You are on page 1of 53

Đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai trang 68-69: Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Nhiều người vẫn thường tự hỏi tại sao mình lại bị ám ảnh trước tiền tài, địa vị, danh vọng và nhiều
ham muốn khác đến vậy? Câu trả lời là do họ không biết trân trọng những gì họ đang có. Khi những
gì ta có xuất phát từ niềm khát khao mong mỏi thực sự, tâm trí ta sẽ không vướng bận vào những
suy nghĩ quẩn quanh, ta sẽ sống thực với cảm xúc của mình hơn. Đó cũng là khi ta không phải
đương đầu với cảm giác hoang mang lo lắng; không cảm thấy khiên cưỡng như khi buộc bản thân
làm những điều đáng chán. Tiền tài và địa vị không thể khỏa lấp sự trống rỗng trong tâm hồn. Vì thế,
trước khi làm một việc gì, hãy tự hỏi: "Ta đang muốn làm gì?".

Hãy sống thật với chính mình và tự tin vào những mặt mạnh của bản thân, nếu không bạn sẽ lãng
phí cuộc đời mình một cách vô nghĩa. Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự
quan tâm của người khác, bạn sẽ đánh mất điều quan trọng nhất – đó là con người thật của mình.
Tiền tài, địa vị tựa như một thứ chất kích thích. Nó làm nảy sinh trong mỗi người ham muốn sở hữu
để xoa dịu những khát khao mà họ chưa giành được hoặc để thỏa mãn sự tò mò trong họ. Không
nên để bản thân rơi vào cạm bẫy đó. Sống thực với chính mình tựa như tấm khiên vững chắc giúp
bạn không bị biến thành nạn nhân của sự ảo tưởng.

Trước đây, tôi từng sai lầm khi mải mê tìm kiếm mình trong cái nhìn của người khác để rồi lạc lối
trong mê cung của họ. Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng người ta chỉ có thể tìm thấy mình trong chính
những suy nghĩ và hành xử của bản thân. Con đường ấy, không ai khác mà chính ta phải làm chủ
lấy nó.

(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai,


NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 - 69)
Câu 1. Anh/chị hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng: “Hãy sống thật với chính mình và tự tin vào những mặt mạnh của
bản thân.”
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của tác giả: “Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu
hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, bạn sẽ đánh mất điều quan trọng nhất – đó là con
người thật của mình.”
Câu 4. Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
Câu 5. Từ nội dung trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
nghĩa khi sống thật với chính mình.
Đáp án đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai trang 68-69: Đề số 1
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2. Tác giả cho rằng: “Hãy sống thật với chính mình và tự tin vào những mặt mạnh của bản
thân.”
Vì:

- Nếu không bạn sẽ lãng phí cuộc đời mình một cách vô nghĩa. Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ
hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, bạn sẽ đánh mất điều quan trọng nhất - đó là
con người thật của mình.

- Sống thực với chính mình giống như tấm khiên vững chắc giúp bạn không bị biến thành nạn nhân
của sự ảo tưởng.

Câu 3. “Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, bạn
sẽ đánh mất điều quan trọng nhất – đó là con người thật của mình.” có thể hiểu là: Trong cuộc sống
nếu bạn chỉ biết cố làm hài lòng hoặc sống theo người khác định sẵn thì bạn sẽ đánh mất đi bản thân
mình, đánh mất cá tính, nét riêng hay sự khác biệt của mình với người khác,…
Câu 4. Học sinh có thể đưa ra những thông điệp khác nhau tùy theo cách suy nghĩ, nhìn nhận riêng,
miễn sao những thông điệp đó đảm bảo tính tư tưởng (tích cực và hợp lý) và lí giải được vì sao
thông điệp đó lại có ý nghĩa.
Gợi ý:
- Hãy sống là chính mình thay vì ép bản thân sống theo ý muốn của người khác.

- Cần tránh xa cạm bẫy của tiền tài, danh vọng,…

- Dám chấp nhận đương đầu và dũng cảm vượt qua thử thách mới mang lại cho ta những kết quả tốt
đẹp mà mình xứng đáng có được.

Câu 5.
Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:

- Ý nghĩa khi sống thật với chính mình:

+ Khi sống thật với chính mình, ta đã để những suy nghĩ, cách hành xử của bản thân được tự do bộc
lộ ra ngoài, không bị chi phối bởi tác động của người xung quanh.

+ Sống thật với chính mình, con người sẽ làm chủ cuộc đời, nhận ra mặt mạnh của bản thân để phát
huy, mặt yếu để rút kinh nghiệm.

+ Nhờ có sống thật với chính mình, ta sẽ trở nên lạc quan, tự tin vào bản thân. Từ có, ta sẽ có động
lực, sức mạnh tinh thần để vượt qua những cám dỗ của tiến tài, địa vị, đồng thời ta sẽ được được
người khác tôn trọng.

- Đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp.

Lưu ý: Đoạn văn cần có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân
đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

Đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai trang: Đề số 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cho và nhận
Winston Churchill từng nói: “Chúng ta kiếm sống bằng thứ mà ta có nhưng chúng ta sống bằng
những gì mà ta cho đi”. Quả thật, khi sự chia sẻ bắt nguồn từ tình cảm chân thành, người cho đi sẽ
hạnh phúc hơn rất nhiều.

Cho và nhận là quy luật dễ hiểu ở đời nhưng giữa việc cho để nhận và cho thứ mình muốn nhận
lại tồn tại sự khác biệt to lớn. Khi chữ “cho” ấy đi kèm với ý đồ trục lợi của bản thân, nó sẽ đem đến
sự thất vọng không chỉ đối với người nhận mà ngay cả ở người cho. Với người nhận, ngay từ đầu,
cái “cho” đó không mang ý nghĩa là một món quà, còn với người cho, mục đích tư lợi của họ sẽ khó
có cơ hội đạt được. Tuy nhiên, nếu chữ “cho” ấy thực sự xuất phát từ tấm lòng thì chính người cho đi
sẽ nhận về một món quà lớn, đó là niềm tin yêu cuộc đời.

Trước kia, tôi luôn nghĩ rằng mọi thứ đều cần có qua có lại và tôi sẽ là một người ngớ ngẩn nếu tôi
chỉ biết cho mà không biết nhận về. Nhưng giờ đây, tôi hiểu ra rằng khi người cho thực tâm muốn
giúp đỡ; họ sẽ được nhận về một món quà tinh thần lớn lao và ý nghĩa. Khi tôi cho bằng một tay và
nhận vật đáp trả bằng tay còn lại, tôi chỉ cho một nửa thứ tôi có và nhận về một nửa thứ có thể đã
được trao cho tôi. Và khi ấy, tôi đã tự giới hạn bản thân mình. Vì thế, tôi sẽ cho bằng cả đôi tay.

(Trích từ Quên hôm qua sống cho ngày mai,


Theo NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 1. Món quà lớn mà người cho đi sẽ được nhận về là gì?
Câu 2. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa cho để nhận và cho thứ mình muốn nhận lại.
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Winston Churchill có tác dụng như thế nào?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Tôi sẽ cho bằng cả đôi tay? Vì sao?
Đáp án đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai: Đề số 2
Câu 1.
Món quà lớn mà người cho đi sẽ được nhận về là: niềm tin yêu cuộc đời

Câu 2.
Sự khác biệt giữa cho để nhận và cho thứ mình muốn nhận lại:

- Cho để nhận tức là “cho” đi kèm với ý định trục lợi, sẽ đem đến sự thất vọng đến cả người cho và
người nhận. Người “nhận” ngay từ đầu cái “cho” không mang ý nghĩa là một món quà; người cho,
mục đích tư lợi của họ sẽ khó có cơ hội đạt được.

=> Cho đi với ý đồ trục lợi

- Cho thứ mình muốn nhận là chữ “cho” ấy thực sự xuất phát từ tấm lòng thì chính người cho đi sẽ
được nhận về một món quà lớn, đó là niềm tin yêu cuộc đời.

=> Cho đi bằng cả tấm lòng

Câu 3.
Việc trích dẫn quan điểm của Winston Churchill nhằm: khi trích dẫn ngay từ mở đầu bài viết tác giả
nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của sự cho đi trong cuộc sống. Cho đi bằng tấm lòng chân thành bạn sẽ
nhận được niềm hạnh phúc và tình yêu của mọi người. Đồng thời cũng khiến người đọc tin tưởng
vào những lập luận của tác giả.

Câu 4.
- Đồng tình với quan điểm của tác giả: Tôi sẽ cho đi bằng cả đôi tay.

- Lý giải:

+ Cho bằng một tay và nhận bằng một tay mang ý nghĩa của sự trao đổi song phẳng, thực dụng, đây
không phải là chia sẻ xuất phát từ tình cảm, tấm lòng và điều cho đi ấy không còn là món quà tinh
thần nữa.

+ Cho bằng cả hai tay là cho đi bằng cả tấm lòng, cách cho đầy chân thành, vị tha, cho là quên đi, là
không cầu mong được nhận lại. Đấy là cách cho mang lại hạnh phúc cho cả người cho và người
nhận.

Đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai: Đề số 3


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì thế, hãy chấp
nhận điều đó như một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều gì, chúng đều phải nếm trải
những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư tưởng vừa lĩnh hội, hoặc sau sự chín
chắn rèn giũa được là một thất bại, hay một bước lùi nào đó. Tuy nhiên, đừng đánh đồng những sai
lầm ấy với việc ta không thể trưởng thành. Hãy hiểu rằng, như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa
luôn tồn tại một bước lùi gần và hãy tin tưởng rằng mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học
quý giá nếu ta biết trân trọng nó.
Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều mình mong
muốn, ta phải không ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên mãn thì ta mới hài lòng
và cũng đừng đòi hỏi mọi mối quan hệ phải hoàn hảo thì ta mới nâng niu trân trọng. Hoàn hảo là một
điều không tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mỹ cả. […]

Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người. Bởi
vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách chấp nhận người khác và
chấp nhận bản thân như vốn có.

(Tian- Dayton, Ph, D, Quên hôm qua sống cho ngày mai)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại
một bước lùi gần?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần
phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có? Vì sao?
Đáp án đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai: Đề số 3
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận
Câu 2. Theo tác giả, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự là vì:
- Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm.

- Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn thiện, hoàn mỹ cả.

- Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và mọi người.

Câu 3. Như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần có thể được hiểu như
sau: Sau mỗi thành công đã đạt được, con người cần phải có thời gian chiêm nghiệm, tự rút kinh
nghiệm cho bản thân. Sau "mỗi bước tiến xa" để đi tới thành công phía trước sẽ luôn cần đến những
bước lùi lại để nhìn nhận và rút ra kinh nghiệm, bài học, phương pháp. Trên cơ sở đó ta mới có thể
đạt được một kết quả vững chắc để làm bước đệm thành công vượt bậc trong tương lai.
Câu 4.
- Ta đồng tình với quan điểm trên bởi vốn dĩ cuộc sống là không công bằng, mỗi người sẽ có con
đường trưởng thành của mình, cần phải học cách chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như
vốn có.

Vì:

- Con người là tổng thể của các mối quan hệ, phải biết chấp nhận cùng người khác thì mới chung
sống trong xã hội được.

- Chấp nhận mình và chấp nhận người khác chính là việc có những cái nhìn, đánh giá đúng về bản
thân, biết những ưu điểm và hạn chế của mình. Từ đó học hỏi những điểm mạnh

- Trong cuộc sống, mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau, không có ai là giống ai, hơn nữa mỗi
người lại có cá tính, điểm mạnh, điểm yếu riêng trong từng công việc. Cho nên việc đổ tại cho hoàn
cảnh là điều không thể. Để trưởng thành và thành công cần phải biết chấp nhận bản thân, và chấp
nhận sự thành công của người khác. Thay đổi bản thân, mỉm cười trước thất bại, sẵn sàng rút kinh
nghiệm, ấy mới thực sự là người trưởng thành.

Đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai: Đề số 4


Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập - bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc
luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không
dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng dày vò tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc
tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những
điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những
vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến.

Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách-
những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà còn ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn
tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng
có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.

(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph. D)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả Để hạnh phúc luôn mỉm cười ta phải làm gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người
không dám đối mặt với nỗi sợ hãi?
Câu 3. Em hiểu như thế nào về lời khuyên: “Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình”?
Câu 4. Sự trưởng thành của mỗi con người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách?
Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?

Đáp án đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai: Đề số 4
Câu 1. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận
Câu 2.
Theo tác giả

- Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người
mình.

- Khi “không đối diện với nỗi sợ hãi” , ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu
trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang
có.

Câu 3. Lời khuyên: “Ta cần không phủ nhận mặt xấu trong con người mình” có nghĩa là: Ta cần
không phủ nhận mặt xấu trong con người mình nghĩa là dám thừa nhận và đối mặt với những thói
xấu cũng như khuyết điểm trong con người mình.
=> Câu nói trên khuyên con người biết nhận ra cái xấu trong con người mình để có ý thức đấu tranh
loại bỏ nó, hoàn thiện bản thân.

Câu 4.
Em nêu ý kiến của mình đồng tình hoặc không đồng tình và giải thích.

Gợi ý: Đồng ý vì đây là một quan điểm đúng đắn, có ý nghĩa cảnh tỉnh, động viên, khích lệ mỗi
người…

Đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai trang 18-19: Đề số 6
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

“ Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với những người xung quanh là một liều thuốc diệu kỳ giúp con người
lấy lại cân bằng mỗi khi gặp khó khăn. Tuy nhiên, đôi lúc người ta lại nhầm lẫn giữa chia sẻ suy nghĩ
với người khác với suy nghĩ theo người khác.
Trong mối quan hệ sẻ chia bình đẳng, ta có tư duy độc lập, biết cách làm chủ nó và chia sẻ cởi mở
những suy nghĩ đó. Tuy nhiên, trong mối quan hệ sẻ chia một chiều, ta thường để bản thân choáng
ngợp bởi những suy nghĩ của người khác. Thay vì đưa ra chính kiến và cảm nhận của riêng mình, ta
lại bị cuốn theo lối suy nghĩ của họ để rồi không còn giữ được lập trường của mình.

Trong mọi mối quan hệ, sự tương trợ là điều rất cần thiết. Ta có thể nhờ người khác giúp đỡ nhưng
không được để mình trở thành cái bóng của họ bởi cuộc sống của ta là do chính ta quyết định. Khi
khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, ta sẽ đánh mất
điều quan trọng nhất, đó là con người thật của mình.

Hãy sống thật với chính mình, bởi đó là chìa khóa đưa ta đến hạnh phúc. Hãy làm bất kì điều gì ta
cho là nên làm, vì chính ta mới là người quyết định cuộc sống của bản thân. Bên cạnh đó, cũng
không cần bào chữa hay giải thích gì về mình; không cần sự cho phép của bất cứ ai để được là
chính mình. Ta có thể sống hạnh phúc với con người thực của mình và hãy nghĩ tốt về bản thân, bất
kể người khác nhìn nhận thế nào chăng nữa.”

(Trích Quên hôm qua sống cho ngày mai – Tian Dayton, Ph. D, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh,
2017, tr 18 – 19)
Câu 1 (NB). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (NB). Theo tác giả, vì sao chúng ta cần phải có tư duy độc lập?
Câu 3 (TH). Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình
cảm và sự quan tâm của người khác, ta sẽ đánh mất điều quan trọng nhất, đó là con người thật của
mình.?
Câu 4 (VD). Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Hãy sống thật với chính mình, bởi đó là chìa khóa
đưa ta đến hạnh phúc không? Vì sao?
Đáp án đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai trang 18-19: Đề số 6
Câu 1.
Xác định được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận.

Câu 2.
Theo tác giả, chúng ta cần có tư duy độc lập và biết cách làm chủ nó vì:

+ Khi sống bằng suy nghĩ của người khác ta bị phụ thuộc vào họ và không còn giữ được chính kiến
của mình.

+ Ta sẽ trở thành cái bóng của người khác và đánh mất chính mình.

Câu 3.
– “khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác”: sống giả,
sống không thật để vừa lòng người khác.

– “sẽ đánh mất điều quan trọng nhất, đó là con người thật của mình”:

không giữ được điều quan trọng nhất mà ai cũng cần phải có để cuộc sống có ý nghĩa, đó là con
người thật của chính mình.

=> Câu nói khuyên chúng ta: Đừng sống bằng suy nghĩ và ánh nhìn của người khác bởi khi đó ta sẽ
đánh mất giá trị sống đích thực – sống được là chính mình.

Câu 4.
Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình hoặc nửa đồng tình, nửa không đồng tình; lý giải
hợp lý và thuyết phục. Dưới đây là một hướng giải quyết:
– Đồng tình vì:

Sống thật với chính mình ta được làm chủ cuộc đời mình; không cần gồng mình lên để sống vì ai,
sống theo suy nghĩ của ai; ta có thể tin tưởng vào chính mình để tạo dựng những giá trị của bản
thân… đó là cơ sở để làm nên hạnh phúc.

Đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai trang 106 - 10: Đề số 8
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

Hãy hướng sự quan tâm của bạn tới những việc bạn có thể làm thay vì nghi hoặc khả năng của
bản thân. Thực tế cho thấy, chúng ta sẽ chẳng đạt được bất cứ điều gì nếu cứ luôn miệng nói rằng
mình không làm được.

Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối rồi sẽ được giải quyết, từ đó nỗ lực tìm
giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp. Hãy nhớ rằng thành công trong
cuộc sống luôn đi kèm với những câu khẳng định như “Tôi có thể” hoặc “Tôi sẽ làm được”, và hành
động bao giờ cũng tạo ra điều kì diệu. Đừng ngồi đó chờ đợi mộng tưởng biến thành sự thật. Khi đã
nỗ lực hết mình, dù có thất bại, bạn cũng không phải tiếc nuối. Thất bại không chỉ giúp bạn rút ra bài
học kinh nghiệm mà còn hiểu được giá trị của thành công: Bạn chỉ thực sự thất bại khi chưa thử mọi
cơ hội mà bạn đang có. Khi thực sự muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ có cách để bạn làm
được

Điều quan trọng là bạn phải xem xét các khả năng để tạo ra cơ hội chứ không phải lãng phí thời
gian để mổ xẻ những trách nhiệm của mình.

(Tian Dayton, Quên hôm qua sống cho ngày mai, Công ty First News- Trí Việt giữ bản quyền xuất
bản và ấn hành, tr.106, 107 )
Câu 1: Theo tác giả cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp là như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Trong câu “Thực tế cho thấy, chúng ta sẽ chẳng đạt được bất cứ điều gì nếu cứ luôn miệng
nói rằng mình không làm được.”, tác giả ngầm phê phán những người có thái độ sống như thế nào?
(0,5 điểm)
Câu 3: Tại sao tác giả nói “Thất bại không chỉ giúp bạn rút ra bài học kinh nghiệm mà còn hiểu được
giá trị của thành công” (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm: “Bạn chỉ thực sự thất bại khi chưa thử mọi cơ hội mà
bạn đang có” không? Vì sao? (1,0 điểm)
Đáp án Quên hôm qua sống cho ngày mai trang 106 - 107: Đề số 8
Câu 1:
Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối rồi sẽ được giải quyết, từ đó nỗ lực tìm
giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp.

Câu 2:
Trong câu “Thực tế cho thấy, chúng ta sẽ chẳng đạt được bất cứ điều gì nếu cứ luôn miệng nói rằng
mình không làm được.”, tác giả ngầm phê phán những người có thái độ sống nhu nhược, thụ động…

Câu 3:
Tại sao tác giả nói “Thất bại không chỉ giúp bạn rút ra bài học kinh nghiệm mà còn hiểu được giá trị
của thành công”

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí, phù hợp với yêu cầu câu hỏi. Gợi
ý

- Thất bại là không hoàn thành mục tiêu đề ra


- Khi ta đặt ra mục tiêu mà ta không đạt được khi đó ta rút ra bài học kinh nghiệm để lần sau ta
không mắc phải và khi đạt được thành công thì ta sẽ thấy giá trị của nó…

Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn tập 2: Đề số 1


ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và
giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc
nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với
bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều
hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ
khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con
đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho
những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn
hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh,
2012, tr.02)
Câu 1. Hãy chỉ ra đi qua tuổi thơ cuộc đời của con người sẽ thế nào?.(0,5 điểm)
Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn
một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. (0,5 điểm)
Câu 3. Tại sao có thể nói: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước
chân bạn nhiều lần rướm máu.(1,0 điểm)
Câu 4. Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Tại sao chọn thông điệp đó?(1,0
điểm)
Đáp án đọc hiểu Hạt giống tâm hồn tập 2: Đề số 1
Câu 1: Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng
cũng không ít chông gai
Câu 2:
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ : hoa hồng , chông gai

- Tác dụng: giúp người đọc hiểu được rõ ràng về giá trị của cuộc đời. Đó là để có hạnh phúc, chúng
ta phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách

Câu 3: Mỗi học sinh đều có thể nêu ra những quan điểm khác nhau của mình
Ví dụ: Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần
rướm máu. Vì cuộc sống luôn chứa đựng những khó khăn, thử thách. Vượt qua được gian khổ đó,
chúng ta phải chấp nhận đau đớn, thậm chí phải trả giá bằng nhiều thứ. Khó khăn, thử thách là môi
trường để con người rèn luyện ý chí, nghị lực.

Câu 4: Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn tập 2: Đề số 2
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất
bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất
bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên
nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy
nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt
nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người
nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt
nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa… Vì thế, hãy tin ngày mai
nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng
ánh sáng của niềm tin.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh,
2012, tr.02)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Em hiểu thế nào câu “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa...”.
Câu 3 (0,5 điểm): Tại sao tác giả lại khẳng định : “Đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là
điều không hề dễ dàng"
Câu 4: Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao?

Đáp án đọc hiểu Hạt giống tâm hồn tập 2: Đề số 2


Câu 1
PTBĐ chính: nghị luận

Câu 2
- Cầu vồng là thứ đẹp đẽ, huy hoàng, nhiều màu sắc. nó tượng trưng cho những điều tốt đẹp, những
thành công, những khao khát của con người. Cơn mưa là hình ảnh tượng trưng cho những khó
khăn, vấp ngã, thất bại. Cầu vồng chỉ xuất hiện sau cơn mưa cũng giống như việc con người chỉ có
thể đạt được thành công, những thứ tốt đẹp sau khi đã trải qua những vất vả, gian lao, thất bại.
Muốn thành công thì phải trai qua thất bại, vấp ngã.

Câu 3
Sở dĩ tác giả cho rằng " “Đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng"
là bởi vốn dĩ thất bại đã tạo nên những tổn thương sâu sắc. Thế nhưng thất bại đầu đời lại mang sức
tổn thương nhiều nhất, dễ khiến con người gục ngã, bi quan, chán nản nhất. Bởi một khi bắt tay vào
làm việc gì mà gặp thất bại ngay bước đầu con người thường sẽ có sự chán nản thay vì những hứng
thú ban đầu. Vậy nên, đối mặt với thất bại đầu đời thật không dễ dàng.

Câu 4
Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực
đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý:

- Có niềm tin vào cuộc sống sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho chúng ta;

- Muốn có thành công, phải chấp nhận thất bại.

Đọc hiểu Một góc phù sa: Đề số 1


ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã

Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch


Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau."

(Nguyễn Minh Khiêm, trích “Một góc phù sa”, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18 &19)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm): Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà
thơ.
Câu 3 (1.0 điểm): Hai câu thơ:
"Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng"

Gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên.
Đáp án Một góc phù sa: Đề số 1
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm
Câu 2: Các từ ngữ, hình ảnh : phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm rạ...
Câu 3: Gợi ý:
- Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời

- Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo
mãi cuộc sống con người.

Câu 4: Một số bài học em có thể rút ra được như:


- Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình

- Gần gũi, gắn bó với quê hương coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình.

ĐỌC HIỂU NẾU BIẾT TRĂM NĂM LÀ HỮU HẠN

Câu 7. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (200 chữ) bàn về giá trị bản thân trong cuộc sống.
Đáp án đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn: Đề số 1
Câu 7.
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn, đúng ngữ pháp, chính tả

Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song
hành.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị bản thân trong cuộc sống.

Gợi ý: Triển khai vấn đề nghị luận


Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có
thể theo hướng sau:

- Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn.

- Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến
mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông.

- Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản thân mà còn là sự đóng góp, là vai trò
của mỗi người với mọi người xung quanh. (VD: Bạn không cần là một đứa trẻ xuất sắc mọi mặt,
nhưng bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của cha mẹ. Đấy chính một phần giá trị con người
của bạn)

- Giá trị của mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong
đó trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng
định giá trị là bạn phải sống đúng với nghĩa một con người.

- Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ
đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

- Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

- Không được định giá người khác khi chưa thấu hiểu họ bởi giá trị là sự tích lũy dài lâu, không phải
ngày một ngày hai mà tạo ra.

Đề đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn trang 43-44: Đề số 2
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ
dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó
sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình
muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc
chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn.
Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý,
chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang
nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, trang. 43 – 44)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lý nào?
Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Sống một cuộc
đời cũng như vẽ một bức tranh vậy.”
Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”?
Câu 5. Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) nói về ý nghĩa của ước mơ đối với cuộc
đời mỗi con người.
Đáp án đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn: Đề số 2
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đó là: nghị luận

Câu 2:
Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lí: luôn cảm thấy dằn
vặt, day dứt vì đã từ bỏ ước mơ của đời mình.

Lưu ý:
Chép trọn vẹn câu: Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt
trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Câu 3:
- So sánh: “Sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”

- Tác dụng: tạo thêm điểm nhấn giúp lối diễn đạt cụ thể, sinh động; chỉ ra sự tương đồng giữa một
cuộc đời với vẽ một bức tranh giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ
của mình thành hiện thực.

Câu 4: Đề mở, các em đưa ra suy nghĩ của bản thân mình
Gợi ý:
- Ước mơ là những khát khao mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành
hiện thực

- Con người cần biết giữ gìn bảo vệ không để những thử thách khó khăn trong cuộc sống làm thui
chột ước mơ và cũng không để người khác ngăn cản việc chúng ta thực hiện ước.mơ của mình.

Câu 5:
Yêu cầu: một đoạn văn nghị luận về chủ đề ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người. Kết cấu đoạn
phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; bảo đảm dung lượng.

Gợi ý
- Giới thiệu vấn đề: ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người

- Giải thích: Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới,
đạt được

- Vai trò của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người:

+ Giúp bản thân xác định phương hướng, mục tiêu tương lai

+ Là động lực tinh thần để con người có ý chí phấn đấu vượt qua khó khăn

+ Sống lạc quan, vui vẻ; cuộc sống có ý nghĩa hơn khi có ước mơ.

- Kết thúc vấn đề: khẳng định tầm quan trọng của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người.

Đề đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn: Đề số 3


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

…Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy.
Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng
cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên
lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người
khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ
giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử
cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà
nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo
kiểu như vậy.

(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn,
Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, năm 2016)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu văn “Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn
kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác”?
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về
hạnh phúc.
Đáp án đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn: Đề số 3
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2:
* Biện pháp nghệ thuật:

- Điệp từ: hạnh phúc

- Liệt kê: bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đề cảm thấy xót xa, lo lắng
cho bạn hoặc bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng,
lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.

- So sánh: “Mỗi con người là một mắt xích hoặc mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời
như mạng thể kim cương” hoặc “Mỗi người là một nguyên tử cacbon”.

* Tác dụng:

- Làm cho đoạn văn hấp dẫn, xây dựng hình ảnh đặc sắc và khơi gợi cảm xúc.

- Làm rõ được vấn đề trong đoạn trích: Hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân, riêng tư mà còn
ảnh hưởng, tác động đến nhiều người khác, từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè tới cả những người xa lạ.

Câu 3:
Câu văn “Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến
người khác”: Mỗi cá nhân đều có sự gắn kết trên một phương diện nào đó nên mọi cảm xúc, hành
động của bản thân sẽ tác động ít nhiều đến những người xung quanh. Vì vậy mỗi người cần lan
truyền cảm xúc tích cực và hạn chế cảm xúc tiêu cực để tránh ảnh hưởng đến những người khác.

Câu 4
* Yêu cầu

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

* Gợi ý: Học sinh cần triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động:

- Hạnh phúc là cảm giác hân hoan, vui sướng khi đạt được mong muốn, khát khao của mình.
- Hạnh phúc là điều ai cũng muốn có, là mục tiêu hướng tới cuối cùng, có ý nghĩa lớn đối với mỗi
người.

- Hạnh phúc không phải là một điều gì quá xa xôi, cao cả mà hạnh phúc đến từ những điều rất đỗi
bình thường, biết quý trọng hiện tại cũng là hạnh phúc.

- Hạnh phúc không chỉ mang lại cảm xúc cho bản thân mà còn tác động đến những người xung
quanh. Bản thân hạnh phúc thì những người bên cạnh cũng cảm thấy vui vẻ và ngược lại.

- Vì thế, mỗi người cần phải biết nhận ra và trân quý hạnh phúc ngay bên mình.

Đề đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn trang 160: Đề số 5
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những ước mơ xa: đến đỉnh cao nhất. Có
những ước mơ gần: Một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến

bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng
cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điểu
khiển đời mình nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến
đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng học không
phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình
yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng
đáng và tự hào.

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng đươc ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta
không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác.(...)

Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta
vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn- Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn; 2017; tr160)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao “chúng ta không thèm khát vị trí cao sang này mà rẻ rúng công việc bình
thường khác” ?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất
và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan niệm: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng
điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề
bình thường. Vì sao?
Đáp án đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn trang 160: Đề số 5
Câu 1: phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận
Câu 2: Theo tác giả “chúng ta không thèm khát vị trí cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường
khác” vì mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đáng được ghi nhận
Câu 3: Câu "học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân
thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào" được hiểu là:
- Học là con đường tốt nhất để mỗi chúng ta có được công việc yêu thích và mong muốn

- Khi tích lũy đủ kiến thức, lại có thêm những kĩ năng khác tất yếu ta sẽ nhận được mức thu nhập
cao nhất, xứng đáng với công sức mình bỏ r
Câu 4: Các em đưa ra quan điểm của mình, đồng tình hoặc không đồng tình sau đó đưa ra lập luận
để bảo vệ cho quan điểm đó
Ví dụ:

Mỗi nghề đều có một vị trí ý nghĩa xã hội

Phải có tâm huyết, nỗ lực với nghề mà mình đã chọn

Đề đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn trang: Đề số 7


Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, và nếu bắt gặp thì trừng trị
thích đáng. Nhưng còn một cách nữa, đó là đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu.
Đừng bỏ rơi, đừng ép uổng, đừng khinh bỉ. Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây
tổn thương. Đừng dồn ai vào đường cùng...

Tôi không dám nói rằng cái thiện luôn mạnh hơn cái ác. Tôi không biết chắc. Đôi khi tôi nhìn thấy cái
thiện bị đánh nốc ao trên sàn đấu trong cuộc chiến đơn độc. Nhưng tại sao chúng ta lại để nó trở
thành cuộc chiến đơn độc? Tôi biết chúng ta đông hơn. Những người mong muốn điều tốt đẹp cho
cuộc sống này, luôn luôn đông hơn.

Vậy thì hãy làm cho chúng ta mạnh hơn. Hãy tìm đến nhau, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đồng
hương, đồng loại… Hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy xiết chặt những mối dây liên hệ và đừng
để ai thành kẻ lạc loài. Những kẻ lạc loài thường dễ thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân.

Thế cho nên, giữa cuộc sống bộn bề đôi khi cũng cần nhìn lại, để tự hỏi lòng xem, phải chăng ngay
bên cạnh đời ta vẫn còn ai đó lạc loài?

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2016)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,25 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu văn: Đừng bỏ rơi, đừng ép
uổng, đừng khinh bỉ. Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây tổn thương. Đừng dồn
ai vào đường cùng. (0,75 điểm)
Câu 3. Theo đồng chí, tại sao tác giả lại cho rằng: Những kẻ lạc loài thường dễ thành thủ phạm, hoặc
trở thành nạn nhân ? (0,5 điểm)
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với đồng chí? Vì sao? (0,5 điểm)
Đáp án đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn trang: Đề số 7
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính là nghị luận

Câu 2:
Biện pháp tu từ trong câu là: liệt kê

Tác dụng: liệt kê những hành vi không nên làm để chỉ rõ, nhấn mạnh chúng, giúp bản thân và những
người xung quanh biết cách không trở thành người ác

Câu 3:
Vì họ thường ngăn cách với mọi người xung quanh, vì thế, họ không thể chia sẻ, giãi bày mọi việc
với người khác, dần dần, bản tính lương thiện, biết chia sẻ, yêu thương của họ bị phai nhạt, mờ dần.

Câu 4:
Thông điệp có ý nghĩa nhất: có thể tự chọn một thông điệp và phân tích thông điệp ấy (sức mạnh
đoàn kết, không để ai phải lạc loài, một mình,.....)
Đề đọc hiểu Đất nước ở trong tim
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM


Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi


Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

Tác giả: Cô giáo Chu Ngọc Thanh

Đề đọc hiểu Đất nước ở trong tim - Đề số 2


Câu 1: Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
Câu 2: Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam hiện lên như thế nào trong bài thơ ?
Câu 3: Anh/ chị sẽ vẽ gì về hình ảnh Tổ quốc trong trái tim mình ?
“Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.”

Đáp án đọc hiểu Đất nước ở trong tim - Đề số 2


Câu 1: Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm
Câu 2: Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam hiện lên hiện lên trong hoàn cảnh nhọc
nhằn, vất vả, gian lao khi dịch bệnh hiểm nguy đang lan rộng, yêu cầu chúng ta phải đoàn
kết và thể hiện sự quyết tâm của chính phủ giúp nước ta để vượt qua thử thách, khó khăn
này.
Câu 3:
- Vẽ những ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, không còn nạn dịch.

- Vẽ về hoài bão tuổi trẻ được học tập, làm việc và cống hiến để đất nước ta ngày một
giàu đẹp, vững mạnh.

Đề đọc hiểu Đất nước ở trong tim - Đề số 3


Câu 1. Bài thơ trên nói về sự kiện gì? Cảm xúc của tác giả trong bài thơ?
Câu 2. Việc trích dẫn ý kiến của thủ tướng trong bài thơ có tác dụng gì?
Câu 3. Ý nghĩa của hai dòng thơ:
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Câu 4. Hãy rút ra thông điệp của bài thơ? Từ thông điệp ấy, anh/chị thấy bản thân mình
cần học tập và phát huy điều gì để làm rạng danh con người Việt Nam.
Đáp án đọc hiểu Đất nước ở trong tim - Đề số 3
Câu 1.
– Bài thơ trên nói về sự kiện:

+ Dịch cúm Covid-19 đang diễn ra và sự đoàn kết của cả nước trước đại dịch.

+ Tấm lòng nhân ái của đất nước ta với láng giềng và công dân các nước khác trên du
thuyền.

+ Trách nhiệm của chính phủ Việt Nam với công dân của mình ở vùng dịch.

– Cảm xúc của tác giả trong bài thơ: yêu thương, tự hào

Câu 2.
– Tác giả trích dẫn ý kiến của thủ tướng: “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để
lại”

– Tác dụng:

+ Làm bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu tính biểu cảm, giàu sức thuyết phục.

+ Thể hiện tinh thần, truyền thống nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam: tinh thần
tương thân tương ái của người Việt và trách nhiệm cao cả, sự quan tâm lớn lao của chính
phủ với công dân của mình.

Câu 3. Ý nghĩa của hai dòng thơ:


– Đề cao lòng nhân ái, tình yêu thương. Khẳng định “nhân ái” chính là sức mạnh lớn nhất
giúp con người vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

– Khi trong mỗi con người ai cũng có lòng nhân ái thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh,
đoàn kết; con người sẽ không còn sợ sự cô độc, lạc lõng.

Câu 4.
– Thông điệp của bài thơ: Hãy sống yêu thương nhân ái và trách nhiệm.

– Đưa ra những điều bản thân em cần học tập và phát huy.

Gợi ý: Các em có thể tham khảo

+ Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.

+ Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

+ Thể hiện tình yêu thương, lòng nhân ái và trách nhiệm bằng các hành động thiết thực.

+ Sống có ước mơ hoài bão, góp phần phát triển đất nước.
+ Lên án lối sống vô trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm.

Đề đọc hiểu Đất nước ở trong tim - Đề số 4


Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2. Theo tác giả của bài thơ, hình tượng đất nước mình hiện lên như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: “Từ mái
trường này em sẽ lớn lên Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước Cô sẽ nối những nhịp
cầu mơ ước Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.”
Câu 4. Thông điệp mà em nhận được khi đọc đoạn trích.
Đáp án đọc hiểu Đất nước ở trong tim - Đề số 4
Câu 1:
Phương thức biểu đạt nghị luận

Câu 2:
Theo tác giả, hình ảnh đất nước Việt Nam dù cho nhỏ bé nhưng chúng ta lại làm được
những điều phi thường trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước: dịch bệnh tấn công. Nhờ
tinh thần đồng bào, dân tộc sâu sắc cùng tinh thần nhân ái của khắp cả nước mà nhân
dân và chính phủ có sức mạnh làm nên những điều vĩ đại đó là: đất nước đoàn kết chống
dịch bệnh, chính quyền giúp đỡ các nước lân cận đang lâm nguy với dịch bệnh, chính
phủ đón Việt Kiều về nước để cách ly phòng bệnh, mở cửa đón du thuyền Diamond
Princess vào bờ, toàn thể nhân dân chung sức chống dịch như chống giặc.

Câu 3:
Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ "vẽ hình tổ quốc ở trong tim". Tác dụng: làm sâu
sắc thêm tình cảm đối với đất nước được nuôi dưỡng và đang dần lớn lên trong thế hệ
trẻ. Vào những lúc đất nước lâm nguy và khó khăn, tình yêu đối với tổ quốc trong thế hệ
trẻ chính là thứ vũ khí mạnh mẽ.

Câu 4:
Thông điệp mà em nhận được trong đoạn trích đó là tình yêu tổ quốc, đồng bào cũng như
tinh thần nhân ái, chung sức đồng lòng trong nhân dân để đối mặt với những hoàn cảnh
khó khăn của đất nước. Trong những lúc khó khăn và thử thách là lúc mà tình yêu đối với
đất nước, những giá trị nhân văn cao đẹp được thể hiện trong cộng đồng, dân tộc.

Đọc hiểu (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GỬI CON
…..

Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần
thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

…..

Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn


Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa

Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ

Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay

May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may

Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.

Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù
chẳng được trả công.

…..

Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa

Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân

Và hãy tin vào điều có thật:

Con người – sống để yêu thương.

(Bùi Nguyễn Trường Kiên)


Đề đọc hiểu gửi con – Đề số 1
Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về ý nghĩa các câu thơ sau:
“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần
thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”.

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:


” Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa

Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp


Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.”

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Đáp án đề đọc hiểu gửi con – Đề số 1
Câu 1:
2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận và biểu cảm.

( Nếu HS trả lời đúng một phương thức biểu đạt cho 0,25 điểm)

Câu 2:
- Ý nghĩa 2 câu thơ:

“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần
thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.

Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”.

- Qua câu thơ, người cha nhắc nhở con về việc giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Cần
giúp đỡ mọi người song phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một cách giúp đỡ.
Học cách giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt
đẹp.

Câu 3:
- Tác giả cho rằng:

” Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa

Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.”

Bởi vì: Cuộc sống của mỗi người luôn cần có ước mơ, khát vọng, nỗ lực vươn lên và phải
biết khẳng định mình.Tuy nhiên, “tiến” và “ngước lên” không phải để ganh đua, bon chen,
hãnh tiến, không vì vật chất, danh lợi bản thân mà bán rẻ lương tâm, phẩm giá. Điều cần
thiết là “tiến” và “ngước lên” để biết “lùi”, biết “nhìn xuống”, biết nhìn nhận, suy ngẫm,
đánh giá về chính mình để giữ gìn nhân cách. Đó là cuộc sống thanh thản, hạnh phúc.

Câu 4:
Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của
bản thân về thông điệp ấy:

– Chúng ta cần biết giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy
giá trị tốt đẹp.
– Không nên tự cao, tự đại mà phải biết tự đánh giá và nhận ra tài năng, vị trí xã hội của
mình.

– Bình tâm trước những vấn đề được- mất, thăng tiến bằng chính tài năng của mình và
luôn giữ gìn đức độ, nhân cách

– Cuộc sống luôn cần có tình yêu thương. Tình yêu thương đem đến hạnh phúc cho nhân
loại.

Đọc hiểu đời ngắn đừng ngủ dài - Đề số 1


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Carlson, người vừa mất cách
đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scroogled (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong
chương “Chấp nhận: giải pháp tối thượng”. Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.

Richard viết: “Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn
nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp nhận còn đòi hỏi
nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động như bạn vẫn thường làm.
Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc
chấp nhận mang lại - nó trở thành bản chất thứ hai của bạn.”
Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghịch cảnh. Thoải mái trong
bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc
đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần. Tất cả
chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác.
Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất
cả đều là phương tiện để ta trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi
chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn.
Và đó luôn là lời chúc dành cho bạn.

( Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, tr 38)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận “điều phải đến” thì
lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn.
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào những phương tiện để ta trưởng thành theo quan niệm
của tác giả?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn
những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần của tác giả không? Vì sao?
Đáp án đọc hiểu đời ngắn đừng ngủ dài - Đề số 1
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: nghị luận
Câu 2: Biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua
nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn là biện pháp tu từ ẩn dụ " lúc cay đắng sẽ qua nhanh
và ngày tươi sáng sẽ dài hơn."
- Tác dụng: người viết muốn nhấn mạnh những tác động tích cực khi con người ta chấp
nhận " điều phải đến" mang lại. Đó là những gian nan sẽ trôi nhanh và điều tốt đẹp sẽ
đến.

Câu 3: Phương tiện để ta trưởng thành theo quan niệm của tác giả là thử thách, xung đột,
mâu thuẫn, bất an. Đây đều là những thử thách để tôi luyện bản thân ta ngày càng cứng
cáp và vững vàng hơn. Vượt qua được những điều này con người sẽ có kinh nghiệm và
trưởng thành nên rất nhiều.
Câu 4: Em đồng tình với câu châm ngôn bởi vì đó là một lẽ dĩ nhiên. Cuộc sống không
phải lúc nào cũng êm ấm, thuận buồm xuôi gió theo cái cách mà ta hằng mong muốn.
Nhưng đôi khi chính những khó khăn ấy cho ta những bài học, những giá trị, những trải
nghiệm mà một lúc nào đó ta sẽ cần đến.

Đọc hiểu đời ngắn đừng ngủ dài - Đề số 2


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Mọi người đều tránh xa xung đột. Nó khiến ta cảm thấy tồi tệ nên ta tránh né, và hy
vọng bằng cách nào đó xung đột tự hóa giải. Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Thay
vì vậy nó cứ mưng mủ như một vết thương nhiễm trùng (điều ta né tránh thường lại dai
dẳng).

(2) Quan điểm của tôi về nó: xung đột không gì khác hơn là một cơ hội để trưởng thành
và kết nối sâu xa hơn với người khác. Mọi xung đột đều ẩn chứa cơ hội học hỏi một bài
học quý giá, và cơ hội phát triển bản thân (về hiểu biết, nhận thức và quan điểm). Mỗi
xung đột, dù với người thân hay với khách hàng, là cả một cơ hội lớn để trui rèn mối liên
lạc gần gũi hơn với người đó. Bằng cách biến đổi sự bất mãn thành thời khắc thú vị cho
cả hai bên.

(3) Vậy đừng trốn chạy xung đột. Đừng chỉ gửi email khi biết mình cần mặt đối mặt để nói
rõ sự thật. Vai trò lãnh đạo cũng bao hàm cả sự quân bình giữa lòng trắc ẩn với sự can
đảm. Mặc dù bạn có thể cảm thấy xung đột thật rắc rối, nhưng nó thực sự là một món
quà. Hãy đón nhận nó. Hãy thưởng thức những tiềm năng mà nó mang theo. Xung đột sẽ
phục vụ đắc lực cho bạn.

( Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Tác giả: Robin Sharma,
Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà xuất bản Trẻ, 2014, tr 34)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2: Xác định nội dung của văn bản trên?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong đoạn văn (1)
Câu 4: Tại sao tác giả cho rằng: Mỗi xung đột, dù với người thân hay với khách hàng, là
cả một cơ hội lớn để tôi rèn mối liên lạc gần gũi hơn giữa ta với người đó?
Câu 5: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Vậy đừng trốn chạy xung đột của tác giả hay
không? Nêu rõ lí do tại sao.
Đáp án đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài - Đề số 2
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên: Nghị luận
Câu 2: Nội dung của văn bản trên là: Cách giải quyết các vấn đề xung đột trong cuộc
sống.
Câu 3: Biện pháp tu từ trong đoạn văn (1) là: Biện pháp tu từ so sánh: Xung đột như một
vết thương nhiễm trùng.
- Hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong đoạn văn (1) là: Giúp người đọc có thể hình
dung ra được sự việc một cách rõ ràng , tăng thêm tính sinh động cho câu văn. Qua đó,
tác giả cho thấy xung đột không bao giờ tự hoá giải mà sẽ tồn tại dai dẳng, thậm chí ngày
càng nặng nếu không biết cách giải quyết.

Câu 4: Tác giả khẳng định: “Mỗi xung đột, dù với người thân hay với khách hàng, là cả
một cơ hội lớn để trui rèn mối liên lạc gần gũi hơn với người đó?” Vì nếu khi xung đột
được giải quyết một cách ổn thỏa thì mỗi người sẽ có cơ hội để hiểu về nhau hơn và trui
rèn mối liên lạc gần gũi hơn với những người đó.
Câu 5: Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình rồi
đưa ra lập luận chứng minh cho quan điểm của mình.
Ví dụ:

- Nếu đồng tình: Xung đột bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong quan hệ xã hội. Nếu chạy
trốn xung đột, đồng nghĩa chúng ta tự cắt đứt sợi dây quan hệ. Vì thế, ta cần đối mặt và
tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách triệt để. Đó cũng là cơ hội để mỗi bên rút ra bài
học quý giá…

- Nếu không đồng tình: Nhiều khi xung đột quá giới hạn cho phép, có khả năng không thể
giải quyết được, chúng ta cần lùi một bước trên tinh thần một điều nhịn, chín điều lành để
giữ hoà khí…

Đọc hiểu đời ngắn đừng ngủ dài - Đề số 3


Hãy hình dung về một bảng điều khiển với đồng hồ đo trên ấy. Bên trái đề chữ Tự do.
Bên phải đề chữ Trách nhiệm. Đối với tôi, để trở thành nhà lãnh đạo và sống một cuộc
đời vượt trội nghĩa là đấu tranh để giữ sự quân bình mong manh giữa hai điều trên. Nói
một cách khác, cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm nên ở chính giữa.

Cuộc sống nói chung là sự quân bình. Và một trong những sự quân bình mang tính sống
còn chính là giữa tự do và trách nhiệm. Vâng, cứ việc tự do. Tận hưởng giây phút này.
Sống đầy đam mê. Thư giãn thoải mái. Sống cho hiện tại. Tuy nhiên, cũng phải có trách
nhiệm. Phải đề ra mục tiêu. Giữ lời hứa. Hoàn thành những công việc quan trọng. Làm
tròn bổn phận.

Cuộc sống của bạn - giây phút này đây - ở vị trí nào trên đồng hồ đo trách nhiệm? Quá
nhiều thời gian cho sự tự do và không đủ thời gian thực hiện các đòi hỏi để xây dựng sự
nghiệp và bổn phận hàng ngày? Hoặc ngược lại? Ở thái cực nào cũng đều mất quân
bình. Vậy đây là ý tưởng lớn: bạn hãy suy nghĩ xem trạng thái đứng giữa sẽ như thế nào.
Ý thức tốt sẽ dẫn đến lựa chọn đúng. Và lựa chọn đúng sẽ dẫn đến kết quả khả quan.

(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma,


Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà xuất bản Trẻ,2014,tr 35)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Trong văn bản, bảng điều khiển với đồng hồ đo được tả như thế nào?
Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ liệt kê khi tác giả bàn về Tự do và trách nhiệm
Câu 3. Tại sao tác giả khẳng định: cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm nên ở chính
giữa.?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý tưởng lớn của tác giả ở cuối văn bản hay không? Nêu
rõ lí do.
Đáp án đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài - Đề số 3
Câu 1: Trong văn bản, bảng điều khiển với đồng hồ đo được tả như sau: Bên trái đề chữ
Tự do, bên phải đề chữ Trách nhiệm và cây kim đồng hồ thì ở chính giữa.
Câu 2: Tác dụng biện pháp tu từ liệt kê khi tác giả bàn về Tự do và trách nhiệm là:
- Biện pháp tu từ liệt kê (Tự do- Tận hưởng giây phút này- Sống đầy đam mê-Thư giãn
thoải mái-Sống cho hiện tại. Trách nhiệm- Phải đề ra mục tiêu- Giữ lời hứa-Hoàn thành
những công việc quan trọng- Làm tròn bổn phận.

- Tác dụng: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của lối
sống tự do và sống có trách nhiệm.

Câu 3: Tác giả khẳng định: "Cây kim đồng hồ đo nên ở chính giữa" vì tác giả muốn cân
bằng sự tự do và trách nhiệm, để ta không quá lạm dụng tự do mà quên đi trách nhiệm và
chính mình trong cuộc sống này. Việc gì cũng nên có sự cân bằng và biết tiết chế lại.
Câu 4: Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân của mình sau đó dùng lập luận để bảo
vệ ý kiến đó.
Ví dụ: Đồng tình với ý tưởng lớn của tác giả ở cuối văn bản vì câu nói đặt ra vấn đề mối
quan hệ giữa ý thức và lựa chọn để hành động của con người. Một khi ta có ý thức tốt, ý
thức đúng thì sẽ biến ý thức thành việc làm cụ thể, đem lại lợi ích cho bản thân và mọi
người. Người có ý thức tốt sẽ sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho
người khác.

Đọc hiểu đời ngắn đừng ngủ dài - Đề số 4


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị
chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đùng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi
nhanh lắm.

(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai
xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó
vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và
chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch
để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền – như vậy
tôi mới có thể vui sống vào cuối đời”. Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới
hưởng thụ cuộc sống?

(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho
tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế
hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho
giây phút này. Sống thật đầy đủ.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017,
tr.25 – 26)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2)
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phải chờ đến già mới hưởng
thụ cuộc sống?
Câu 4. Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi người
không? Vì sao?
Đáp án đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài - Đề số 4
Câu 1.
Phương thức biểu đạt: nghị luận.

Câu 2.
Các biện pháp tu từ các em có thể nêu: câu hỏi tu từ/ lặp cú pháp/ chêm xen.

Câu 3:
Câu hỏi của tác giả có thể hiểu là: đừng chờ đợi đến già mới hưởng thụ cuộc sống bởi vì
cuộc đời đang trôi qua rất nhanh và có những giờ phút rất tuyệt vời; hãy biết tận hưởng
cuộc sống từng ngày.

Câu 4:
- Nêu rõ quan điểm bản thân.

- Lý giải hợp lí, thuyết phục về quan điểm của em.

Ví dụ: Việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi người bởi

- Nó giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động.

- Tạo sự chủ động tìm các giải pháp; tránh được các rủi ro,…

Đọc hiểu đời ngắn đừng ngủ dài - Đề số 5


Đọc văn bản :
Tôi vừa đọc một bài trong tạp chí GQ. Bài báo trích dẫn lời của diễn viên Andy Garcia
nói rằng: “Điều quan trọng khi bạn theo đuổi một mục tiêu là không bao giờ quên tính toàn
vẹn của hành trình ấy.” Tôi rất thích cách diễn tả này. Và Garcia đã đúng. Hành trình đến
bất cứ kết quả nào - dù là một kỹ năng tuyệt vời hay một cách sống tốt đẹp - cũng quan
trọng ngang bằng với đích đến của nó (nếu không nói là quan trọng hơn). Có một điều tôi
mong bạn hãy suy ngẫm: hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn
việc đến được đỉnh núi. Tại sao? Bởi vì chính cuộc hành trình sẽ hình thành cá tính, tạo
cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn thực sự muốn chiến
thắng tới đâu. Chính hành trình mới dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu
trong con người. Bạn phải phát huy những phẩm chất của một người xuất sắc, như sự
kiên định, can đảm, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu biết. Tất nhiên, đạt tới ước mơ sẽ mang lại cảm
giác tuyệt vời. Tôi luôn đồng ý như vậy. Nhưng nó không mang lại những quà tặng tương
tự như những gì bạn nhận được qua cuộc hành trình. Trong thử thách, ta học hỏi được
nhiều hơn lúc thành công.

Vậy mỗi khi bạn cảm thấy nôn nóng, tuyệt vọng hay chán nản trên đường tiến tới một
cuộc đời mình mong muốn, hãy nhớ rằng chính nơi bạn dừng chân có thể là nơi tốt nhất
dành cho bạn. Và có lẽ hành trình còn tốt hơn cả đích đến.

(Trích Hành trình và đích đến, trong Đời ngắn đừng ngủ dài,
Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2018, tr 204 - 205)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, hành trình theo đuổi một mục tiêu nào đó đem lại cho mỗi người
những giá trị và phần thưởng nào?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và
phần thưởng hơn việc đến được đỉnh núi”?
Câu 4. “Mỗi khi bạn cảm thấy nôn nóng, tuyệt vọng hay chán nản trên đường tiến tới một
cuộc đời mình mong muốn, hãy nhớ rằng chính nơi bạn dừng chân có thể là nơi tốt nhất
dành cho bạn.” Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?
Đáp án đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài - Đề số 5
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là: nghị luận.
Câu 2: Hành trình theo đuổi một mục tiêu nào đó đem lại những giá trị và phần thưởng là:
- “ hình thành cá tính, tạo cơ hội để bạn nhận ra tiềm năng của mình và kiểm tra xem bạn
thực sự muốn chiến thắng tới đâu”;

- “dạy bạn, biến đổi bạn, và kêu gọi tài năng ẩn náu trong con người”, “phát huy những
phẩm chất của một người xuất sắc, như sự kiên định, can đảm, dẻo dai, trắc ẩn, hiểu
biết.”

Câu 3: Ý kiến: “Hành trình leo núi ban tặng nhiều giá trị và phần thưởng hơn việc đến
được đỉnh núi” được hiểu như sau:
- Hành trình leo núi được hiểu là quá trình đến đích, hay vươn đến mục tiêu.

- Đỉnh núi: Là những mục tiêu, giá trị, thành công mà con người muốn đạt tới.

=> Ý cả câu : Quá trình chúng ta bỏ công sức theo đuổi một mục tiêu nào đó sẽ đem lại
cho ta nhiều phần thưởng. Đó là những bài học, kinh nghiệm, sự tôi luyện về ý chí, tinh
thần giúp ta có thể đạt đến những mục tiêu và thành công lớn lao hơn so với mục tiêu ban
đầu.

Câu 4: Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân của mình, đồng tình hoặc không đồng tình sau
đó dùng lập luận để làm sáng tỏ cho quan điểm đó.
Ví dụ: Đồng tình với quan điểm trên vì: chỉ có bản thân ta mới có quyền quyết định con
đường phía trước thành công hay thất bại. Con đường đó là hoa hồng hay trông gai phụ
thuộc vào quyết định và việc chúng ta làm ngày hôm nay. Và để bình tâm đón nhận tất cả
những điều trái với mong muốn thì hãy nhớ
o Tất cả mọi khó khăn thử thách chỉ là tạm thời

o Oán thán cũng chẳng thay đổi được gì

o Mỗi lần thất bại đều là một bài học quý giá

o Phải nếm qua cay đắng mới cảm nhận được ngọt bùi

o Đừng bận tâm đến những phản ứng tiêu cực của người khác

o Chuyện gì phải đến ắt sẽ đến

o Thay vì ngồi than khóc, hãy mạnh dạn đứng lên

Đọc hiểu đời ngắn đừng ngủ dài - Đề số 6


Sự khác biệt giữa người tài giỏi và những người khác nằm ở thói quen. Một vài thói quen
tốt sẽ tạo khác biệt lớn cho cuộc đời và sự nghiệp của bạn lúc cuối cùng. Chúng tạo ra
khác biệt giữa sự tầm thường và phi thường. Vậy hãy chọn kỹ các thói quen ... Một thói
quen tốt giống như một cây sồi thẳng đứng. Nó khởi thủy chỉ là hạt giống nhỏ, được gieo
trồng vào một giây phút duy nhất. Nếu không chăm sóc hàng ngày, nó sẽ chết ngay.
Nhưng nếu chăm sóc, mỗi ngày một ít, nó tự nhiên lớn lên. Cho đến một ngày nào đó cây
to đến nỗi không thể đốn chặt được nữa. Thói quen sẽ chỉ rõ bạn đến gần đỉnh núi của
mình như thế nào. Tôi nhận thấy một số thói quen của những người vượt trội bao gồm:
dậy sớm; hứa ít, cho nhiều; ham mê học hỏi; dùng sáu mươi phút đầu tiên trong ngày để
mơ mộng, dự tính hoặc đơn giản là tập thể dục để duy trì sức sống của bản thân. ... Một
vài thói quen để bạn chọn. Để thực hành. Để gieo hạt giống.

(Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma – NXB Trẻ 2016)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao “hãy chọn kỹ các thói quen” ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn
trích.
Câu 4. Anh/Chị hiểu thế nào về từ: “khởi thủy” trong câu văn sau “Nó khởi thủy chỉ là hạt
giống nhỏ, được gieo trồng vào một giây phút duy nhất” ?
Đáp án đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài - Đề số 6
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận

Câu 2:
Theo tác giả, “hãy chọn kỹ các thói quen” vì:

- Sự khác biệt giữa người tài giỏi và những người khác nằm ở thói quen.

- Một vài thói quen tốt sẽ tạo khác biệt lớn cho cuộc đời và sự nghiệp của bạn lúc cuối
cùng.

- Chúng tạo ra khác biệt giữa sự tầm thường và phi thường


(Học sinh chỉ cần nêu một trong ba ý trên).

Câu 3:
* Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích:

- So sánh: Một thói quen tốt giống như một cây sồi thẳng đứng.

- Liêt kê: dậy sớm; hứa ít, cho nhiều; ham mê học hỏi

- Ẩn dụ: đỉnh núi.

* Hiệu quả:

- Tăng sức biểu cảm, diễn đạt hiệu quả, sinh động.

- Khẳng định sự cần thiết của việc rèn luyện các thói quen tốt.

Câu 4:
Từ: “khởi thủy” trong câu văn “Nó khởi thủy chỉ là hạt giống nhỏ, được gieo trồng vào một
giây phút duy nhất” được hiểu là lúc ban đầu, bắt đầu, khởi đầu.

Đọc hiểu điều kỳ diệu của thái độ sống trang 24 - Đề số 4


ĐỌC HIỂU (3,0điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
(1) Bằng những trải nghiệm của bản thân, càng ngày tôi càng nhận rõ ra một chân lý là
bất cứ một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa. Nói cách khác, chúng ta nên
đón lấy cuộc sống ngay khi nó đến, đừng đợi chờ một điều gì đó thật đủ đầy rồi mới chịu
đón nhận. Hãy sống một cuộc đời chừng mực, đừng đợi chờ hay mong muốn hưởng thụ
những điều xa xỉ, vì sẽ không có giới hạn nào kiểm soát việc đó.

(2) Điều đó tương tự như khi chúng ta làm công việc chăm sóc và tỉa cành cho cây. Khi
cắt đi những nhánh dư thừa, cây sẽ tập trung nhựa sống của nó để tạo ra hoa thơm quả
ngọt. Cuộc sống của chúng ta cũng thế. Khi biết loại bỏ những điều không cần thiết,
chúng ta có thể tập trung sức lực của mình cho những điều giá trị hơn.

(3) Mỗi người quan niệm lợi ích của việc đơn giản hóa cuộc sống theo một cách khác
nhau. Đó có thể tạo ra nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, cuộc sống ít căng thẳng hơn, ít huyên
náo hơn, ít nợ nần hơn… Cuộc hành trình này tuy có cùng một đích đến nhưng lại có rất
nhiều con đường khác nhau để tiến tới mục đích đó.

(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế
Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 24)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Anh/ chị hiểu thế nào về câu văn: Cuộc sống của chúng ta cũng thế
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về chân lí mà tác giả đã rút ra: bất cứ một điều gì vừa
phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa?
Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do vì sao chọn
thông điệp đó
Đáp án đọc hiểu điều kỳ diệu của thái độ sống trang 24 - Đề số 4
Câu 1:
Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận.

Câu 2:
Câu văn: Cuộc sống của chúng ta cũng thế được hiểu là: Cuộc sống của chúng ta cũng
giống như khi chúng ta làm công việc chăm sóc và tỉa cành cho cây. Khi cắt đi những
nhánh dư thừa, cây sẽ tập trung nhựa sống của nó để tạo ra hoa thơm quả ngọt. Khi biết
loại bỏ những điều không cần thiết, chúng ta có thể tập trung sức lực của mình cho
những điều giá trị hơn.

Câu 3:
Hiểu về chân lí mà tác giả đã rút ra: bất cứ một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn
thừa mứa.

– Vừa phải tức là có chừng mực, không thừa, không thiếu; thừa mứa là nhiều đến mức
không thể sử dụng hết được;

– Cả câu nói được hiểu là: cuộc sống sẽ trở nên đơn giản khi ta biết vừa phải, biết loại bỏ
đi những điều vô bổ hay quá xa xỉ. Nếu biết tiết chế, dừng đúng lúc, ta sẽ không rơi vào
lối sống hoang phí, để dành thời gian quý giá tập trung vào những việc làm thiết thực.

Câu 4:
HS có thể nêu một thông điệp tâm đắc nhất. Nêu lí do vì sao chọn thông điệp đó một cách
hợp lí, hợp tình, không vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức.

Đọc hiểu Cách sống từ điều bình thường trở nên phi thường - Đề
số 1
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi
Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người cha
trọng của việc “sống hết mình ở thời khắc này.". Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc
Cực, giữa mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết
hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng
chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh
mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo
tưởng không phân tâm.

Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng
mỗi khi có những giọt nước hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nở mầm và
nở hoa. Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình
chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu như đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa
sau để nòi giống của chúng sẽ lại trỗi dậy…Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống
hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống
được hạn định…

Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài
người chúng ta càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây
muông thú. Điều này tôi cho rằng, vừa là lời hứa của chúng ta với vũ trụ đã tạo tác ra
chúng ta và ban cho chúng ta giá trị cuộc sống, vừa là điều kiện cần thiết để chúng ta
trình diễn vở kịch cuộc đời mình đúng với những giấc mơ sâu thẳm trong tâm hồn.

(Trích Cách sống từ điều bình thường trở nên phi thường,
INAMORIKAZUO, Phạm Hữu Lợi dịch, Nxb Lao động)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như
thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi.
Câu 3. Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda
thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa
sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai”? Vì sao?
Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi
ngày.
(Trích trong Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm 2020)
Đáp án đọc hiểu Cách sống từ điều bình thường trở nên phi
thường - Đề số 1
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn
mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi.
Câu 3.
* Điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở hai vùng

- Các loài thực vật ở 2 vùng đều nảy mầm và nở hoa trong điều kiện khắc nghiệt nhất.

- Đều cho thấy sức sống phi thường của các 2 thảm thực vật.

Câu 4. Học sinh đưa ra ý kiến riêng của mình, có thể đồng tình hoặc không đồng tình
Học sinh lí giải phù hợp với ý kiến.

Gợi ý:
- Đồng tình với ý kiến của tác giả.

- Vì:

+ Sống hết mình chứng tỏ con người đã không bỏ cuộc trước những khó khăn thất bại

+ Sống hết mình, dù nhỏ bé chứng tỏ nếu con người có thất bại thì cũng đã rút ra cho
mình được bài học. Mà thất bại nhỏ sẽ tạo nên thành công lớn

+ Cả câu: Sống hết mình giúp con người vươn tới tương lai bởi mỗi bài học rút ra được
từ sự nỗ lực sẽ giống như viên gạch xây đắp nền móng vững chắc để con người phát
triển và hoàn thiện bản thân.

Câu 5:
Dàn ý nghị luận xã hội trân trọng cuộc sống mỗi ngày
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

- Giải thích: trân trọng cuộc sống là sống trọn vẹn, làm việc và tận hưởng những giá trị tốt
đẹp của cuộc sống, bỏ qua mọi rối ren, ưu phiền.

- Bàn luận: trân trọng cuộc sống giúp chúng ta sống có ích hơn, vui vẻ hơn, tạo năng
lượng tích cực cho mọi người... → cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Phản biện: nhiều người sống bi quan, chưa biết trận trọng cuộc sống hoặc quá lao theo
thú vui cá nhân mà bỏ lỡ những điều tốt đẹp.

- Liên hệ bản thân và chốt lại vấn đề.

Nghị luận xã hội: Trân trọng cuộc sống mỗi ngày (Bài mẫu 2)
Mỗi con người chỉ được sống một lần, để không sống hoài sống phí, mỗi chúng ta phải
biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày. Thời gian trôi đi không lấy lại được, những điều bỏ lỡ
ở quá khứ mãi sẽ là sự tiếc nuối ở hiện tại và tương lai. Chúng ta không thể ngậm ngùi
nhìn những điều tốt đẹp phôi phai qua kẽ tay mà không biết nắm bắt, trân trọng. Trân
trọng hiện tại là yếu tố vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp chúng ta sau này tự hào về
bản thân, không hối tiếc mà còn là nền tảng để chúng ta tạo lập nhiều giá trị tốt đẹp khác
giúp ích cho cuộc đời, cho xã hội. Trân trọng hiện tại giúp chúng ta kết nối với mọi người,
lan tỏa yêu thương nhiều hơn, bản thân chính chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và
viên mãn hơn. Người biết trân trọng cuộc sống là người luôn lạc quan, giàu niềm tin và hi
vọng, luôn hướng đến những điều tốt đẹp. Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng
của việc trân trọng cuộc sống nhưng chưa chắc mỗi chúng ta biết trân trọng cuộc sống
của mình. Hãy tập cách yêu thương từ những điều nhỏ bé nhất, sống vì người khác nhiều
hơn, bỏ qua mọi lo toan bộn bề để hướng về tương lai tươi sáng có như vậy xã hội mới
phát triển và tốt đẹp hơn.

Tôi tài giỏi bạn cũng thế đọc hiểu - Đề số 1


Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của
họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó.
Ví dụ: nếu họ thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của
họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó
cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn
vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng
thay đổi và cải thiện mọi chuyện. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của
chính bạn. [...]Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người
ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kì thi quá khó,
đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ
hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi
quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất
chăm chỉ...trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những
người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại “. Suy nghĩ đó khiến bạn trở
thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống.

(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, Trang 43, NXB Phụ nữ, 2013)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ thất bại
là gì?
Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: suy nghĩ “những người và những việc xung quanh mình
khiến mình thất bại ” lại làm cho con người trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi
được cuộc sống?
Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì?
Đáp án tôi tài giỏi bạn cũng thế đọc hiểu - Đề số 1
Câu 1. PTBĐ nghị luận
Câu 2.
- Người thành công sẽ luôn nhận lãnh trách nhiệm về bản thân còn kẻ thất bại lại đổ lỗi
cho người khác.

Câu 3.
- Khi luôn nghĩ rằng “những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất
bại” có nghĩa là con người luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không chịu thừa nhận những
khiếm khuyết, sai lầm, điểm yếu của bản thân... Nói cách khác là lối sống hèn nhát, giả
dối. Họ không dám đối diện với chính mình để thay đổi bản thân.

- Sống quá phụ thuộc vào những người xung quanh còn làm con người trở nên thụ động,
ỉ lại, dần đánh mất những năng lực tiềm ẩn vốn có của mình dẫn đến không tự mình thay
đổi được cuộc sống theo hướng tích cực.

Câu 4.
- Bài học về nguyên nhân dẫn đến thành công và thất bại.

Đọc hiểu cách tư duy khác về thành công


I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời
mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi,
trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật
hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã
khẳng định:

“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải
là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là
phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn,
những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ
khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý
nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều
đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”
Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay
đổi và không bao giờ phát triển.

(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015,
tr.130)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn
trích.
Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng
nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?
Câu 5.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.

Gợi ý đọc hiểu cách tư duy khác về thành công


Câu 1:
Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích là: “nếu
không thay đổi thì không thể có sự phát triển”.

Câu 2:
“Điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là dậm chân tại chỗ, tự đóng khung mình
vào những khuôn mẫu có sẵn, sống trì trệ, không muốn thay đổi để phát triển.

Câu 3:
Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có 2 tác dụng:

- Chỉ ra tác hại của việc “nếu không thay đổi thì con người sẽ không phát triển được:
Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu con người chỉ sống trong “vòng an toàn” mà không có
những thay đổi, bứt phá. Điều đáng sợ nhất là chỉ đứng yên một chỗ, không làm gì để tiến
lên.

- Khuyên chúng ta phải thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động sẽ làm được những điều
chưa bao giờ đạt được. Điều quan trọng là phải hành động để tìm kiếm điều mới mẻ, tốt
đẹp.

Câu 4:
- Đầu tiên các em cần nêu ra được ý kiến của mình, có thể đồng ý hoặc không đồng ý với
quan điểm “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh,
mạo hiểm”.

- Tiếp theo cần lí giải sự lựa chọn của mình:

+ Đồng ý: “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh,
mạo hiểm” vì phải đối mặt với những thử thách, chưa bao giờ thử qua. Thậm chí ta chưa
biết được những điều mới mẻ mà mình bắt đầu tiếp thu có thực sự tốt hay không.
+ Không đồng ý: Dám từ bỏ những điều quen thuộc, an toàn là dám chấp nhận thử thách,
khiến con người trở nên kiên cường hơn, chủ động hơn. Dù là liều lĩnh, mạo hiểm nhưng
những vượt qua giới hạn an toàn của bản thân, ta sẽ học được cách bảo vệ mình, tích lũy
thêm những kiến thức, kĩ năng và trưởng thành hơn. Khi thời gian trôi đi thì chúng ta sẽ
hối hận vì những điều ta không làm chứ không phải những điều ta đã làm.

Câu 5:
Giải thích vấn đề về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc
sống: Điều bản thân cần thay đổi là những điều chưa tốt hoặc có thể là chưa phù hợp,
phải thay đổi để phát triển bản thân, để hoàn thiện nhân cách.

- Vì sao cần phải thay đổi

+ Chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng trước khi muốn thay đổi
thế giới thì cần thay đổi chính bản thân mình.

+ Con người ai cũng có những khuyết điểm, biết và dám thừa nhận những khuyết điểm
của mình, biết sửa chữa sẽ làm cho chúng ta tiến bộ hơn từng ngày. Điều quan trọng là
mình hôm nay phải hơn chính bản thân mình của ngày hôm qua

- Cần phải thay đổi những gì:

+ Cần thay đổi từ những thói quen bình dị hàng ngày: ăn, uống, nghỉ ngơi, làm việc, thư
giãn

+ Phải thay đổi toàn diện từ nhận thức đến hành động. Phải có ước mơ, hoài bão nhưng
quan trọng là phải thức dậy để biến ước mơ thành hành động.

- Tác dụng của việc thay đổi:

+ Thái độ với mọi người và với chính bản thân mình trong bất cứ việc gì cũng nhẹ nhàng,
bớt áp lực hơn.

+ Suy nghĩ, tư duy tích cực hơn, yêu đời hơn.

+ Học tập, làm việc suôn sẻ

+ Khi bản thân thay đổi để tốt hơn cũng sẽ tác động đến những người thân xung quang,
làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn.

- Liên hệ với bản thân và đưa ra bài học của mình: Cuộc đời của chúng ta như thế nào do
chính chúng ta quyết định, cần phải làm thế nào để mình ngày một tốt đẹp hơn thì bạn
phải tự kiếm câu trả lời của mình.

Dàn ý về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong
cuộc sống
* Mở đoạn:
Dẫn dắt vấn đề: Bản thân mỗi người muốn thành công thì cần phải thay đổi để có thể
thành công hơn trong cuộc sống.

Đó cũng là cách để tồn tại giữa cuộc đời đầy thử thách này, luôn cần một con người có
thế giới quan sinh động, sâu sắc, luôn biết cách thay đổi linh hoạt thích ứng với hoàn
cảnh sống.

- Trích dẫn câu nói của nhà văn Gail Sheehy

* Triển khai vấn đề:


- Sự thay đổi bản thân ở đây chính là thay đổi suy nghĩ và hành động.

- Lý do cần thay đổi:

+ Cuộc sống luôn vận động, con người cần thay đổi linh hoạt để phù hợp với thời đại
và xu hướng phát triển của xã hội.

+ Mỗi người luôn tồn tại những điểm tích cực và tiêu cực, cần thay đổi những điều hạn
chế, tiêu cực ở bản thân để tạo ra cơ hội phát triển và thành công.

+ Thay đổi bản thân để tiến bộ, hoàn thiện bản thân hơn, học cách đối mặt với thử
thách, thăng trầm của cuộc đời.

- Quan niệm “sống là luôn thay đổi, hoàn thiện mình” là một hành trình phát triển và tiến
lên, không phải là trì trệ, dậm chân tại chỗ

- Cần thay đổi bản thân như thế nào?

+ Tùy thuộc vào môi trường sống, chúng ta học cách thay đổi sao cho phù hợp với
hoàn cảnh sống của bản thân.

+ Xác định những điểm tiêu cực, hạn chế cần phải thay đổi từ bản thân: Nhút nhát, trì
trệ, lười biếng, tính vô kỉ luật, giờ cao su, sống không có mục đích, lý tưởng....

+ Thay đổi tư duy trước, sau đó đến hành động. Phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho
sự thay đổi của bản thân

- Hệ quả của việc thay đổi bản thân theo hướng tích cực

+ Thái độ sống tích cực sẽ mang lại thành công cho mọi người

+ Bản thân thay đổi để thích nghi tốt hơn với môi trường sống

+ Thay đổi dần trưởng thành, hoàn thiện bản thân hơn

+ Xóa bỏ vòng tròn an toàn, sự trì trệ của bản thân để tích cực, hoàn thiện mình hơn
mỗi ngày

- Nêu bật quá trình thay đổi dẫn tới thành công của bản thân:
+ Học tập có kế hoạch, có thời gian biểu khoa học: Có thể hoàn thành bài tập, việc học
tốt hơn, dành được thời gian giúp đỡ ba mẹ việc nhà

+ Thay đổi sự bản thân: thay đổi tính nóng nảy để có thể sống hòa hợp với bạn bè, có
nhiều bạn bè hơn

+ Thay đổi việc nghiện game và ứng dụng mạng xã hội, bản thân có nhiều thời gian
cho việc học tập và dành cho những người bản thân yêu thương.

...

* Kết đoạn:
Cuộc sống là hành trình luôn cần sự thay đổi tích cực để phát triển, tiến lên phía trước.
Rút ra bài học cho bản thân con người cần sự bản lĩnh dám đương đầu với sóng gió trong
cuộc sống, phải biết linh hoạt ứng biến. Cần vươn lên hoàn thiện bản thân, cố gắng tiến
tới thành công của chính mình.

Đọc hiểu hộ chiếu xanh đi quanh thế giới trang 147-148 - Đề số 1


I. Đọc hiểu
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình
chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không
tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp
đơn xin việc ở nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu
vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình
huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang.

“Có chắc không?”là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi có ý muốn thoát ra
khỏi vùng an toàn. “Chắc hẳn mà” là câu trả lời mà chúng ta luôn muốn nghe. Chúng ta
muốn chắc chắn sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không
bị hổ vồ khi đi thám hiểm Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn
là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ
rủi ro nhất định? Sự rủi ro có thể đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro
có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng
rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là không làm gì cả, nằm trên
giường và… mơ về những thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật. Nhưng bạn có
dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể
ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn lại không dám ra ngoài và dám biến
những ước mơ của bạn trở thành hiện thực?

(Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới; Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh
Đức, NXB Thế giới; 2016; trang 147 – 148)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi
vùng an toàn của mình?
Câu 3.Anh/chị có đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó
chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang? Vì sao?
Câu 4. Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là vùng an toàn? Với những người đang ở
trong vùng an toàn, theo anh/chị cách nào có thể giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn đó?
Nếu ít nhất 02 cách.
Câu 5.
Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) thuyết phục
các bạn trẻ rằng: có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra.

Đáp án đọc hiểu hộ chiếu xanh đi quanh thế giới trang 147-148 - Đề số 1
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:
- Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình vì:
họ sợ thất bại

Câu 3:
- Đồng tình với quan điểm.

- Vì:

+ Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà luôn chứa đựng những khó khăn thách thức,
cuộc đời mỗi người là hành trình vượt qua những thử thách đó.

+ Những rủi ro, thách thức chính là những khó khăn mà chúng ta phải trải qua để tích lũy
tri thức, kinh nghiệm sẵn sàng khi cơ hội đến.

+ Không đương đầu với khó khăn thử thách, luôn cố thủ trong vùng an toàn chúng ta mãi
không thể thấy cơ hội và nắm bắt được cơ hội để vươn đến thành công.

Câu 4:
- “Vùng an toàn” là: môi trường thân thuộc với mỗi con người, nơi chúng ta luôn cảm thấy
tự do, thoải mái, tự tin nhất để thể hiện bản thân.

- Những cách thức giúp mọi người bước ra khỏi “vùng an toàn”:

+ Can đảm đối mặt với sự sợ hãi để tìm cách vượt qua và chiến thắng những nỗi lo lắng,
sợ hãi đó.

+ Tự đặt cho mình những thử thách để cố gắng vượt qua.

+ Bắt tay vào làm những dự án nhỏ, để trải nghiệm và tích lũy tri thức cho bản thân.

Câu 5:
* Giới thiệu vấn đề.

* Giải thích vấn đề.

- Vùng an toàn: môi trường thân thuộc với mỗi con người, nơi chúng ta luôn cảm thấy tự
do, thoải mái, tự tin nhất để thể hiện bản thân.
* Bàn luận vấn đề:

- Tại sao phải bước ra khỏi vùng an toàn?

+ Thế giới liên tục biến đổi, khiến cho những điều ta đã biết trở nên lỗi thời, bởi vậy nếu
không bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, nâng cao hiểu biết của bản thân ta sẽ tụt
lại phía sau.

+ Vùng an toàn khiến bạn nhàm chán, cũ kĩ bước chân ra khỏi nó là cách thức làm mới
bản thân, phát hiện những khả năng ẩn kín và đem đến thành công.

- Cần làm gì để bước ra khỏi vùng an toàn?

+ Bước ra khỏi vùng an toàn bạn cần sự dũng cảm, để đối mặt với những khó khăn,
thách thức ở phía trước, đối mặt với môi trường mới, đồng nghiệp mới. Bởi vậy dũng cảm
trải nghiệm là điều kiện quan trọng nhất để bạn vượt ra khỏi vùng an toàn của mình.

+ Vượt qua nỗi sợ hãi thất bại, tự tin với chính mình, không bỏ cuộc trước những khó
khăn, thử thách.

- Bạn sẽ được gì khi bước khỏi vùng an toàn:

+ Ra khỏi vùng an toàn sẽ đem lại cho bạn kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề một
cách nhanh chóng, sáng tạo.

+ Mở rộng mối quan hệ xã hội, tăng cường kĩ năng giao tiếp.

+ Ra khỏi vùng an toàn đem đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ, khám phá, phát hiện
ra những năng lực mới của bản thân.

+ Cơ hội để bạn đạt đến thành công.

- Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, có phân tích ngắn gọn.

* Tổng kết vấn đề: thay đổi môi trường sống, bước ra khỏi vùng an toàn sẽ mang đến
những trải nghiệm tuyệt vời, tạo cơ hội thành công cho mỗi con người.

Gió lào cát trắng đọc hiểu – Đề số 1


I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt

Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng

Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm

Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi.


Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt

Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh

Một rừng cây trĩu quả trên cành

Tôi vun gốc và tay tôi sẽ hái

Nhà của tôi, tôi sẽ về dựng lại

Ánh ngói hồng những khuôn mặt mai sau

Em mới về em chưa thấy gì đâu

Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa

Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ

Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.

(Trích Gió Lào cát trắng - Xuân Quỳnh, Thơ Việt Nam 1945- 1985)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,5 đ)
Câu 2. Hãy chỉ ra 03 từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của quê hương? (0,5 đ)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ: (1,0 đ)
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ

Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.

Câu 4. Phẩm chất nào của con người Việt Nam được đề cập đến trong văn bản có ý
nghĩa nhất đối với việc học tập và rèn luyện của anh/chị? (1,0 đ)
Gợi ý gió lào cát trắng đọc hiểu – Đề số 1
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:
Sự khắc nghiệt của quê hương thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh: gió nóng, trưa hè
ngột ngạt, gió Lào, gió cát và gió Lào quạt lửa…

- Lưu ý: học sinh liệt kê đúng 03 từ ngữ, hình ảnh sẽ đạt điểm tối đa.

Câu 3:
Ý nghĩa hai dòng thơ: sự gắn bó, nhớ thương/ tình yêu quê hương tha thiết dù khí hậu,
đất đai có khắc nghiệt, khô cằn…

- Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhau, chỉ cần đúng ý.
Câu 4:
Học sinh phải nêu được phẩm chất và lí giải được ý nghĩa của phẩm chất đó đối với việc
học tập, rèn luyện của bản thân. Có thể chọn một trong các gợi ý sau:

- Bản lĩnh, kiên cường.

- Cần cù, chịu khó.

- Lạc quan, giàu niềm tin.

- Yêu quê hương, đất nước.

ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ ĐỀ SỐ 1


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong tiếng Anh, cộng hưởng là “together”. Để dễ nhớ, bạn có thể chiết tự nó thành ba chữ “to
get there”, nghĩa là cùng đến đích. Trên thực tế, nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực xung quanh
hoặc biết tạo nên sự cộng hưởng bên trong mình thì nhất định bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra.
Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó. Nếu động cơ
khuyến khích các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau thì sức mạnh tập thể sẽ tồn tại lâu bền.
Ngược lại, khi các thành viên ràng buộc nhau một cách miễn cưỡng, chắc chắn sức mạnh ấy chỉ
mang tính tạm thời.
Hẳn bạn từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng. Vì tranh giành chức vị
quan trọng nhất mà các bộ phận này đã bỏ rơi nhau. Chỉ khi tất cả cùng kiệt sức thì chúng mới
nhận ra rằng, sự tồn tại của mình phụ thuộc vào sự tồn tại của các bộ phận khác, mỗi bộ phận tuy
đóng vai trò riêng nhưng đều quan trọng như nhau.
Thật tuyệt vời nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực bên trong để tạo nên sức mạnh cho riêng mình.
Ý tưởng về sự cộng hưởng chính là ý tưởng về sự tiến bộ. Khi bạn tập trung mọi nguồn lực của
mình vào một việc gì đó, nghĩa là bạn đã sẵn sàng tiến về phía trước. Sự cộng hưởng không những
giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản
thân họ. Đây chính là một trong những yếu tố căn bản giúp con người đạt được thành công như
mong muốn.
Hãy kết hợp mọi nội lực trong con người bạn, cũng như với mọi người xung quanh. Hãy ghi nhớ:
Cộng hưởng nghĩa là cùng đến đích!
(Không gì là không có thể - George Matthew Adams, Thu Hằng dịch)
Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính của văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, “cộng hưởng” là gì, có mấy loại cộng hưởng?
Câu 3. Theo anh/chị, mục đích tác giả đưa câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng vào
văn bản là gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả: “Sự cộng hưởng không những giúp tập thể
đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ
” không? Vì sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Thao tác lập luận chính của văn bản trên là: Bình luận
Câu 2:
- Theo tác giả, “cộng hưởng” là: cùng đến đích
- Có 2 loại cộng hưởng

+ Cộng hưởng mọi nguồn lực xung quanh, giữa mọi người với nhau.

+ Cộng hưởng sức mạnh trong bản thân mỗi người.

Câu 3: Khi đưa câu chuyện ngụ ngôn vào văn bản tác giả nhằm làm tăng sức thuyết phục với
người đọc về ý nghĩa, vai trò của sự cộng hưởng, tác động qua lại giữa mọi người với nhau. Chúng
ta sống trong cộng đồng, cùng tồn tại và phát triển với cộng đồng, không ai có thể sống nếu hoạt
động riêng lẻ.
Câu 4: Thí sinh được đưa ra quan điểm cá nhân là đồng tình hay không đồng tình, dùng lập luận để
giải thích cho quan điểm của mình.
Ví dụ:
- Đồng tình với quan điểm của tác giả.

- Vì:

Khi mọi người đều có chung mục tiêu, một đích đến họ sẽ phấn đấu, nỗ lực gấp bội để đạt được
mục tiêu đó. Hơn thế, khi có sự góp sức của tập thể sẽ tiến đến đích nhanh hơn.

Sự cộng hưởng còn tăng thêm sức mạnh cho mỗi cá nhân, giúp họ phát huy tối đa năng lực của bản
thân.

=> Cộng hưởng là một điều tuyệt vời để tập thể và cá nhân phát huy sức mạnh, đường đến thành
công sẽ được rút ngắn.

ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ ĐỀ SỐ 2


Đọc văn bản sau đây và trả lời những yêu cầu bên dưới:

Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là hình
ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt
được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước.
Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn hãy
đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực
hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc
sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ
mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn
phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự
phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội
để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết quên những ước mơ không thành của
ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một
ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực.
Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là con
đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết
tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng.
Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả.
(Không gì là không thể, George Matthew Adams)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Theo anh/chị, như thế nào là một ước mơ phù hợp và một kẻ mơ mộng?
Câu 3. Để hiện thực hóa ước mơ trong tâm trí của mình, tác giả văn bản trên khuyên chúng ta cần
phải làm như thế nào?
Câu 4. Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Lí giải vì sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là: Nghị luận
Câu 2:
- Một ước mơ phù hợp là ước mơ nằm trong khả năng, điều kiện, năng lực của bản thân; phù hợp
với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Một kẻ mộng mơ là kẻ có những mơ ước viễn vông, vượt ngoài khả năng, điều kiện của bản thân;
không có ý thức cố gắng, quyết tâm để biến ước mơ thành hiện thực.

Câu 3: Để hiện thực hóa ước mơ trong tâm trí của mình, tác giả văn bản trên khuyên chúng ta cần
phải:
+ Đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể.

+ Đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi người khác.

+ Phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối.

+ Biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua, biến ước mơ của ngày mai thành những
công việc cụ thể..

Câu 4: Thí sinh đưa ra quan điểm cá nhân và dùng lập luận lý giải.
ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ TRANG 103-104 ĐỀ SỐ
4
Đọc đoạn trích:

Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành
nó. Sứ mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó
được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ của cuộc đời mỗi người.

Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. Trách nhiệm điều chỉnh hành
động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì
thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong tất cả những
trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất.
Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình thì sớm
muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại.

Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng quan trọng hơn, hãy
sống với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ với gia đình, công việc mà còn với chính bản
thân. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói,
hành động của mình. Bạn nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị không phải là thứ có thể mang đến một
cuộc sống hạnh phúc đích thực. Chỉ có những quyết định mang tính trách nhiệm mới có thể giúp
bạn có được cuộc sống như bạn khao khát.
(Trích Không gì là không thể – George Matthew Adams, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, 2019, Tr.103, 104)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Theo đoạn trích, trong các trách nhiệm thì trách nhiệm nào được xem là cao cả và nặng nề
nhất?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết “sống dấn thân” là sống như thế nào?
Câu 4. Lời khuyên “Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với
từng lời nói, hành động của mình” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?
Câu 5. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200
chữ) bàn về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.
ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỌC HIỂU KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ TRANG 103-104 ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. Theo đoạn trích, trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với
chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất.
Câu 3.
– Dựa vào đoạn trích, “sống dấn thân” là sống: nỗ lực hết mình để hoàn thành sứ mệnh; sống có
trách nhiệm.

– Ngoài ra, “sống dấn thân” còn được hiểu là:

+ Sống hết mình, năng động, không ngại khó khăn gian khổ, không sợ thất bại.

+ Biết vượt ra khỏi “vùng an toàn”, dám mạo hiểm, dám thành công.

+ Hãy biến mình thành nhà thám hiểm, hãy khám phá những vùng đất mới, những điều chưa ai
làm, hãy mở lối đi riêng, hãy là người dẫn đường.

+ Tuy nhiên việc “sống dấn thân” phải gắn liền với ước mơ khát vọng thực tế chứ không phải là
sống với mơ ước viễn vông xa rời thực tế. Muốn dấn thân phải có hiểu biết và biết mình là ai.

Câu 4.
– Lời khuyên “Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng
lời nói, hành động của mình” trong đoạn trích là một lời khuyên đúng đắn, bổ ích. Lời khuyên ấy
giúp ta nhận ra: làm việc gì cũng cần phải biết cố gắng, biết nỗ lực, siêng năng chăm chỉ, miệt mài
lao động. Hơn nữa cần phải chịu trách nhiệm với lời nói, hành động của mình, phải sống có uy tín
và gắn liền chữ tín với công việc.

– Với riêng bản thân em, lời khuyên ấy là một lời khuyên quý giá:

+ Lời khuyên ấy giúp em nhận ra những thiếu sót của bản thân: chưa nỗ lực, chưa trách nhiệm.
Nhận thấy điều đó giúp em thay đổi bản thân để sống đúng với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.

+ Là động lực thúc đẩy bản thân phải biết cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ trong học tập và lao
động để biến ước mơ thành hiện thực. Sống phải có ý chí, quyết tâm.

+ Biết đấu tranh loại bỏ thói vô trách nhiệm, thói lười biếng ra khỏi bản thân.
+ Làm sai phải biết nhận trách nhiệm, chịu trách nhiệm trước lời nói và hành động. Sống phải có
lòng tự trọng.

Câu 5.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn
về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.

Có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải dựa trên các ý cơ bản như sau:

– Sống có trách nhiệm có nghĩa là phải ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương
vị, vị trí công việc mà không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

– Sống và làm việc hết mình, nỗ lực không ngừng nghỉ; sống với khát vọng được cống hiến cho gia
đình và xã hội. Biết chịu trách nhiệm trước lời nói và hành động.

– Sống có trách nhiệm là lối sống cao đẹp, thể hiện nhân cách cao cả, hướng đến người khác. Đó
cũng là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta. Bởi vậy, người sống có trách nhiệm
luôn thành công và luôn có một cuộc sống hạnh phúc, được người khác yêu mến, kính trọng, giúp
đỡ. Ngược lại, kẻ sống vô trách nhiệm thường chỉ nhận được thất bại và sự thiếu tôn trọng từ mọi
người.

Đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 42 đề số 1


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không
trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi.
Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có
một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được. Tôi
chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.
Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có thế mạnh, sở trường. Điều
quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được
mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó.
Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác,
ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.
Muốn khám phá bản thân, có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong. Về
bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ
bản: các trắc nghiệm tính cách…
Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người
xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu… những người bạn
nghĩ rằng họ hiểu bạn.
Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính
mình. Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm
hiểu những giá trị cốt lõi của bản thân mình.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.42)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là khó hay dễ? Điều đó có ý nghĩa quan
trọng như thế nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác
biệt?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: Cách tiếp theo để tìm
hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình? Vì sao?
Đáp án đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 42 đề số 1
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận
Câu 2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm
việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.
Câu 3: "Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt", Mỗi cá nhân trong đời sống có
một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác
nhau.
Câu 4: Mỗi thí sinh được đưa ra quan điểm của mình đồng tình hoặc không đồng tình và
đưa ra lập luận bảo vệ cho quan điểm của mình.
Ví dụ:
- Quan điểm đồng tình vì: Mình phải là người hiểu bản thân mình rõ nhất khi lắng nghe
chính mình một cách trung thực. Hỏi ý kiến những người xung quanh chỉ là một kênh
tham khảo.

- Quan điểm không đồng tình vì: Thiếu tính khách quan, dễ né tránh hạn chế, nhược điểm
của bản thân.

Đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 136-137 đề số 3
Đọc đoạn trích dưới đây:

… Đa phần người trẻ Việt Nam hiện nay thì lại chú ý quá nhiều vào học hành, vào sự
nghiệp. Cuộc sống hầu như chỉ biết đến công việc, không biết đến trải nghiệm khác, đến
những điều khác cần thiết trong cuộc sống như âm nhạc, khiêu vũ các môn thể thao, dã
ngoại, leo núi... Ngay cả kỹ năng sống còn như bơi lội không phải người trẻ nào cũng biết,
đừng nói đến những trải nghiệm đặc biệt thử thách khả năng chịu đựng của bản thân,
khiến con người bước ra khỏi vùng an toàn của mình và làm cuộc sống thêm phong phú.
Điều mà giới trẻ Việt Nam nên làm là cân bằng giữa những trải nghiệm làm giàu cuộc
sống, và những kinh nghiệm có thể đóng gióp vào sự phát triển dài hạn cho nghề nghiệp.
Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ. Trong khi nhiều người trong tuổi trẻ lạc lối mất
phương hướng, lãng phí thời gian, thì họ không biết rằng những gì họ đang làm hay
không làm hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong cả cuộc đời còn lại. Qua 30 hay 40 tuổi,
công việc cuộc sống của hầu hết mọi người đã ổn định, khó học thêm, làm thêm được gì,
và cuộc sống ít có những thay đổi to lớn.
Có thể bây giờ bạn không nhận ra, nhưng tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề. Đây là
khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thụ
hưởng. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy
đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng,
mạng lưới hỗ trợ cho tương lai. Kỹ năng nếu không được học trong thời trẻ, thì sau này
môi trường ổn định ít va chạm rất khó để học lại được.
Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày để
sống.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu - Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn 2018, Trang 136-
137)
Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?
Câu 2. Theo tác giả, điều mà giới trẻ Việt Nam cần làm là gì?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Tuổi đôi mươi- đây là khoảng thời gian bạn
xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thụ hưởng”?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Kỹ năng nếu không được học trong thời trẻ,
thì sau này môi trường ổn định ít va chạm rất khó để học lại được”? Vì sao?
Đáp án đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 136-137đề số 3
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên là: Nghị luận
Câu 2: Theo tác giả, điều mà giới trẻ Việt Nam cần làm là: cân bằng giữa những trải
nghiệm làm giàu cuộc sống, và những kinh nghiệm có thể đóng gióp vào sự phát triển dài
hạn cho nghề nghiệp.
Câu 3: Câu “Tuổi đôi mươi- đây là khoảng thời gian bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không
phải là thời gian nghỉ ngơi thụ hưởng” được hiểu là:
- Tuổi trẻ là quãng đời tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người.

- Tuổi trẻ để dựng xây: tạo nền tảng, tiền đề vững chắc trên mọi phương diện từ đó gieo
trồng, nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão, khát vọng cao đẹp và sẵn sàng cháy hết
mình với những đam mê.

- Nếu tuổi trẻ chỉ biết nghỉ ngơi, thụ hưởng, không kiềm chế dục vọng của cá nhân thì tầm
nhìn sẽ thiển cận, không biết trân quý cuộc sống, thiếu ý chí, nghị lực, không làm chủ
tương lai của bản thân.

Câu 4: Thí sinh được đưa ra quan điểm riêng, đồng tình hoặc không đồng tình, sau đó
đưa ra lập luận lý giải cho ý kiến của mình
Ví dụ:
- Đồng tình với ý kiến trên vì thời trẻ là lúc chúng ta có khả năng học tập nhanh nhạy
nhất, hiệu quả nhất. Cần phải tích lũy kỹ năng sớm để có ích cho tương lai sau này.

- Không đồng tình vì: Học tập là việc của cả đời, chỉ cần chủ động, tích cực học hỏi thì
học kỹ năng trong thời điểm nào cũng hữu ích cả...

Đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu đề số 4


Đọc đoạn trích:

“Có một câu nói là: “Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay”. Ý tưởng
nhiều vô kể. Nhiều người có được ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý
tưởng thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói: “Khi ai đó tâm sự với tôi về ý
tưởng này khác, tôi chỉ bảo: Nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, bảo sẽ thất
bại hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả.”
Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi
mãi thì thành đường thôi”. Nếu không đi thì đường ở đâu mà có.
Cho nên, câu khẩu hiệu của Nike là: “Just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì
tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay trở lại. Thay vì chần chừ, đắn đo,
sợ hãi, tại sao không bước ra ngoài và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông ta ngày
trước thì học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải
hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên.
Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà
để phát triển khả năng hành động không cần phải làm gì lớn lao, mở nhà trọ hay mở công
ty.
Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một.
Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên”.
(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2018)
Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Tác giả khuyên người trẻ “Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì” vì những lí do nào?
Câu 3. Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả về cách phát triển khả năng hành
động ở người trẻ tuổi: “...để phát triển khả năng hành động, không phải làm điều gì lớn
lao (...). Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một”? Vì sao?
Đáp án đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu đề số 4
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2:
Tác giả khuyên người trẻ “Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì” vì:

- Tuổi trẻ chỉ có một lần, thời gian qua là không trở lại.

- Học phải đi đôi với hành; phải hành động, phải thực hành thì kiến thức của ta mới khá
lên.

Câu 3:
Học sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc nửa đồng tình, nửa phản đối, miễn là lí
giải thuyết phục, hợp lí.

- Đồng tình vì:

+ Làm những điều lớn lao có thể dễ thất bại, dễ mất niềm tin vào khả năng hành động của
mình và bị thui chột ý chí hành động.

+ Không phải ai cũng có đủ điều kiện và năng lực để làm những điều lớn lao.

+ Ngược lại, khi đi từng bước nhỏ, làm những việc vừa sức, ta có thể thực hiện được
mục tiêu, có những bước đệm vững chắc để rèn luyện khả năng hành động của mình.

- Không đồng tình vì:


+ Những bước đi nhỏ, việc làm nhỏ không đủ tạo ra môi trường, hoàn cảnh chứa đựng
những thử thách lớn, những thử thách có thể giúp ta rèn luyện năng lực hành động; thậm
chí những bước đi nhỏ, việc làm nhỏ còn có thể làm hạn chế năng lực hành động của ta.

+ Những việc làm, bước đi nhỏ khó dẫn ta tới điều gì lớn lao, đột phá, khó khẳng định
được bản thân.

- Nửa đồng tình, nửa phản đối: kết hợp hai cách trả lời trên

Đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 120-121 đề số 5
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động.
Cần gì thì lên tiếng. Muốn thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động.
Chẳng có cái gì trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con
thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, dông bão xảy ra trên hải trình vạn
dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không
biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng
nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông
bão cuộc đời. (1)
Cách sống thụ động có nhiều biểu hiện. Như một trường hợp mà tôi từng hỗ trợ cũng
là một kiểu. Khuyến khích đọc sách thì lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không
biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ
động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng. Nếu tôi không
hỏi cũng không biết em ấy đang gặp khó khăn để tìm cách giúp đỡ. (2)
Nguồn lực trong đời không thiếu. Người tốt ở đời rất nhiều. Không lên tiếng chẳng ai
biết mà giúp. Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì
đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học
tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ
mình, chủ động cứu giúp mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em”. (3)
(Trích Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, NXB Hội nhà văn 2017, tr120- 121)
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định thao tác lập luận chính và thao tác kết hợp được sử dụng
trong đoạn văn (1)
Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, cách sống thụ động có những biểu hiện nào?
Câu 3. (1.0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Sống mà không biết tự cứu lấy
mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để
mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.
Câu 4. (1.0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Sống thụ động thì chẳng khác gì
đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình.” Vì sao?
Câu 5. (2.0 điểm)
Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn không quá 200 chữ,
trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay.

Đáp án đề đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu 120-121 đề số 5
Câu 1:
- Đoạn văn (1): Thao tác lập luận chính: Bình luận; thao tác kết hợp: So sánh
Câu 2:
Theo tác giả, cách sống thụ động có nhiều biểu hiện như: Khuyến khích đọc sách thì
lúc đọc lúc không. Hướng dẫn xong cũng không biết nói lời cảm ơn. Biết tôi có nhiều sách
mà không mở lời mượn. Không bao giờ chủ động trò chuyện cập nhật tình hình. Đợi khi
nào tôi hỏi thăm mới lên tiếng. ..

Câu 3:
- Mượn các hình ảnh so sánh con bè trên dòng nước lớn, sóng gió xô, dông bão cuộc đời
để diễn đạt một cách cụ thể, sinh động, biểu cảm về lối sống thụ động và tác hại của việc
sống thụ động;

- Sống thụ động là phó mặc, chịu sự chi phối, đưa đẩy từ yếu tố bên ngoài, thiếu chủ
động sáng tạo, vì thế sẽ khó đạt được bất cứ mục tiêu nào, không đủ bản lĩnh để vượt
qua những thử thách, khó khăn.

Câu 4:
- Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, và có lí giải thuyết phục. Sau đây là định
hướng:

+ Sống thụ động sẽ không thể hiện được năng lực, thế mạnh, sở trường, khả năng sáng
tạo của mình nên không xác lập được giá trị bản thân; sống thụ động mất dần tiếng nói
riêng, trở thành vô nghĩa, không ai biết đến, không có đóng góp gì cho xã hội.

+ Học sinh có thể không đồng tình hoặc có ý kiến riêng nhưng nếu lí giải thuyết phục vẫn
chấp nhận

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn không quá 200 chữ, trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của
cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc
xích hoăc ̣song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sống ở thế chủ động có ý nghĩa với tuổi trẻ hôm
nay

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luân theo nhiều
cách nhưng cần hướng đến các ý sau:

- Giải thích:

+ Chủ động là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên
ngoài.

+ Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được
tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề
nghị, chủ động dấn thân…
- Bàn luận:

+ Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách
giải quyết; Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình
huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ; Tuổi trẻ chủ động
sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công; Xã hội
có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng
cao chất lượng công

------------

Còn rất nhiều những bài văn nghị luận nói về tuổi trẻ, về sự trải nghiệm của cuộc sống
dành cho tuổi trẻ, cùng những lời khuyên dành cho các bạn giống với văn bản Tuổi trẻ
đáng giá bao nhiêu mà các em nên tham khảo để có cái nhìn rộng hơn khi gặp một đề
văn nói về tuổi trẻ.

Đề bài: Anh/chi ̣hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của
sự trải nghiệm trong cuộc sống.
ĐOẠN VĂN NGẮN 200 CHỮ BÀN VỀ Ý NGHĨA CỦA SỰ TRẢI
NGHIỆM
Theo Các-mac: "Cuộc sống là dòng chảy luôn vận động". Con người không thể cứ ngồi
yên mặc cho nhịp sống cứ thế tuôn đi. Thật vậy, và điều chúng ta cần đó là sự trải
nghiệm. Trải nghiệm chính là quá trình tìm tòi, khám phá và trải qua những điều mới mẻ.
Không ai có thể phủ nhận tác động tích cực nhờ trải nghiệm mang lại. Trải nghiệm không
chỉ giúp ta có thêm kiến thức mà còn dạy ta những bài học về cuộc sống.

Trải nghiệm chính là quá trình tiếp thu kiến thức từ đời sống. Mỗi việc chúng ta trải qua,
mỗi vùng đất ta đi đến, mỗi con người ta gặp đều sẽ để lại trong lòng ta những suy nghĩ
và bài học nhất định. Bạn sẽ chẳng biết vịnh Hạ Long đẹp ra sao nếu bạn không đến đó,
bạn không biết sở thích của mình là gì, bạn sống mà không có ước mơ đó là do bạn
không chịu trải nghiệm để khám phá bản thân mình. Trải nghiệm giúp chúng ta va đập với
sự khắc nghiệt của cuộc sống, giúp chúng ta trưởng thành hơn. Trải nghiệm dạy chúng ta
bằng hành động, việc làm chứ không phải bằng những con chữ. Trải nghiệm là một phần
không thể thiếu của cuộc sống, đặc biệt là những người trẻ. Hãy mở rộng lòng mình, hãy
đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, hãy tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội. Đừng
sống như một người vô hình không có đam mê, không có ước mơ, không chịu trải nghiệm
sẽ không thể tìm kiếm được niềm vui trong cuộc sống. Tôi cũng vậy, tôi sẽ tích cực khám
phá và tìm tòi những điều mới mẻ, và rằng thay vì ngồi yên hay trải nghiệm cũng đều dẫn
đến một kết quả, tôi sẽ chọn trải nghiệm. Nào, ta không thể cứ ngồi yên thờ ơ với dòng
chảy của cuộc sống, hãy đứng lên hòa nhịp cùng nó, để thấy được cuộc sống này tươi
đẹp biết nhường nào.

Đề Đọc hiểu Câu chuyện của hai hạt mầm số 1


Câu 4: (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về con
đường để đạt được ước mơ.
Lời giải :
Câu 4: Dàn ý hướng dẫn
I. Mở bài:
- Con người chúng ta từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, ai cũng có một ước mơ, hoài
bão của riêng mình.

- Ước mơ giúp chúng ta có thể sống vui vẻ, có ý nghĩa và mục đích, khi thực hiện được
ước mơ của mình con người cảm thấy được thành quả của quá trình nỗ lực cố gắng
đúng như dân gian ta thường nói “Sống là phải có ước mơ”.

II. Thân bài:


1. Giải thích

- Ước mơ là gì?

o Ước mơ chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong
thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương
hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.
2. Bàn luận

- Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người như thế nào

+ Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới
những điều tốt đẹp.

+ Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi
chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

- Phân tích được con đường đi tới ước mơ có dễ dàng không?

+ Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng
đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định
hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.

+ Ước mơ là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn nhìn thấy ước mơ
của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp.

+ Những ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những trông
gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình.

- Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào?

+ Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước
mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng vô định.

+ Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì
không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành
người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.

- Mở rộng vấn đề:


+ Trong xã hội ngày nay bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất đáng
trân trọng, thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ.

+ Các bạn không hiểu mình muốn gì và không có ý chí phấn đấu, các bạn đó cứ sống và
buông bỏ đời mình theo số phận muốn tới đâu thì tới, thật đáng buồn.

III. Kết bài


- Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống
cho riêng mình.\

- Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để
chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

You might also like