You are on page 1of 5

VỢ NHẶT (Kim Lân)

1. Phân tích đoạn trích sau trong tác phẩm Vợ nhặt

"Cái đói đã tràn đến xóm này... cái mặt cử vênh lên tự đắc với mình"

Gợi ý:

Khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

Phân tích đoạn trích

Đoạn trích miêu tả Tràng đưa người vợ nhặt về xóm ngụ cư giữa lúc cái đói hoành hành.

* Khung cảnh xóm ngụ cư:

Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương (1940), cùng với thực dân Pháp áp
bức, bóc lột khiến dân ta lâm vào tình cảnh một cổ hai tròng. Ở miền Bắc, Nhật bắt nông dân phải nhổ
lúa trồng đay, trong khi đó Pháp tăng thuế, ra sức vơ vét thóc gạo. Mùa xuân Ất Dậu 1945, từ Lạng Sơn
đến Quảng Trị, dân ta lâm vào nạn đói chưa từng có trong lịch sử: hơn hai triệu người chết đói thê thảm.
Có làng chết gần hết, nhiều người chết lá trên đường đi, nơi gốc cây, ven đường. hè nhà, quán chợ, ...
Nhiều gia đình, nhiều người phải ăn cháo cắm, ăn rau, ăn củ chuối...thay cơm.

- Xóm ngụ cư được miêu tả trong tác phẩm Vợ nhặt điển hình cho nhiều xóm ngụ cư trong nạn đói 1945.
Cái đói đã tràn đến xóm, bủa vây và đe dọa số phận từng con người, không trừ một ai. Bức tranh xóm
ngụ cư được miêu tả trong bóng chiều chạng vạng, những gia đình từ Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ
lượt bồng bế, dắt díu nhau “xanh xám như bóng ma”, “nằm ngổn ngang khắp lều chợ". Cái đói, cái chết
hiện diện, bao trùm khắp nơi khiến con người ta không thể trốn chạy, ai cũng như nhìn thấy cái chết của
mình và tuyệt vọng chờ nó đến. Người chết như ngả rạ - hình ảnh so sánh đã tái hiện khung cảnh kinh
hoàng, đầy ám ảnh ở xóm ngụ cư. Không buổi sáng nào, người trong làng đi làm, đi chợ không nhìn thấy
ba bốn cái thấy nằm còng queo bên đường, “không khí vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của
xác người". Cảnh thê lương và lạnh lẽo, hai bên dãy phố úp súp tối om không ánh đèn lửa, “bóng người
đói dật dờ lặng lẽ đi lại như những bóng ma", "những khuôn mặt hốc hác u tối", trẻ con chẳng buồn nô
đùa "ngồi ủ rũ dưới những xó đất, không buồn nhúc nhích". Âm thanh “tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài
bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết"

* Khát vọng hạnh phúc của con người trên nền cảnh của cái đói, cái chết

- Tràng đưa thị về xóm ngụ cư sau hai lần gặp gỡ. Khát vọng hạnh phúc khiến anh bất chấp cái đói “đèo
bòng” người đàn bà khốn khổ. Hạnh phúc giản dị khiến Tràng vui sướng, mãn nguyện. Niềm vui được lộ
rõ trên khuôn mặt phớn phở, hai mắt sáng lên lấp lánh, tủm tỉm cười nụ một mình. Thấy mọi người
chăm chú và bàn tán, Tràng càng lấy làm hãnh diện, cái mặt cứ vênh lên tự đắc. Còn người vợ nhặt, khát
khao sống, mong muốn có chỗ tựa nương nên đã theo Tràng. Thị ngượng ngùng, xấu hổ đi sau Tràng,
đầu hơi cúi, cái nón tàng che khuất nửa mặt. Biết ảnh mắt mọi người đổ dồn về phía mình, thị càng
ngượng nghịu, chân nọ bước díu vào chân kia.

- Những người dân xóm ngụ cư thấy Tràng đưa người đàn bà lạ về, họ ngạc nhiên, xôn xao bàn tán,
những gương mặt hốc hác u tối bỗng rạng rỡ hẳn lên. Họ mừng cho Tràng nhưng cũng thở dài lo lắng
thay cho anh: Ôi chao! ... biết có nuôi nổi nhau sống qua cái thì này không?
=> Đoạn trích dựng bối cảnh nạn đói năm 1945 qua hình ảnh một xóm ngụ cư, qua đó nhà văn nêu lên
thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp, tố cáo tội ác của phát xít và thực dân. Nhưng
chính bối cảnh đen tối ấy càng làm nổi bật vẻ đẹp nhân bản của con người. Dù khi đói khổ nhất, con
người vẫn không mất niềm tin vào sự sống, vẫn khao khát hạnh phúc mái ấm gia đình.

Nghệ thuật: Dựng cảnh tài tình, tái hiện khung cảnh làng quê VN trong nạn đói với nỗi ám ảnh kinh
hoàng. Nghệ thuật dựng đối thoại, miêu tả tâm lý nhân vật.

2. Phân tích phần cuối tác phẩm Vợ nhặt

"Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại… Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp
phới"

Gợi ý:

Khái quát tác giả, tác phẩm, giới thiệu đoạn trích

Cảm nhận phần trích

* Nhà văn miêu tả bữa ăn đầu đón nàng dâu trong nạn đói “giữa cái mẹt rách có một làm rau chuối thái
rối, một đĩa muối ăn với cháo". Người đàn bà theo Tràng về làm vợ không được chào đón bằng bất cứ
một thứ lễ nghi nào, một bữa ăn bình thường cũng không có. Câu nói đùa "Muốn ăn cơm trắng mấy giả"
của Tràng trong lần đầu hai người gặp nhau vẫn chỉ là lời tếu táo. Tuy vậy mọi người ăn ngon lành và vui
vẻ.

+ Khi mỗi người được hai lưng lưng thì nồi cháo cũng hết. Rồi đến món cháo cám mà cụ Tứ hồ hởi giới
thiệu là “chè khoán", “ngon đáo để" và "xóm ta khối nhà chả có mà ăn đầy". Người vợ nhặt đón lấy bát
cháo cám "hai con mắt thị tối lại ". Còn Tràng "gọt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun lại ngay,
miếng cảm đẳng chất và nghẹn bứ trong cổ". Nồi cháo cám – món ăn vốn dĩ dùng cho súc vật đã kéo họ
trở về hiện thực với cái đói nghèo đến thảm hại. Bữa ăn từ đó trầm xuống “không ai nói câu gì, họ cắm
đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người ". Âm thanh
tiếng trống thúc thuế dồn dập lại dội lên trong lòng mọi người nỗi lo lắng, tủi hờn.

+ Cái đói vẫn hiện hữu và vẫn còn đó nỗi tủi hờn lo lắng nhưng trong bữa ăn đầu đón nàng dâu ấy lại rất
ấm áp tình người. Cả nhà sum vầy, quây quần bên nhau, không khí hòa thuận vui vẻ. Bữa ăn dù là cháo
loãng và không đủ no nhưng mọi người ăn vui vẻ, ngon lành. Kể cả khi ăn miếng cháo cám bã xít trong
miệng, họ vẫn điềm nhiên, họ chấp nhận, nên những tủi cực vào trong chứ không một lời ca thán. Đặc
biệt người mẹ, bà cụ Tứ chắt chiu từng chút niềm vui, cố gắng tạo ra không khí hòa hợp, vui vẻ. “Bà cụ
vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn” “toàn chuyện sung sướng về sau này". Bà vừa là người thắp lửa và cũng là
người truyền lửa. Thắp lên những niềm vui, lạc quan vào cuộc sống và truyền cho con cái niềm lạc quan
ấy để các con hướng về tương lai.

=> Miêu tả bữa cơm ngày đói, Kim Lân đã cho người đọc thấy tình cảnh thê thảm của người nông dân
trong nạn đói 1945 đồng thời khẳng định tình người, niềm tin sẽ tiếp sức mạnh để con người vượt qua
cái đói, cái chết.

* Trong câu chuyện bữa cơm ngày đói, khi nghe tiếng trống thúc thuế, người vợ nhặt thắc mắc hỏi, thị
ngạc nhiên khi thấy ở đây vẫn còn đóng thuế. Thị đã nhen nhóm niềm hi vọng về sự thay đổi cuộc đời
khi nhắc đến ở Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không còn đóng thuế, người ta còn phá kho thóc của
Nhật chia cho người đói. Câu chuyện của thị đã khiến Tràng “thần ra nghĩ ngợi”, Tràng nghĩ đến những
người phá kho thóc Nhật, nghĩ đến Việt Minh, nghĩ đến buổi vô tình gặp những người đói ầm ầm kéo
nhau trên đê Sộp, phía trước là lá cờ đỏ sao vàng. Anh ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ vì buổi đó đã sợ hãi lẩn
tránh mà không hòa vào cùng những người đói đi đòi cơm áo.

+ Ngoài đình tiếng trống thúc thuế dồn dập nhưng trong óc Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ
sao vàng. Những hình ảnh bám riết tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra
những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy
giờ. Kết thúc tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một niềm tin mãnh liệt về sự vùng dậy của những
người dân khốn khổ như Tràng. Họ sẽ được lá cờ đỏ dẫn đường đi đấu tranh giành ấm no, hạnh phúc.

=> Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, con người dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng vẫn khát khao sống.
Câu chuyện mở ra trong bóng chiều chạng vạng, khi đôi trai gái dắt nhau về xóm ngụ cư. Họ đi trong sự
bủa vây của cái chết, những bóng người đói dật dờ, tiếng quạ thê thiết, mùi gây của xác người. Nhưng
“sự sống chẳng bao giờ chán nản", câu chuyện khép lại bằng cảnh buổi sáng đẹp trời, gia đình Tràng
cùng vun đắp một cuộc sống mới với niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Đánh giá:

+ Dùng cách kết thúc mở cho tác phẩm, nhà văn thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống
được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, phán đoán. Hình
ảnh kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong
hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện.

+ Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống
ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.

3. Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận.

Phân tích nhân vật

a. Số phận:

Tràng là một gã trai nghèo, dân ngụ cư, ngoại hình thì xấu xí, thô kệch. Trăng làm nghề kéo xe thóc thuê
nuôi thân và mẹ già.

b. Vẻ đẹp tâm hồn

b1. Một chàng trai nhân hậu, giàu tình thương: Giữa lúc cái đói hoành hành, vì đối con người có thể làm
điều xấu xa ti tiện để có miếng ăn, cuộc sống của mẹ con Tràng vô cùng khó khăn nhưng anh vẫn hào
phóng đãi một người đàn bà xa lạ bốn bát bánh đúc mà không hề tính toán, và khi người đàn bà cũng
quẫn cố bám víu, anh đã quyết định đưa thị về làm vợ. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng tình
yêu thương con người của Tràng. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo, mặc dù nuôi thân không xong, Tràng vẫn
cưu mang người cùng cảnh ngộ.

* Khát khao cháy bỏng về một mái ấm gia đình

- Tấm lòng thương người và sâu xa bên trong là niềm khát khao hạnh phúc, khát khao một mái ấm gia
đình khiến Tràng dám liều lĩnh thách thức với cái đói. Ban đầu, Tràng cũng thấy chợn, nghĩ: “thóc gạo
này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Nhưng rồi Tràng tặc lưỡi và
quyết định đưa thị về.

- Sau cái tiếng “Chậc, kệ!” đó, cái tầm phơ tầm phào ban đầu đã nhường chỗ cho ý thức nghiêm túc vun
vén hạnh phúc gia đình. Tràng đã dồn tiền làm ba việc: mua cho vợ một cái thúng, cùng ăn với nhau một
bữa no và .

mua dầu về thắp sáng. Việc làm tưởng chừng xa xi đó là minh chứng cho tấm lòng Tràng. Không phải vì
lấy vợ quá dễ dàng mà Tràng rẻ rằng hạnh phúc của mình.

Trên đường về, dù cử chỉ, lời nói vụng về, lúng túng nhưng tình cảm của Tràng rất chân thành. Hạnh
phúc giản dị khiến Tràng vui sướng: Niềm vui được lộ rõ trên khuôn mặt phón phở, hai mắt sáng lên lấp
lánh, đôi môi tùm tìm cười nụ. Thấy mọi người chăm chủ và bàn tán, Tràng càng lấy làm hãnh diện, cái
mặt cứ vênh lên tự đắc.

Về đến nhà, Tràng nôn nóng mong mẹ về để ra mắt nàng dâu, hạnh phúc quá bất ngờ khiến Tràng
không tin vào mắt mình, nhìn vợ ngồi ở giữa nhà mà Tràng vẫn ngờ ngợ như không phải thế. Tràng ân
cần với người vợ mới: băn khoăn khi thấy thị buồn, đon đã, sốt sắng "Ngồi xuống đây, tự nhiên...

- Những thay đổi của Tràng khi có hạnh phúc và niềm hi vọng đổi đời.

+ Sáng hôm sau khi thức dậy, Tràng thấy trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra,
anh vẫn chưa hết cảm giác ngỡ ngàng vì việc mình đã có vợ. Vừa vui sướng, vừa ngạc nhiên, tất cả với
Tràng như một giấc mơ. Hai câu văn mở đầu khắc họa chân thực tâm trạng của người đàn ông nghèo
tưởng chừng chẳng bao giờ có hạnh phúc lứa đôi bỗng dưng có vợ đồng thời khẳng định: khát vọng
hạnh phúc là khát vọng rất đẹp, rất con người.

+ Hạnh phúc làm Tràng thay đổi:

. Trở nên chững chạc, khác hẳn ngày thường, từ dáng vẻ đi đứng. Không còn cái dáng gà gà, ngật
ngưỡng hôm nào, Tràng hôm nay thật đường hoàng, chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sản.

Cũng không còn một anh cu Tràng vô tâm, đơn giản như trước, Tràng nhanh chóng nhận ra sự thay đổi
mới mẻ, khác lạ trong ngôi nhà của mình: nhà cửa sân vườn được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng
(...). Nhìn mẹ lúi húi giẫy cỏ ngoài vườn, vợ quét sân – cảnh tượng đơn giản, bình thường nhưng khiến T
xúc động. Anh thấy yêu thương gắn bó với mái nhà của mình lạ lùng. Ngôi nhà trước kia tạm bợ nay với
Tràng đã là tổ ấm, là gia đình. Niềm vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập tâm hồn Tràng. Anh nghĩ
về tương lai mình sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Tràng thấy mình trưởng thành hơn bây giờ hắn mới
thấy hắn nên người. Tràng ý thức rõ bổn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình lo lắng cho vợ con
sau này. Nhìn thấy mẹ và vợ dọn dẹp sân vườn, Tràng xăm xăm chạy ra giữa sân. Hai chữ "xăm xăm” gợi
lên bao nhiêu là hăm hở, háo hức trong bước chân của Tràng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa
lại căn nhà, để xây dựng tổ ấm gia đình. → Từ khi có gia đình, Tràng được sống trong những cảm xúc rất
con người, ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình. Trong cải tối sầm của nạn đói năm đó, Tràng
vẫn không nguôi nghĩ đến tương lai tươi sáng, hạnh phúc gia đình.

- Trong bữa cơm ngày đói, miếng cháo cám nghẹn bứ trong cổ nhưng trong đầu Tràng là hình ảnh lá cờ
đỏ phấp phới và đoàn người đi phá kho thóc Nhật. Chắc chắn Tràng đang nghĩ về tương lai, một ngày
nào đó, anh cũng có mặt trong đoàn người ấy đứng lên giành quyền sống. Và nhất định gia đình nhỏ bé
của anh sẽ có một tương lai tươi sáng.
* Nghệ thuật: Khát khao hạnh phúc của nhân vật được thể hiện qua nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế,
sâu sắc; tình huống truyện độc đáo; ngôn ngữ trần thuật giản dị, tự nhiên, giàu biểu cảm.

=> Miêu tả tâm trạng, sự thay đổi và trưởng thành trong nhận thức, tình cảm và hành động của nhân vật
Tràng, nhà văn thể hiện cái nhìn trân trọng đối với người nông dân dù trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn
luôn khát khao hạnh phúc gia đình.

4. Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật

You might also like