You are on page 1of 5

VỢ NHẶT- KIM LÂN

BÀ CỤ TỨ - TÂM TRẠNG BUỔI SÁNG

Nhà thơ Tố Hữu từng bộc bạch:“Cuộc sống là xuất phát cũng là nơi đi tới của
văn chương”. Thật vậy, cuộc sống luôn đi vào văn chương một cách đa diện, đa
chiều. Nhưng “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để
miêu tả” (Biêlinski) .Bởi văn chương là nghệ thuật nhưng nghệ thuật cũng cần
chứa vị nhân sinh thì mới là nghệ thuật chân chính. Và từ những điều đó, nhà văn
Kim Lân đã tạo nên kiệt tác “Vợ Nhặt”. Tác phẩm là vừa bức tranh hiện thực về
nạn đói năm 1945 vừa là bài ca về tình người ấm áp và niềm tin vào tương lai
của những con người cùng khổ. Trong đoạn trích, nổi bật nhất là diễn biến tâm lí
của Tràng khi nhặt được vợ, qua đó làm toát lên… thông qua đoạn trích: “ trích”
“Chợ giầu một tháng sáu phiên
Ai ơi nên nhớ chớ quên chợ giầu”- ca dao-
Chợ giầu (Bắc Ninh)-mảnh đất nơi đây đã nuôi nấng lên một mầm móng đầy
tài năng cho nền văn học Việt Nam hiện đại-Kim Lân. Ông có sở trường với truyện
ngắn về nông thôn, được Nguyên Hồng nhận xét là nhà văn “một lòng đi về với đất,
với người , với thuần hậu nguyên thủy nông thôn”.

“Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi


Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương
Những thây ma thất thiểu đầy đường
Nằm ngã gục không đứng lên vì … đói”- Đói-
Lấy bối cảnh từ nạn đói năm Ất Dậu, nhà văn Kim Lân đã viết nên truyện
ngắn “Vợ Nhặt”. Tác phẩm được in trong tập truyện “Con chó xấu xí” (1962), dựa
trên bản thảo còn dang dở mang tên “Xóm Ngụ Cư”. Trong nạn đói, con người ta
thường ích kỉ với nhau, giành giật nhau vì miếng ăn. Nhưng trong thế giới văn
chương của Kim Lân, ông cho thấy rằng tuy cuộc sống thực tại xám xịt, nhưng
trong đó vẫn có ánh sáng của nhân phẩm con người, của niềm tin hi vọng vào tương
lai. Tác phẩm là một quá trình rèn giũa vô cùng kì công về nội dung và nghệ thuật,
mang âm hưởng và sự lạc quan của thời đại mới.
Mở ra trang văn đến với “Vợ nhặt”, ta cảm thấy dường như mình cũng vừa
mở cánh cửa đi đến địa ngục trần gian. Thần chết gieo rắc cái đói vào từng nhà,
từng ngõ. Không gian thê lương với tiếng quạ gào thê thiết, người chết đói nằm
ngổn ngang khắp lều chợ, người đói thì dật dờ như những bóng ma. Trong không
gian đó, cuộc đời của hai con người xa lạ lại gắn liền với nhau nhờ một câu bông
đùa và bốn bát bánh đúc. Câu chuyện Tràng nhặt được vợ đã khiến mọi người ngạc
nhiên, ngay cả Tràng cũng không tin đó là sự thật
Một trong ba nhân vật chính của truyện là bà cụ Tứ. Bà xuất hiện trong
trang văn với những diễn biến tâm trạng trước cảnh Tràng nhặt vợ. Tuy bà không
phải nhân vật trung tâm của câu chuyện để tạo nên những cao trào, nhưng bà lại là
nhân vật không thể thiếu trong việc vun vén cho tổ ấm của con trai và thể hiện giá
trị nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.
Nếu như Mị trong “Vợ chồng A Phủ” có xuất phát điểm là người có thiên
tư và đời sống tốt đẹp, nó chỉ mài mòn khi đối diện với thực tế tàn ác nhà
thống Lí thì với bà cụ Tứ, bà lại đi vào lòng độc giả với cảnh ngộ nghèo khổ,
thân phận thấp kém khi là dân ngụ cư. Chồng mất, người mẹ già cõng nắng dầm
sương, nuôi thằng con xấu xí, ngờ nghệch trong thứ gọi là nhà nhưng thực chất là
“túp lều rúm ró mọc lổm nhổm những búi cỏ dại”. Cuộc sống khốn khổ nay lại
gặp nạn đói, bà với con trai lúc nào cũng đặt chân ở lằn ranh của sự sống và cái chết
. Bà có “dáng đi lọng khọn , vừa đi vừa húng hắn ho; vừa lẩm nhẩm tính toán”.
Dáng vẻ vừa gợi lên sự ốm đau của tuổi già mà còn gợi lên sự nhọc nhằn, lo toan
của người mẹ . Cái đói, cái khổ như cái bóng ám ảnh người mẹ nghèo, tạo thành
những gánh nặng vô hình đã làm lưng bà đã còng nay lại còng hơn. Xuất hiện trong
trang văn, bà cụ Tứ mang dáng dấp điển hình của những người mẹ xưa:
“Lau nước mắt vì con lam lũ
Thấm mồ hôi bởi số nhọc nhằn
Hàng nghìn, hàng vạn gian truân
Quê nghèo vất vả, phong trần gió sương”
- Lộc Tịnh-
Nhà văn Thạch Lam từng nói “ Cái đẹp mang mác khắp vũ trụ, len lỏi
khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng trong mọi vật tầm thường…”. Thật vậy,
sâu trong gia cảnh bần cùng là ánh sáng của “hạt ngọc” tâm hồn cùa người mẹ. Nó
được thể hiện rõ nét nhất qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, trước cảnh đón
nàng dâu mới. Đó là tình thương con vô bờ, là tình người ấm ấp, cũng như niềm tin
mãnh liệt vào tương lai.
Nếu như trong buổi tối Tràng nhặt vợ, bà cụ Tứ tiếp nhận câu chuyện một
cách vô cùng bị động, đó là sự ngạc nhiên đến sững sờ, sự đau đớn xót xa, hay
niềm mong mỏi tương lai nhưng vẫn phảng phất ám ảnh về cái đói. Thì tâm
trạng của bà cụ Tứ sáng hôm sau đẫ có sự thay đổi vô
(Bà cụ Tứ còn khiến người đọc xúc động bởi ý thức vun đắp cuộc sống va niềm
tin vào sự đổi đời). (Tâm trạng bà thay đổi tích cực sau một đêm) Sáng hôm
sau, bà dậy sớm, cùng con dâu dậy sớm thu dọn nhà cửa như để đón chào một
tương lai tươi sáng hơn, “làm ăn mới khấm khá hơn”. Dáng vẻ, tâm thế của bà “ nhẹ
nhõm, tươi tắn khác ngày thường”. Trên gương mặt “bủng beo u ám của bà rạng rỡ
hẳn lên”. Bà “xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa”. Cái dáng đi “xăm xăm” khác
hẳn dáng đi “vật vờ” như những bóng ma của người chết đói, nó cũng khác với:
“Xăm xăm bang lối vườn khuya một mình” –Nguyễn Du
Đó không phải dáng đi của một con người cô đơn chiếc bóng như Kiều. Mà là dáng
đi chủ động, thể hiện sự làm chủ. Từ dáng đứng lọng khọng đến “xăm xăm”, thể
hiện sự thay đổi không chỉ về dáng đi mà còn về nhận thức. Nếu như lúc trước cái
đói đã làm lưng người mẹ già thêm còng, thì việc có thêm người con dâu mới đã
làm bà có thêm niềm tin vào tương lai. Bà hành động dứt khoát nhanh nhẹn thể hiện
sự tràn ngập năng lượng. Dường như cái đói, cái chết đã không còn là thứ có thể
đánh gục người mẹ già này nữa.
Trong bữa cơm chào đón nàng dâu mới, bà chỉ nói về chuyện tương lai
đầy niềm vui và khuyên nhủ con cái về tương lai. Bữa cơm ngày đói thật thảm
hại, chỉ có “chùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo”. Đối diện với nồi
cháo cám đắng chat, bà cụ tứ gắng gượng một cách dũng cảm để làm vơi đi sự bẽ
bàng, tủi hổ của ba con người trong bữa ăn đón nàng đau mới. Bà cụ Tứ lật đật, lễ
mể, bê lên một nồi cháo rồi đon đả đưa cho các con. Hành động của bà như muốn
kéo dài thời gian, kéo dài cái không khí vui vẻ, ấm áp trong gia đình, muốn trì hoãn
cái hiện thực phũ phàng quấy phá. Trong bữa cơm, bà cụ Tứ cố gắng chắt chiu
những niềm vui nhỏ bé, dẫn dắt không khí gia đình không còn trở nên ảm đạm “bà
cụ vừa nư vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, bà lão nói toàn chuyện vui ,
toàn chuyện sung sướng về sau này”. Cái đói khát đã không còn quật gã được người
mẹ có niềm tin sắt đá “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Câu chuyện đàn
gà người mẹ đã mang đến luồng sinh khí mới khiến bữa ăn thêm đầm ấm: “ Khi nào
có tiền ta mua lấy đôi gà… Này ngoảnh qua ngoảnh lại chả mấy lại có ngay đàn gà
cho mà xem” Từ “đôi gà” thành “đàn gà” thể hiện sự lạc quan, niềm tin vào việc
gây dựng tương lai từ hai bàn tay trắng của bà cụ. Bà tin vào sự sinh sôi sẽ lấn át sự
hủy diệt, sự sống sẽ lấn át cái chết, như Nguyễn Khải từng phát biểu “Ở đời không
có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều quan trọng là vượt qua những
ranh giới đó” . Niềm tin của bà như ngọn lửa nhỏ nhưng lại có sự lan tỏa mãnh liệt,
nó đã khiến cho cả con trai và con dâu có niềm tin, tiếp hêm sức mạnh cho họ vượt
qua giữa lằn ranh sự sống và cái chết, để hướng đến một tương lai tươi sáng.
Dường như bà có ý xua tan không khí ảm đạm, cố che đậy, vùi đi thực
cảnh thê lương. Nhưng màu sắc của hiện tại luôn được trả về đúng nghĩa của
nó, niềm vui nhỏ nhoi lại bị dập tắt ngay sau khi tiếng trống thúc thuế dội lên
dồn dập, vội vã. Bà lão chỉ biết “ngoảnh vội ra ngoài” để không muốn con dâu
“nhìn thấy bà khóc”. Lúc này, dù cố gắng đến mấy bà cũng không thể kìm nén được
nữa, hiện thực đã bóp chết sức sống của niềm vui. Tiếng trống thúc thuế vang lên
đã nhấn chìm niềm hạnh phúc vừa le lói trong bà. Có lẽ bà cũng sợ tiếng trống ấy
như bao người dân khác: “Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế.
Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ...”. Một lần nữa, người mẹ
lại nuốt đắng cay vào trong để cái hi vọng mong manh còn đủ sức soi đường con
bước tiếp. Một bữa ăn gia đình vào ngày đói có nước mắt xen lẫn tiếng cười khiến
độc giả không khỏi chạnh lòng song cũng thật khâm phục những con người đang
mấp mé bên miệng hố tử thần nhưng họ vẫn yêu thương nhau, đùm bọc lấy nhau.
Qua diễn biến tâm lí của bà cụ tứ, ta thấy được nhân phẩm tốt đẹp của một cá
nhân bị “tảng đá” của miếng ăn, của hoàn cảnh đè nặng, nhưng lại không đập nát
được hạt ngọc trong tâm hồn. Tình cảm của Bà cụ Tứ chính là linh hồn của tác
phẩm, là hiện thân cho tình mẫu tử, là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đep các bà mẹ
Việt Nam: nhân hậu, bao dung, giàu lòng nhân ái, thương con, hết lòng vun đắp cho
gia đình của con. Người mẹ ấy phải chăng chính là ánh sáng của cả thiên truyện?
Bởi dù cuộc đời phong trần gió sương, nhưng trong con người ấy lại giàu tình yêu
thương, trong tâm hồn ấy lại chói lòa ánh sáng của nhân phẩm tốt đẹp, làm nhuốm
những gam màu tươi sáng lên bức tranh đen tối của lịch sử đau thương ,như Kim
Lân từng chia sẻ : “Tôi muốn cho độc giả thấy rằng dù trong hoàn cảnh thế ào
đi nữa thì tình người vẫn vượt lên tất cả. Có tình người là có hi vọng vào cuộc
sống. Có tình người là có hi vọng vào tương lai.”
(Bình luận)
“Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo
phong cách mới lạ, thu hút người đọc” (Phương Lựu). Thật vậy, bằng tài năng
xây dựng tình huống truyện độc đáo hấp dẫn, ngôn từ mộc mạc giàu sức gợi, cách
dẫn chuyện tự nhiên, thêm thắt chi tiết đặc sắc, cùng với việc nhân vật được khắc
họa sinh động qua diễn biến tâm lí ,Kim Lân đã thành công trong việc miêu tả tâm
trạng của bà cụ Tứ với nhiều cung bậc cảm xúc khi gặp nàng dâu mới, góp phần
khẳng định tài năng của tác giả, góp phần phng phú cho dòng chảy văn chương Việt
Nam.
Cuộc sống là “Trong cảnh khốn cùng, cận kề cái chết nhưng những con
người ấy không hề nghĩ đến cái chết mà hướng tới sư sống, hi vọng, tin tưởng ở
tương lai, họ vẫn sống, sống cho ra con người”(Kim Lân). “Vợ nhặt” trên trang
sách nhưng lại sống mãi trong lòng ta, bởi tình người bởi tình mẫu tử thiêng liêng:
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” – Chế Lan Viên

You might also like