You are on page 1of 16

LUYỆN ĐỀ

VỢ NHẶT (Kim Lân)


ĐỀ 01
Phân tích tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau:
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống,
tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước
khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ
được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May
ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề
nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho
hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước
từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi
ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba
đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng
sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà
có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà
lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực
khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó
liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...
- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.

1|Page
Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong
nhà rồi. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ.
Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật:
- Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng
chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hoà thuận
là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương
quá...
…Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2020, tr.29)

(CÁCH HỎI KHÁC: Cảm nhận về tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ/ Cảm
nhận vẻ đẹp tình người ở bà cụ Tứ/ Cảm nhận về tình yêu thương của bà cụ
Tứ…)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

2. MỞ BÀI

- Nhắc đến Kim Lân là chúng ta đang nhắc đến một gương mặt xuất
sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông chính là một trong những ví dụ điển
hình chứng minh cho quy luật “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (coi trọng chất
lượng hơn số lượng) trong văn chương.

- Tuy sáng tác không nhiều nhưng ở cả hai giai đoạn trước và sau Cách
mạng Kim Lân đều có những tác phẩm xuất sắc. Sau Cách mạng người đọc
không chỉ biết đến truyện ngắn “Làng” với hình tượng ông Hai – người nông
gắn bó sâu sắc với quê hương, giàu lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến

2|Page
mà còn được thưởng thức một truyện ngắn có thể xếp vào hàng kiệt tác của
ông đó chính là “Vợ nhặt”.

- Đánh giá về tác phẩm này, nhà văn Nguyễn Khái từng cho rằng
“không phải là người viết mà là thần viết, thần mượn tay người viết nên
những trang bất hủ”.

- Một trong những thành công của tác phẩm là nghệ thuật khắc họa diễn
biến tâm lí và tinh cách nhân vật. Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm lí và tính
cách của bà cụ Tứ khi biết con trai mình đã có vợ, cụ thể là những lời nói, cử
chỉ của bà đối với “nàng dâu mới” không chỉ cho thấy ngòi bút tinh tế, sắc
sảo của Kim Lân mà còn làm nổi bật tâm trạng của một người mẹ nghèo
giàu lòng nhân hậu và tình yêu thương đối với các con.

2. THÂN BÀI

a. Khái quát về tác phẩm:

- “Vợ nhặt” được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là
một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

- Tiền thân của truyện ngắn “Vợ nhặt” là một chương trong tiểu thuyết Xom ngụ
cư viết ngay sau năm 1945. Tới 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ
để viết Vợ nhặt. Dó đó, tác phẩm không chỉ là kết quả một quá trình suy ngẫm,
gọt rũa về cả nội dung và nghệ thuật mà còn mang âm hưởng lạc quan của thời
đại mới trong thời điểm đất nước được giải phóng sau năm 1954.

- Khái quát về tình huống: Truyện xoay quanh tình huống anh cu Tràng – một
anh chàng nhà nghèo, dân xóm ngụ cư, xấu xí, thô kệch, làm nghề đẩy xe bò
bỗng dưng “nhặt” được vợ chỉ với một câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc. Từ
tình éo le, dở khóc, dở cười này, đặc điểm số phận và diễn biến tâm trạng, cũng
như tính cách của các nhân vật chính bao gồm Tràng, thị và bà cụ Tứ (mẹ Tràng)

3|Page
dần được bộc lộ. Trong đó, diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ khi biết Tràng có vợ
thông qua đoạn trích miêu tả lời nói, cử chỉ, thái độ của bà với hai con có thể coi
là dẫn chứng tiêu biểu nhất.

b. Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

*Giới thiệu về nhân vật: Trong tác phẩm, nhân vật bà cụ Tứ tuy không phải là
nhân vật trung tâm và chỉ xuất hiện ở phần giữa của truyện, nhưng lại là nhân vật để
lại nhiều ấn tượng và cảm tình cho người đọc. Đó là người mẹ nghèo, thương con
vô hạn, giàu lòng nhân hậu, vị tha, có niềm tin vào tương lại tươi sáng. Điều đó
được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của bà khi nói chuyện với nàng dâu mới
trong đoạn trích…
* Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ khi nói chuyện với con dâu:
- Tâm trạng xót xa, thương cảm:
+ Bằng kinh nghiệm sống của một người đã đi gần hết cả cuộc đời, bà cụ đã
nhanh chóng nhận ra “sự tình” và cũng hoàn toàn hiểu được sự thật trần trụi, đắng
chát từ cuộc hôn nhân bất ngờ của Tràng. (dẫn chứng…: “Người ta có gặp lúc khó
khăn, đói khổ này người ta mới lấy con mình…). Khi bà cụ Tứ đã nghĩ được:
“Người ta có gặp lúc khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy con mình” tức là bà
hiểu rất rõ “động cơ” mà thị theo không Tràng về làm vợ. Đặt trong hoàn cảnh lúc
bấy giờ, rất có thể bà sẽ không dễ dàng chấp nhận nàng dâu mới dù rất mong con
mình có vợ. Vì chấp nhận thị tức là sẽ thêm miệng ăn trong nhà, thêm một gánh
nặng cho Tràng…
+ Tuy nhiên, bà không hề nhìn cô con dâu bằng sự phát xét khắt khe đay
nghiến mà thay vào đó là cái nhìn đầy bao dung và cảm thông.
+ Bà còn tìm cách tự bào chữa cho cô con dâu bất đắc dĩ: “Người ta có gặp
bước khó khăn, đói khổ nảy, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có
được vợ”. Trong ý nghĩ này dường như còn có cả sự hàm ơn. Bà coi đây là một cơ
hội may mắn để anh con trai nhiều thua thiệt của bà có được được vợ. Mà anh ta đã
yên bề gia thất thì dẫu có nhắm mắt bà cũng yên lòng. Như vậy hiểu theo một cách
4|Page
nào đó sự xuất hiện của thị không chỉ là may mắn, hạnh phúc đối với Tràng mà còn
là may mắn với cả bà cụ Tứ…
=> Chi tiết này, không chỉ làm hiện lên hình ảnh của một người mẹ với tình
mẫu tử thiêng liêng, cao cả mà còn là nói lên tình người ấm áp, bao dung. Tấm
lòng nhân hậu, vị tha của bà cụ Tứ đã sẵn sàng cưu mang, che chở, nâng đỡ những
kiếp người khốn khổ hơn mình. Gặp được một người mẹ chồng như bà cụ Tứ chính
là may mắn, là niềm an ủi lớn nhất đối với một số phận khốn khổ như thị…

- Tâm trạng vui mừng, hạnh phúc:


+ Xen lẫn với nỗi xót xa thương cảm là niềm vui, niềm hạnh phúc không giấu
được của một người mẹ nghèo khi thấy con mình đã có vợ. Bà cụ Tứ nói ra những
điều vui mừng, tốt đẹp với các con: “Các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u
cũng mừng lòng”. Lời nói của bà không chỉ là lời chấp thuận, đồng ý cho cuộc hôn
nhặc đặc biệt của con mà còn là niềm vui, niềm hạnh phúc chân thật mà bà muốn
chia sẻ với các con.
+ Trong mắt bà, người con dâu không phải là người đàn bà chao chát, chỏn
lỏn, trơ trẽn mà là người đáng được trân trọng. Bà dành cho thị tất cả những lời nói,
cử chỉ yêu thương trìu mến của một người mẹ chồng đối với người con dâu. Bà chia
sẻ với thị về gia cảnh với mong muốn cô hiểu, cảm thông và cùng mẹ con bà vượt
qua những ngày đói khát. Bà trìu mến bảo thị ngồi xuống cho đỡ mỏi chân. Bà còn
chia sẻ nguyện vọng nếu điều kiện sẽ làm dăm ba mâm cơm để giới thiệu “nàng dâu
mới” với họ hàng, làng xóm. Cuộc hôn nhân chóng vánh, vội vàng của Tràng cũng
trở nên thiêng liêng, trọng đại như các cuộc hôn nhân mâm cao cỗ đầy khác.
+ Dùng đến kinh nghiệm dân gian được đúc kết từ ngàn đời để động viên, an
ủi, vỗ về các con: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” để động viên các con.
=> Có thấy bà cụ Tứ đã nén chặt những buồn tủi, lo lắng vào trong lòng, để có
thể gieo vào lòng các con tinh thần sống lạc quan và niềm hi vọng ở tương lai. Bên

5|Page
cạnh đó, ta cũng thấy được ở người mẹ nghèo này sự tinh tế, sâu sắc, thấu đáo mọi
lẽ đời và đặc biệt là trong cách ứng xử với người con dâu.
- Tâm trạng thấp thỏm, lo âu
+ Có thể nói tâm trạng của bà cụ Tứ tù khi biết con mình đã có vợ là một phức
hợp tâm lí, đan xen nhiều sắc thái không dễ tách bách. Có xót xa, thương cảm, có
hạnh phúc, vui mừng và có cả thấp thỏm, lo âu.
+ Trong tâm khảm, bà lão không thể quên đi những ám ảnh về đói rét, chết
chóc, đây là một nét tâm lý rất phức tạp và sâu kín của bà cụ Tứ qua chi tiết: “Bà
lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông
sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối....Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa
con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình”.
+ Khi trở về với thực tại, bà lão không còn nén nổi cảm xúc như trước đó mà
những lời nói ra đã nghẹn ngào trong nước mắt: “Năm nay thì đói to đấy. Chúng
mày lấy nhau lúc này, u thương quá”.
=> Những chi tiết trên thể hiện nỗi lo lắng, xót xa của bà cụ Tứ cho số phận
mình nhưng lớn hơn là sự lo lắng đến xót một cho sự tồn tại, cho tương lai các con,
tạo nên sự xúc động cao độ của câu chuyện về vẻ đẹp của tình mẫu tử, lớn hơn là
tình người.
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật khá sắc sảo: thấu hiểu và
phân tích được một cách hợp lí những chuyển biến tâm trạng phức tạp mà sâu sắc
của nhân vật.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động với nhiều chi tiết
đặc sắc.
- Đối thoại hấp dẫn, ấn tượng; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ mộc
mạc, giản dị, đậm chất nông thôn và có sự gia công sáng tạo của nhà văn.
c. Đánh giá chung:

6|Page
- Kim Lân đã cho người đọc thấy được những nỗi niềm sâu kín, những uẩn
khúc trong tâm lý phức tạp nhưng vẫn hết sức tự nhiên, hợp lý của bà cụ Tứ trong
đoạn trích. Từ đó, làm nổi bật tấm lòng chan chứa tình người của một bà mẹ nghèo
nhưng giàu yêu thương và luôn lạc quan hướng về tương lai.
- Thành công của nhà văn khi miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật đã góp
phần thể hiện phong cách nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn của Kim Lân.
3. KẾT BÀI
Có thể khẳng định “Vợ nhặt” nhặt xứng đáng được coi là một kiệt tác bởi
nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm
lí nhân vật tinh tế, nghệ thuật ngôn từ sắc sảo… Thông qua câu chuyện nhặt vợ bi
hài, cảm động của Tràng, một người nông dân nghèo khổ trong nạn đói 1945, nhà
văn Kim Lân đã đưa đến cho tác phẩm của mình những giá trị hiện thực và nhân
đạo sâu sắc.
Từ diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ người đọc không chỉ thấy được tấm lòng
nhân hậu của người mẹ nghèo qua cách ứng xử với con dâu mà còn thấy được vẻ
đẹp của tình người trong nạn đói. Có thể nói đó chính là thứ ánh sáng riêng làm nên
vẻ đẹp và sức hút lâu bền của tác phẩm từ khi ra đời cho đến tận hôm nay và còn cả
mai sau.
ĐỀ 02
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tình người ở nhân vật Tràng trong truyện
ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

1. MỞ BÀI (Sử dụng của đề 1, thay đổi phần nêu vấn đề)

Nhắc đến Kim Lân là chúng ta đang nhắc đến một gương mặt xuất sắc của
văn học Việt Nam hiện đại. Ông chính là một trong những ví dụ điển hình chứng
minh cho quy luật “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (coi trọng chất lượng hơn số lượng)
trong văn chương. Tuy sáng tác không nhiều nhưng ở cả hai giai đoạn trước và sau

7|Page
Cách mạng Kim Lân đều có những tác phẩm xuất sắc. Trước Cách mạng người đọc
biết đến truyện ngắn “Làng” với hình tượng ông Hai – người nông gắn bó sâu sắc
với quê hương, giàu lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến. Sau Cách mạng người
đọc lại được thưởng thức một truyện ngắn có thể xếp vào hàng kiệt tác của ông đó
chính là “Vợ nhặt”. Đánh giá về tác phẩm này, nhà văn Nguyễn Khái từng cho rằng
tác phẩm đó “không phải là người viết mà là thần viết, thần mượn tay người viết
nên những trang bất hủ”.

- Nêu vấn đề nghị luận: Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Tràng. Chủ đề của tác
phẩm xoay quanh tình huống anh ta “nhặt vợ”, và cũng từ tình huống này người đọc
cảm nhận được sâu sắc vẻ đẹp tình người mà nhà văn Kim Lân gửi gắm qua nhân
vật Tràng.

2. THÂN BÀI

a. Khái quát về tác phẩm: (Sử dụng đề 1)

- “Vợ nhặt” được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là
một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

- Tiền thân của truyện ngắn “Vợ nhặt” là một chương trong tiểu thuyết “Xóm ngụ
cư” viết ngay sau năm 1945. Tới 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ
để viết “Vợ nhặt”. Dó đó, tác phẩm không chỉ là kết quả một quá trình suy ngẫm,
gọt giũa về cả nội dung và nghệ thuật mà còn mang âm hưởng lạc quan của thời
đại mới trong thời điểm đất nước được giải phóng sau năm 1954.

- Khái quát về tình huống: Truyện xoay quanh tình huống anh cu Tràng – một
anh chàng nhà nghèo, dân xóm ngụ cư, xấu xí, thô kệch, làm nghề đẩy xe bò
bỗng dưng “nhặt” được vợ chỉ với một câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc. Từ
tình huống éo le, dở khóc, dở cười này, đặc điểm số phận và diễn biến tâm trạng,

8|Page
cũng như tính cách của các nhân vật chính bao gồm Tràng, thị và bà cụ Tứ (mẹ
Tràng) dần được bộc lộ. Trong đó, những biểu hiện của nhân vật Tràng – nhân
vật trung tâm của tác phẩm đã làm nổi bật một khía cạnh nội dung đặc sắc của tác
phẩm chính là vẻ đẹp tình người.

b. Cảm nhận về vẻ đẹp tình người của Tràng

* Giải thích “vẻ đẹp tình người” là gì?

- Vẻ đẹp tình người có thể được hiểu là vẻ đẹp của tình yêu thương, sự cảm
thông, thấu hiểu và sẵn sàng cưu mang, sẻ chia đối với con người trong hoàn cảnh
khó khăn, bế tắc.

- Trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, từ tình huống “nhặt vợ” của
Tràng, người đọc cảm nhận “vẻ đẹp tình người” của anh ta thông qua cách đối xử
với nhân vật thị.

* Khái quát về hoàn cảnh và tính cách của Tràng

- Trong tác phẩm, Tràng được giới thiệu là một anh chàng nhà nghèo, dân
xóm ngụ cư, mà trong xã hội cũ, những người “ngụ cư” thường không được coi
trọng. Không chỉ thiệt thòi vì là dân “ngụ cư”, Tràng còn có những hạn chế về
ngoại hình và tính cách. Anh được mô tả là một chàng trai xấu xí, thô kệch, lại
còn dở tính. Tình huống Tràng “nhặt vợ” bề ngoài tưởng chừng chỉ là một việc
làm có tính liều lĩnh, thiếu suy nghĩ của một chàng trai “dở tính” như đã được
giới thiệu. Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong lại là một khát vọng hạnh phúc và hơn thế
nữa, nó còn là biểu hiện của tình yêu thương, sự cảm thông, thấu hiểu và sẵn sàng
chia sẻ, cưu mang của Tràng đối với thị - một cô gái đang bị đẩy đến con đường
cùng của đói khát.

* Biểu hiện cụ thể của vẻ đẹp tình người ở Tràng

9|Page
- Sẵn sàng mở lòng mình ra cưu mang một người đàn bà xa lạ trong thời buổi
đói kém.

+ Trong tình huống gặp gỡ thị, đặc biệt là ở lần gặp thứ hai, ta thấy Tràng rất
cám cảnh trước dáng vẻ tiều tụy, nhếch nhác vì đói khát của thị. Rõ ràng hình hài
rách rưới “áo quần tả tơi như tổ đỉa” và thân hình “gầy sọp” cùng với “khuông
mặt lưỡi cày xám xịt” của thị không chỉ làm Tràng ngạc nhiên mà còn hết sức
thương cảm…

+ Cũng vì thương cảm trước hoàn cảnh khốn khổ của thị mà ngay khi nhận ra sự
“đói ăn” của cô, Tràng đã hào phóng nói với thị: “Đấy, muốn ăn gì thì ăn”. Đặt
trong hoàn cảnh của Tràng lúc đó – chỉ là một anh chàng đẩy xe bò, chạy ăn từng
bữa, thì câu nói này quả thật rất “liều lĩnh”, bởi trong câu nói của của anh ta đã
cho thấy một sự thoải mái, hào phóng, không tiếc gì đối với thị. Nó giống như
câu nói của một người đàn ông “rích bố cu” thực sự.

+ Không chỉ đãi thị một bữa bánh đúc no nê mà Tràng còn chấp nhận cho thị theo
về làm vợ. Tại sao lại nói Tràng “chấp nhận” cho thị theo về làm vợ? Sở dĩ có thể
nói như vậy là vì, khi Tràng nói với thị: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra
khuân hàng lên xe rồi cùng về” anh ta không có chủ đích gì. Đó chẳng qua chỉ là
một câu nói vui, câu nói “tiện mồm”. Vì vậy, khi thị biến “chuyện đùa thành thật”
thì Tràng hoàn toàn có thể từ chối hoặc rút lại lời nói của mình. Tuy nhiên, anh ta
đã không làm như vậy. Cái tặc lưỡi “chậc, kệ” của Tràng không chỉ là sự liều lĩnh
thuận theo tình huống mà còn như một sự bất chấp, thách thức đối với hoàn cảnh
để được đèo bòng, cưu mang thêm một đàn bà xa lạ về với mình.

+ Sau khi chấp thuận để thị theo mình về làm vợ, Tràng trở nên hết sức tinh tế, chu
đáo, thấu hiểu cho hoàn cảnh của thị. Biểu hiện cụ thể là anh ta đã đưa thị vào chợ
đánh một bữa thật no nê như để bù đắp cho những thiếu thốn, đói khát bấy lâu nay
của cô. Không chỉ thế anh còn mua cho thị một cái thúng đựng vài thứ lặt vặt để cô
có thể bớt đi sực mặc cảm, tự ti khi về nhà chồng…

10 | P a g e
- Dành cho người vợ nhặt ánh mắt, lời nói, cử chỉ ân cần:

+ Trên đường hai người về nhà, Tràng luôn thể hiện sự trân trọng quan tâm
đối với thị. Đặc biệt là thái độ của anh ta với những đứa trẻ trong xóm ngụ cư khi
Tràng ra hiệu cho chúng không được trêu đùa, bỡn cợt như mọi ngày. Bởi vì hơn ai
hết Tràng biết rằng, nếu để những đứa trẻ con đùa cợt như mọi khi thì vô tình chúng
có thể làm tổn thương đến tâm trạng đang rất tự ti, mặc cảm của thị. Hơn thế nữa,
điều này còn cho thấy Tràng rất trân trọng người đàn bà đi bên cạnh mình…
+ Lúc về đến nhà, những biểu hiện của Tràng càng cho thấy sự trân trọng, yêu
thương mà anh ta dành cho người “vợ nhặt”. Việc anh ta “xăm xăm” bước vào nhà,
thu dọn nhà cửa và “thanh minh” với thị về hoàn cảnh cũng nhu cách anh ta đon đả
mời thị ngồi xuống giường đã bộc lộ rõ thái độ trân trọng đối với thị…
- Nhận ra ở mẹ và người vợ nhặt những sự thay đổi tích cực:
+ Buổi sáng hôm sau tỉnh dậy, Tràng cũng nhanh chóng nhận ra sự thay đổi
tích cực của thị (dẫn chứng…). Rõ ràng phải có tấm lòng nhân hậu, yêu thương và
đầy thấu hiểu cảm thông Tràng mới có thể nhận ra những vẻ đẹp khuất lấp của thị
mà bấy lâu nay vì đói khát nó đã bị che lấp. Tràng chợt nhận ra thị không còn vẻ
chao chát, chỏn lỏn nữa mà thay vào đó là một người đàn bà, hiền hậu, đúng mực.
+ Cũng bắt đầu từ đây, anh cảm thấy yêu thương, gắn bó và có trách nhiệm
với gia đình, vợ con…
* Nghệ thuật thể hiện:
- Nhà văn đặt nhân vật vào một tình huống độc đáo, từ đó làm sáng lên vẻ đẹp
tình người ở nhân vật.
- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật.
- Tạo ra những chi tiết ấn tượng, thú vị...
C. Đánh giá chung:

11 | P a g e
- Làm bật lên vẻ đẹp tình người ở Tràng là một thành công xuất sắc của Kim
Lân khi xây dựng nhân vật này.
- Vẻ đẹp tình người ở Tràng đã góp phần không nhỏ trong việc làm nên giá trị
nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt...
3. KẾT BÀI

ĐỀ 03
Cảm nhận về nhân vật người “vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn
Kim Lân, từ đó nhận xét về cái nhìn nhân đạo sâu sắc của tác giả.
1. MỞ BÀI
- Nhắc đến Kim Lân là chúng ta đang nhắc đến một gương mặt xuất sắc
của văn học Việt Nam hiện đại. Ông chính là một trong những ví dụ điển
hình chứng minh cho quy luật “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (coi trọng chất
lượng hơn số lượng) trong văn chương. Tuy sáng tác không nhiều nhưng ở
cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng Kim Lân đều có những tác phẩm
xuất sắc. Trước Cách mạng người đọc biết đến truyện ngắn “Làng” với
hình tượng ông Hai – người nông gắn bó sâu sắc với quê hương, giàu lòng
yêu nước và tinh thần kháng chiến. Sau Cách mạng người đọc lại được
thưởng thức một truyện ngắn có thể xếp vào hàng kiệt tác của ông đó chính
là “Vợ nhặt”. Đánh giá về tác phẩm này, nhà văn Nguyễn Khái từng cho
rằng tác phẩm đó “không phải là người viết mà là thần viết, thần mượn tay
người viết nên những trang bất hủ”.

12 | P a g e
- Nêu vấn đề nghị luận: Trong tác phẩm, nhân vật thị - người “vợ nhặt” tuy
không phải là nhân vật trung tâm, nhưng lại lại gây nhiều ấn tượng với người
đọc về thân phận và những vẻ đẹp khuất lấp của mình.

2. THÂN BÀI

a. Khái quát về tác phẩm: (Sử dụng đề 1)

- “Vợ nhặt” được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là
một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

- Tiền thân của truyện ngắn “Vợ nhặt” là một chương trong tiểu thuyết “Xóm ngụ
cư” viết ngay sau năm 1945. Tới 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ
để viết “Vợ nhặt”. Dó đó, tác phẩm không chỉ là kết quả một quá trình suy ngẫm,
gọt giũa về cả nội dung và nghệ thuật mà còn mang âm hưởng lạc quan của thời
đại mới trong thời điểm đất nước được giải phóng sau năm 1954.

- Khái quát về tình huống: Truyện xoay quanh tình huống anh cu Tràng – một
anh chàng nhà nghèo, dân xóm ngụ cư, xấu xí, thô kệch, làm nghề đẩy xe bò
bỗng dưng “nhặt” được vợ chỉ với một câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc. Từ
tình huống éo le, dở khóc, dở cười này, đặc điểm số phận và diễn biến tâm trạng,
cũng như tính cách của các nhân vật chính bao gồm Tràng, thị và bà cụ Tứ (mẹ
Tràng) dần được bộc lộ.

- Trong đó, những thay đổi của nhân vật từ lúc gặp Tràng cho đến khi theo Tràng
về làm vợ và đặc biệt là buổi sáng ngày hôm sau đã cho thấy cái nhìn nhân đạo
sâu sắc của tác giả

b. Cảm nhận về nhân vật thị

* Người vợ nhặt có thân phận thấp hèn, bị rẻ rúng. (nạn nhân của nạn đói)

13 | P a g e
- Nhân vật không có tên, chỉ được gọi là “thị”, “người đàn bà”. Cách gọi này đã tô đậm
thân phận thấp hèn, bị rẻ rúng của thị. Đặc biệt là cách gọi “vợ nhặt”: danh từ “vợ” đặt
cạnh động từ “nhặt” đưa đến cảm giác thân phận con người như cọng rơm, cọng rác bên
lề đường được nhặt về….

- Hoàn cảnh sống của thị rất bấp bênh, lay lắt ở cửa nhà kho, nhặt hạt rơi hạt vãi.

- Nạn đói khiến vẻ ngoài xơ xác: áo quần tả tơi như tổ đỉa, “gầy sọp hẳn đi”, “trên lưỡi cày
xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”.

- Nạn đói cũng khiến thị đánh mất nữ tính và lòng tự trọng. Thị trở nên chao chát, sưng sỉa
và đanh đá (lấy dẫn chứng lần thứ 2 gặp lại Tràng)

- Ngay cả khi theo Tràng về thì cuộc đời thị cũng không sung sướng là bao:

+ Thất vọng khi thấy gia cảnh nhà Tràng.

+ Bữa cơm đầu tiên vào buổi sáng hôm sau rất thảm hại với “cái mẹt rách”, “lùm rau
chuối thái rối”, “đĩa muối” và đặc biệt là cỗ chè khoán.

* Người vợ nhặt ngời sáng những phẩm chất đáng quý giữa nạn đói. (ý trọng tâm)

- Khát vọng sống vô cùng mãnh liệt và bức thiết. Vì muốn được sống nên thị mới bám riết
Tràng về làm vợ. (phân tích rõ tình huống thị theo Tràng về làm vợ)

- Nhen nhóm khát vọng hạnh phúc giữa nạn đói

+ Bộc lộ ý thức vun vén gia đình qua câu trách “Hoang vừa vừa chứ” khi Tràng khoe hai
hào dầu mới mua.

+ Thu dọn, quét tước nhà cửa bằng cả tấm lòng trân trọng mái ấm gia đình nhỏ. Sáng
hôm sau, thị cùng mẹ dọn dẹp, đem đến bầu không khí mới cho ngôi nhà khiến nó bớt đi
phần xơ xác.

14 | P a g e
+ Cố giữ bầu không khí ấm cúng trong bữa ăn gia đình bằng cách “điềm nhiên” và miếng
cám “đắng chát” vào miệng. Chi tiết còn cho thấy sự trân trọng của thị đối với tình cảm
của bà cụ Tứ nói riêng và hạnh phúc gia đình nói chung.

- Dù chao chát chỏng lỏn nhưng thị vẫn không mất hẳn vẻ nữ tính và đầy ý tứ.

+ Trên đường theo Tràng về nhà vẫn rón rén đầy e thẹn, “chân nọ bước díu chân kia” như
bất cứ cô dâu nào mới về nhà chồng. Thị còn “đưa tay xóc lại tà áo” để chỉnh trang lại
bản thân.

+ Nhìn thấy gia cảnh của Tràng, tuy thất vọng nhưng thị vẫn cố nén lại và giấu cảm xúc
vào bên trong. “Cái ngực gầy lép của thị nhô lên nén một tiếng thở dài”.

+ Sáng hôm sau ngủ dậy, thiên chức của người phụ nữ được đánh thức trong thị bằng một
loạt hành động, cử chỉ như: quét dọn nhà cửa, trả lời lễ phép đầy nhỏ nhẹ với mẹ chồng.

- Giác ngộ cách mạng cao: Thị xuất hiện nghĩ mạnh bạo và mới mẻ về cuộc sống. Câu hỏi
“Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à” không chỉ là sự ngạc nhiên khi nghe tiếng trống thúc
thuế mà còn bộc lộ ý thức phản kháng, không chịu khuất phục số phận. Thị đã khiến
không khí u tối trở nên bừng sáng, khích lệ mọi người trong gia đình hướng đến cuộc
sống mới mẻ, tươi sáng.

* Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Người vợ nhặt hiện lên rõ ràng thông qua tình huống độc đáo;
- Phông nền tăm tối, ảm đạm, có sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, sự sống và
cái chết, những chi tiết độc đáo, giàu ý nghĩa như cỗ chè khoán, hình ảnh lá cờ đỏ sao
vàng…
- Tâm lí nhân vật được tập trung miêu tả trên nhiều phương diện: ngoại hình, cử chỉ,
hành động, ngôn ngữ.

* Đánh giá chung:

15 | P a g e
- Người vợ nhặt vừa đáng thương, đáng trọng bởi thân phận thấp hèn và những vẻ đẹp
tâm hồn cao đẹp.

- Người vợ nhặt là nhân vật phụ nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhân vật khác, góp
phần làm nổi bật nhân vật chính.

- Qua nhân vật, nhà văn thể hiện cái nhìn hiện thực và nhân đạo sâu sắc:
+ Nhà văn đã thể hiện cái nhìn biện chứng về nhân vật thông qua những khám phá
khách nhau về thân phận và tính cách nhân vật qua từng hoàn cảnh.
+ Mặc dù miêu tả nhân vật trong hoàn cảnh tối tăm, u ám nhưng nhà văn vẫn nhìn
thấy ánh sáng của vẻ đẹp tâm hồn đã bị khuất lấp ở thị
+ Miêu tả sự thay đổi của thị theo hướng tích cực sau khi theo Tràng về làm vợ
trong cảnh tối tăm, đói khát đã cho thấy nhà văn luôn niềm tin ở khát vọng sống, khát
vọng hạnh phúc và những phẩm chất tốt đẹp tiềm tàng trong tâm hồn con người.
 Liên hệ mở rông: Có thể nhắc đến số phận và vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài

16 | P a g e

You might also like