You are on page 1of 2

Diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng: 4 chặng

– Chặng 1: “Chợn” (sợ). Nhưng rồi tặc lưỡi “chậc” (kệ)

=> Một sự táo bạo liều lĩnh, đánh cuộc với cái đói để đi đến hạnh phúc đời thường.

– Chặng 2: Tự đắc, niềm vui, hồi hộp, nhưng vẫn sống và sống trong cảm giác nghi hoặc

+ Trên đường đưa vợ về nhà (tự đắc, niềm vui)

+ Khi vợ vào nhà (hồi hộp nhưng vẫn lấy lại được sự bình tĩnh cần thiết, nghi hoặc)

– Chặng 3: Ý thức và hạnh phúc: “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”….”Hắn xăm xăm chạy
ra….căn nhà”

+ Phân tích từ “nên người” và “xăm xăm”

=> Hành động nhanh, mạnh, quyết định, thể hiện sự chủ động của Tràng.

– Chặng 4: Dự cảm đổi đời

+ Phân tích câu cuối cùng và hình ảnh lá cờ.

Chặng 3. Nhân vật Tràng tỏng buổi sáng hôm sau

- Tràng với cảm giác sung sướng, hạnh phúckhi có vợ. Sau đêm tân hôn hạnh phúc, chất men say của
tình yêu khiến cho Tràng cảm thấy êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Hạnh phúc đến
quá đỗi bất ngờ nên việc có vợ đến hôm nay vẫn chưa làm cho hắn hết ngạc nhiên, hắn vẫn còn ngỡ
ngàng như không phải.

+ Tâm trạng ngạc nhiên ngỡ ngàng của Tràng trước sự đổi thay trong chính ngôi nhà của mình. Dưới bàn
tay săn sóc của mẹ và vợ Tràng, ngôi nhà rách nát đã trở nênsạch sẽ gọn gàng, trở thành một mái ấm
thực sự. Một người vô tâm như Tràng cũng cảm nhận được sự đổi thay kì diệu đó: xung quanh mìnhcó
cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ.

+ Tràng đã trở thành người đàn ông trưởng thành trong suy nghĩ, chín chắn trong hành động. Cuộc sống
gia đình và hạnh phúc vợ chồng đơn sơ, bình dị đã làm thay đối nhận thức, suy nghĩ của Tràng. Bỗng
nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng… Bây giờ hắn mới thấy hắn nên
người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Tràng đã thực sự trở thành người đàn
ông của gia đình, biết lo toan, có trách nhiệm. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một
việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống độc đáo – tình
huống nhặt vợ để qua đó thấy được sự thay đổi trong tính cách, tâm trạng của Tràng từ khi có vợ. Đoạn
trích đã thể hiện diễn biến tâm lí tinh tế của Tràng ở buổi sáng hôm sau, kết hợp với ngôn ngữ kể, tả
mộc mạc, giản dị và cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

- Tình yêu thương chính là ngọn nguồn làm nên sự đầm ấm, hạnh phúc, dù đó chỉ
là những điều thật đơn giản, bình thường. Hạnh phúc làm cho con người ta thay đổi.
Hạnh phúc làm cho con người ta xích lại gần nhau, sưởi ấm cho nhau. Tư tưởng nhân đạo
của Kim Lân được truyền đến người đọc một cách nhẹ nhàng mà thấm thía.
2.4 Liên hệ khao khát được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo khi gặp Thị
Nở
+ Tỉnh rượu, Chí cảm nhận được không gian xung quanh với “cái lều ẩm thấp mới
chỉ lờ mờ”. Đặc biệt hắn đã cảm nhận được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống
quanh mình: tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng
chim hót. Những âm thanh ấy đã vọng sâu vào trái tim Chí Phèo như tiếng gọi tha thiết
của sự sống.
+ Lời đối thoại của hai người đàn bà đã gợi nhắc cho Chí Phèo nhớ lại mơ ước về
một gia đình hạnh phúc, bình dị.
+ Chí Phèo cũng đã cảm nhận được một cách thấm thía về tình trạng thê thảm của
bản thân (già nua, cô độc, trắng tay).
Tấm lòng nhân đạo mà các nhà văn dành cho người nông dân nghèo khổ
+ Giống nhau: Qua khát vọng hạnh phúc của Tràng, khát khao sống lương thiện
của Chí Phèo, Kim Lân và Nam Cao đều khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhân vật. Đồng thời
thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, hướng người đọc đến tình cảm yêu thương,
tin tưởng vào sức mạnh của con người trên con đường đi tìm hạnh phúc. Tấm lòng nhân
đạo sâu sắc đó đã góp phần nâng cao giá trị văn xuôi hiện đại Việt Nam.
+ Khác nhau:
+) Chí Phèo là hành trình thức tỉnh trở lại làm người. Qua đó, nhà văn phản ánh
hiện thực bế tắc của người nông dân lao động, cất tiếng nói tố cáo hiện thực xã hội…
+) Tràng lại như trở thành một con người khác trưởng thành hơn, có trách nhiệm
vun vén cho hạnh phúc gia đình. Qua đó, nhà văn phản ánh xu hướng vận động tất yếu
của số phận con người, thể hiện niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai tốt đẹp.
– Lí giải sự khác nhau: Sự khác biệt do hoàn cảnh, phương pháp sáng tác: Chí
Phèo viết trước cách mạng trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam, được viết theo
khuynh hướng hiện thực phê phán. Còn Vợ nhặt là tác phẩm của nền văn học cách mạng
sau 1945 có khả năng và cần thiết phải chỉ ra sự vận động tích cực của đời sống xã hội.
Lưu ý: Căn cứ vào bài làm của học sinh, giám khảo chấm linh hoạt. Trân trọng
những bài làm sáng tạo

You might also like