You are on page 1of 4

2.

1 Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp. Ông
tập trung viết về cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động.
- “Vợ nhặt” rút từ tập “Con chó xấu xí”, là truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân, miêu
tả tình trạng thê thảm của họ trong nạn đói năm 1945, nhưng cũng ngợi ca bản chất tốt đẹp
và sức sống kỳ diệu của họ.

2.2 Thân bài


1. Ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện và hoàn cảnh
a) Ý nghĩa nhan đề
- Vợ: biểu tượng cho khát khao tổ ấm, hạnh phúc gia đình, mang ý nghĩa trọng đại và lớn lao
- Nhặt: hành động rẻ rúng, tầm thường
→ Vợ nhặt có nghĩa là nhặt được vợ, gợi sự rẻ rúng của thân phận con người và tình cảnh
thê thảm của con người trong nạn đói năm 1945
Trong thực tế hai từ này không bao giờ đi liền với nhau và ở trong thế tương lập đối phản.
Lấy vợ cưới chồng là một chuyện hệ trọng của cả đời người. Theo quan niệm và phong tục
truyền thống của dân tộc ta, việc cưới xin phải được tiến hành với những nghi lễ trang trọng
và thiêng liêng. Người ta thường đi hỏi cưới vợ chứ chả ai lại đi “nhặt” vợ bao giờ. Vậy mà
đặt trong truyện ngắn của Kim Lân, nhân vật anh cu Tràng lại đi “nhặt” vợ, đưa một người
phụ nữ xa lạ về làm vợ mà không cưới hỏi gì giữa lúc cái đói cái chết đang rình rập đe dọa
tính mạng. Điều này khiến cho sự nghiêm túc thiêng liêng lại trở thành trò đùa.
- Nhan đề “Vợ nhặt” gắn chặt với bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm, phản ánh một tình
cảnh đầy bi hài, khốn khổ đó là số phận thê thảm của những người phụ nữ trong nạn đói năm
1945. Ẩn chứa sau nhan đề “Vợ nhặt” là những suy ngẫm của tác giả, đó là sự trăn trở, xót
xa trước giá trị thấp kém của con người trong hoàn cảnh éo le, bi kịch. Đồng thời vừa bộ lộ
sự cưu mang đùm bọc và thể hiện khát vọng niềm tin mãnh liệt hướng tới tương lai, vừa lên
án tố cáo xã hội xã hội phong kiến và bọn thực dân đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng.
b) Tình huống truyện
- Tình huống: Tràng – một người dân ngụ cư xấu xí bỗng dưng lại có vợ mà lại là nhặt được,
theo về không.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã viết về tình huống truyện như sau: "Tình huống chính là thứ
nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng nhà văn, là khoảnh khắc chứa
đựng cả một đời người"
- Đây là một tình huống vừa éo le, vừa độc đáo, bất ngờ nhưng cũng hết sức hợp lí, thể hiện
giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm:
+ Giá trị hiện thực: bức tranh hiện thực về cuộc sống khốn khó, nghèo khổ của con người và
thân phận rẻ rúng của con người tới mức có thể nhặt được vợ
+ Giá trị nhân đạo: lời kết tội đanh thép về tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật và tay sai.
Đồng thời, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự đùm bọc lẫn nhau và khát vọng sống, khát
vọng hạnh phúc của con người trong cuộc sống khó khăn, vất vả và nghèo khổ
c) Hoàn cảnh
- Nạn đói khủng khiếp năm 1945: Trong truyện đã diễn tả với tất cả niềm xót thương thông
cảm của tác giả về cảnh bi thảm của quần chúng lao động trong nạn đói khủng khiếp năm
1945.
+ Cái đói bao trùm khắp nơi và tràn đến cái xóm nghèo của dân ngụ cư. Những gia đình từ
Nam Định, Thái Bình lũ lượt đội chiếu, dắt díu bồng bế nhau lên, xám lại như những bóng
ma. Buổi sáng nào cũng có vài người chết còng queo bên đường, tỏa mùi gây gây của xác
chết. Toàn bộ câu chuyện của Tràng diễn ra trên cái cảnh đói khổ và tang tóc ấy. Cảnh xóm
ngụ cư vào buổi chiều Tràng đưa người vợ theo về; tiếng hờ khóc trong đêm, mùi đốt đống
rấm.
+ Tình cảnh của gia đình Tràng Tràng: nghèo, không lấy nổi vợ. Vợ Tràng: Vì đói mà phải
theo không về làm vợ, không có cưới cheo gì. Tình cảm xót xa của bữa cơm đón nàng dâu
mới (nồi cháo loãng và bát cám).
2. Nhân vật Tràng
a) Ngoại hình
- Dáng người thô kệch, cái cười khềnh khệch
- Lưng Tràng như con gấu
- Quai hàm bạnh ra
- Dân ngụ cư
b) Diễn biến tâm trạng của Tràng
- Chợt nghĩ: lo sợ vì không biết bản thân mình có nuôi nổi không lại còn đèo bòng
- Tặc lưỡi, “chậc, kệ”: niềm khát khao hạnh phúc tổ ấm gia đình đã lớn hơn mọi nỗi lo lắng,
sợ hãi
- Trên đường đưa vợ về nhà:
+ Vẻ mặt phớn phở, tủm tỉm cười nụ một mình, mắt sáng lên lấp lánh, cái mặt vênh lên tự
đắc với mình
+ Mua dầu về thắp để khi thị về căn nhà của mình trở nên sáng sủa hơn.
- Lúc về đến nhà:
+ Ngại ngùng, đứng tây ngây ra giữa nhà, lo lắng không biết bà cụ Tứ có chấp nhận người
vợ của mình hay không
+ Loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng rồi lại chạy vào sân rồi lại nhìn trộm vào trong
nhà
+ Nhổ vu vơ một bãi nước bọt
+ Lúc bà cụ Tứ về: reo lên như một đứa trẻ, lật đật chạy ra đón, tươi cười, bảo mẹ ngồi rồi
nói “Kìa, nhà tôi nó chào u”
→ Tâm trạng vui sướng đến tột cùng của Tràng
- Sáng hôm sau:
+ Êm ái, lửng lơ như trong mơ bước ra, hạnh phúc vô bờ bến, một niềm hạnh phúc không thể
gọi thành tên
+ Nhìn cảnh nhà cửa gọn gàng, Tràng thấy cảm động, thấy thương yêu, gắn bó với cái nhà,
một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột, ngập tràn
⇒ Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Sự thay đổi đó
xuất phát từ tình yêu thương. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con
người trong cái đói.
3. Nhân vật bà cụ Tứ
a) Ngoại hình
- Dáng người lọng khọng
- Vừa đi vừa húng hắng ho, vừa lẩm bẩm tính toán
→ Nghèo khó, vất vả, cơ cực, lam lũ và đầy lo toan
b) Diễn biến tâm trạng
- Ngạc nhiên, tỏ ý không hiểu: bà không tin vào sự thật rằng Tràng đã có vợ
- Bà hiểu và hiểu ra bao nhiêu cơ sự - bà tin là Tràng đã có vợ và người phụ nữ kia chính là
con dâu của bà:
+ Ai oán, xót thương
+ Bà khóc vì thương con, vì lo cho con, vì bà không làm tròn bổn phận của người mẹ
+ Vui vẻ đón nhận nàng dâu mới với tất cả tình yêu thương, sự đùm bọc, chở che - Sáng hôm
sau:
+ Tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủm beo u ám của bà tươi tắn hẳn lên
→ Sự vui mừng, phấn khởi, hạnh phúc
+ Trong bữa cơm sớm, bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau
→ Thắp sáng nên sự lạc quan, yêu đời và niềm tin vào tương lai tươi sáng
⇒ Bà cụ Tứ không chỉ là người mẹ nhân hậu, yêu thương con mà còn là một người giàu lòng
yêu thương, sự giúp đỡ người khác dẫu trong hoàn cảnh khó khăn
4. Nhân vật “người vợ nhặt”
a) Ngoại hình
- Khuôn mặt lưỡi cày xám xịt
- Áo quần rách như tổ đỉa
- Cái ngực gầy lép nhô lên
→ Một ngoại hình không mấy dễ nhìn. Thị là hiện thân của sự nghèo đói, khốn khổ
b) Hành động và diễn biến tâm trạng
- Khi gặp Tràng:
+ Hành động: ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mặt, cười tít, sà xuống ăn một chặp bốn
bát bánh đúc, ăn xong cầm đôi đũa quệt ngang miệng
+ Lời nói: chua ngoa, đanh đá
→ Những hành động và lười nói này của thị bắt nguồn từ cái đói, đói đến mức khiến người
ta mất đi cả lòng tự trọng, sĩ diện và sự e thẹn, dịu dàng vốn có của người phụ nữ
- Trên đường theo Tràng về nhà: rón rén, e thẹn, ngượng nghịu, chân nọ bước díu vào chân
kia. Tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về "làm dâu nhà người".
- Khi về đến nhà:
+ Đảo mắt nhìn xung quanh, nén một tiếng thở dài, nhếch mép, cười nhạt nhẽo
+ Ngồi mớm ở mép giường, tay vẫn ôm khư khư cái thúng con
→ Thị mang tâm trạng chông chênh, lo âu khi mới bước chân về làm dâu - Sáng hôm sau:
một người đàn bà hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn
→ Sự thay đổi xuất phát từ tình thương
⇒ Ngoại hình, hành động, lời nói của thị là nạn nhân của cái đói, cái khổ. Song cái đói, cái
khổ không làm mất đi ở thị vẻ đẹp tâm hồn của một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, luôn
khát khao yêu thương, hạnh phúc và tràn đầy niềm tin vào tương lai.
Dưới ngòi bút tài hoa của Kim Lân, bức tranh hiện thực của nông thôn Việt Nam cũng như
nỗi niềm, cuộc sống, cảnh ngộ và khát vọng của người nông dân được thể hiện chân thực và
sinh động. “Vợ Nhặt” là một trong những tác phẩm có cốt truyện độc đáo cùng lối dẫn hóm
hỉnh hấp dẫn người đọc. Mong rằng những sưu tầm của Luật Minh Khuê sẽ giúp các bạn
hiểu rõ hơn về giá trị tác phẩm.

You might also like