ra từ cái xấu, cái ác vì thế Tràng mới sẵn sàng ngỏ lời với thị: “Này có về với tớ thì ra khuân
hàng lên xe rồi cùng về”, Kim Lân cũng như Tràng đã không hề sai lầm, nhà văn đã tìm thấy vẻ đẹp khuất
lấp, tìm thấy những hạt ngọc ẩn dấu trong chính con người như bị cái đói tha hóa, biến chất ấy.

Thị là người phụ nữ đúng mực đầy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc:

Trên đường về nhà: “Xóm ngụ cư” nơi mà thị sẽ về làm vợ người ta “tối sầm lại vì đói khát”. Lễ đưa dâu
của Thị là 1 buổi chiều tàn. Không còn nét đanh đá, chua ngoa. “Thị rón rén, e thẹn [...] đầu hơi cúi
xuống, cái nón rách tàn nghiêng chuông che khuất đi nửa mặt”. Thị như cô dâu khi bước ra khỏi nhà e lệ,
bối rối đầy nữ tính. Hay là Thị đang ý thức 1 cách trang trọng, thiêng liêng 1 sự kiện lớn lao của đời
mình. Từ thẳm sâu trong lòng người con gái ấy là 1 khát vọng mãnh liệt và bền bỉ. Ở Thị có 1 cuộc thoát
xác kì diệu như niềm tin và ước mơ được sống. - Thị khi về nhà Tràng: + “Thị lẳng lặng theo hắn vào
trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Thị đảo mắt
nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén 1 tiếng thở dài”. Gia cảnh nhà Tràng đâu phải những gì
mà thị đón đợi. Kim Lân đã rất tinh tế khi đã thể hiện những biểu hiện thất vọng thầm kín của Thị. Thị
thận trọng và cả hoang mang nữa chẳng thấy tương lai phía trước. Chỉ 1 chi tiết nhỏ nhưng nói với
người ta rất nhiều về người con gái ấy. Thị rất ý nhị và kín đáo trong các ứng xử “nén 1 tiếng thở dài” là
để giấu đi sự đổ vỡ mơ hồ. Là để tránh làm tổn thương người đàn ông bên cạnh. Đó còn là tiếng thở dài
của cảm thông và sẻ chia. + “Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo”. Thị làm sao có thể cười trong cảnh ấy. Nụ
cười bên ngoài là để che giấu cho xót xa bên trong. Thương mình mà cũng thương cả người nữa. +
“Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường [...] Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay
ôm khư khư lấy cái thúng, mặt bần thần”. Dáng ngồi chênh vênh như hạnh phúc mong manh. Cái dàng
ngồi ấy cũng là cái thế của lòng Thị trăm mối ngổn ngang. Liệu đó có phải là chỗ của Thị? Nhà này có
phải là chốn nương thân? Thị sẽ ở hay đi, được đón nhận hay chối từ,... Làm sao biết được. - Thị trước
mặt mẹ chồng: “U đã về ạ!”. Lời chào của Thị cất lên 2 lần với mẹ trong bao nhiêu gần gũi. Thị đã xác
định 1 sự thật với người mẹ, khẳng định 1 sự thật với chính mình và biết đâu với chính Tràng nữa. Đứng
trước mặt người đàn bà rồi đây sẽ là mẹ chồng “Thị cúi mắt xuống tay vân vê tà áo đã rách bợt”. Thị rất
cần 1 sự cảm thông. Thị mặc cảm như người có lỗi. Đáng thương và tội nghiệp, lo lắng và băn khoăn, xót
xa và hoài nghi. Thế mới hiểu Thị theo Tràng đâu phải vì 1 bữa no. Thị khao khát được sống trong tình
thương và hạnh phúc. Thị mới được sống như bao người khác trong thiên chức làm vợ. Khát vọng của
Thị là được làm con chim có tổ, con thuyền có bến, một nơi chốn bình yên. Đó là 1 khát vọng rất đáng
trân trọng. Kim Lân đã vô cùng thấu hiểu và cảm thông khi xây dựng nhân vật vợ nhặt. - Thị trong buổi
sáng hôm sau: Buổi sáng hôm ấy, như ngày Tết, ngày hội trong căn nhà tàn ấy. Không có bà tiên nào đến
đó, chỉ có 1 cô dâu, 1 người vợ mới. Vậy mà như có phép thần, tất cả chan hòa trong ánh sáng ban mai.
Sự sống đã thách thức, đối mặt với cái chết, cái đói. Sự sống chứng tỏ sự bất diệt, sự màu nhiệm của nó
1 cách đàng hoàng. 69 + “Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực [...] Vợ hắn
quét lại sân nhà, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất”. Thị đã nhanh chóng hòa nhập với cuộc
sống nhà chồng. Con người thực của Thị đã trở về. Người phụ nữ ấy đã làm biến đổi tất cả từ không khí
xóm ngụ cư đến không khí gia đình. Thiếu Thị, Tràng sẽ vẫn là Tràng của ngày xưa, bà cụ Tứ vẫn thầm
lặng trong đau khổ cùng cực. Cuộc đời éo le nhưng nhân hậu biết bao dưới ngòi bút Kim Lân. Thị lúc đầu
đi theo Tràng hình như là để tránh cái đói, sự cô đơn. Thế nhưng cái đói quay quắt xem ra Thị vẫn không
tránh được. Nhưng cuộc đời đã bất ngờ dành cho Thị sự đền bù. Không tránh được cái đói nhưng Thị đã
có được tình thân, có được tình thương, có được ý thức về bổn phận với những con người khác. Trong
tư tưởng tột cùng chỉ có tình thương mới làm cho những người khốn khổ được sống như 1 con người. +
“Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho
thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy”. Thông tin của Thị có ý nghĩa như 1 nguồn sáng rọi vào cuộc
sống tối tăm, như hơi ấm giữa những ngày đông giá lạnh. Đó là 1 mầm xanh hi vọng giữa mảnh đất khô
cằn. Nghĩa là Thị, Tràng, bà cụ Tứ sẽ có tương lai ở phía trước. Hạnh phúc sẽ đến, họ sẽ được đền bù dẫu
họ không phải là thần linh trong cổ tích. Tưởng như Tràng Thị chỉ đưa nhau đến chỗ chết nhưng không
họ vẫn tin được. Hơn thế nữa họ đã chiến thắng với 1 sức sống mãnh liệt, phi thường. Sức sống ấy đã
tạo ra những biến đổi kì diệu. Kim Lân đã thổi sức sống vào cô gái ấy. Sức sống ấy tỏa ra từ người vợ
nhặt. Người vợ ấy như được trao đôi đũa thần để làm nên những điều kì diệu. Đó là vợ nhặt nhưng cũng
là hào quang tiêu biểu cho sự sống trường cửu, đầy màu nhiệm.  Qua nhân vật người vợ nhặt, người
đọc không chỉ nhận thấy được giá trị hiện thực mà còn nhận ra được giá trị nhân đạo của tác phẩm,
người vợ nhặt không chỉ là minh chứng cho tội ác của phát xít Nhật, thực dân Pháp đã đẩy biết bao
người dân Việt Nam vào nạn đói khủng khiếp, đã khiến họ vì miếng ăn mà phải đánh đổi cả lòng tự
trọng, sĩ diện của mình. Đồng thời người vợ nhặt đó cũng chính là hiện thân cho tư tưởng của Kim Lân:
“Khi đói người ta không nghĩ tới con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống”. Dù ở trong tình
huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin
vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người. - Kim Lân không đặt cho
nhân vật mình 1 cái tên, 1 quê quán cụ thể bởi trong nạn đói 1945 ở bất cứ nơi đâu ta cũng bắt gặp
những tác phẩm, những cuộc đời như người vợ nhặt. Phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ đó cũng
chính là nét đẹp trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. - Kim Lân đã chọn những chi tiết điển hình, đã
đặt nhân vật vào hoàn cảnh, tình huống éo le để khắc họa rõ hơn số phận, tình cảnh nhân vật. Nhà văn
đã khai thác từng dáng vẻ, lời nói, hành động của nhân vật giúp người đọc nhận thấy rõ sự thay đổi
trong tâm hồn nhân vật, khiến cho nhân vật hiện lên chân thực và sinh động.  “Vợ nhặt” không miêu tả
tình cảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp 1945. Điều đặc biệt là Kim Lân khẳng định bản
chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ. Ngay trên bờ vực của cái chết họ vẫn hướng về sự sống, khát
khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động này được
thể hiện qua tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế với
những đối thoại sinh động của Kim Lân

Nhân vật bà cụ Tứ

Bà cụ Tứ là 1 nhân vật xuất hiện ở khoảng giữa truyện thế nhưng nếu không có nhân vật này thì có lẽ tác
phẩm sẽ không còn hấp dẫn hoặc hấp dẫn theo 1 cách khác. Bà cụ Tứ đã giữ cho tác phẩm có chiều sâu
mang lại cho câu chuyện sự mặn mà, đằm thắm. - Xây dựng nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân đã tạo thêm 1
mối quan hệ với người vợ nhặt để hoàn chỉnh thêm ý niệm về 1 gia đình và cũng để nhìn lại việc lấy vợ
của Tràng từ 1 góc độ khác, 1 tâm trạng khác. - Bà cụ Tứ là nhân vật được nhà văn miêu tả khá chi tiết,
sinh động từ ngoại hình, dáng vẻ đến những cử chỉ, hành động, từ những lời đối thoại đến những dòng
độc thoại nội tâm. 70 - Bà cụ Tứ xuất hiện trong tiếng ho húng hắng, trong dáng người lọng khọng vừa đi
vừa lẩm bẩm tính toán, trong miệng với đôi mắt kèm nhèm... Đó là bức chân dung thật nhất về 1 người
mẹ nông dân cả đời đã vất vả đắng cay. “Chân thật là điểm đi và cũng là đích đến của nghệ thuật chân
chính”. Kim Lân đã đẩy nghệ thuật xây dựng nhân vật lên tới đỉnh cao của sự chân thật. Dường như bà
cụ Tứ đã bước ra từ căn nhà rúm ró, tồi tàn mà vào thẳng trang truyện chứ không hề do dụng công xây
dựng nhân vật của nhà văn. Ẩn chứa trong bức chân dung chân thật về người mẹ nông dân ta cảm nhận
được tấm lòng yêu thương, kính trọng của Kim Lân với những người mẹ Việt Nam. Chỉ với 2 từ “lọng
khọng” đầy tính gợi hình đã tạc vào lòng người đọc 1 dáng vẻ nghèo khổ, già nua khiến mỗi chúng ta
thêm xót xa. - Bà cụ Tứ còn được đặt trong tình huống oái oăm của con trai và cũng là của gia đình bà:
Anh con trai ngốc nghếch nhặt về 1 cô vợ rách tả tơi ngay trong những ngày đói khát thê thảm, thận
phận bất hạnh cũng như vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách của bà cụ Tứ đã thể hiện qua những trạng thái
tâm lí, cảm xúc, những cử chỉ, lời nói, hành động được nhà văn miêu tả chân thực và tinh tế

Bà cụ Tứ trong buổi chiều hôm trước:

Khi chưa hiểu ra sự việc: Buổi lễ ra mắt của người con dẫu diễn ra bất thường, đầy căng thẳng. Nhưng
kết quả của nó mấy ai ngờ. Vẫn biết rằng lòng mẹ thương con, vẫn biết rằng trước quyết định của con
người mẹ phải bằng lòng. Nhưng sự việc diễn ra nằm ngoài tưởng tượng của người đọc. Thái độ, cử chỉ,
những suy nghĩ của bà cụ Tứ quá bao dung, đầy lòng nhân hậu. Nàng dâu về chào bà ngay tại nhà đúng
là nàng dâu bất ngờ. Người mẹ không bao giờ nghĩ đến điều đó trong nạn đói. + Sự việc bất ngờ của bà
cụ Tứ được thể hiện qua hàng loạt những chi tiết: “Bà cụ Tứ nhấp nháy 2 con mắt nhìn Tràng [...] Có việc
gì thế vậy? [...] Bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn”. Đoạn văn đã tái hiện rất rõ tâm trạng
của người mẹ. Ngạc nhiên trên nét mặt, ngạc nhiên trong hành động, trong ý nghĩ. Bà cụ Tứ không còn
sự nhạy cảm nữa. Cái nghèo, cái đói, sự lưu lạc, tha phương đã làm mất đi cảm xúc này hay là người mẹ
không dám tin vào sự thật. + “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại
đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải cái Đục mà. Ai thế
nhỉ?”. Kim Lân rất tài hoa trong những dòng độc thoại nội tâm của bà cụ Tứ. Hàng loạt những câu hỏi
cho thấy sự trăn trở, băn khoăn của người mẹ. Những câu hỏi rất cần được trả lời. “Bà lão hấp háy cặp
mắt cho đỡ nhoèn [...] Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa [...] Bà lão quay lại nhìn còn tỏ ý không hiểu”.
Kim Lân đã diễn tả tâm lí bà cụ Tứ 1 cách tinh tế và sâu sắc. Ngòi bút của nhà văn đầy trân trọng, cảm
thông và thấu hiểu. Người con gái ấy chào bà. Tràng cũng nhắc mẹ “Kìa nhà tôi nó chào u” thế mà người
mẹ vẫn không sao hiểu nổi. Ở hoàn cảnh khác chào người mẹ người ta sẽ hiểu ra tất cả. Còn giữa cái đói
này, giữa hoàn cảnh này, người mẹ không sao lí giải nổi. Đó đâu phải là nàng dâu mà mẹ phải dạm hỏi,
cưới xin đón đưa mới có được. + “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp
với nhau... Chẳng qua nó cũng là cái số cả...” Những lời nói ngập ngừng của Tràng khiến lòng mẹ càng
thấm thía, càng thấy thủi hờn. - Bà cụ Tứ khi đã hiểu ra sự việc: + “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu
rồi”. Lòng người mẹ khi chùng hẳn xuống với những suy nghĩ miên man. Hành động cúi đầu ấy bao bọc
biết bao suy tư, bao điều muốn nói mà không nói được. Bà cụ Tứ “còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa
ai oán vừa xót xa cho kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn
nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...”. Đằng sau lời văn là mặc cảm
của người mẹ có lỗi vì không lo nổi cho con nghĩ dến cái nghèo, cái đói, cái khổ “Trong kẽ mắt kèm nhèm
của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt...”. Có những niềm vui, nỗi buồn mà con ng thổ lộ bằng nước mắt.
Nhưng người già làm sao có được “hai hàng chứa chan” mà chỉ là “loạt lệ như sương”. Kim Lân đã miêu
tả rất hay, rất đắt, rất cảm động nước mắt của bà cụ Tứ. Nước mắt lại như khô quắt lại, héo quắt lại thì
mới có thể “rỉ xuống” từ đôi mắt “cèm nhèm” của mẹ. Nước mắt không chảy trọn dòng. Nó chỉ đủ để
làm thành 2 dòng nước mắt trên khuôn mặt nhăn nheo ấy. Nó không có giọt. Nó như những chứng tích
để ghi nhận nỗi đau và nỗi khổ. 71 Nó thay cho tiếng khóc được phát ra thành lời. Đây là cái nức nhỏ rất
riêng của người già, của bà cụ Tứ. Giọt nước mắt ấy như tích tự cả 1 đời lam lũ, cơ hàn. Những giọt nước
mắt của niềm vui, của cay đắng, của ai oán, xót thương âm thầm chảy. + “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi
nhau sống qua được con đói khát này không”. Vẫn là những dòng độc thoại nội tâm của bà cụ Tứ. Vẫn là
sự thấu hiểu đến tốt cùng của Kim Lân. Lòng mẹ thật bao dung, nhân hậu. Với hai chữ “chúng nó” người
mẹ đã đi từ lòng thương con trai sang con dâu, thương con dâu như con trai. Người mẹ ấy con được
cảm nhận rất rõ phần được của con và sự thiệt thòi của người con gái kia chứ không phải là ngược lại.
“Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ
được...”. Sự từng trải giúp người mẹ không chỉ hiểu mình mà con rất hiểu người. + “Bà lão khẽ thở dài
ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà”. Cảm thông và xót xa, yêu thương và thấu hiểu. Nhìn theo
hướng của bà cụ Tứ người ta có cảm giác nghẹt thở. Kim Lân đã hóa thân vào nhân vật để viết lên những
dòng văn rất cảm động. Ở đó nhoi nhói sự tủi hờn, ai oán cho số kiếp. Ở đó có cái cảm giác bất đắc dĩ
trước 1 việc đã rồi. Ở đó còn có cả cái rưng rưng, xao xuyến của niềm vui. + “Bà lão khẽ dặng hắng một
tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng
mừng lòng...”. Thời gian bà cụ Tứ im lặng không lâu nhưng nó đầy căng thẳng và kịch tính. Câu nói đầu
tiên của người mẹ có sức quyết định rất quan trọng. Lời nói ấy đã chấm dứt sự im lặng kéo dài. Lời nói
ấy được cất liên khó khăn mà trang trọng biết bao. Kim Lân đã dùng từ ngữ rất chính xác để nói được
chiều sâu tấm lòng ng mẹ. Bà cụ Tứ không nói bằng lòng mà là “mừng lòng”. Người mẹ ấy đã nhận dâu
không chỉ bằng lí trí mà bằng cả trái tim, bằng cả tấm lòng. Với 2 chữ “các con” người mẹ đã xóa mọi
khoảng cách. Đằng sau lời thoại của bà cụ Tứ là bao nhiêu nỗi niềm của Kim Lân. + “Nhà ta thì nghèo con
ạ”. Toàn bộ suy nghĩ của bà cụ Tứ chi phối bởi cái nghèo, cái đói. Nhưng người mẹ không vì nghèo vì đói
mà sinh ra độc ác. Không vì thế mà không nghĩ đến người khác. Khi bị cái đói đe dọa, người ta có thể trở
về thành thú dữ, mất hết tình người. Nhưng bà cụ Tứ thì khác. Đây chính là sự sáng tạo của Kim Lân.
Người mẹ nông dân nghèo trong nạn đói hiện lên vẫn hiền lành như đất, đầy lòng nhân hậu và yêu
thương. Vẻ đẹp của bà cụ Tứ là vẻ đẹp của lòng vị tha, bao dung, của tình thương người như thể thương
thân. Đây cũng chính là giá trị nhân văn của tác phẩm. Người con gái kia vì cái đói mà về đây làm dâu.
Nhưng bà cụ Tứ không vì cái đói mà chẳng nhận dâu. Người mẹ hiểu tất cả nhưng cũng bỏ qua tất cả.
Người mẹ đã thắp lên cho những đứa con 1 niềm tin khỏe khắn vào tương lai: “Rồi ra may mà ông giời
cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?”. + “Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy
thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi [...] Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...”.
Cảm xúc yêu thương đc gọi thành tên trong cái nhìn, trong ý nghĩ, trong lời nói của người mẹ. Trong ánh
mắt bà cụ Tứ như đau đáu cả nỗi lòng của Kim Lân. Chẳng lễ nghi, không đưa đón, tấm lòng chân thật,
nhân hậu của người mẹ nghèo đã thay cho tất cả. Kim Lân đã đi sâu khai thác diễn biến tâm lí của bà cụ
Tứ trong từng nét nghĩ, hành động, lời nói. Người mẹ nhận dâu chẳng khác nào 1 người xa lạ, bấu víu
vào cái phao của mình trong cơn bão tố. Câu chuyện đã mở ra 1 lối thoát cho người nông dân nghèo.
Tình thương của ng mẹ đã đem đến lối thoát ấy. Bà cụ Tứ có tấm lòng cao cả trong hành động cưu
mang. Đây là người mẹ của lòng bao dung, nhân hậu, vị tha. Đó cũng chính là vẻ đẹp truyền thống của
những người mẹ vợ nhặt. Kim Lân đã đặc biệt khai thác nhân vật bà cụ Tứ qua những dòng nước mắt.
Nước mắt từ chỗ “rỉ xuống” rối “nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Vẫn là nước mắt của tủi cực, đớn
đâu. Thương chồng, thương con, thương người chết, thương người đang sống, thương cho cả cuộc đời
của chính mình. Nước mắt ấy là biểu lộ của nỗi đau và tình thương quá lớn.  Nói Kim Lân có tài đi sâu
khám phá tâm trạng người mẹ nghèo quả không sai. Từ sự ngỡ ngàng đến 1 thoáng im lặng: hiểu ra bao
nhiêu cơ sự đến những giọt nước mắt tủi hận nghèo... Tất cả đan xen dưới ngòi bút Kim Lân. Ông không
chỉ có sự hiểu biết, trân trọng đối với nhân vật mà còn có 1 vốn sống rất phong phú. Tất cả 72 đã giúp
Kim Lân diễn tả chân thực và tài tình tâm trạng con người. “Vợ nhặt” không còn là trang văn mà là
những trang đời, những cảnh ngộ,...

Bà cụ Tứ trong buổi sáng hôm sau:

- Kim Lân đã từng nói ông không muốn dìm người đọc vào trong cái buồn, cái khổ, cái đói. Dù ở trong
tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết, nhân vật của ông vẫn luôn khao khát về hạnh phúc, vẫn
hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và muốn sống cho ra người. Với ý đồ nghệ thuật đó đã khiến cho
ngòi bút Kim Lân miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật theo chiều hướng tích cực và tâm trạng của
bà cụ Tứ cũng diễn biến theo chiều hướng chung ấy. - Buổi sáng hôm sau bà cụ Tứ như được tiếp thêm
một luồng sinh khí mới, bà lão “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của
bà rạng rỡ hẳn lên”. Niềm vui có con dâu, vì hạnh phúc của con và niềm tin vào cuộc sống đã trả lợi cho
bà 1 cuộc sống có ý nghĩa. “Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa”, bà cũng giống như vợ chồng
Tràng đều có ý thức về bổn phận và trách nhiệm với gia đình. Hình như ai nấy đều có nghĩ rằng thu xếp
nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn. - Bữa cơm
ngày đói đón nàng dâu mới chỉ có “một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả
nhà đều ăn rất ngon lành”. Bà cụ Tứ đã làm cho bữa cơm đó thêm gia vị ngọt ngào bởi những câu
chuyện, những lời nói của bà. “Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: “Tràng ạ.
Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này
ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho xem...””. Những lời nói ấy không phải được thốt ra
từ những người trẻ tuổi như vợ chồng Tràng mà là lời của 1 bà lão đã cận kề cái chết, khi ranh giới giữa
sự sống và cái chết rất mong manh. Lời nói của bà cụ Tứ không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp tâm lí lạc quan,
khỏe khoắn của người nông dân Việt Nam từ xưa đến nay mà nó còn là niềm ao ước thiết tha về 1 ngày
mai sáng sủa hơn cho con, cho cháu của người mẹ nghèo. - “Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay
lắm cơ [...] Chè khoán đây, ngon đáo để [...] Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”. Thứ mà bà cụ
Tứ gọi là “chè khoán” được làm nên bằng cám. Đó đâu phải là cái dành cho con người. Nhưng đây là
cách duy nhất người mẹ có thể làm lúc này để niềm vui không mất. Chữ “ngon” cần phải cảm thụ 1 cách
đặc biệt. Đó không phải là xúc cảm về vật chất mà là xúc cảm về tinh thần. Bát cháo cám đó chắc sẽ
không thể ngon bằng cháo hành của Thị Nở đã nấu cho Chí Phèo. Thế nhưng nó cũng được nếm bằng gia
vị của tình yêu yêu thương, của niềm tin, niềm lạc quan. Với người mẹ niềm tin và hạnh phúc của mẹ
biến đắng chát thành ngọt ngào. Chọn hình ảnh nồi cháo cám, Kim Lân muốn chứng minh: trong bất cứ
hoàn cảnh nào tình thương và hi vọng cũng không thể bị tiêu diệt. Trong bất cứ mọi hoàn cảnh con
người luôn muốn sống cho ra sống. Nhưng Kim Lân không phải là nhà văn lãng mạn. Niềm vui của người
mẹ vẫn cứ là niềm vui tội nghiệp, niềm vui không cất cánh lên được. Miếng cám đắng chát và nghẹn ứ
trong cổ đưa người ta trở về hiện thực nghiệt ngã. - Lúc này, cái đen tối của hiện thực, cái mờ mịt của
tương lai trở nên rõ nét. Mọi niềm vui và hi vọng chợt tan vỡ như bong bóng xà phòng. Đằng sau vị đắng
kia là âm thanh chua chát của hồi trống thu thuế, là tiếng đàn quạ: “hốt hoàng bay vì lên”. Nghĩa là chỉ
còn lại tín hiệu của cái đói, cái chết. Lúc này sự đổ vỡ đã xảy ra hoàn toàn trong tâm trạng bà cụ Tứ.
Người mẹ ngậm ngùi: “giời đất này chưa chắc đã sống qua được đâu các con ạ... – Bà lão ngoảnh vội ra
ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc”. Bằng tất cả những sự nâng niu, trân trọng, Kim
Lân đã để trái tim đập cùng một nhịp với trái tim của người mẹ nông dân nghèo. Thành công của nhà
văn là đã thấu hiểu và phân tích được những trạng thái tâm lí khá tinh tế của con người trong hoàn cảnh
đặc biệt. Và ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người đọc vẫn là vẻ đẹp tinh thần vượt lên hoàn cảnh
của người mẹ nghèo khổ. Niềm tin tưởng và lạc quan của người mẹ nghèo khổ đó sẽ như một ngọn lửa
tiếp sức và thắp sáng cho ước mơ của Tràng và người vợ nhặt: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói
và lá cờ đỏ bay phấp phới”. 73  Có thể thấy bà cụ Tứ - 1 bà lão gần đất xa trời, lại là người nói đến
tương lai, phải chăng đó là 1 nghịch lí bởi xưa nay tương lai, hi vọng thường gắn với tuổi trẻ nhưng
nghịch lí đó lại bao hàm triết lí sâu xa, đó là niềm hi vọng, lạc quan cho con cho cháu. Người mẹ ấy sống
vì con, tìm thấy ý nghĩa đời mình trong sự chăm lo cho con. Kim Lân đã thấy mầm xanh mọc lên từ gốc
cây cổ thụ, cái gốc lạc quan, yêu thương ấy không những không héo đi mà ngược lại càng xanh tươi hơn
giữa mưa nắng cuộc đời. Kim Lân đã dựng lên chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ
trong trận đói khủng kiếp năm 1945, đó là 1 người mẹ hết lòng yêu thương con, hi sinh tất cả cho con.
Trong hình ảnh bà cụ Tứ ta thấy thấp thoáng hiện ra hình ảnh mẹ Dần – những người phụ nữ chỉ biết
sống cho con vì con. Bà cụ Tứ là ánh sáng của thiên truyện ngắn đằng sau cái bóng tối bi thảm của những
kiếp đời nghèo khổ. Ánh sáng ấy làm câu chuyện anh Tràng nhặt được vợ trở nên thấm thía, cảm động
hơn, nâng truyện ngắn lên tầm cao, mang chiều sâu của 1 truyện hiện thực nhân bản. Qua nhân vật của
mình, lúc thì nhà văn nhập thân vào nhân vật, lúc để cho nhân vật tự bộc lộ cảm xúc cá nhân có khi lại
đóng vai người kể chuyện để nhìn nhân vật từ góc độ bên ngoài. Ngòi bút miêu tả tâm trạng tinh tế, có
sự xuất hiện hài hòa giữa miêu tả nội tâm và miêu tả thông qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ.

You might also like