You are on page 1of 7

VỢ NHẶT

Kim Lân
MB:
Nhà nghiên cứu văn học Hoàng Phong Tuấn đã từng khẳng định: “Truyện ngắn chỉ là một
khoảnh khắc nhưng là cái khoảnh khắc gợi mở đến vô cùng, là một giọt sương phản chiếu cả
bầu trời, là giọt nước mắt mang chứa cả cõi lòng con người. Những tác phẩm truyện ngắn xuất
sắc là những tác phẩm mở ra cho người đọc những suy ngẫm về quá khứ, hiện tại, tương lai từ
một lát cắt thời gian. Truyện ngắn vợ nhặt của nhà văn Kim Lân đã hội tụ và kết tinh sâu sắc
những phẩm chất của thể loại truyện ngắn qua việc xây dựng thành công tình huống truyện độc
đáo, mới mẻ. “Viết về cái đói nhưng con người vẫn yêu đời, tin ở con người dù cái đói bao vây
xung quanh, vẫn tin yêu, đùm bọc nhau và vẫn tràn đầy khát vọng sống” (Kim Lân)
TB:
1. Luận điểm 1:
+ Khái quát về tác giả
+ Khái quát về hoàn cảnh xuất xứ
2. Luận điểm 2: phân tích những đẵ sắc của tình huống truyện ngắn vợ nhặt
a) Khái quát chung về tình huống:
Trong nghệ thuật viết truyện ngắn, việc sáng tạo tình huống mang ý nghĩa quyết định đến thành
công và giá trị của tác phẩm, tình huống sẽ làm nổi bật tất cả từ không khí của truyện cho đến
số phận và tâm lý nhân vật. Tình huống có vai trò như cái tứ ở trong thơ, là một thứu nước rửa
ảnh có khả năng làm nổi hình nổi sắc nhân vật. Theo nhà văn nguyễn Minh Châu, tình huống
truyện như một khúc, một lát căt scuar đời sống, một lát cắt ngắn ngủi song lại giúp người đọc
hình dung diện mạo toàn thể của sự sống. Đó là sự liên kết của những tình tiết, chi tiết xoay
quanh một nghịch cảnh tình thế theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn để từ đó làm nổi bật chủ đề tư
tưởng của tác phẩm, số phận và tâm lý nhân vật, tình huống cũng là tình thế nảy ra truyện.
Thông thường có 3 loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động, tình
huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Trong tác phẩm vợ nhặt của nhà văn KL, tình huống
truyện gắn liền với hành động có tính bước ngoặt của nhân vật: nhặt một người đàn bà ngoài
đường về làm vợ, đay là một nghịch cảnh. Tràng nhặt được vợ giữa những ngày đói khủng
khiếp, giữa ranh giới của sự sống mong manh và cái chết đe dọa. Đay là tình huống truyện có
tính điển hình, độc đáo, bất ngờ, các chi tiết tự nhiên sinh động.
b) Bối cảnh nảy sinh tình huống, tóm tắt ngắn gọn
Về nạn đói Tô Hoài viết: Mỗi khi chợt nghĩ lại, tôi vẫn bàng hoàng về những năm khủng khiếp
ấy… Chữ nghĩa tôi run rẩy thổi bay được, khủng khiếp quá… Lũ lượt người đói các nơi kéo
vào, người ngồi người chết la liệt các vỉa hè. Suốt ngày đêm xe kéo xác chết lầm lũi đi qua. Vợ
nhặt là một thiên truyện về cái đói. Tác phẩm đã phản ảnh được những mặt cơ bản của hiện
thực xã hội VN trước cách mạng t8/1945. Truyện đã tái hiện được bức tranh về nạn đói thê
thảm của người dân Việt Nam từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Mở
đầu tác phẩm là cảnh “cái đói đã tràn đến xóm này từ lúc nào”… “những gia đình từ những
vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế dắ díu nhau lên, xanh xám như những
bóng ma và nằm ngổn ngang khắp các lều chợ”… “người chết như ngả dạ, không buổi sáng nào
người trong làng đi chợ đi làm đồng không gặp 3-4 cái thây nằm còng queo bên đường, không
khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Với một vài nét khắc họa, nhà
văn đã để cho người đọc hình dung khá đầy đủ về nạn đói ở xóm ngụ cư, cái đói tràn đến như
một cơn lốc mang theo lưỡi hái của tử thần, cái đói có sức hủy hoại ghê gớm, trẻ con ngồi yên
không buồn nhúc nhích dưới những xó tường, bóng những người đói đi lại dật dờ như những
bóng ma, miền trần gian mà ta ngỡ như miền địa ngục. Kim Lân đã hai lần so sánh người với
ma, ranh giới giữa người và ma mong manh như một sợi tóc, cõi âm hòa với cõi trần, cõi dương
gian nhập nhòa mấp mé miệng vực âm phủ, cái đói được khắc sâu qua những ấn tượng qua thị
giác, khứu giác, thính giác. Câu chuyện tình của Tràng và người vợ nhặt đã diễn ra trên cái nền
của nạn đói ấy, cả không gian tối sầm lại vì đói khát, không khí nặng mùi xác chết, rùng rợn bởi
những hình ảnh và âm thanh kì dị. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng
hồi thê thiết, phố úp xúp ko có ánh đèn ánh lửa, gió lạnh ngăn ngắt thổi, đêm hạnh phúc đầu
tiên của vợ chồng Tràng diễn ra trong tiếng thời khóc tỉ tê, mùi khét của đống giấm để xua tan
tử khí, bóng đen của cái đói cái chết đã hiện hình một cách rõ nét, bao trùm cuộc đời số phận
của nhân vật, chưa bao giờ cái đói lại trở nên tàn khốc và tang thương đến như vậy. Ngoài giá
trị hiện thực sâu sắc thì việc khai thác kĩ càng tỉ mỉ bối cảnh nạn đói năm 1945 còn góp phần
tạo dựng ra tình huống truyện độc đáo. Trong hoàn cảnh của cái đói, tình yêu giữa con người
trở nên méo mó đến bi hài. Chỉ vài câu đùa vu vơ trở thành lời tỏ tình độc đáo, câu nói đùa tầm
phơ tầm phào lại mang ý nghĩa của một lời cầu hôn, bốn bát bánh đúc đủ làm nên một mối tình,
nồi cháo cám đủ làm nên lễ lại mặt. Cô dâu bước vào “làm lễ vu quy động phòng hoa chúc” với
cái áo rách tàng như tổ đỉa. Kim Lân viết về cái đói nhưng thực chất nhà văn muốn hướng tới
một mục đích khác. Bởi khi đứng giữa ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, con
người sẽ bộc lộ rõ bản chất và tính cách của mình, hoặc là bi quan tuyệt vọng, hoặc là khao khát
sống mạnh liệt, hoặc là sự vị kỉ, tìm cách giành giật sự sống về phía mình hoặc là sự vị tha cao
thượng, dám chia sẻ miếng ăn để cứu mạng người. Cái đói là cơ hội để cho nhà văn chứng minh
và khẳng định chất người kì diệu. Chính nhờ nạn đói năm ấy, anh cu Tràng vốn không có đủ đk
để lấy vợ bỗng dưng nhặt được vợ một cách bất ngờ, dễ dàng và nhanh chóng. Đây là một tình
huống éo le và bi hài, khó tin nhưng có thật, không biết nên buồn hay nên vui, nên buồn hay
nên lo. Một đám cưới nhỏ giữa một đám ma to. Tình huống truyện có ý nghĩa vô cùng to lớn
trong việc thể hiện tính cách, số phận của nhân vật.
c) Phân tích, chứng minh, bình luận ý nghĩa của tình huống truyện ngắn vợ nhặt
Tình huống truyện thể hiện giá trị hiện thực của tác phẩm. Tình huống truyện ngắn vợ nhặt đã
góp phần thể hiện giá trị hiện thực của tác phẩm. Nếu chỉ đọ phần đầu của câu truyện, người
đọc không hề có sự phân biệt ranh giới giữa những nhân vật trong trang văn của Kim Lân với
những nhân vật trong các tác phẩm khác thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945.
Truyện ngắn vợ nhặt cũng khiến cho người đọc nhớ tới “Một bữa no” của Nam Cao, “Làm no
trong những ngày nước lụt” của Ngô Tất Tố, truyện “Đói” của nhà văn Thạch Lam. Cái đói ám
ảnh trong từng trang viết, ám ảnh từng số phận, kiếp người nhỏ nhoi trong xã hội cũ. Cả thế giới
tăm tối, ngột ngạt bóp nghẹt cuộc sống con người một lần nữa lại được tái hiện thật chân thực
và sinh động. Nhà văn không chỉ khiến người đọc cảm nhận mà còn cảm thấy rùng mình ghê sợ
trước một vết thương lớn trong lịch sử dân tộc với một phần mười dân số bị chết đói. Giáo sư
Vũ Khiêu đã viết bài văn tế lương dân chết đói năm 1945 giữa một đêm mưa dầm gió lạnh, đau
xót cho những thân phận dưới một bầu trời đen tối nửa như trần gian, nửa như âm phủ.
“Một cơn gión bụi vừa tan
Hai triệu sinh linh đã mất
Khí oan tối cả mây trời
Thây lạnh phơi đầy cỏ đất”
Văn học có giá trị trước hết ở tấm gương chân thực phản chiếu cuộc sống, với khía cạnh này,
tình huống đã giúp tác phẩm vợ nhặt đạt đến giá trị hiện thực sâu sắc.
* Cùng với giá trị hiện thực, tình huống truyện còn góp phần khắc họa cuộc sống và số phận
của các nhân vật trong tác phẩm nói riêng và số phận của người dân Việt Nam trong nạn đói
1945 nói chung. Với hình ảnh của đoàn người đi lại dật dờ như những bóng ma, nồi cháo cám
và miếng cháo cám chát đắng nghẹn bứ trong cổ họng của mỗi nhân vật và một sự việc khôi hài
chua xót là Tràng nhặt được vợ trong lúc đói đang hoành hành. Cái đói đã bộc lộ hết sức mạnh
hủy diệt, Kim Lân đã cố giấu kín thái độ của mình đưa lên những cnahr tượng tưởng chừng như
vụn vặt thô thiển nhưng có sức gợi để tả, ông đã biến cái ngẫu nhiên thành cái tất nhiên, người
con gái đói khát đã bám lấy Tràng như bám lấy sự sống. Tất cả những chi tiết tình tiết sự việc
ấy đã giúp cho người đọc cảm nhận được một cách sâu sắc về số phận khốn khổ và bất hạnh của
người lao động đặc biệt là người phụ nữ. Chưa bao giờ cuộc sống và miếng ăn của con người
lại nghiệt ngã và khó khăn đến vậy. Họ phải giành giật từng phút với cái đói và cái chết dù chỉ
là cầm chừng. Cũng chưa bao giờ giá trị, vị thế của con người, đặc biệt là người phụ nữ lại bị rẻ
rúng đến như vậy khi mà những sự kiện trọng đại như cưới vợ lại diễn ra ngẫu nhiên bất ngờ
khi người ta có thể nhặt nhau ở đầu đường xó chợ như nhặt cọng rơm, cọng rác thì tình huống
truyện đã gợi nên cho người đọc sự xót xa thương cảm
* Tình huống truyện góp phần miêu tả tâm lí, khắc họa tính cách và phẩm chất nhân vật
Tình huống truyện độc đáo khiến cho tất cả những người chứng kiến đều cảm thấy ngạc nhiên
mà cũng khơi lên trong lòng họ những cảm xúc trái ngược. Bắt đầu là những người dân trong
xóm ngụ cư, họ băn khoăn, thắc mắc, nháo nhác hỏi nhau về lai lịch của người phụ nữ đi cùng
với Tràng: “Ai đấy nhỉ? Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên”. Trước đó không có tín hiện
nào dự báo chuyện lấy vợ của Tràng. Người thì tỏ vẻ ái ngại lo lắng cho Tràng: “Giời đất ngày
còn rước cái của nợ đời này về”, người thì cười rinh rích trêu chọc Tràng. Sự tò mò trong phút
chốc khiến họ quên đi cả cái đói, những khuôn mặt người đang hốc hác u tối bỗng sống động
hẳn lên như thể có một luồng sinh khí lướt qua những căn nhà những lỗi ngõ vốn sầm tối vì đói
khát, chìm trong không khí ảm đạm thê lương trong nỗi ám ảnh về cái chết. Tạo dựng tình
huống truyện độc đáo áy, nhà văn không chỉ mang đến sức hấp dẫn cho cốt truyện mà còn bộc
lộ được thân phận của những con người cùng khổ, đó là tình người trong cơn đói khát.
Nhà văn tiếp tục dẫn người đọc đến tình huống truyện éo le cảm động. Phải để sự kiện nhặt vợ
diễn ra đột ngột vào những ngày đói rét cùng cực mới thấy hết được tấm lòng bao dung độ
lượng của một người mẹ già nua nghèo khổ. Bà cụ Tứ ngạc nhiên đến sửng sốt khi nhìn thấy
người đàn bà lạ mặt trong nhà mình, bao nhiêu câu hỏi dồn dập nảy sinh trong ý nghĩ của bà cụ
“Quái sao lại có người đàn bà nào trong ấy nhỉ, người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường
thằng con mình thế kia, sao lại chào mình bằng u…” nỗi kinh ngạc khiến cho bà cụ ngỡ mình
đang bị lóa mắt nhìn ko rõ nữa ngay cả lúc người đàn bà ấy chào lần thứ 2 và anh con trai nhắc
mẹ: “Kìa nhà tôi nó chào u”, bà lão vẫn không hiểu điều gì đang diễn ra, phải đến khi Tràng
giải thích rành rọt cặn kẽ: “Nhà tôi mới về làm bạn với tôi ấy u ạ, chúng tôi phải duyên phải
keieps với nahu chẳng qua nó cũng là cái số cả, bà cụ Tứ mới hiểu ra cơ sự. Chỉ cần một chút tự
ái của người mẹ, chút ích kỉ của con người đứng bên bở vực của cái chết vì đói, bà cụ có thể
mắng mỏ con trai và xua đuổi con dâu. Bà cụ đã không làm như vậy, trong lòng bà chỉ tràn
ngập nỗi xót thương, bà cụ thương cho con, cho mình cho cảnh đời cơ cực tủi nhục đã trải qua
vẫn đang bao trùm lên cuộc sống của họ. Bà cụ ai oán, xót thương cho số kiếp đứa con mình,
hờn tủi cho mình, vì nghèo khó mà ko thể lấy nổi vợ cho con. Tình thương con đã khiến cho bà
cụ dễ giành chấp nhận người con dâu trong sự bao dung, độ lượng và vị tha. Từ giây phút ấy
trong lòng bà mẹ nghèo khổ cứ đan xen trộn lẫn giữa nỗi buồn và niềm vui, giữa nụ cười và
nước mắt, dẫu mừng lòng rằng con trai mình đã có vợ, bà cụ Tứ vẫn ko nén được bao nỗi xót
thương, buồn tủi. Bằng sự từng trải của người già, bà cụ ko khỏi lo âu cho số phận của vợ
chồng Tràng: “Không biết chúng nó có nuôi nổi nhau, sống qua được cái thì đói khát này
không” Nhưng bà cụ Tứ vẫn vượt lên mọi buồn tủi âu lo mà vui àm hi vọng. Sáng hôm sau,
ngay bên mâm cơm thảm hại của ngày đói, bà cụ vẫn nói với các con toàn chuyện vui, toàn
chuyện sung sướng về sau này, bất chấp thực tại ảm đảm thê lương, tình thương và niềm tin vào
sự sống vẫn bừng lên trong người mẹ ấy. Bà cụ Tứ chính là ngọn lửa nhen lên giữa cái nền
thảm đạm của nạn đói, làm ấm lên tình cảm của Tràng và cô vợ nhặt. Cũng phải đặt trong tình
huống đặc biệt, Kim Lân mới có thể phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn trong Tràng, anh nông dân ngụ cư
nghèo khổ vụng về, điều thú vị là anh ta cũng không khỏi ngỡ ngàng khi đối diện với sự kiện
nhặt vợ của mình, Tràng không ngờ rằng chỉ vài câu đùa tầm phơ tầm phào, chỉ với hai lần gặp
gỡ ngoài đường mà họ có thể nên vợ nên chồng, nhìn người vợ ngồi ngay dưới nhà mà hắn vẫn
còn ngờ ngợ như không phải thế: “Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?” Đến tận sáng hôm sau, khi mơ
màng ngây ngất trong hạnh phúc, anh vẫn thấy chuyện lấy vợ “cứ như là không phải” Nhặt vợ
đã mang đến đổi thay lớn lao trong con người Tràng. Có lẽ lần đầu tiên trong đời, anh ngố của
xóm ngụ cư mới biết đến cảm giác yêu thương, gắn bó một người dưng. Trên con đường đưa cô
vợ nhặt về nhà, Tràng muốn nói một câu thật tình tứ để làm thân mà không nói được, chỉ biết
lúng túng, tay nọ xoa vào tay kia, nhưng trong lòng Tràng đã trỗi dậy một niềm vui sướng khiến
cho anh ta hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả đói khát ghê
gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt và trong lòng Tràng chỉ còn tình nghãi
giữa hắn và người đàn bà đi bên. Nhà văn tả rất tinh tế trạng thái tâm lý của Tràng, một cái gì
mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt
Tràng tựa hồ như có bàn tay ai vuốt nhẹ sống lưng, cảm giác ngọt ngào êm ái đó càng rõ nét
hơn khi Tràng chứng kiến sự đổi thay trong căn nhà rúm ró xiêu vẹo của mình vào buổi sáng
hôm sau, nhìn chỗ nào Tràng cũng thấy mới mẻ khác lạ “mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn
vắt khươm mươi niên ở góc nhà đã thấy đem ra sân hong, hai cái ang nước để khô cong dưới
gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp, đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã được hót sạch” Tràng
bỗng thấy “thấm thía và cảm động” bởi vì cảnh tượng thật bình thường và đơn giản ấy là minh
chứng cho một điều kì diệu: hắn đã có một gia đình. Tràng bỗng thấy thương yêu và gắn bó với
cái nhà của hắn một cách lạ lùng, vì bây giờ nó đã trở thành tổ ấm, hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ
cái ở đấy. Trong khoảnh khắc cả tâm hồn Tràng trưởng thành với ý thức của một người đàn ông
trụ cột trong gia đình: bây giờ hắn mới thấy hắn “nên người”, hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng
cho vợ con sau này, không phải ngẫu nhiên mà nhà văn chú ý miêu tả chi tiết tiếng cười của
tràng. Nếu trước kia chưa có vợ, Tràng cười hềnh hệch, từ khi có vợ Tràng tủm tỉm cười, bật
cười, cười khanh khách, cười cười, sự thay đổi trong sắc thái tiếng cười của Tràng là biểu hiện
cho niềm vui khi khát vọng hạnh phúc đã đạt được, trong hoàn cảnh mọi người phải khóc thì
Tràng lại cười, tiếng cười của hạnh phúc có sức mạnh vượt qua đói khát.
Tình huống truyện cũng đã tác động mạnh mẽ đến nhân vật người vợ nhặt. Hình ảnh người vợ
nhặt được xây dựng trên cái nền là không khí của những ngày đói với sự đe dọa thường trực của
cái chết. Bản thân nhân vật Thị cũng là một minh chứng tiêu biểu cho số phận của con người
trong nạn đói năm 1945, không tên tuổi, không quê quán, không nghề nghiệp, không tài sản.
Người vợ nhặt xuất hiện trong một tình huống éo le, trớ trêu, bị cái đói dồn đuổi đến bước
đường cùng, phải chấp nhận theo không một người đàn ông xa lạ, cái đói đã làm biến dạng hình
hài, làm tha hóa nhân cách, cướp đi nữ tính thiên bẩm của người vợ nhặt, Thị chao chát, chanh
chua, trỏng lỏn, trơ trẽn và vòi ăn một cách trắng trợn. Chỉ với hai lần gặp, cùng với vài câu đùa
tầm phơ tầm phào, Thị đã gắn đời mình vào cuộc đời của một người đàn ông xa lạ. Câu chuyện
thiêng liêng của một đời người trở thành một câu chuyện hài hước, không còn sĩ diện, không
còn tự trọng, Thị liều lĩnh dấn mình vào một cuộc hôn nhân chông chênh, Thị cần ăn bởi vì Thị
quá đói, cái giá của nhân phẩm không quan trọng bằng cái giá của sự sống. Thị đã không chút
băng khoăn đi theo Tràng về làm vợ, chỉ vì một ý nghĩ duy nhất: Thị cần thoát khỏi nguy cơ
chết vì đói. Tuy nhiên cũng chính tình huống trở thành vợ nhặt, nhà văn đã giúp cho người đọc
cảm nhận được vẻ đẹp khuất lấp của người phụ nữ ấy. Danh phận làm vợ làm con dâu đã mang
tới cho Thị một diễn mạo khác hẳn lúc ban đầu. Cô dâu trên hành trình trở về nhà chồng đã có
những đổi thay nho nhỏ: vẻ chao chát chanh chua đã biến mất và nét ngượng ngùng bối rối xuất
hiện: “người đàn bà đi sau hắn chừng 3-4 bước, thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái
nón rách tàng nghiêng nghiêng che đi nửa mặt, thị có vẻ rón rén e thẹn. Thị trở nên ít lừi và
trầm tư. Nhà văn không miêu tả cụ thể nhưng hẳn đã có một trận bão giông trong lòng thị, mặc
cho anh chàng vui đùa tếu táo với bọn trẻ, thị vẫn lặng im, chiếc thúng trên tay thị đang về nhà
chồng với những hồi môn bé nhỏ của một đời con gái nghèo khổ lam lũ. Bước chân về đến nhà
chồng, tận mắt thấy được gia cảnh bần hàn, thị cố nén một tiếng thở dài thất vọng, đó vừa là
tiếng thở dài xót xa cho tương lai số phận của mình cũng vừa là tiếng thở dào đầy lo toan cho
cuộc sống tương lai đúng như thiên chức của một ngừi phụ nữ chứ không còn là một người
sống vội, sống táo bạo, liều lĩnh cho thười khắc hiện tại. Hơn thế, đó cũng chính là sự đồng cảm
thương xót cho Tràng khi thị nhận thấy Tràng đồng cảnh ngộ với mình. Khi vào đến trong nhà
thị rụt rè do dự, vẫn với tâm lý ngại ngùng bẽn lẽn, thị chỉ dám ngồi mớm ở mép giường, hai tay
ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần, cái thế ngồi chệnh vênh ấy cũng chính là cái thế của lòng
thị đời thị, một tư thế đầy tự ti mặc cảm, phấp phỏng âu lo. Khi gặp bà cụ Tứ, thị đã chào hỏi rất
lễ phéo nhưng mặt vẫn cúi xuống, hai tay mân mê tà áo đã rách bợt. Những phản ứng của người
vợ nhặt khi về nhà chồng đặc biệt là khi tiếp xúc với mẹ chồng càng cho thấy rõ cái trơ tráo,
liều lĩnh mất tự trọng của thị chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh, ẩn sau trong tâm hồn người đàn bà
đó vẫn là sự ngoan hiền, đúng mực với tất cả sự ngượng nghịu bẽn lẽn của một cô dâu mới
Sự thay đổi rõ ràng và lớn lao nhất trong tâm hồn và tính cách của người vợ nhặt được thể hiện
trong buổi sáng hôm sau khi thị chính thức trở thành vợ Tràng. Để tăng tính khách quan, KL đã
để Tràng là người nhận thấy và suy nghĩ về những thay đổi của Thị “Tràng nom thị hôm nay
khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiện hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát trỏng lỏn như
mấy lần Tràng gặp ngoài chợ tỉnh”. Thị quét dọn sân nhà sạch sẽ, sắp xếp lại nhà cửa để vẫn là
một gia cảnh bần hàn nhưng người ta ko còn thấy sự nhếch nhác, bẩn thỉu, bừa bộn mà là sự
sạch sẽ, ngăn nắp. Thị đã làm cho khung cảnh ngôi nhà vốn u ám tối tăm trở nên tươi sáng, thị
đã gắn kết các mqh để ngôi nhà không còn cảm giác lạnh lẽo mà thực sự là một tổ ấm mà trước
đây mẹ con Tràng chưa bao giờ cảm nhận được. Cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn thiếu thốn
nhưng thị vẫn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng. Chính thị là người nói nhiều nhất về việc
người nghèo đi phá kho thóc Nhật, thị đã khai sáng cho Tràng và bà cụ Tứ, tất cả những việc
làm và hành động của thị đã làm ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của một người phụ nữ VN truyền
thống hiền hậu, đảm đang, tần tảo, biết chăm lo thu vén để xây dựng hạnh phúc gia đình, cùng
với vẻ đẹp đó cũng chính là một khát vọng mãnh liệt về khát vọng hạnh phúc. Nếu nửa đầu
cuộc đời thị kết tinh đậm đặc giá trị hiện thực thì những biến đổi sau đó lại là biểu tượng rõ ràng
nhất cho chủ nghĩ nhân đạo của nhà văn KL.
Luận điểm 3: bình luận khái quát giá trị và tình huống truyện
Từ tình huống trong truyện ngắn vợ nhặt, KL đã đặt nhân vật của mình tronh khoảng sáng mờ
tối mong manh của cái đói để nhà văn khám phá và khẳng định con người dù bị đẩy vào hoàn
hnf cnahr nghiệt ngã nhưng vẫn vươn lên tìm hạnh phúc. Tình huống đã làm nổi bật giá trị hiện
thực và giá trị nhân đạo, mang đến một thông điệp ý nghĩa, sâu sắc và nhân văn: Tràng nhặt
dduojc vợ về hình thức là sự khôi hài nhưng sâu xa đó là sự nương tựa, sự cưu mang giữa
những người khốn khổ bị đẩy đến mức đường cùng. Tuy đói khổ nhưng họ vẫn ánh lên vẻ đẹp
của lòng nhân ái, họ không tìm cách dành hết sự sống về mình mà biết chia sẻ với những người
cùng cảnh ngộ. Bởi vậy bên cạnh sự éo le, câu chuyện Tràng nhặt được vợ và những gì diễn ra
sau đó còn thực sự cảm động, một sự việc chóng vánh bất ngờ nhưng là một bản lề quan trọng
để ba người khốn khổ có những thay đổi mạnh mẽ trong cả tâm lý và tính cách theo chiều
hướng tốt đẹp hơn, không gì khác đó chính là vẻ đẹp và giá trị của tình người. Văn học ngay cả
khi nói về cái xấu cái ác cũng chỉ nhằm để thể hiện khát vọng về cái thiện, cái đẹp mà thôi. Đặc
biệt ở phần kết, nhà văn còn hướng người đọc đến một tương lai rộng mở, một ánh sáng le lói ở
cuối đường hầm, lá cờ đỏ sao vàng và đoàn người đói đi trên đê xộp hiện lên trong ý nghĩ của
Tràng cho người đọc niềm tin vào sự đổi thay nhờ Cách mạng. Việc xây dựng tình huống
truyện độc đáo cũng đã chứng tỏ được bút lực của nhà văn KL trong lựa chọn chi tiết, thúc đẩy
sự phát triển của cốt truyện, tạo ra những bước ngoặt trong tâm lý tính cách số phận nhân vật,
tạo ra một thứ “nước rửa ảnh tuyệt vời” để làm nổi hình nổi sắc nhân vật
KB: Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng trăn trở và tâm niệm: “Nhà văn tồn tại ở trên đời
trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái
ác dồn đến chân tường, để bênh vực cho những con người ko còn được ai bênh vực”. Còn nhà
văn Nga nổi tiếng Xê khốp lại nói: “Một người nghệ sĩ chân tính phải là một nhà nhân đạo từ
trong cốt tủy”. Thêm một lần đọc truyện ngắn vợ nhặt, khám phá … ta càng cảm nhận sâu sắc
hơn chân lý nghệ thuật và sứ mệnh của văn chương.

You might also like