You are on page 1of 29

1|Page

VỢ NHẶT
Kim Lân, nhà văn chuyên viết truyện ngắn, với biệt tài viết về người nông dân. Người
nông dân trong trang viết của Kim Lân dù nghèo khổ nhưng luôn sáng ngời những phẩm
chất: yêu đời, thật thà, chất phác, hóm hỉnh, tài hoa. Vợ nhặt là một trong những tác phẩm
tiêu biểu nhất của ông khi viết về người nông dân.
Tác phẩm là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất nằm trong tập truyện “Con chó
xấu xí” (1962). Tác phẩm này trước vốn là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” – được viết ngay
sau khi cách mạng tháng Tám thành công. Tuy nhiên chỉ được viết dở dang và sau đó mất
bản thảo. Đến năm 1954, khi hòa bình lập lại, nhân một số báo văn nghệ kỉ niệm cách
mạng tháng Tám thành công, Kim Lân đã nhớ lại tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, dựa trên cốt
truyện cũ viết lại thành truyện ngắn. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã gây được tiếng vang
lớn trong giới sáng tác.
Tác phẩm lấy bối cảnh là nạn đói năm Ất Dậu 1945, năm diễn ra nạn đói khủng khiếp,
khiến hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Cái đói tràn lan, khủng khiếp diễn ra ở khắp nơi
khiến con người không thể nào chống cự được, tất cả những yếu tố đó đã được Kim Lân
tái hiện thành công trong tác phẩm của ông.
Trước hết là màu sắc, ông đi khai thác màu xanh xám của da người, màu đen kịt của đàn
quạ bay trên trời. Những màu sắc gợi lên sự chết chóc, ảm đạm, tàn lụi và héo úa. Bao
quanh không gian đó là mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người, mùi đốt đống
dấm khét lẹt. Kết hợp với tiếng quạ kêu từng hồi, hòa lẫn với tiếng khóc hờ từ những gia
đình có người chết. Để làm rõ nét hơn, Kim Lân còn cho người đọc thấy hình ảnh sáng
nào cũng có ba bốn thây người nằm chết còng queo bên đường. Tình cảnh vô cùng thảm
thương, bất hạnh. Kim Lân nhìn nhận hiện thực bằng cái nhìn chân thực, sắc nét, không
né tránh, phơi bày tất cả trên trang văn của mình, để người đọc thấy rõ cái khủng khiếp
của nạn đói năm 1945. Nhưng giá trị thật sự của tác phẩm là ở chỗ: từ trong bóng tối của
cái đói, cái chết, tác giả tìm thấy ánh sáng của vẻ đẹp tâm hồn con người.
Sau khi vẽ nên khung hình chung của nạn đói, nhân vật đầu tiên trong thiên truyện xuất
hiện, đồng thời cũng là nhân vật trung tâm của tác phẩm – anh cu Tràng. Tràng vốn là
dân ngụ cư, sống tha phương cầu thực, những người dân ngụ cư thường bị phân biệt, kì
thị, sống ở rìa làng, chứ không được sống trong trung tâm của làng như những người
khác. Không chỉ vậy, họ còn không được chia ruộng đất, không được tham gia bất cứ
hoạt động sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã. Anh cu Tràng bị đặt ra ngoài lề xã hội.
Không dừng lại ở đó, gia đình Tràng còn rất nghèo, cha mất, chỉ con hai mẹ con nương
tựa vào nhau, vì không được chia ruộng nên Tràng phải làm công việc bấp bênh để kiếm
sống: kéo xe bò thuê.
Dường như số phận càng trở nên trớ trêu hơn, khi gia cảnh nghèo nàn, là người ngụ cự,
anh Tràng còn có ngoại hình hết sức xấu xí. Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều,
còn hai bên quai hàm bạnh ra, khiến khuôn mặt càng to lớn hơn. Thân hình to lớn vập
vạp, như một người khổng lồ. Tràng còn vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ và
cứ thể ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch. Anh cu Tràng hội tụ đầy đủ vẻ đẹp hấp dẫn lũ
trẻ con, còn với các cô gái anh hoàn toàn không có chút hấp dẫn nào, cả về ngoại hình lẫn

1|Page
2|Page

gia cảnh, anh cu Tràng không có khả năng để lấy được vợ.
Nhưng trong một lần hát nghêu ngao trong lúc làm việc, anh cu Tràng đã lấy được vợ
một cách đầy bất ngờ và ngỡ ngàng. Trong lúc làm việc mệt nhọc, dân ta thường có
những câu hò để xua tan cái mệt, tăng động lực làm việc. Và anh cu Tràng cũng vậy, anh
cũng hát, lời hát hết sức bông đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò. Lại đây mà đẩy xe bò
với anh”. Lời nói ấy đã khiến thị theo anh cu Tràng về làm vợ thật.
Trước khi đưa cô vợ về nhà, Tràng rất chu đáo, mua cho vợ một chiếc thúng con mới,
dẫn thị đi ăn một bữa thật no, mua những hai hào dầu để về thắp sáng trong nhà. Anh cu
Tràng từ một kẻ thô kệch, lúc nào cũng nói chuyện một mình và cười hềnh hệch, hôm
nay bỗng trở nên tâm lí và tinh tế lạ thường. Trên đường đi về Tràng vui sướng, hớn hở,
miệng lúc nào cũng tủm tỉm cười. Khuôn mặt vừa hạnh phúc, rạng rỡ vừa vênh vênh tự
đắc với chính mình. Cảnh sống cực khổ ê chề hàng ngày, Tràng đã quên hẳn, mà chỉ sống
trong niềm vui, niềm hạnh phúc khi lấy được vợ. Bước chân đến nhà Tràng bỗng ngượng
nghịu, xấu hổ, đứng tây ngây giữa nhà, chợt thấy sờ sợ nhưng lại vừa hạnh phúc sung
sướng khi việc mình lấy vợ đã trở thành hiện thực. Điều Tràng mong ngóng nhất là đợi
mẹ mình về nhà, để ra mắt nàng dâu mới. Lời giới thiệu thị với mẹ cũng rất trân trọng, để
nàng dâu bớt đi phần ngượng ngùng, xấu hổ. Tràng đã thay đổi là một con người khác
hẳn, tâm lí, nhạy bén và rất khéo léo trong cách ăn nói. Dường như hạnh phúc mới này đã
đem đến sự thay đổi lớn trong tâm lí, suy nghĩ của anh cu Tràng.
Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình. Sáng hôm sau,
Tràng tỉnh dậy muộn, cảm thấy trong người dễ chịu, êm ái, như người đi ra từ trong giấc
mơ, anh ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ. Tràng quan sát khung cảnh
đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ, nhà cửa
không bừa bộn mà được dọn dẹp sạch sẽ, không khí gia đình trở nên ấm áp, vui vẻ, mẹ và
vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa. Trành thấy thấm thía, cảm động và bỗng thấy
yêu thương những người xung quanh, đồng thời nhận thấy trách nhiệm của bản thân, phải
biết lo lắng cho gia đình, vợ con. Và sự ý thức đó đã được hiện thực hóa bằng hành động
xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà. Tràng muốn chung tay để nghênh
đón tương lai tươi sáng đến với gia đình. Đồng thời trong Tràng cũng bừng lên khát vọng
đổi đời mãnh liệt, anh biết quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội: mạn Thái Nguyên
Bắc Giang không đóng thuế mà còn phá kho thóc Nhật cha cho người đói. Hình ảnh đám
người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới lẩn khuất, ẩn hiện trong trí óc Tràng. Hình ảnh lá cờ
chính là tín hiệu cho tương lai tươi sáng. Người đọc tin tưởng Tràng sẽ đi theo Việt Minh,
theo cách mạng.
Xây dựng nhân vật Tràng, Kim Lân trước hết phơi bày cuộc sống khổ cực của nhân dân
ta trong nạn đói 1945. Nhưng đằng sau đó còn là sự cảm thương cho số phận họ. Trân
trọng, phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp của người dân Việt Nam trong tình cảnh khốn cùng:
tấm lòng nhân hậu, khát khao hạnh phúc, tin tưởng vào tương lai.
Bên cạnh nhân vật Tràng, ta cũng không thể không nhắc đến nhân vật người vợ nhặt.
Người vợ nhặt không có lai lịch rõ ràng, không rõ tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp và
cũng không hề có tài sản gì khi lần đầu gặp Tràng. Có thể thấy rằng, trong nạn đói khủng
khiếp, thân phận con người trở nên hết sức vô nghĩa. Lần thứ hai gặp Tràng, quần áo thị
rác rưới, tả tơi như tổ đỉa, người gầy sọp đi vì đói, mặt lưỡi cày xám ngoét, ngực gầy và

2|Page
3|Page

lép, hai con mắt sâu trũng hoáy lại. Ngoại hình thị vô cùng thảm hại, do cái đói đã gây ra
cho con người. Ngôn ngữ của thị cũng hết sức chao chát, chỏng lỏn: “Điêu! Người thế
mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”; rồi thì “Ton ton
chạy lại”, “liếc mắt cười tít”, “sầm sập chạy đến”, “xưng xỉa nói”, “cong cớn”, “cắm đầu
ăn”, “ăn xong lấy đũa quẹt một cái”. Thị tỏ ra là con người hết sức vô duyên, dường như
cái đói, cái chết có thể mài mòn nhân cách con người ta ghê gớm đến như vậy.

Nhưng đằng sau sự chỏng lỏn đến vô duyên ấy lại là một con người có khát vọng sống vô
cùng mãnh liệt. Khi nhìn dưới góc độ nhân bản thì tất cả hành động, cử chỉ trơ trẽn, vô
duyên của thị lại là biểu hiện của khát vọng sống mãnh liệt. Bên cạnh đó, thị còn hiện lên
với vẻ đẹp nữ tính, trên đường về nhà, thị rón rén, e thẹn: “Thị cắp cái thúng con, cái đầu
hơi cúi xuống; cái nón rách tả tơi nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”. Khi về đến nhà
chồng, thấy quang cảnh nhà chồng thị nén tiếng thở dài, ngồi mớn ở mép giường và vô
cùng lễ phép khi gặp mẹ chồng. Sáng hôm sau cô dậy sớm cùng mẹ dọn dẹp, vun vén nhà
cửa. Nhân vật thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
Cuối cùng là nhân vật bà cụ Tứ, dù chỉ thấp thoáng trong tác phẩm, nhưng cũng có vai
trò, ý nghĩa quan trọng. Bà là người phụ nữ nghèo khổ, cơ cực: dân ngụ cư tha phương
cầu thực; chồng và con gái mất sớm. Cả đời lận đận, chỉ có tâm nguyện lớn nhất là lấy vợ
cho con nhưng mãi không dành dụm được tiền, trong lúc nghèo đói đến cùng cực người
con trai lại nhặt được vợ. Nhìn thấy con đưa vợ về, bà nín lặng cúi đầu, băn khoăn, nhưng
vẫn rất vui mừng cho đôi trẻ. Bà dặn dò hai vợ chồng mới, nói những chuyện tương lai
tốt đẹp, đem đến niềm tin, sự lạc quan cho chúng. Bà là một người mẹ nhân hậu và hết
sức yêu thương con.
Vợ nhặt của Kim Lân là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học hiện thực.
Tác phẩm vừa cho thấy hiện thực cuộc sống nghèo khổ của nhân dân, đồng thời ánh lên
giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm thể hiện sự trân trọng, nâng niu những ước mơ đổi đời
của con người. Không chỉ vậy, tác phẩm cũng cho thấy nghệ thuật phân tích tâm lí và
miêu tả bậc thầy của nhà văn Kim Lân.

3|Page
4|Page

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA


Nếu các nhân vật trong những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thời kì trước năm 1975
được nhìn nhận từ khía cạnh tiêu chuẩn đạo đức cách mạng, sự cống hiến đối với đất
nước thì sau năm 1975, ông nhìn nhận nhân vật của mình ở phương diện đời tư, thế sự.
Nổi bật trong số đó là nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền
ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1987.
Người đàn bà ấy là nhân vật chính trong khung cảnh bình minh ở nơi đầm phá miền
Trung - chiến trường cũ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng thời kháng chiến chống Mĩ.
Nếu không vì Phùng muốn “thu vào tờ lịch tháng bảy năm sau cảnh thuyền đánh cá thu
lưới vào lúc bình minh” thì có lẽ anh sẽ không bắt gặp được người phụ nữ này và cũng
sẽ không có cơ hội để vỡ lẽ ra nhiều điều từ thực tế cuộc sống và nghệ thuật. Người đàn
bà không được Nguyễn Minh Châu gọi bằng một tên riêng nào cả, ông chỉ gọi người phụ
nữ lam lũ ấy bằng những đại từ phiếm chỉ như “người đàn bà”, “mụ”. Phải chăng đây là
dụng ý của tác giả vì chị chỉ là một trong vô số những người đàn bà làng chài ở các vùng
biển khác cũng vô danh, nhỏ bé và có một cuộc đời bình thường giống như họ? Phải
chăng cũng vì không có một tên gọi cụ thể mà hình tượng nhân vật lại có sức khái quát
lớn?
Chị là người phụ nữ “trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà
vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch”. Chị bị rỗ mặt, “khuôn mặt mệt mỏi
sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Tấm lưng áo
của chị đã “bạc phếch và rách rưới”. Với những chi tiết miêu tả ngoại hình như vậy,
Nguyễn Minh Châu đã khiến bạn đọc hình dung ra một người đàn bà lam lũ, vất vả, chật
vật để đối mặt với cuộc sống mưu sinh trên biển đầy hiểm nguy.
Dường như số phận đã đẩy hết bất hạnh lên con người chị nhưng chị lại cam tâm chịu
đựng mà không hề có một lời trách móc. Ngoại hình chị xấu xí, vì thế mà đàn ông trong
phố không ai lấy chị rồi chị “có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá
hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới”. Người đàn ông chị lấy khi ấy là một người “cục
tính nhưng hiền lành” và không bao giờ đánh đập vợ. Nhưng có lẽ vì sự khắc nghiệt của
cuộc sống mưu sinh mà anh ta trở nên vũ phu khiến chị thường xuyên phải chịu những
trận đòn roi tàn nhẫn: “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Hành động của
người chồng khiến vị chánh án Đẩu phải gay gắt thốt lên rằng: “Cả nước không có một
người chồng nào như hắn.Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: Chị
không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu”. Chị đã phải chịu đựng bao nhiêu cơn
thịnh nộ từ người chồng, chịu đựng bao sự khổ cực, bấp bênh của cuộc sống hàng chài
mà không bao giờ phản kháng. Chị cam chịu số phận bởi chị là một người vị tha, bao
dung và hiểu chuyện.

4|Page
5|Page

Người đàn bà hàng chài là người thấu hiểu chồng mình hơn ai hết. Chị hiểu tại sao người
đàn ông hiền lành trước đây lại trở nên nóng tính, bạo lực đến như vậy. Nguyên nhân
cũng là do sự đói khổ, bấp bênh của cuộc sống thường ngày. Cuộc sống ấy khổ cực
nhường nào khi “vào các vụ bắc, ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ
chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”. Là một trụ cột vững chắc cho
gia đình, là một người chồng, người cha nên có người đàn ông nào lại dửng dưng vô
cảm trước sự đói khổ của vợ con mình. Anh ta đánh vợ không phải vì thù ghét vợ mà là
vì anh ta bế tắc, cùng quẫn trước cuộc đời khi không thể lo cho gia đình một cuộc sống
sung túc. Vì không có cách nào khác để giải tỏa những tâm trạng tiêu cực đó nên “bất kể
khi nào thấy khổ quá” là anh xách vợ ra đánh. Khi chánh án Đẩu và Phùng khuyên người
đàn bà nên bỏ chồng thì chị đã “chắp tay lại vái lia lịa”: “Con lạy quý tòa… Quý tòa bắt
tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Rồi chị đã bào chữa
cho chồng bằng các lí lẽ xác đáng và tự nhận hết lỗi lầm về mình: “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc
chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”; “nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở
thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật”. Phải chịu những trận đòn roi và sự đánh đập
của chồng có người phụ nữ nào không đau đớn nhưng người đàn bà hàng chài ý thức
được nguyên nhân dẫn đến hành động bạo lực của người chồng nên chị không hề oán
trách, căm giận mà còn hết lòng bao dung, vị tha: “Người đàn bà với một vẻ cam chịu
đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy
trốn”.
Không chỉ vậy, người đàn bà hàng chài còn là một người mẹ hết lòng thương con và giàu
đức hi sinh. Chị muốn các con của chị được đón nhận tình yêu thương của cả bố và mẹ.
Chị muốn các con được lớn lên trong không khí hòa thuận, vui vẻ của gia đình nên chị đã
xin chồng lên bờ đánh để các con không phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình từ chính
người bố của mình. Các con còn nhỏ, chúng chưa thể hiểu được nguyên nhân dẫn tới sự
bạo lực của bố nên có thể sẽ căm thù, oán giận bố. Chị xin lên bờ đánh là để tránh cho
các con những sự tổn thương về mặt tinh thần. Khi thằng Phác trông thấy bố đang dùng
chiếc thắt lưng “quật tới tấp” vào lưng mẹ thì nó đã “như một viên đạn trên đường lao
tới đích đã nhắm”, “nhảy xổ vào người đàn ông” giằng lấy chiếc thắt lưng rồi “lảo đảo
ngã dúi xuống cát” vì hai cái tát của bố. Người đàn bà đã “ôm chầm lấy nó rồi lại buông
ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”. Chị không muốn Phác căm thù bố và
cũng không muốn nó trở nên bạo lực như bố. Đó là đứa con mà chị yêu nhất nhưng
người đàn bà phải gửi nó lên rừng với ông ngoại chỉ vì “sợ thằng bé có thể làm điều gì
dại dột đối với bố nó”.
Người đàn bà ấy nhất quyết không bỏ chồng vì “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng
tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng
đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa”. Chị sống vì con nhiều hơn là sống

5|Page
6|Page

cho mình. Vì con mà chị có thể nhẫn nhục, cam chịu, vì con mà chị tiếp tục sống với
người đàn ông vũ phu ấy chứ không tìm cách giải thoát cho mình. Các con chính là
nguồn vui, nguồn hạnh phúc của chị bởi đối với chị: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con
tôi chúng nó được ăn no”. Đối với một người mẹ, dù bản thân có phải chịu đựng bao
nhiêu sự khốn khổ thì họ vẫn luôn muốn các con có một cuộc sống no đủ.
Tuy là người phụ nữ quê mùa nhưng chị lại rất hiểu chuyện. Chị hiểu được lòng tốt của
Phùng và Đẩu nhưng đã từ chối lòng tốt ấy: “Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có phải
là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ,
khó nhọc…”; “Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế
nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”. Những lời
giãi bày của chị đã khiến vị chánh án và người nhiếp ảnh hiểu ra nhiều điều. Cuộc sống
vốn không hề đơn giản như cách mà chúng ta vẫn nghĩ và có những lí thuyết sách vở
không thể nào giải quyết một cách thấu đáo ở trong thực tế. Phùng và Đẩu khuyên
người đàn bà li hôn nhưng họ lại không hiểu được những nỗi khổ tâm của chị, không
hiểu được tình nghĩa vợ chồng chung sống với nhau bao lâu nay của chị.
Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhân vật người đàn bà hàng chài với sự đối lập về ngoại
hình và tính cách, giữa sự bất hạnh chị phải gánh chịu với tấm lòng vị tha, bao dung và
đức hi sinh của chị. Người đàn bà ấy đã mang đến cho tất cả bạn đọc chúng ta một cách
nhìn nhận thực tế và bao quát hơn về con người và cuộc đời. Vẻ đẹp của của chị được
ẩn sâu bên trong vẻ bề ngoài rách rưới, cam chịu. Và tác giả đã “đi tìm hạt ngọc ẩn sâu
trong tâm hồn con người” để phát hiện và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách trong
những nhân vật của mình.
Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành công nhân vật người đàn bà hàng chài. Nhân vật
này đã giúp bạn đọc cảm nhận được sự thấu hiểu, sự đồng cảm và tình thương mà tác
giả dành cho nhân vật của mình. Qua đó, Nguyễn Minh Châu cũng phần nào khẳng định
mình xứng đáng với vị trí là một trong những “người mở đường đầy tài hoa và tinh anh”
(Nguyên Ngọc) trong công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam.
8. Phân tích nhân vật Phùng

Trong thể loại văn xuôi viết về người dân Việt Nam trước năm 1945 có rất nhiều tác
phẩm để đời. Với cuộc sống cùng cực dưới ách thống trị của bọn chúa đất ở miền núi,
chúng ta có "Vợ chồng A Phủ", hay chủ nghĩa anh hùng đậm chất sử thi – "Rừng Xà nu"…
Nhưng sau đó, năm 1986, xã hội có sự thay đổi, nước ta xóa bỏ bao cấp, chuyển sang
nền kinh tế thị trường vì thế văn học cũng có bước chuyển mình. Đề tài thế sự và đạo
đưc được các nhà văn xoáy sâu vào khai thác. Và "Chiếc thuyền ngoài xa" là một tác
phẩm tiêu biểu cho thời kỳ ấy.
Được coi là "người mở đường tinh anh và tài năng nhất"( Nguyên Hồng), Nguyễn Minh

6|Page
7|Page

Châu- cây bút tiên phong của văn học Việt nam thời kỳ đổi mới đã có nhiều tác phẩm ấn
tượng. Một trong những tác phẩm thành công của ông là "Chiếc thuyền ngòai xa".
Truyện ngắn được sáng tác năm 1983 đến nawm1987 in trong truyện ngắn cùng tên.
Truyện ngắn tiêu biểu cho cảm hứng đời tư thế sự, tiêu biểu cho xu hướng chung của
văn học thời kì đổi mới. truyện ngắn có một tình huống truyện hết sức độc đáo. Tình
huống ấy được thể hiện qua nhãn quan của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Nhân vật này
được coi là nhân vật thể hiện triết lý cũng như quan điểm của tác giả, là phương tiện để
tác giả mang suy nghĩ của mình đưa đến cho người đọc.
Tình huống truyện trong tác phẩm là tình huống nhận thức, một tình huống bất ngờ và
đầy nghịch lý. Tình huống nhận thức này là được dành cho nhân vật Phùng. Phùng là
nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo yêu cầu của trưởng phòng, anh tới một vùng biển từng là chiến
trường xưa của anh để chụp những bức ảnh cho tấm lịch nghệ thuật thuyền và biển. Tại
đây anh đã nhận thức được nhiều điều. Cảm xúc của nhân vật này qua những phát hiện
của mình đã thể hiện nội tâm cũng như suy nghĩ của anh, giúp người đọc cảm nhận vẻ
đẹp nơi con người này.
Trước hết, anh là người có tâm hồn nghệ sĩ.Sau mấy buổi sáng "phục kích", anh đã chụp
được "cảnh đắt trời cho". Đó là cảnh ban mai vùng ven biển, với "mũi thuyền in một nét
mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do
ánh mặt trời chiếu vào". Với tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đắm say, ca tụng cảnh đẹp
như "bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ". Rồi anh cảm thấy tràn ngập niềm hạnh
phúc"bối rối, tái tim như có gì đó bóp thắt vào". Anh thấy được cái khoảnh khắc trong
ngần của tâm hồn, cảm nhận được chân- thiện-mĩ của cuộc đời. Anh cảm thấy tâm hồn
mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo và thanh khiết. Từ đó, anh nhận thức "bản
thân cái đẹp là đạo đức". Bằng con mắt và tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đã đưa đến
cho người đọc một quan niệm về cái đẹp. Đó chính là cái đẹp là phải có tác dụng thanh
lọc tâm hồn, hướng con người đến cái hoàn mĩ.
Không chỉ là người có tâm hồn nghệ sĩ, nhân vật Phùng còn là một người tốt bụng, có
lòng đồng cảm với mọi người, mang những đức tính của một người chiến sĩ. Điều này
được thể hiện qua phát hiện thứ hai của anh. Từ chiếc thuyền đẹp như ngư phủ kia,
bước ra một cặp vợ chồng: người đàn bà xấu xí mỏi mệt, người đàn ông thô kệch dữ
dằn. Họ là những con người hiện thân cho sự lam lũ, nhọc nhằn, nghèo khó của người
dân hàng chài. Sẽ không có gì nếu cảnh tượng nghiệt ngã này không xảy ra trước mắt
anh. Người chồng đánh đạp vợ một cách dã man, vừa đánh vừa chửi "mày chết đi cho
ông nhờ", "chúng mày chết đi cho ông nhờ". Người vợ thì cam chịu trận đòn, không hề
phản kháng lại. Đứa con thương mẹ, xông vào đánh lại bố thì bị ăn hai cái tát. Một cảnh
bạo lực gia đình diễn ra ngay trước mắt Phùng. Mặc dù đã chứng kiến biết bao cảnh đau
thương trên chiến trường nhưng anh vẫn không khỏi kinh ngạc trước sự việc này. Nó

7|Page
8|Page

hoàn toàn trái ngược với cảnh đẹp thơ mộng nơi đây. Với anh- một người đã trải qua
bao nhiêu khó khăn, vượt qua thời kì khó khăn của chiến tranh, anh không thể để cảnh
bạo hành này tiếp tục diễn ra. Anh đã nói chuyện này với chánh án Đẩu- bạn của anh.
Anh mong muốn mình có thể giúp gì được cho người đàn bà nghèo khổ kia. Quả là một
người chính nghĩa. Anh luôn đứng về lẽ phải, muốn bảo vệ lẽ phải và phê phán tố giác
những điều xấu, điều ác.

Ngoài ra, nhân vật Phùng còn là người chịu thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với hoàn
cảnh, không bảo thủ, chấp nhận những cái sai của mình. Ngay từ ban đầu, khi chụp
được "cảnh đắt trời cho", anh đã cho rằng cái đẹp là đạo đức, có tác dụng thanh lọc tâm
hồn con người. Nhưng khi chứng kiến cảnh bạo hành bên chiếc xe tăng hỏng cùng với
những tâm sự của người đàn bà hàng chài, anh đã nhận ra những điều mới. Anh nhận
thức được là phải nhìn nhận mọi việc một cách toàn diện Triết lý mà Phùng nhận ra
cũng chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Nghệ thuật không chỉ bắt nguồn từ
cuộc sống mà phải gắn liền với cuộc sống.
Nhân vật Phùng là nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm này của Nguyễn Minh Châu.
Anh vừa là nhân vật tạo tình huống, vừa là nhân vật gắn kết các sự kiện truyện với nhau,
thể hiện thông điệp mà tác phẩm muốn gửi gắm. Là một người có tâm hồn chiến sĩ và
nghệ sĩ, Phùng đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng người đọc

8|Page
9|Page

VỢ CHỒNG A PHỦ
Tây Bắc là mảnh đất đã gây biết bao thương nhớ cho các nhà văn trong đó có Tô Hoài.
“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm được ông sáng tác năm 1952 và in trong tập “Truyện Tây
Bắc”. Đây là kết quả của chuyến đi thực tế tám tháng lên vùng cao Tây Bắc của nhà văn.
Nổi bật trong truyện ngắn này là nhân vật Mị, người đã gây được nhiều ấn tượng, cảm
xúc cho bạn đọc.
Mị là nhân vật chính trong phần mở đầu của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Đây là nhân
vật tiêu biểu, đại diện cho số phận của những người con dâu gạt nợ ở miền núi. Mị có
hoàn cảnh thật đáng thương, bất hạnh. Cô được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ.
Vì không có tiền cưới vợ nên bố Mị đã vay tiền bố của thống lí Pá Tra, mỗi năm phải nộp
lãi một nương ngô. Đến khi mẹ của Mị chết vẫn chưa trả hết số nợ.
Trước khi về làm dâu gạt nợ nhà thống lí, Mị là cô gái xinh đẹp, có tài thổi kèn lá hay như
thổi sáo. Những đêm tình mùa xuân “trai đến đứng nhẵn vách đầu buồng Mị”. Mị có sức
hút, sức hấp dẫn như bông hoa rừng đầy hương sắc. Vẻ đẹp của cô gái người Mông
khiến chàng trai nào cũng muốn có được.
Mị là cô gái yêu tự do, dám lên tiếng phản đối lệ tục dùng con người làm vật thế mạng
cho món nợ vật chất của người thân còn tồn tại trong cuộc sống của người dân Tây Bắc.
Khi thống lí Pá Tra nói với bố Mị rằng: “Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa
hết nợ cho” thì Mị thẳng thắn trả lời: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải
làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Lời nói của Mị đã
chứng tỏ cô là một người có nhận thức sâu sắc về cuộc sống, Mị chấp nhận làm nương
ngô cả đời để trả nợ chứ không làm con dâu gạt nợ và sống cuộc sống mất tự do trong
nhà thống lí.
Khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ, Mị vô cùng đau đớn và phẫn uất: “Có đến hàng mấy
tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Mị chuẩn bị sẵn lá ngón để tự tử nhưng nghĩ đến bố “Mị
không đành lòng chết”. Hành động định tự tử của Mị nhìn bề ngoài là hành động tiêu
cực nhưng thực chất lại thể hiện sự đấu tranh mãnh liệt đòi giải thoát kiếp trâu ngựa.
Hành động ấy còn thể hiện thái độ không chấp nhận cuộc sống thực tại, không chấp
nhận thân phận nô lệ của Mị.
Nhưng thời gian trôi đi khiến sự phản kháng trong con người Mị không còn mạnh mẽ
nữa. Cô được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của tác giả nên khiến câu chuyện khách
quan và chân thực hơn. Hình ảnh người con gái ấy hiện lên qua các công việc “ngồi quay
sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, đi cõng
nước dưới khe suối. Bất kể làm gì thì “cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
Mị gần như câm lặng và cam chịu số phận “Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”.. Gia
đình thống lí Pá Tra “có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng”, giàu có là

9|Page
10 | P a g e

vậy nhưng con dâu phải làm việc như thân trâu ngựa. Mị cũng tưởng mình là con trâu,
con ngựa “chỉ biết việc ăn cỏ, việc đi làm mà thôi”. Nhưng con trâu, con ngựa “làm còn
có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ” còn Mị phải làm việc cả đêm lẫn
ngày, không một phút nghỉ tay. Những công việc hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, bẻ
ngô, hái củi, tước sợi đay hiện ra như một dòng chảy không bao giờ ngừng khiến Mị “lùi
lũi như con rùa nơi trong xó cửa”.
Dường như cuộc sống của người con dâu gạt nợ đã khiến cô trở nên câm lặng, “càng
ngày Mị càng không nói”. Không những thế, Mị còn mất hết ý niệm về thời gian, không
gian. Điều ấy được tác giả đặc tả qua chi tiết: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc
cửa sổ bằng một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng,
không biết là sương hay là nắng”. Và chính Mị cũng đã nghĩ rằng “mình cứ chỉ ngồi trong
cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”.

Ngỡ tưởng cô gái ấy tồn tại như cái xác không hồn trong nhà thống lí nhưng không khí
của mùa xuân đã làm tâm hồn và lòng yêu đời của Mị trỗi dậy. Tiếng sáo rủ bạn đi chơi
mang âm hưởng bồi hồi, tha thiết, rạo rực khiến Mị nhớ đến quá khứ, nhớ đến cuộc
sống tự do của mình trước đây. Mị nhẩm thầm theo lời bài hát:
“Mày có có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu”.
Tiếng sáo có sức quyến rũ đến lạ kì. Nó đưa Mị trở về sống với những cảm xúc của một
thời tươi trẻ. Mị không còn “lùi lũi”, chịu đựng nữa. Dường như cô muốn thoát ra khỏi
cái vỏ bọc để sống đúng là chính mình. Mị uống rượu, “uống ừng ực từng bát” rồi Mị
say, “Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang
sống về những ngày trước”. Trước đây, Mị đã từng là một cô gái thổi sáo giỏi, “có biết
bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”.
Không khí của những đêm tình mùa xuân tràn về khiến lòng Mị phơi phới trở lại và “đột
nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Mị nhận ra mình vẫn còn trẻ lắm và
cũng muốn đi chơi như bao nhiêu người khác. Ý định muốn đi chơi của Mị đã trở thành
hành động khi cô “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào ống đèn cho sáng” rồi “quấn
lại tóc”, “với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Hành động ấy của Mị đã thể hiện
sự hồi sinh trong tâm hồn, thể hiện một sức sống mãnh liệt mà bấy lâu nay bị những khổ
cực đè nén khiến nó không có cơ hội được bộc lộ.
Nhưng giữa lúc lòng yêu đời trỗi dậy mãnh liệt thì cũng là lúc Mị bị vùi dập phũ phàng. A
Sử biết Mị muốn đi chơi nên “xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà”, A
Sử “quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa”. Trong

10 | P a g e
11 | P a g e

không gian của bóng tối, Mị vẫn nghe thấy những âm thanh dìu dặt của tiếng sáo, nó
“đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”.
A Sử có thể trói buộc Mị về thể xác nhưng không thể trói buộc được Mị về tâm hồn.
Tiếng sáo da diết như mời gọi đã khiến “Mị vùng bước đi” nhưng Mị không thể cất bước
vì “tay chân đau không cựa được”. Nỗi đau về thể xác khiến Mị quay về thực tại, Mị đau
đớn, “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Mị đã ý thức được cuộc sống thực tại
và xót xa cho số phận của bản thân mình.
Bằng một sức sống mãnh liệt tiềm ẩn bên trong con người, Mị đã tự giải thoát cho chính
mình qua hành động cắt dây trói, giải cứu cho A Phủ và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài
đến khu du kích Phiềng Sa. A Phủ là người đối đầu với A Sử - con trai thống lí Pá Tra
trong lần A Sử cùng chúng bạn kéo vào làng chơi và dọa đánh bọn con trai lạ. Vì đấu
tranh cho cái thiện, cho chính nghĩa mà A Phủ bị bắt làm nô lệ cho nhà thống lí.
Khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”, Mị
chợt nhớ lại đêm mình bị A Sử trói đứng như thế. Từ thản nhiên, thờ ơ, Mị đã có sự
đồng cảm với tình cảnh, thân phận của A Phủ. Suy cho cùng, cả hai người đều là những
vật thế mạng cho món nợ của người thân hoặc của chính mình.
Giai cấp thống trị ở miền núi đã lợi dụng lệ tục cổ hủ đó để bóc lột sức lao động của họ
biến họ trở thành thân trâu ngựa làm giàu cho mình. Bằng tấm lòng thương người, Mị
đã “cắt nút dây mây” và bảo A Phủ “Đi ngay”. Hành động ấy vô cùng táo bạo bởi nếu gia
đình thống lí biết thì Mị sẽ là người bị trói tay vào chỗ của A Phủ.
Khát vọng giải thoát bản thân và khát vọng về một cuộc sống tự do đã thôi thúc Mị bỏ
trốn cùng A Phủ. Sức sống trong cô đã bùng lên mạnh mẽ để đấu tranh chống lại cường
quyền, thần quyền và phụ quyền. Hành động cắt dây trói cho A Phủ cũng là hành động
cắt dây trói cho chính mình, chấm dứt cuộc đời nô lệ, bị áp chế của Mị.
Có thể nói, Mị là linh hồn của phần một trong truyện “Vợ chồng A Phủ”. Nhân vật này
được Tô Hoài khắc họa bằng bút pháp cá thể hóa và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
tinh tế. Qua nhân vật Mị, nhà văn đã thể hiện những tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đây
cũng là một trong những yếu tố góp phần quan trọng làm nên sự thành công của tác
phẩm.
7. Cảm nhận về nhân vật Mị

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được xem là một trong những bằng chứng tố cáo đánh
thép tội ác của chế độ phong kiến cũ nát đè lên vai người phụ nữ nói chung và nhân vật
Mị nói riêng. Hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm đã được Tô Hoài khắc họa rất
thành công cả về hình thức lẫn tâm hồn.
Tô Hoài là một trong những nhà văn hiếm hoi trong làng văn học Việt Nam khắc họa
thành công hình ảnh người phụ nữ. Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của ông

11 | P a g e
12 | P a g e

không chỉ có vẻ đẹp về mặt hình thức mà nội tâm nhân vật cũng rất sâu sắc. Ta có thể
nhận thấy điều này thông qua hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A
Phủ”.
Qua miêu tả của Tô Hoài thì Mị là một cô gái sinh ra từ núi rừng Tây Bắc. Cô mang trong
mình những nét tính cách của người con gái dân tộc thiểu số chất phác và hiền lành. Dù
sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng Mị vẫn rất lạc quan và yêu đời. Mị trông
xinh tươi mơn mởn như một đóa hoa rừng ngập tràn xuân sắc. Cô không chỉ đẹp mà còn
rất tài năng. Có tài thổi lá hay như thổi sáo nên biết bao người say mê hàng ngày đi theo
bước chân của Mị. Những tưởng cuộc đời cô gái cứ thế trôi qua êm đềm và cô sẽ sớm
tìm được bến đỗ yêu thương.
Nhưng xã hội phong kiến cùng với những hủ tục lạc hậu đã đẩy Mị tới bước đường cùng.
Khi mà gia đình cô vì nghèo khó đã phải vay tiền nhà Thống lí Pá tra để mua một nương
ngô làm kế sinh nhai nhưng làm hết năm này qua năm khác vẫn chưa trả hết nợ. Cực
chẳng đã bố mẹ phải gán Mị cho nhà Thống lí để trả hết nợ.
Từ khi bắt đầu về làm dâu là Thống lí bao nhiêu mơ ước của cuộc đời tiêu tan cô phải
đối mặt với bi kịch của người phụ nữ làm dâu nhà giàu nhưng không có lấy một ngày
nhàn hạ. Người ta thấy Mị lầm lũi trong xó cửa như một con rùa. Năm này qua năm
khác chôn chân trong căn phòng nhỏ kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ bé tý nhìn ra bên
ngoài mờ ảo không biết là sương hay là khói. Mị đã từ một cô gái trẻ trung yêu đời phơi
phới để trở thành một người đàn bà cam chịu. Quanh năm suốt tháng phải làm việc
quần quật. Thậm chí “Con ngựa, con trâu làm có có lúc, đêm nó còn được đứng gãi
chân, đứng nhai cỏ. Đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc cả đêm lẫn ngày”. Nghĩa
là cuộc sống của Mị lúc này còn cực khổ hơn cả trâu ngựa trong nhà Thống Lí. Và từ khi
cha chết thì mị cũng không còn buồn.
Tưởng rằng Mị cứ sống lầm lũi đợi ngày chết rũ xương ở đây thôi. Nhưng không đã
trong tiềm thức của Mị lòng ham sống, khát vọng tự do, hạnh phúc vẫn âm ỉ cháy và chỉ
cần có chất xúc tác là bùng lên một cách mãnh liệt. Còn nhớ trong những ngày đầu Mị bị
bắt về làm dâu nhà Thống Lí cô đã năm lần bảy lượt tìm cách trốn đi và ăn lá ngón để tự
tử. Nhưng với lòng hiếu thảo dành cho cha Mị đã không đành lòng làm việc đó mà chấp
nhận sống một cuộc sống lầm lũi sống mà như đã chết.
Nhưng Mị phải đâu đã an phận chấp nhận cuộc sống đầy đen tối mà gặp cơ hội thuận
lợi là lòng ham sống lại được thắp lên. Khi “đêm tình mùa xuân” đến Mị lại muốn được
mặc váy đẹp, lại muốn đi theo tiếng sáo gọi bạn. Mị chuẩn bị sửa soạn quần áo, chải đầu
tóc để đi hội. Trong đầu Mị hiện lên suy nghĩ Mị muốn được đi chơi. Để rồi khi Mị vẫn
đang thả hồn với mùa xuân thì Mị đã bị A Sử trói vào cột nhà. Lúc ấy tuy đau đớn nhưng
Mị vẫn đang thả hồn mình theo những đám chơi xuân nên không còn cảm nhận được
nỗi đau nữa. Có thể nói đoạn văn miêu tả tâm trạng Mị trong đêm hội mùa xuân là đoạn

12 | P a g e
13 | P a g e

văn hay và xúc động nhất trong tác phẩm. Nó đã thể hiện được diễn biến tâm trạng của
nhân vật Mị với thủ pháp tương phản giữa quá khứ và hiện tại, giữa nội tâm đầy màu
sắc và thực tại cay đắng. Khiến cho nhân vật Mị được hiện lên rõ nét hơn trong mắt
người đọc.
Sức sống mãnh liệt của Mị lại được trỗi dậy khi gặp A Phủ. Chính hình ảnh giọt nước mắt
của A Phủ khi bị trói trước sân đã thức tỉnh Mị một lần nữa vùng lên chống lại áp bức
bất công. Mị lại trở về là Mị ngày trước với niềm ham sống mãnh liệt khát khao được
làm chủ cuộc sống của mình. Mị và A Phủ đã cùng dắt tay nhau đến với vùng đất của tự
do.
Thông qua hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài đã khắc họa rất thành công hình ảnh người
phụ nữ vùng cao. Hiền lành, chất phác, yêu lao động và đặc biệt cũng rất mạnh mẽ biết
vùng lên chống lại ách áp bức bóc lột tìm lại cuộc sống tự do của chính mình.

13 | P a g e
14 | P a g e

NHÂN VẬT TNU


Là một trong những nhà văn nổi bật trong nền văn học Việt nam qua thể loại truyện
ngắn, Nguyễn Trung Thành đã mang tới độc giả những hình ảnh hùng vĩ, oai hùng nhất
cả về khung cảnh và con người vùng đất Tây Nguyên qua tác phẩm Rừng Xà nu. Tác
phẩm đã xây dựng thành công hình ảnh của những cây xà nu “luôn hướng về phía ánh
sáng” tựa như con người của Tnú. Tnú được xem là hình ảnh người con tiêu biểu của
nhân dân Tây Nguyên luôn kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trong giai đoạn đất nước trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, đã có biết bao
người anh hùng, chiến sĩ cán bộ không quản ngại xả thân vì sự nghiệp nước nhà. Nhân
dân khắp nơi trên đất nước đều hòa chung không khí chiến đấu, từ vùng đất “Việt Bắc“
đáng mến, cho tới Tây Nguyên bạt ngàn, người dân trên dải đất hình chữ S đều luôn
mang cao tinh thần chiến đấu, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù của dân tộc.
Nhân vật Tnú là một trong những nhân vật trung tâm của câu chuyện, bên cạnh cụ Mết,
Mai, Dít tới bé Hen. Tnú lớn lên cùng dân làng Xô man. Dân làng đã nuôi dưỡng, đùm
bọc và tiếp lửa tinh thần chiến đấu trong tâm trí của Tnú. “nó là người Sa Trá mình, cha
mẹ nó chết sớm, làng Xô man này nuôi nó”. Tuy anh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhưng cuộc
đời anh vẫn dành trọn tình thương của cả dân làng. Anh lớn lên trong những cánh rừng
xà nu bạt ngạt, trong tiếng chày giã gạo của những cô gái, của những cụ già lão làng.
Được thấm nhuần tư tưởng của Đảng, Tnú lớn lên đã luôn ý thức được con đường đi
của Cách Mạng. Từ khi còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra là một người chiến sĩ nhí gan dạ. Tnú
đã cùng Mai xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết - một cán bộ cốt cán của nhà nước.
Tuy nhỏ nhưng tiềm thức không hề bị khiếp sợ trước quân thù. Có lần vượt thác, chuẩn
bị lên bờ thì họng súng đen ngòm đã chĩa vào gáy anh, thế nhưng anh quyết giữ bí mật
của bức thư mà anh Quyết đã trao. Có lần anh bị giặc bắt, quân thù tra tấn dã man để hỏi
“Cộng sản ở đâu”. Tnú đã quả quyết, ngang nhiên trả lời rằng “Cộng sản ở đây này”.
Chẳng hề một chút lung lay, run sợ, anh kiên cường trả lời với tư tưởng tự hào nhất vì
được đứng trong hàng ngũ của những người làm cách mạng.
Tnú còn là một người rất ham học, để thể hiện quyết tâm học lấy con chữ, Tnú đã dứt
khoát hành động tự đập đá vào đầu, máu chảy ròng ròng khi anh thua Mai trong việc
học hành. Thật đáng quý biết bao khi đất nước ta có những người con như Tnú, luôn
luôn biết phấn đấu để trau dồi hiểu biết, phục vụ con đường giải phóng đất nước.
Những tính cách ấy đã góp phần tạo nên một người anh hùng Tnú. Tnú lớn lên cường
tráng như một cây xà nu. Mang trong mình tinh thần cứng rắn, kiên cường như cây xà
nu, dù trên thân mình đã phải chịu biết bao đòn roi, dọc ngang vết chém nhưng anh
quyết không lùi bước.
Phía sau lưng anh còn có một gia đình ấm êm, khi anh lớn lên và kết hôn cùng Mai -

14 | P a g e
15 | P a g e

người bạn thời niên thiếu. Nhưng tiếc thương thay, những kẻ thù bạo tàn ấy đã cướp đi
hạnh phúc của Tnú khi chúng đã giết hại vợ con anh. Nỗi đau này biết kể sao cho xiết.
“Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. .. bụng anh có lửa đốt”.
Nỗi đau của riêng anh nhưng cũng là nỗi đau chung của biết bao nhân dân, khi đất nước
loạn lạc, chiến tranh thì nỗi chia ly, tang tóc càng tăng lên. Tnú không cứu được vợ,
phải chứng kiến cái chết của vợ con anh ngay trước mắt càng làm khắc sâu nỗi đau ấy.
Hình ảnh mười đầu ngón tay bị đốt cháy bởi nhựa rừng xà nu như mười ngọn đuốc
sáng, nhưng anh vẫn không lùi bước. Đó là ý chí sức mạnh của một người lính cách
mạng đã được tôi luyện, rèn rũa bởi Đảng.
Không đắm chìm trong đau thương mất mát, nỗi đau thương ấy càng trở thành động lực
đẩy cao tinh thần căm thù giặc của anh. Bị giặc bắt sau khi Mai chết, Tnú càng trở nên lo
lắng khi không có ai tiếp tục lãnh đạo dân làng khi Đảng có lệnh. Anh vùng lên chiến
đấu, khi bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn sẵn sàng cầm giáo, cầm súng để chiến
đấu. Thà chết chứ không chịu đầu hàng, đôi tay anh vẫn kiên cường chiến đấu, xiết chết
cổ họng tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả cầm thú. Anh đã trở thành điểm tựa cho
cả dân làng Xô man, không hề khuất phục trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Tnú từ khi còn là thiếu niên cho tới lúc trưởng thành, chưa bao giờ ngọn lửa cách mạng
vụt tắt trong anh. Đôi tay anh đã chăm sóc, bảo ban biết bao thế hệ nhỏ. Đôi tay ấy đã
kiên trì cầm phấn học con chữ, cầm đá ghè vào đầu vì trách bản thân mình kém cỏi, chỉ
hiên ngang lên bụng để tuyên bố “Cộng sản ở đây”. Đôi tay ấy dù có mất đi mười ngón
tay cũng vẫn không chịu từ bỏ, khi máu ngập tràn, mặn chát ở đầu lưỡi bởi nỗi đau,
nhưng tay anh vẫn chiến đấu, vẫn vững vàng trên con đường đánh đuổi quân thù.
Nhật vật Tnú dưới tài năng bút pháp của Nguyễn Văn Trung đã trở thành một tượng đài
trong lịch sử văn học và lòng độc giả. Anh là những kết tinh đẹp nhất của vẻ đẹp anh
hùng, hào kiệt của người dân Tây Nguyên. Tinh thần “vì nước quên mình, thà chết chứ
không chịu khuất phục” luôn sống mãi trong tinh thần của các anh chiến sĩ. Truyền thống
tinh thần ấy mãi mãi là nét đẹp đáng quý, đáng phát huy trong muôn đời sau.

15 | P a g e
16 | P a g e

NHÂN VẬT DÍT


Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước, ông có nhiều gắn bó sâu nặng với mảnh đất Tây Nguyên, và chính những kỉ niệm,
tình cảm với mảnh đất này đã mang đến chất liệu phong phú trong các sáng tác của
Nguyễn Trung Thành. Rừng xà nu là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn viết về vẻ đẹp
kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước, ta có thể thấy rõ nội dung này thông qua nhân vật Dít. Dít không phải nhân vật
chính nhưng sự xuất hiện của nhân vật Dít có ý nghĩa quan trọng đối với sự sự phát triển
của mạch truyện và góp phần thể hiện nội dung chủ đề của truyện ngắn. Dít là em gái
của Mai, tuy phải trải qua nhiều đau thương mất mát nhưng ngay từ khi con nhỏ Dít đã
bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp và những khía cạnh anh hùng.
Ngay từ khi còn nhỏ, Dít đã tỏ ra rất gan dạ, kiên cường. Khi chứng kiến cảnh chị gái
(Mai) và đứa cháu nhỏ bị giặc giết hại dã man, dù dân làng không ai kiềm được nước
mắt tiếc thương thì Dít lại bình tĩnh đến lạ thường. Người con gái ấy câm lặng, không
để cho mình rơi dù chỉ một giọt nước mắt, đôi mắt to ráo hoảnh, dường như Dít đang cố
gắng nén lại những đau thương, để ghi nhớ những mất mát, sự tĩnh lặng bên ngoài khéo
léo che giấu đi những đau đớn, lòng căm thù sôi sục bên trong.
Sự gan dạ hơn người của Dít còn được thể hiện trực tiếp thông qua tình huống đối mặt
với kẻ thù. Khi bị quân giặc đe dọa Dít không hề sợ hãi mà vẫn cố gắng bò theo máng
nước đem gạo cho cụ Mết và thanh niên. Ngay cả khi bị giặc bắt, bị tra tấn hay khi bị
mang ra làm “tấm bia sống” thì Dít vẫn nhìn chúng bằng đôi mắt bình thản đến lạ lùng.
Đó là bản lĩnh tuyệt vời của người anh hùng, hình ảnh của Dít gợi cho chúng ta liên
tưởng đến những nữ anh hùng vẻ vang một thời là bà Trưng, bà Triệu, Võ Thị Sáu….
Trong cuộc đời của mình, Dít đã phải trải qua nhiều đau thương, mất mát khi chứng
kiến chị gái, bà con bị giặc giết hại. Thế nhưng những đau thương ấy không làm Dít gục
ngã mà làm cho Dít trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn. Từ rất sớm Dít đã tham gia vào
cách mạng, tích cực hoạt động dẫn dắt bà con làm cách mạng. Khi trở thành cô bí thư
chi bộ kiêm chính trị viên xã hội Dít đã rất nghiêm túc, chững chạc được nhiều người
yêu mến. Dít sống tình cảm nhưng vẫn nghiêm túc và kỉ luật trong những công việc
chung, dù rất mong và nhớ T nú nhưng khi T nú về thăm làng, Dít vẫn yêu cầu T nú
trình báo giấy phép của cấp trên.
Dít là tấm gương anh hùng được người dân làng Xô Man yêu quý và tin tưởng. Trong
suy nghĩ của bé Heng, chị Dít nói gì cũng đúng và cần thực hiện nghiêm chỉnh, ta có thể
thấy điều này thông qua lời nói của Heng với Tnú “…rửa chân đi, nhưng đừng uống
nước lạnh, về chị Dít phê bình cho đấy”.
Qua nhân vật Dít, nhà văn Nguyễn Trung Thành không chỉ thể hiện sự yêu mến, kính

16 | P a g e
17 | P a g e

trọng đối với những người phụ nữ Tây Nguyên mà còn cho thấy vai trò to lớn của họ
trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

17 | P a g e
18 | P a g e

NHÂN VẬT CỤ MẾT


Đọc Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành ta không chỉ ấn tượng với một Tnú
kiên gan, dũng cảm nhưng cũng rất giàu tình yêu thương. Mà ta còn ấn tượng một già
làng hết sức kiên cường, bất khuất, là sợi dây là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là
người tiếp lửa và truyền lửa cho thế hệ mai sau.
Dù chỉ là một nhân vật phụ trong tác phẩm, nhưng cụ Mết có vai trò hết sức quan trọng.
Bởi vậy nên ngoại hình cũng như tính cách nhân vật luôn được nhà văn hết sức chú
trọng.
Đọc những đoạn văn nói về cụ Mết, ta ấn tượng về một người già làng mạnh mẽ, quyết
đoán, tuy lớn tuổi nhưng còn mạnh khỏe và hết sức minh mẫn: “một bàn tay trắc nịch
nắm chặt lấy Tnú như một cái kìm sắt” những từ nhữ miêu tả khác như “quắc thước”
“mắt sáng và xếch ngược” “vết thẹo ở má bên phải vẫn láng bóng” “ngưng căng như
một cây xà nu lớn” đã cho thấy sức vóc, cũng như thần trí tinh thông của cụ.
Qua sự miêu tả của tác giả ta có thể thấy cụ Mết là người đàn ông từng trải, sắc sảo,
kiên cường, có uy lực mạnh mẽ đối với cộng đồng. Những lời nói, lời chỉ huy của cụ
hết sức mạnh mẽ, quyết đoán khi thì “vang” để kêu gọi đồng bào đứng lên khi lại “trầm
và nặng” để kể về quá khứ lịch sử, để khắc sâu vào tâm khảm thế hệ trẻ về truyền thống
dân tộc, khơi dây lòng căm thù giặc. Lời khen đối với cụ là điều vô cùng hiếm hoi, ai
làm tốt lắm, cụ cũng chỉ khen một chữ “được”. Yêu cầu cao đối với người khác như
vậy, chứng tỏ bản thân cụ cũng rất khe khắt với chính mình.
Sâu thẳm trong tâm hồn người có vẻ ngoài kiên cường, cứng rắn ấy lại là con người có
tình yêu quê hương sâu sắc, sự gắn bó sâu nặng với quê hương. Tình yêu quê hương
được thể hiện qua những câu nói hết sức chân thành “không có gì mạnh bằng cây xà nu
đất ta” “gạo người Strá mình làm ra là ngon nhất núi rừng này”. Đối với cụ Mết bất cứ
sơn hào hải vị nào cũng không thể sánh được với sản vật quê hương.
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ hào hùng, ác liệt, cụ Mết chính là cây xà nu
lớn, là chỗ dựa tinh thần cho bản làng, để đưa đường chỉ lối cho nhân dân. Cụ là người
đem Đảng đến với mọi người, cụ trung thành tuyệt đối với cách mạng. Đối với cụ “cán
bộ là Đảng còn, núi nước này còn”. Cụ gắn sinh mệnh của nhân làng với sinh mệnh của
Đảng, từ đó nêu cao trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người phải hết mình cống hiến cho
đảng, tiêu diệt giặc Mĩ. Trong năm tháng kháng chiến gian khổ với Mĩ, cụ cũng là người
có tầm nhìn xa trông rộng, cụ luôn động viên, dặn dò mọi người dự trữ lương thực, bởi
cuộc chiến với giặc Mĩ là cuộc chiến trường kì.
Nếu như Tnú có đôi lúc vì tình thân mà có những hành động cảm tính thì cụ Mết lại là
người hết sức tỉnh táo, sáng suốt trong việc nhận định tình hình. Cụ có thể khống chế

18 | P a g e
19 | P a g e

cảm xúc của bản thân trong những lúc gay go, quyết liệt nhất để đưa ra những hành
động chính xác, đứng đắn lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh. Trước trận đòn roi mà
Mai phải chịu đựng, cụ đã có quyết định hết sức sáng suốt “Tao cũng chỉ có hai bàn tay
không. Tạo quay vào rừng … tìm bọn thanh niên …tìm giáo mác”. Ý chí sáng suốt đó
của người đứng đầu đã giúp dân làng chiến thắng lại kẻ thù tàn bạo.
Trong quá trình đấu tranh sẽ xảy ra biết bao đau thương mất mát. Kể lại với con cháu,
cụ Mết không chỉ nhắc lại những đau thương, những chiến thắng ta đạt được, mà còn
khái quát quy luật trong chiến đấu, trong cách mạng: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải
cầm giáo”. Sự khái quát đó là vô cùng chính xác và đúng đắn với lịch sử cách mạng
nước nhà. Khi quân thù xâm lược, ta không thể nhún nhường, nhượng bộ mà phải sử
dụng bạo lực cách mạng để giành lại tự do, độc lập cho muôn dân.
Cụ Mết là một hình tượng đẹp đẽ, là người đứng đầu, người dẫn dắt chỉ lối cho thế hệ
mai sau. Với ngòi bút miêu tả đặc sắc, chân thật tác giả đã tạc lại cho bạn đọc một chân
dung thật sống động về người già làng của người Tây Nguyên. Qua nhân vật này,
Nguyễn Trung Thành thể hiện tấm lòng ca ngợi chân thành với những con người Tây
Nguyên kiên cường, bất khuất trong cuộc kháng chiến trường kì với đế quốc Mĩ.

19 | P a g e
20 | P a g e

NGƯỜI ĐÀN ÔNG HÀNG CHÀI


Chiếc thuyền ngoài xa được viết năm 1983, đây được xem là một trong những tác phẩm
xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu. Đọc tác phẩm, bên cạnh những nhân vật như
nghệ sĩ Phùng, người đàn bà hàng chài… đã để lại những ấn tượng trong lòng người
đọc thì phải kể đến gã đàn ông hàng chài, một gã đàn ông vũ phu nhưng cũng đáng
thương.
Trong tác phẩm, người đàn ông hàng chài là nhân vật xuất hiện không nhiều. Hình như
ông ta chỉ xuất hiện hai lần: lần thứ nhất, dưới đôi mắt của Phùng khi chứng kiến cảnh
đánh vợ tàn bạo của hắn và lần thứ hai là qua lời kể của người đàn bà (vợ hắn) ở tòa án
huyện mà ta biết về lai lịch và nguyên nhân của sự bạo hành kia.
Mở đầu là phóng viên Phùng đi săn ảnh để chụp bức ảnh tĩnh vật của cảnh thuyền và
biển. Gặp được cảnh ưng ý, đưa máy ảnh lên bấm lia lịa thì anh lại chứng kiến một
cảnh khác xuất hiện từ trong cảnh đó đi ra, người đàn ông đánh vợ với vẻ giận dữ và
người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng. Tiếp theo là cuộc gặp gỡ với người đàn bà khi viên
chánh án huyện mời chị ta đến để giúp đỡ giải quyết chuyện gia đình. Sự từ chối giúp
đỡ và câu chuyện của người đàn bà đã làm cho Phùng cùng với bạn của Phùng là viên
“bao công” vùng biển tên Đẩu ngạc nhiên và suy nghĩ.
Trước năm 1975, người đàn ông này không đi lính ngụy mà trốn quân dịch cho nên cuộc
sống của hắn nghèo khổ, túng quẫn và gặp người đàn bà hàng chài nên vợ nên chồng.
Lúc bấy giờ, anh ta “là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”, không bao giờ
đánh vợ con, không biết uống rượu, không biết hút thuốc…, đó là mẫu đàn ông lí tưởng.
Nhưng nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi tâm tính của hắn, trở thành người chồng
vũ phu, người đàn ông tàn độc của những vụ bạo hành tàn nhẫn của hắn đối với vợ con.
Chỉ bằng vài nét miêu tả ngoại hình về gã đàn ông hàng chài, khi chiếc thuyền đâm
thẳng vào bờ, nhà văn đã cho ta biết được cuộc sống đói nghèo, lam lũ, chật chội quẩn
quanh hằn in lên dáng vẻ khắc khổ của ông ta. Lưng rộng và cong như một chiếc
thuyền, mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy
nắng, hai con mắt độc dữ….

Dưới đôi mắt của Phùng, người đàn ông hàng chài là một con người hung dữ, thô bạo,
với những lời cộc cằn: Cứ ngồi nguyên đấy, động đậy là tao giết cả mày đi bây giờ,
chúng mày chết đi cho ông nhờ, những lời của những kẻ đang khốn cùng hoặc đang
bước vào đường cùng mới mở miệng ra là đòi giết, là muốn người ta chết. Trong lời kể
của người đàn bà thì chồng chị trước đây là một anh con trai cục tính nhưng hiền lắm,…
cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính, không biết uống rượu. Như vậy, không chỉ
người đàn bà mà cả người đàn ông kia cũng là nạn nhân của sự nghèo đói. Người đàn
ông không theo làm lính ngụy đánh thuê lấy tiền nuôi vợ con mà cam chịu sống cuộc
20 | P a g e
21 | P a g e

sống đói khổ. Bây giờ đói nghèo, cùng với sự cục tính vốn có nên đã tìm lối giải thoát
bằng cách đánh vợ. “ Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có
một người chồng nào như hắn”. Hành động bạo hành của ông ta đâu phải chỉ có đối với
người đàn bà khốn khổ mà còn đối với những đứa trẻ tội nghiệp (con hắn): “Lão đàn
ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dang thẳng cánh cho
thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát”.
Người đàn ông hàng chài, ai cũng đều căm ghét cái thói vũ phu, đánh đập tàn bạo vợ
con của hắn. Nhưng không đơn giản, ông ta còn là một kẻ đáng thương. Ngay cả khi
quất tới tấp cái thắt lưng có khóa sắt vào lưng vợ, vừa thở hồng hộc vừa nghiến răng
ken két. Tiếng nghiến răng “ken két” cùng “cái giọng rên rỉ đau đớn” kia thì phải chăng
có cả sự đau đớn, xót xa. Giận đời, giận vợ, giận cả mình nữa, xét đến cùng anh ta cũng
chỉ là một nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Rõ ràng, không thể nhìn người và
nhìn đời một phía. Phải tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hành vi của
con người trước khi kết luận về tính cách hay phán xét họ.
Qua nhân vật người đàn ông hàng chài, tác giả đã cho người đọc thấy được mọi sự vật,
hiện tượng nói chung và cuộc sống con người nói riêng, chúng ta cần phải có cái nhìn đa
diện, nhiều chiều. Không nên đánh giá mà chưa tìm hiểu kĩ sự việc

21 | P a g e
22 | P a g e

NHÂN VẬT TRÀNG


I. Nhân vật Tràng
+ Tràng là một trong ba nhân vật trung tâm trong truyện ngắn « Vợ nhặt » của Kim Lân.
+ Xuất hiện trong tác phẩm, Tràng là một người đàn ông nghèo khổ,bất hạnh nhưng
giàu tình người và khát vọng hạnh phúc.Điều đó được thể hiện qua câu chuyện nhặt vợ
của anh giữa ngày đói.

1/Về lai lịch, ngoại hình, tính cách:


- Tràng vốn là một gã trai nghèo, sống ở xóm ngụ cư, có mẹ già và làm nghề đẩy xe bò
mướn.
- Tràng lại có một ngoại hình xấu xí, thô kệch với “ cái đầu trọc nhẵn”;“cái lưng to rộng
như lưng gấu”; “ hai con mắt gà gà, nhỏ tí” lúc nào cũng đắm vào bóng chiều của hoàng
hôn.
- Tính tình của Tràng lại có phần “dở hơi” nhưng tốt bụng, hay vui đùa với trẻ con trong
xóm.
Tràng có một cảnh ngộ thật bất hạnh và tội nghiệp.

2/ Vẻ đẹp tình người và khát vọng hạnh phúc của Tràng qua câu chuyện nhặt vợ:

a.Tình huống nhặt vợ của Tràng :


Tràng có vợ bằng cách “nhặt” được chỉ qua hai lần gặp gỡ, vài câu nói đùa và bốn bát
bánh đúc giữa ngày đói Tình huống độc đáo, đùa mà thật , thật mà cứ như đùa.

b.Diễn biến tâm lý, tính cách ,hành Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có
nuôi nổi không… đèo bòng”.
+ Nhưng rồi anh ta chặc lưỡi “Chậc,kệ!”.Tràng chấp nhận đánh liều với hoàn cảnh và
số phận vì : Người đàn bà cần Tràng để có một chỗ dựa qua thì đói kém, còn Tràng
cũng cần người phụ nữ nghèo ấy để có vợ và để biết đến hạnh phúc.
- Trên đường đưa vợ về nhà, Tràng thật sự vui và hạnh phúc : mặt “phớn phở”, “mắt
sáng lên lấp lánh”, “miệng cười tủm tỉm”; “ …Tràng như quên hết những cảnh sống ê
chề, tăm tối hàng ngày, quên cả đói khát đang đe doạ…Trong lòng hắn, lúc này chỉ còn
tình nghĩa với người đàn bà đi bên.Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người
đàn ông ấy…” …
- Chỉ sau một ngày “nên vợ nên chồng”.
+ Tràng thấy mình đổi khác “ trong người êm ái , lửng lơ như người từ giấc mơ đi
ra.Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ như không phải”.
+ Tràng thấy thương yêu và gắn bó với căn nhà; “Hắn đã có một gia đình.Hắn sẽ cùng

22 | P a g e
23 | P a g e

vợ sinh con đẻ cái ở đấy.Cái nhà như tổ ấm che mưa che nắng…Bây giờ hắn mới thấy
hắn nên người, thấy hắn có bổn phận phải lo cho vợ con sau này…”
+ Tràng muốn dự phần tu sửa căn nhà . “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn muốn làm
một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.
Tràng đã thật sự thay đổi về số phận lẫn tính cách : từ đau khổ sang hạnh phúc, từ chán
đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức.
+ Cuối tác phẩm, trong suy nghĩ của Tràng “ cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo
nhau đi trên đê Sộp.Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”.Đoàn người đi phá kho thóc của
Nhật và lá cờ Việt Minh.Đây là hiện thực nhưng cũng là ước mơ về một tương lai
hướng về Đảng về cách mạng của Tràng và những người như Tràng.

3/ Đánh giá chung về nhân vật Tràng:


- Kim Lân miêu tả tâm trạng nhân vật Tràng xoay quanh tình huống nhặt vợ hết sức đặc
biệt.Cũng từ đó, hình tượng nhân vật Tràng có vai trò lớn trong việc thể hiện tư tưởng
chủ đề của tác phẩm :Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà luôn nghĩ đến sự
sống.
- Cũng qua Tràng và câu chuyện nhặt vợ của anh, nhà văn giúp người đọc cảm nhận
được vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động nghèo : đó là vẻ đẹp tình người và
niềm tin tưởng vào tương lai. - Qua nhân vật Tràng, Kim Lân đã bộc lộ được khả năng
miêu tả tâm lý nhân vật và ngòi bút nhân đạo sâu sắc của nhà văn

23 | P a g e
24 | P a g e

NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI


Nhân vật người đàn bà hàng chài
Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
- Xuất hiện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, người đàn bà hàng chài hiện lên là một
người phụ nữ có số phận bất hạnh nhưng lại giàu tình thương con và thấu hiểu lẽ đời.

1/Về tên gọi : “Người đàn bà” được gọi một cách phiếm định . Ý nghĩa của cách gọi
phiếm định : Người đàn bà khốn khổ ấy cũng như biết bao người phụ nữ khác, họ cũng
đang rất khốn khổ , tồn tại thật trên cõi đời này.

2/ Cảnh ngộ : Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà làng chài lại
là một người có ngoại hình xấu xí. Những nét thô kệch ấy, trong lam lũ vất vả bởi
những lo toan và mưu sinh thường nhật, khi ngoài bốn mươi, lại càng trở nên đậm nét
““khuôn mặt mệt mỏi”…
Tội nghiệp, bất hạnh.

3/ Tính cách và tấm lòng của chị:

a/ Là một người đàn bà biết nhẫn nhục, chịu đựng : bao lần bị chồng đánh vẫn “cam
chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn
chạy”, và xem chuyện chịu đựng là một lẽ đương nhiên mà những người đàn bà vùng
biển như bà phải chấp nhận.Với chị, muốn tồn tại thì phải chấp nhận.

b/Là một người phụ nữ giàu tự trọng, thấu hiểu lẽ đời, có tình thương con vô bờ bến”:
- Khi biết cảnh mình bị chồng đánh, cảnh đứa con trai phản ứng lại cha bị người khách
lạ phát hiện , chị thấy “đau đớn- vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. .Chị
không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót ( kể cả thằng Phác- đứa con yêu của chị
) và chị “sống cho con chứ không thể sống cho mình”.
- Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng chị không hề để ý, không hề bận
tâm bởi chị là một người mẹ giàu lòng vị tha, chấp nhận hy sinh, thua thiệt về mình chứ
không óan trách người khác, nên bao nhiêu đau khổ ,chị đều gánh chịu “tình thương con
cũng như nỗi đau, cũng như cái sự âm thầm trong việc hiểu thấu cái lẽ đời, hình như
mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”.
- Khi ở toà án huyện, chính chị đã đem đến cho Phùng và Đẩu những xúc cảm mới:
+ Lúc đầu, chị rụt rè, sợ hãi khi đến một không gian lạ. Chị tìm một góc tường ở chốn

24 | P a g e
25 | P a g e

công đường để ngồi; chị thưa gửi, xưng “con”và van xin “ con xin lạy quí toà…”
Trông chị thật nhỏ bé, tội nghiệp chốn công đường.
+ Khi đã lấy được tự tin, tâm thế thay đổi, chị đột ngột chuyển cách xưng hô : “ Chị
cám ơn các chú!...” một sự hoán đổi thật ý nghĩa : ở đây, lẽ đời đã thắng. Người lao
động lam lũ, nghèo khổ không có uy quyền nhưng cái tâm của một người mẹ giàu tình
thương con, thấu hiểu lẽ đời là một thứ quyền uy có sức công phá lớn điều này đã làm
chánh án Đẩu và nghê sĩ Phùng thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều. Người phụ nữ sâu sắc ,
thấu hiểu lẽ đời , cảm thông chấp nhận san sẻ nỗi khổ với chồng . Với chị , hạnh phúc
chính là vì con

3/ Đánh giá chung về nhân vật :


- Hình ảnh người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”là hình ảnh điển hình
cho số phận đau thương, bất hạnh của bao người phụ nữ trong xã hội đang bị cái đói, cái
nghèo,cái lạc hậu vây bủa. Nhưng điều quan trọng là từ trong cuộc đời tăm tối đau
thương ấy của họ, Nguyễn Minh Châu vẫn phát hiện ra vẻ đẹp trong tâm hồn – tính cách
của những người vợ ,người mẹ giàu lòng vị tha, giàu tình thương con và rất thấu hiểu lẽ
đời.
- Qua số phận, tính cách tâm hồn của người đàn bà hàng chài,nhà văn thể hiện tấm lòng
cảm thông chia sẻ với người con người, những cảnh đời bất hạnh do tàn dư xã hội cũ
để lại.
- Đồng thời, qua đó cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn : văn học phài gắn
bó với cuộc đời…; nhà văn phải có cái nhìn cuộc đời một cách đa diện, nhiều chiều,
tránh đơn giản, chủ quan

25 | P a g e
26 | P a g e

NHÂN VẬT PHÙNG


Nguyễn Minh Châu là một nhà văn thường đưa những câu chuyện, trải nghiệm thực tế
của bản thân vào những tác phẩm văn học của mình. Vì thế, những tác phẩm của ông
thường mang đến cho người đọc những cảm giác rất gần gũi, thân quen và chân thật.
Trong cuộc sống mưu sinh, bộn bề kiếm tìm hạnh phúc thực sự, ông đã viết nên tác
phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Nổi bật trong câu chuyện là hình tượng nhân vật Phùng -
một nghệ sĩ nhiếp ảnh luôn tôn thờ và tha thiết được sống cùng cái đẹp.
Trong thời chiến tranh, người lính luôn là đề tài truyền biết bao cảm hứng dành cho các
thi sĩ, nhà văn. Đối với Nguyễn Minh Châu, ông lấy cảm hứng để xây dựng nhân vật
Phùng đã từng là một người lính, giờ là một phóng viên ảnh luôn khao khát cái đẹp.

Mở đầu câu chuyện bằng một tình huống đầy bất ngờ. Theo chỉ thị của trưởng phòng,
Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường xưa của anh để chụp những bức ảnh
cho tấm lịch nghệ thuật thuyền và biển. Tại nơi đây, đã có biết bao cảm xúc tràn về,
những kỉ niệm cùng cảnh đẹp của đất trời đã khiến cho tâm hồn anh bị choáng ngợp.
Sau biết bao ngày suy nghĩ, kiếm tìm ý tưởng, đề tài, anh đã chụp được một bức ảnh
thật đẹp và hết sức vừa ý. Đôi mắt anh đã bắt gặp một khung cảnh tuyệt vời “trước mặt
tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe
vào bầu trời sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu
vào. … trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Anh cảm thấy tâm hồn mình trở nên
mộng mơ, trong trẻo biết bao. Đã biết bao lâu rồi, anh không tìm được cái đẹp đến
nhường nào.
Thế nhưng, từ sau chiếc thuyền ngoài xa ấy, anh đã thấy một đôi vợ chồng hàng chài,
lão đàn ông với dáng hình cộc cằn thẳng tay đánh vợ chỉ để giải tỏa nỗi thống khổ uất
ức của mình. Một người đàn bà xấu xí, héo mòn được che chở bởi thằng con trai của bà
- thằng Phác. Ngay lập tức, anh đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất và chạy nhào tới”. Cái
đẹp của cảnh vật chẳng thể che mờ những mảng tối của cuộc sống. Vẻ đẹp của Phùng
càng được tỏa sáng nhờ tấm lòng nhân hậu, đầy lòng trắc ẩn. Câu chuyện chưa dừng lại
ở đó, ba ngày hôm sau Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cô chị gái tước
đoạt con dao găm mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Với tính cách
của người lính, những người đã từng đổ biết bao công sức mồ hôi, máu và nước mắt để
bảo vệ đất nước, mong cho nhân dân có được cuộc sống hạnh phúc ấm êm thì khung
cảnh này thật đi ngược với những mong ước, mục tiêu của các anh. Chính vì thế, Phùng
đã “nện cho hắn một trận ra trò”. Anh cũng bị thương và được đưa về trạm y tế của tòa
án huyện. Tại đây, người đàn bà nghèo khổ kia đã một mực van xin cho người chồng
kia rằng “quý tòa đừng bắt con phải bỏ nó”. Khi con người ta phải chịu tù đày áp bức,
tưởng rằng tự do sẽ là điều họ khao khát nhất. Thế nhưng, sau khi nghe câu chuyện của
26 | P a g e
27 | P a g e

bà, Phùng và độc giả mới có thể hiểu được những uẩn khúc, lý do của những mảnh đời
ấy.
Người đàn bà ấy luôn sẵn sàng chịu đựng khó khăn, đói nghèo vì chồng vì con. Với
trách nhiệm là một người vợ, người mẹ đã truyền cho bà biết bao sức mạnh để đối diện
với cuộc sống. Có những ngày “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng
chưa bao giờ bà tìm cách trốn chạy. Bà biết dù bà có rũ bỏ tất cả thì cũng không thể dứt
bỏ được mối dây liện hệ với những đứa con của bà. Bạo lực gia đình luôn là một vấn
đề nhức nhối trong xã hội, con người ta cứ phải luẩn quẩn trong vòng vây của những
mối quan hệ gia đình mà chẳng có cách nào thoát khỏi nó. Những tổn thương mà người
phụ nữ và những đứa trẻ vô tội phải chịu đựng, được che lấp ẩn chứa sau cái đẹp mà
Phùng đã nhìn thấy. Bỗng nhiên, anh ý thức được rằng: hạnh phúc vẫn luôn gắn liền với
khổ đau, cái đẹp luôn tiềm ẩn cái ác, cái xấu.
Sống trong hoàn cảnh khó khăn, cơm áo gạo tiền, con người ta vẫn luôn mưu cầu hạnh
phúc. Biết bao dự định, giá như người ta muốn thực hiện. Giá như “tôi đẻ ít và chúng tôi
sắm được cái thuyền rộng hơn” của người phụ nữ ấy, giá như người đàn ông ấy có đầy
đủ điều kiện để nuôi vợ chăm con của lão, có khi nào lão không trở thành một người
như vậy. Có hàng vạn hàng nghìn lý lẽ mà người ta đưa ra để lý do giải thích cho cuộc
đời họ, khi pháp luật nghiêm minh bảo vệ họ thì vẫn chẳng đủ để thay đổi được cuộc
đời mà họ đã lựa chọn. Tác giả đã cho nhân vật Phùng được can thiệp, giúp đỡ những
con người ấy nhưng họ từ chối. Phải chăng, con đường đấu tranh cho nhân quyền và
thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ còn trở ngại, gian nan hơn cả cuộc đấu tranh giải phóng
đất nước.
Những trăn trở, suy nghĩ trong lòng Phùng chắc hẳn cũng chính là những dòng cảm nghĩ
chung cho cả dân tộc. Li hôn liệu có thể giải quyết được những hậu quả của một cuộc
hôn nhân không hạnh phúc. Biết bao khó khăn, bão tố ngoài biển khơi cũng chẳng thể
nào so sánh được với những chơi vơi, sóng gió của cuộc đời.
Chiếc thuyền ngoài xa qua lăng kính nghệ thuật của nhân vật Phùng, đã tô điểm nên
cảnh đẹp của đất trời Việt Nam. Sâu xa trong những bức hình ảnh, những bi kịch, đắng
cay vẫn đang ngày đêm diễn ra ở cuộc sống đời thường của những người lao động
nghèo. Bằng tâm hồn của người lính, bằng lòng nhân hậu yêu trọng cái đẹp, hòa bình
của người làm nghệ thuật, Phùng đã gắn kết những câu truyện, mảnh đời trong văn
chương tới cuộc sống đời thực trở nên gần gũi, chân thật biết bao.

27 | P a g e
28 | P a g e

MỊ
Nhân vật Mị
Truyện ngắn “Vợ chồng A phủ” của Tô Hoài
- Mỵ là một trong hai nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Vợ chồng Aphủ” của nhà
văn Tô Hoài.
- Xuất hiện trong tác phẩm , Mỵ là một cô gái trẻ trung , có cuộc sống khổ nhục và số
phận nô lệ nhưng lại tiềm tàng một sức sống và khát vọng tự do mạnh liệt. Cụ thể:

1/ Trước khi bị bắt về làm dâu trừ nợ cho thống lý Ptra,Mỵ là một cô gái:
- Trẻ trung,yêu đời, có khát vọng hạnh phúc.Cần cù lao động,hiếu thảo với cha. Có tài
thổi kèn lá, được nhiều trai bản yêu mến… Lẽ ra Mỵ phải được sống hạnh phúc.

2/Từ khi Mỵ bị bắt về làm dâu trừ nợ:

a. Cuộc sống cùng khổ, bế tắc của Mỵ:


- Về thể xác :
+ Mị bị đối xử chẳng khác gì nô lệ : bị bóc lột tận cùng sức lao động (“Tết xong thì lên
núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặc đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù
lúc đi hái củi lúc bung ngô, lúc nào cũng gày một bó đay trong cánh tay để tước thành
sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa con trâu làm có có lúc , đêm
nó còn được đúng gãi chân nhai cỏ, đàn bà con gái trong nhà này thì vùi đầu vào công
việc cả đêm cả ngày”)
+ Bị A Sử đánh đập hành hạ, trói đứng.
Mị bị đẩy vào tình trạng câm lặng , “Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa”, thậm chí còn
không bằng con trâu, con ngựa.
- Về tinh thần :
+ Cuộc sống tinh thần của Mị trong nhà thống lí Pá Tra bị định đoạt bởi thần quyền (bị
cúng trình ma).
+ Hôn nhân không tình yêu (Mị phải sống với A Sử- một người mà Mị không hề có tình
yêu thương)
+ Mị bị giam hãm trong một không gian chật hẹp : ở trong cái buồng “ kín mít, có một
chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào cũng trong ra cũng chỉ thấy trăng trắng,
không biết là sương hay là nắng” – căn buồng gợi lên không khí tù túng, chập hẹp như
một nhà tù giam hãm cuộc đời Mị .
+ Mị mất hết cảm giác, thậm chí mất hẳn đời sống ý thức, sống mà như chết(“ lúc nào
cũng cúi mặt buồn rười rượi”; “ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.)
=> Mị thật sự bị đẩy vào tình trạng cùng khổ về vật chất, bế tắc về tinh thần.

28 | P a g e
29 | P a g e

c. Sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc của Mị ( qua 3 lần Mị phản kháng chống
lại số phận):
- Lần 1 : Mị định ăn lá ngón để tự tử -> ý thức về cuộc sống tủi nhục của mình> không
chấp nhạn kiếp sống “ người-vật” -> Mị tìm đến cái chết như một phương tiện giải
thoát chính là hành động để khẳng định lòng ham sống, khát vọng tự do của mình.
- Lần 2 : Trong đêm tình xuân,Mị muốn đi chơi:
+ Tiếng sáo gọi bạn làm Mỵ nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp trong quá khứ .
+ Mị lấy rượu ra uống“ ừng ực từng bát”- Phải chăng Mị đang uống khát khao, mơ ước,
căm hận vào lòng.
+ Khát vọng sống bừng lên trong Mị “ Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi”.
+ Mị thấy phơi phới trở lại, đến góc nhà lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ vào đĩa đèn cho
sáng -> thắp sáng niền tin, từ giã tăm tối.
+ Mị lấy váy áo định đi chơi. Bị A Sử trói vào cột nhà, Mị vẫn thả hồn theo cuộc chơi,
tâm hồn Mị cứ bồng bềnh bay theo tiếng sáo…
- Lần 3 :Đêm mùa đông, Mị cởi trói cho APhủ :
+ Chứng kiến cảnh APhủ bị hành hạ có nguy cơ phải chết, lúc đầu Mị không quan tâm “
dù APhủ có là cái xác chết đứng đấy cũng vậy thôi” -> Phải chăng đó là chứng tích của
việc Mị bị đày đoạ một cách đau đớn cả về thể xác và tinh thần làm cho Mị từ một phụ
nữ nhân hậu trở thành vô cảm.
+ Khi thấy “ dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xám lại” của APhủ,
Mị đã xúc động.Thương mình, thương người -> Mị quyết định cởi trói cho APhủ.
+ Mị đứng lặng trong bóng tối rồi chạy theo APhủ trốn khỏi Hồng Ngài với một lí do “
Ở đây thì chết mất”-> hành động tự giải thoát khỏi số phận tăm tối của Mị hoàn toàn
mang tính tự phát : Cởi trói cho APhủ cũng chính là Mị đã cởi trói cho cuộc đời
mình.Chấp nhận cuộc sống trâu ngựa và khao khát được sống một cuộc sống của con
người ; khát vọng hạnh phúc đã giúp Mị chiến thắng số phận tăm tối.

3/ Đánh giá chung về nhân vật Mỵ:


- Cuộc đời, số phận và phẩm chất của Mỵ trong tác phẩm, tiêu biểu cho số phận, phẩm
chất của người dân lao động nghèo miền núi Tây Bắc dưới sự áp bức, bóc lột của bọn
phong kiến chúa đất và thực dân góp phần làm nên tư tưởng chủ đề của tác phẩm “Vợ
chồng Aphủ”.
- Cũng qua nhân vật Mỵ, người đọc cảm nhận được bút pháp “biện chứng tâm hồn” hết
sức tinh tế, độc đáo và điêu luyện của Tô Hoài trong việc khắc họa chân dung của
những người lao động bị áp bức bằng một cái nhìn ấm áp, đầy tin yêu và trân trọng.

29 | P a g e

You might also like