You are on page 1of 1

Nhắc đến “con đẻ của đồng ruộng”, người ta nghĩ ngay đến Kim Lân.

Ta nhớ đến ngay ngòi bút mộc mạc


của ông tìm về với kiếp người nơi chốn thôn quê nghèo khổ. Tuy trong cái bóng tối của cơ cực vây
quanh mảnh đời những người nông dân, nhưng ánh sáng từ ngọn lửa của tình người, lòng nhân nghĩa
vẫn là màu sắc chủ đạo xuyên suốt tất cả các tác phẩm. Truyện ngắn “Vợ nhặt” cũng không nằm ngoài
dòng chảy đó. Tác phẩm là bức tranh chân thật về bi kịch nạn đói năm 1945, là sự ngợi ca tình người,
tình mẫu tử, trân trọng khát vọng sống, khát khao hạnh phúc của những người nông dân nghèo. Đặc biệt
là ở đoạn trích sau, nhan vật bà cụ Tứ đã để lại ấn tượng sâu sắc về chân dung và số phận người mẹ
nông dân tuy nghèo khó nhưng lại bao la tình yêu thương con. Qua đó ta thấy được giá trị nhân đạo mà
nhà văn Kim Lân đã gửi gắm trong đó.

“Vợ nhặt” vốn có tiền thân từ tiểu thuyết “xóm ngụ cư” đc Kim Lân viết ngày sau cách mạng tháng 8
nhưng bản thảo còn dang dở, thất lạc. Sau khi hòa bình lập lại năm 1954, nhà văn viết lại dưới dạng
truyện ngắn và đặt tên là “Vợ nhặt”, in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Bối cảnh câu chuyện “nhặt vợ”
là nạn đói năm 1945 – trang sử bi thảm nhất trong lịch sử nước ta. Giữa thời buổi đói khát đến quay
quắt, khi con người đang phải đối diện với cái chết, anh Tràng – một thanh niên nghèo đẩy xe bò thuê lại
tình cờ “nhặt” được vợ về. Điều này làm cả xóm ngạc nhiên, trong đó có cả mẹ Tràng – bà cụ Tứ. Cuộc
sống của họ tuy nghèo nhưng rất đầm ấm và luôn hy vọng vào tương lai tươi đẹp. Kết thúc truyện là anh
Tràng nghĩ về là cờ đỏ sao vàng và đoàn người phá kho thóc Nhật đi chia. Bà cụ Tứ là một nhân vật phụ
xuất hiện ở phần giữa thân truyện “Vợ nhặt” Đoạn trích trên đã miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ vào buổi
chiều tối ngày hôm trước, khi anh Tràng đưa chị vợ nhặt về nhà. Nhà văn gọi bà cụ Tứ bằng những từ
ngữ trân trọng, trìu mến – bà, cụ, bà lão. Đó là lòng kính trọng người mẹ, kính trọng người già và nỗi khổ
đau suốt đời đè nặng lên con người đã tạo nên tầm bao quát và sức sống của nhân vật bà cụ Tứ.

Nhà văn Kim Lân đã dắt ta tới với bà cụ Tứ đầu tiên bằng những tâm trạng xót xa, lo lắng và tủi hờn khi
anh Tràng mới đưa chị vợ nhặt về nhà. Khi lần đầu gặp gỡ chị vợ nhặt, bà cụ Tứ k khỏi bất ngờ khi thấy
có cô gái đứng ở đầu giường con trai bà…..

Lòng người mẹ đã thật chân tình nói lên sự yêu thương, xót xa cho số phận ngoặt nghèo của hai con và
vừa mong, vừa lo hai con có đùm bọc nhau, cưu mang nhau được qua “cơn đói khát”. Lúc này, tất cả
những cảm xúc đang chất chứa trong lòng tích lại thành những dòng nước mắt và “rỉ xuống” qua kẽ mắt
“kèm nhèm” của bà cụ Tứ. Đây là biểu hiện của nỗi đau khổ, tủi phận, là nỗi lo lắng dành cho hai con
canh cánh trong lòng. Giọt nước mắt đã “rỉ xuống” ấy có lẽ còn là sự vui mừng, giọt nước mắt của hạnh
phúc khi trong tình cảnh ngoặt nghèo này, con trai bà vẫn có được vợ.

. Bà hiểu ra căn nguyên, ngọn nguồn của mọi vấn đề chính là cái đói. Nó hủy hoại con người bằng cách
cướp đi mạng sống nhưng đồng thời trước sự hủy diệt ghê gớm của nó đã tạo ra một sợi dây vô hình
gắn kết mọi người lại với nhau để sống và sống thật ý nghĩa: Tràng có hạnh phúc gia đình, thị có chỗ bấu
víu để hi vọng có sự sống dù là mong manh, bà cụ Tứ có con dâu mới. Tất cả đang mở ra một tương lai
phía trước dù tương lai ấy đang mờ mịt, bế tắc bởi sự đe dọa bởi cái chết luôn rình rập.

You might also like