You are on page 1of 1

Điều gì thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút ?

Điều gì buộc nhà văn phải lao vào quá trình sáng tạo
để cho ra đời và nuôi dưỡng đứa con tinh thần của mình ? Với Nêkratxtop đó là “nỗi đau khổ từ lâu bị
kiềm chế, nay sôi sục dân lên trong lòng” với Lepmontop là “những đêm không ngủ, mắt rực cháy
lòng ngập tràn nhớ nhung” Còn với Kim Lân – nhà văn được mệnh danh là “con đẻ của đồng ruộng” thì
đó lại là niềm trăn trở về cuộc đời, về số phận của những người nông dân nghèo khổ dưới cái phông nền
đầy u ám của nạn đói thảm khốc năm 1945. Tất thảy được nhà văn gửi gắm qua truyện ngắn Vợ Nhặt –
một câu chuyện cổ tích giữa đời thường được bồi đắp lên từ lòng yêu thương giữa người với người. Và
ở đó, ngòi bút của Kim Lân đã tập trung khắc hoạ sự thay đổi lớn trong họ khi có tình yêu vun đắp, đó
là khung cảnh buổi sáng ngày hôm sau được diễn biến với tâm trạng anh cu Tràng.

Được mệnh danh là con đẻ của đồng ruộng, Kim Lân đã dành cả đời mình để gắn bó với con
người và mảnh đất thôn quê. Các tác phẩm của ông luôn mang đậm hơi thở của đồng quê Việt Nam và
đúng như Nguyên Hồng đã nói : “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu
nguyên thủy nông thôn”. Khi đọc văn Kim Lân, từng câu từ giọng điệu của nhà văn đều bộc lên sự chất
phác, một nét gì đó rất đậm chất “quê” và chân thật. “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm đánh dấu
tên tuổi của Kim Lân trong làng văn xuôi Việt Nam. Được ra đời để phản ánh hiện thực tàn khốc lúc bấy
giờ ấy chính là cái nạn đói năm 1944-1945 nhưng nếu “Vợ nhặt” chỉ dừng lại ở việc phân tích và lên án
cái đói năm ấy thì nó đã không thể trở thành một tuyệt phẩm đi vào lòng người đọc như vậy. Nói như
Trần Đồng Minh:” Nhà văn đã dùng “ Vợ nhặt” làm đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái.
Câu chuyện “Vợ nhặt” đầy bóng tối nhưng trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng.” Dù sống trong
cái đói khát, mỗi ngày đều là một cuộc đấu tranh chống lại tử thần, con người trong xã hội lúc bấy giờ
vẫn không nghĩ đến cái chết mà chỉ quan tâm đến khát khao được sống, được hạnh phúc theo đúng
nghĩa “sống” mà không phải là “sinh tồn”. Tràng, Thị và bà cụ Tứ, ,mỗi một nhân vật trong tác phẩm “Vợ
nhặt” đều được nhà văn khắc họa lên mỗi nét tính cách khác nhau nhưng chúng đều hội tụ tại một điểm
sáng ấy chính là tình thương giữa người với người. Nếu anh cu Tràng hiện lên với hình ảnh xấu xí, ngờ
nghệch, thô kệch thì bà cụ Tứ lại để lại ấn tượng trong lòng người đọc về một người mẹ tảo tần, đi đến
cuối cuộc đời vẫn mãi loay hoay lẫm nhẩm tính toán. Ẩn sâu trong lòng người mẹ già ấy là tình yêu
thương vô bờ bến dành cho những đứa con của mình, là một niềm tin mãnh liệt vào tương lai . Nếu “Vợ
nhặt” là một bản nhạc du dương thì tình tiết “bữa cơm ngày đói” hẳn là nơi chứa cả thảy những nốt
trầm, nốt bổng theo dòng tâm trạng của bà cụ Tứ. Đây là nơi mà những nét đẹp trong tính cách của bà
giao thoa với nhau để tạo nên những con sóng dâng trào trong lòng bạn đọc.

You might also like