You are on page 1of 7

VỢ NHẶT – Kim Lân

MB:
Có một nhà văn đã từng tâm sự rằng:“Tôi muốn cho độc giả thấy dù hoàn cảnh
thế nào đi nữa thì tình người vẫn vượt lên trên tất cả. Có tình người là có cuộc
sống.Có tình người là có hy vọng vào tương lai”. Ông dành cả tâm huyết và cả trái
tim cho một “đứa con tinh thần” đã đi sâu vào đời sống tâm hồn của bao thế hệ.
Không ai khác, nhà văn ấy chính là Kim Lân-một con người “thuần hậu
nguyên thủy” khi ông dành cả phần đời sáng tác để viết về nông dân, về
những người nghèo khổ nhưng luôn chan chứa một tình yêu thương con
người, quê hương sâu sắc. Và nổi bật giữa rất nhiều tác phẩm viết về nạn đói năm
1945, “Vợ nhặt” chính là tác phẩm để lại nhiều giá trị nhân văn cao quý , với
lối viết đôn hậu, phẳng phất hơi ấm mà Kim Lân đã dành trọn vẹn và nhân vật
anh cu Tràng.

TB:
KHÁI QUÁT: Vợ nhặt trích trong tập truyện “Con chó xấu xí” viết ngay sau
Cách mạng Tháng 8 với tên gọi “Xóm ngụ cư”, nhưng do thất lạc bản thảo nên
sau khi hòa bình lập lại, tác giả đã viết lại thành “Vợ nhặt”. Thiên truyện lấy bối
cảnh nạn đói năm 1945, xoay quanh những người dân nghèo khó trong đó có anh
cu Tràng- một chàng tai dân ngụ cư nghèo khó nhưng có một tấm lòng thương
người sâu sắc.
Trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu-1945 lúc bấy giờ, anh cu Tràng đã giúp
đỡ một người phụ nữ đói rách vì một câu nói bông đùa vô thức cùng với bốn bắt
bánh đúc mà người đàn bà ấy đã “theo không” anh về nhà. Dù vậy nhưng Tràng
vẫn rất trân trọng người vợ và gia đình ba người của mình. Cuối thiên truyện là
hình ảnh Tràng hạnh phúc sau đêm sống với vợ, bà cụ Tứ- mẹ Tràng cũng mừng
cho con. Họ cùng nhìn về tương lai và nghĩ đến lá cờ đỏ cùng đoàn người đang phá
kho thóc Nhật. Xuyên suốt thiên truyện, hình ảnh Tràng được nhà văn miêu tả
sâu sắc với nhiều diễn biến trong suy nghĩ, cảm xúc và hạnh động, đó là một
nhân vật đặc biệt trong trang văn của Kim Lân.
LUẬN ĐIỂM 1:Lai lịch, ngoại hình, tính cách + niềm khao khát hạnh phúc
Tràng là gã trai nghèo khổ, không có ruộng đất, anh làm nghề đẩy xe bò thuê
để nuôi mẹ già, anh có ngoại hình xấu xí, thô kệch, tính tình lại có phần “dở
hơi”, hay bông đùa với lũ trẻ con trong xóm ngụ cư, đã vậy còn bị phân biệt đối
xử. Mỗi buổi chiều về cu Tràng vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà
gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra. Còn đầu của Tràng thì cạo
trọc nhẵn, cái lưng to rộng như lưng gấu, ngay cả cái cười cũng lạ, cứ phải
ngửa mặt lên cười hềnh hệch. Nếu như trong “Vợ chồng A Phủ” nhà văn Tô
Hoài viết về A Phủ với tất cả sự cường tráng và giỏi giang, được người trong làng
khen hết lời thì ở đây anh cu Tràng lại không được ngưỡng mộ, trầm trồ khen ngợi
như thế. Nhưng với ngòi bút nhân đạo của mình, Kim Lân chỉ đang tái hiện một
cảnh đời khốn khó để độc giả càng trân trọng hơn giá trị phẩm chất trong con
người họ.
Tuy ngoại hình là một bất công của tạo hóa dành cho anh, nhưng ẩn sâu bên
trong là cả một bầu trời nhân cách cao đẹp. Tràng tốt bụng, hiền lành và giàu
lòng thương người.. Ngay giữa lúc đói khát, thân mình cũng nuôi không xong mà
Tràng lại cứu sống người phụ nữ đang đứng trước ranh giới của sự sống và cái
chết. Không phải Tràng không biết suy tính được hoàn cảnh của mình mà trước đó
Tràng đã chợt nghĩ: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi
không, lại còn đèo bòng”. Đó là nỗi sợ hãi mà tất cả con người trong nạn đói đều
đang phải trải qua nhưng tình thương người và khát vọng hạnh phúc đã lớn hơn tất
cả rồi Tràng chậc lưỡi “Chậc, kệ!”. Chỉ một từ “kệ” thôi, Tràng như bỏ lại sau
lưng mình tất cả nỗi sợ hãi để vun vén cho cái hạnh phúc của mình. Anh làm vậy là
vì cảm nhận được sự khát khao đến cháy bỏng một tổ ấm gia đình từ cả mình và
người đàn bà lam lũ kia. Một kết hợp nghệ thuật tuyệt vời giữa sự chân chất, mộc
mạc với khao khát sống hạnh phúc của anh cu Tràng, giữa tài viết truyện hóm
hỉnh với tấm lòng đôn hậu của nhà văn. Tất cả đều làm ta khâm phục và kính
trọng tình người cao đẹp của họ.
LUẬN ĐIỂM 2: Tràng trên đường về nhà
Niềm hạnh phúc ấy đã biến Tràng trở thành một con người hoàn toàn khác.
Trên đường về, trái với anh Tràng hôm qua buồn bã, cúi mặt lo âu nghĩ ngợi,
hôm nay Tràng đột nhiên "phớn phở khác thường”. “Hắn tủm tỉm cười nụ một
mình và hai con mắt thì sáng lên lấp lánh”. Tràng không còn vẻ u ám của ngày tối
tăm. Anh “đi sát người đàn bà, lúc lại lùi ra sau một tí, hai tay cứ xoa vào vai nọ
vai kia, muốn nói đùa một câu, lại cứ thấy ngường ngượng”. Kim Lân đã thật tinh
tế khi cho người đọc thấy rõ sự thay đổi về tâm lí của Tràng. Hạnh phúc như mở ra
một “cửa sinh” mà xung quanh nó các “cửa tử” đều phải cúi đầu lùi lại. Từ một
người đàn ông vốn thô kệch, vụng về, Tràng đã trở thành một người đàn ông
trưởng thành trong tâm hồn và có trách nhiệm xây dựng hạnh phúc gia đình.
Thật vậy, tình yêu và hạnh phúc gia đình luôn đủ sức mạnh khiến con người ta
thay đổi. Ở đời phải chăng không hề có con đường cùng như Nguyễn Khải nói:
“Chỉ cần khát khao mọi thứ đều có thể”.
LUẬN ĐIỂM 4: Tràng là một người chồng tâm lý, thương vợ
Không phải vì vợ nhặt mà Tràng coi thường mà ngược lại anh còn rất yêu
thương, nâng niu và trân trọng thị. Sau khi thành vợ chồng với thị, Tràng dẫn thị
ra ngoài chợ tỉnh đánh chén một bữa, một ít kim chỉ, mua thúng con, hai hào
dầu về thắp cho đêm tân hôn. Đó cả là sự chu đáo của hắn trong một ngày trọng
đại dù trong lúc đói khát, thóc cao gạo kém này.Người phụ nữ anh lấy làm vợ
không phải chỉ đơn thuần là một người qua đường. Gia cảnh Tràng dù éo le,
nhưng lại có suy nghĩ chín chắn, hành động đúng đắn.
Khi đưa thị về nhà, anh quan tâm thị đến từng chút một. Trước vẻ buồn bã
của vợ. Tràng hai lần tự hỏi: “Sao nó buồn thế nhỉ? Sao hôm nay nó buồn thế
nhỉ?”. Có lẽ vì hắn hiểu được những tủi cực trong lòng thị. Hắn thấy có lỗi vì
không thể hoàn thành trách nhiệm của một người chồng với thị. Hắn lực bất tòng
tâm trước hoàn cảnh. Dù chẳng nói ra nhưng chính hành động nhỏ, cách quan tâm
có phần vụng về của hắn đã nói lên tất cả.
LUẬN ĐIỂM 5 : Tràng là một chàng trai hiếu thảo, có nề nếp suy nghĩ trước
sau
Vẫn biết dẫn vợ về đột ngột ra mắt mẹ là một hành động sai với mẹ trong
những năm nạn đói, bởi vậy Tràng thấy lo lắng, thấy sợ. Tràng ngóng mẹ
“nóng ruột, đi đi lại lại”. Chưa bao giờ người ta thấy Tràng nôn nóng như thế.
Phải chăng anh đã biết lo lắng? Sợ mẹ không đồng ý và sợ hạnh phúc kia vụt mất
chăng? Khi mẹ về, anh mừng rỡ, rối rít như trẻ con Tràng mời mẹ ngồi lên giường
để thưa chuyện cho trịnh trọng. Chính chàng trai cũng ý thức được việc hệ trọng
của đời mình. “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên
phải kiếp với nhau...Chẳng qua nó cũng là cái số cả...” Hai tiếng “nhà tôi” nghe
thật đầm ấm, Tràng đã xem người vợ như người một nhà, như một người bạn đời
đúng nghĩa. Tràng xem thị là mối lương duyên do trời định sẵn, mà lệnh trời thì
khó cưỡng lại được. Câu nói đầy ngượng nghịu nhưng đầy trân trọng ẩn chứa bao
trách nhiệm của chàng trai nghèo trước hạnh phúc bất ngờ. Khi được mẹ đồng tình
thì Tràng thở phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Vậy là Tràng đã có vợ, bà cụ Tứ đã
có nàng dâu mới. Tràng biết việc làm của anh không phải với mẹ, chắc chắn sẽ làm
cho mẹ buồn, anh là một người con chí hiếu, biết nghĩ cho mẹ biết nghĩ cho người
khác. Kim Lân đã cho anh cu Tràng có hạnh phúc. Một niềm hạnh phúc thật thiêng
liêng.
LUẬN ĐIỂM : Tràng là người đàn ông sống có trách nhiệm với gia đình (sáng
hôm sau)
Buổi sáng hôm sau Tràng hoàn toàn thay đổi. Hắn trở thành một người đàn
ông biết lo lắng và chăm sóc cho cuộc sống gia đình. Tràng nhận thấy xung
quanh mình có thứ gì vừa thay đổi, mới mẻ, khác lạ: Nhà cửa, sân bãi được quét
tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng, quần áo được thu dọn, hai cái ang đã được đổ
đầy nước… Tràng thấm thía, cảm động khi thấy mẹ và vợ dọn dẹp lại nhà cửa
nhất là khi nghe tiếng chổi tre quét từng nhát sàn sạt trên sân. Anh đã có những
quan sát, nhận thức về cuộc sống, về thế giới xung quanh. Tình yêu phải chăng còn
khiến cho anh dần trưởng thành? Và rồi một nỗi lòng yêu thương, một nguồn vui
sướng đột ngột tràn ngập trong lòng "Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn
bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh
con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng". Không phải chỉ "có
vợ", mà lần này, hắn có hẳn một "gia đình". Thật đúng khi "Không có gia đình,
người đàn ông trở nên cô độc với toàn thế giới, run rẩy trong giá lạnh" - câu nói
của Andre Maurois đã khiến ta hiểu hơn hạnh phúc mà Tràng. Ngôi nhà chàng
trai đã sống bao ngày, hôm nay khi nhìn nó qua lăng kính tình yêu Tràng mới thấy
nó thiêng liêng như vậy. Phải chăng “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”. Tình
yêu như sợi dây kết nối các thành viên trong gia đình. Gia đình là nơi quây quần, là
nơi để trở về: “Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng”. Trong ngôi nhà ấy sau
này sẽ càng ấm áp hơn khi “Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy”.
Một điều vô cùng quan trọng khi hắn đã nhận rõ bổn phận và trách nhiệm
của mình: hắn sẽ làm trụ cột, làm chỗ dựa và “ có bổn phận lo lắng cho vợ con
sau này”. Từ ý thức, trách nhiệm dâng cao đã thôi thúc Tràng bắt tay vào hành
động: “hắn xăm xăm chạy ra sân, hắn muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa
lại căn nhà”. Vậy là Tràng đã trưởng thành, một người đàn ông có ý thức
trách nhiệm với vai trò trụ cột gia đình. Cái dáng vẻ "xăm xăm" ấy nói lên biết
bao trách nhiệm, bao yêu thương hắn dành cho gia đình. Hành động ấy là sự
chuyển biến lớn của chàng trai nông dân ít học này. → Chính niềm hạnh phúc được
sống trong tình yêu thương, tình mẹ con vợ chồng hòa thuận đã nhen nhóm trong
lòng chàng biết bao khát vọng về hạnh phúc, bao niềm tin vào cuộc sống sẽ thay
đổi tốt đẹp hơn.
LUẬN ĐIỂM : Tràng là người nông dân mang khát vọng đổi đời và niềm tin
mãnh liệt vào tương lai phía trước
Sự biến chuyển lớn lao này được thể hiện qua suy nghĩ của Tràng ở cuối
truyện. Đến bữa cơm ngày đói, sau niêu cháo lõng bõng là những bát “chè
khoán” bằng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ, “một nỗi tủi hờn len vào
tâm trí mọi người”. Lúc này đây khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên dồn
dập, Tràng đã “thần mặt ra nghĩ ngợi”, đây là điều hiếm có đối với Tràng xưa nay.
Trong ý nghĩ của anh lại vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo
nhau đi trên đê Sộp để cướp kho thóc của Nhật và đằng trước là lá cờ đỏ to
lắm. Tràng nhớ tới cảnh ấy và lòng ân hận, tiếc rẻ, trong óc vẫn thấy đám người
đói và lá cờ bay phấp phới... Tâm trí Tràng lúc này đang hướng tới một ngày nào
đó chính anh sẽ hòa mình vào đám người đang đói, được giác ngộ đi theo Việt
Minh, khát vọng của Tràng, khi cuộc sống vật chất chưa có gì thay đổi, anh đã
hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Đó là lí do tại sao nhân vật Tràng cùng thời
với Lão Hạc, Chí Phèo nhưng lại hướng tới ánh sáng đấu tranh, bởi ngòi bút của
tác giả Kim Lân đã được giác ngộ lý tưởng cách mạng.
Tràng đã mở đầu cho câu chuyện “Vợ nhặt” bằng những “bước ngật ngưỡng
trên con đường khẳng khiu luồn qua xóm chợ” của những người ngụ cư vào
buổi chiều chạng vạng mặt người và cũng chính anh đã kết thúc câu chuyện ấy vào
buổi sớm mai với một hình ảnh mới lạ về đoàn người nghèo đói vùng lên dưới
bóng lá cờ đỏ bay phấp phới – hình ảnh xa gần báo hiệu Việt Minh, Cách mạng
sắp tới giải phóng cho những thân phận bế tắc, cùng đường.
 Đánh giá ý nghĩa nhân vật Tràng
Cuộc đời Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng
tháng Tám. Qua nhân vật Tràng không những nhà văn phản ánh một mặt trận
đen tối trong hiện thục xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân
nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của họ. Kim Lân đã tiếp nối những
trang viết giàu chất nhân bản về người lao động bình thường của những nhà văn
trước đó như Ngô Tất Tố, Nam Cao. Dù sống trong cảnh đói nhưng Tràng và
những người nông dân nghèo vẫn luôn nghĩ đến sự sống. Tràng đã biết quan tâm
đến những chuyện ngoài xã hội, bước đầu giác ngộ lí tưởng cách mạng, lí tưởng tự
do, hiểu ra vai trò của lực lượng Việt Minh và sẵn sàng đi theo.
LUẬN ĐIỂM : Đánh giá nội dung, nghệ thuật
 Giá trị hiện thực, nhân đạo
Truyện ngắn “Vợ nhặt” đã để lại tinh thần nhân văn nhân đạo sâu sắc, thấm
đượm tên mỗi trang sách của nhà văn Kim Lân qua cuộc đời ba nhân vật
Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Người đọc cảm nhận được đời sống xã
hội Việt Nam trước nạn đói tàn khốc khiến giá trị con người trở nên rẻ
rúng trong những ngày trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945 được
phản ánh một cách chân thực qua ngòi bút của nhà văn Kim Lân mà tiêu
biểu ở đây là 3 nhân vật Tràng, vợ nhặt, bà cụ Tứ. Niềm cảm thông, trân
trọng, thương xót của nhà văn đối với cuộc sống bi thảm của người nông dân
nghèo trong nạn đói. Không dừng lại ngòi bút nhân đạo của nhà văn Tô Hoài
còn tố cáo gay gắt tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với người
dân lao động. Tuy vậy nhà văn cũng không quên phát hiện, ca ngợi, nâng niu
những vẻ đẹp tâm hồn, nhân phẩm cao đẹp của người nông dân lương
thiện. Biểu hiện sau cùng của tư tưởng nhân đạo là nhà văn đã hé mở con
đườn đổi đời tươi sáng, tích cực cho người dân khốn cùng là hình ảnh người
Việt Minh đi phá kho thóc của Nhật để chia cho dân nghèo. Đồng thời nhà
văn cũng đặt niềm tin vào khát vọng sống vươn lên những người nông
dân nghèo khổ sẽ đấu trành dưới ngọn cờ của Đảng dù cuộc sống có bị
đày đoạ, có khổ đau. Đó chính là con đường duy nhất giúp họ đổi đời, giúp họ
đến với tự do.
 Đánh giá nghệ thuật:
Nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, éo le, khó tin
nhưng rất thật. Đó cũng là cơ sở để nhà văn khắc hoạ tính cách nhân vật,
phác hoạ được bức tranh hiện thực năm 1945. Đề cao những phẩm chất
tốt đẹp của người nông dân sống bên cạnh cái chết nhưng vẫn hướng tới
hướng tới tương lai tươi sáng. Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn,
cách dẫn dắt giản dị và chặt chẽ. Mở đầu là bức tranh nạn đói, tiếp đến là
hình ảnh Tràng đưa người vợ nhặt về nhà. Sau đó là sự hồi tưởng của
Tràng về việc nhặt được vợ. Rồi mạch truyện chảy xuôi cho đến hết. Nhà
văn trần thuật thông qua đối thoại giữa các nhân vật. Từ đó tạo được những
đoạn đối thoại sinh động “Có khối cơm trắng mấ giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói
thật hay nói khoác đấy!”, “ Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!”,”Điêu, người thế
mà điêu”,... Không những thế tác giả còn sử dụng nghệ thuật dựng cảnh hết
sức chân thực qua cảnh người đàn bà ăn bánh đúc hay cảnh Tràng dẫn người
vợ về,... Và Nghệ thuật miêu tả tâm lí hết sức tinh tế kết hợp cùng ngôn ngữ
mộc mạc giản dị nhưng được chắt lọc kỹ lưỡng, tạo sức gợi đáng kể.
KB: Nhà văn Trần Đông Minh từng có nhận xét rất tinh tế: “Nhà văn dùng Vợ
Nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ
nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”. Và phải
chăng “những tia sáng ấm lòng” ấy chính là tình yêu thương, là sức sống mãnh liệt
của các nhân vật bị đẩy tới đường cùng tuyệt lộ buộc phải đối mặt với cái chết
nhưng lại biết cách tỏa sáng để nâng tầm giá tị của con người. Bằng óc quan sát
tinh tế và tấm lòng đồng cảm sâu sắc với số phận con người, Kim Lân đã thực sự
làm bạn đọc xúc động khi xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tràng trong
đoạn trích này.

You might also like