You are on page 1of 5

( ): không đưa lên pp

BÀ CỤ TỨ
A.Khái quát:
-Là nhân vật xuất hiện muộn nhưng nếu thiếu bà thì giá trị tư tưởng của tác
phẩm bị giảm đi một nửa.

-Người nông dân nghèo khổ, lam lũ, tần tảo nhưng cái đói, cái nghèo vẫn cứ
bám riết lấy. Tuổi bà càng cao thì đắng cay, tủi nhục và nếm trải càng nhiều.
Chồng và đứa con gái Út đã mất để lại cho bà một gia tài nghèo khổ.

-Ở bà cụ Tứ, tất cả các chi tiết từ ngoại hình, diện mạo, số phận đều bị mờ
đi để làm nổi bật lên toàn bộ tâm trạng với rất nhiều cung bậc cảm xúc trái
chiều, phức tạp

B. Tâm trạng bà cụ Tứ trong buổi tối đón nàng dâu mới :


- Phản ứng tâm lý đầu tiên của bà cụ Tứ khi bước vào nhà và nhìn thấy
người vợ nhặt là sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến cao độ.

-Phản ứng này dễ hiểu bởi chưa bao giờ bà thấy cậu con trai lại sốt sắng,
mong ngóng mình về đến vậy và bà nhìn thấy một người đàn bà xa lạ ngồi
ngay đầu giường thằng con trai mình lại chào bà là “u”.

-Sự ngạc nhiên này trước hết thể hiện qua những bước chân phấp phỏng
của bà theo Tràng vào nhà, sau đó là hành động đứng sững lại ở giữa sân
và rõ nhất là ở một loạt những câu hỏi dồn dập mà Kim Lân đã dùng dạng
lời nửa trực tiếp để thể hiện: (Cho dừng lại một xíu để t hỏi mn)
“Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại
đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u?
Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?"
=>Sự ngạc nhiên lớn đến mức bà cụ không còn tin vào mắt mình, sau đó bà
phải dụi mắt cho đỡ nhoèn.

- Ngay sau sự ngạc nhiên, khi nghe lời giải thích và giới thiệu ngắn gọn của
Tràng: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ!”
-Ở bà cụ Tứ đã có một phản ứng không lời nhưng lại chất chứa đầy cảm xúc
phức tạp: “Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết
bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”.
=>Trong cái nín lặng của bà cụ Tứ là sự nén chặt rất nhiều cảm xúc: vừa là
niềm hạnh phúc khi thằng con mình có một người bạn đời để sẻ chia buồn
vui, vừa là sự xót xa vì việc trọng đại với đứa con hai lại diễn ra chóng
vánh, vừa là sự tủi phận của người mẹ cảm thấy mình đã không làm tròn
trách nhiệm cho hạnh phúc của con cái.

- Nhìn vào thực tế đói khổ nghiệt ngã để trong lòng trào lên sự lo lắng,
thương xót cho hai đứa con: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống
qua được cơn đói khát này không”. Những dòng nước mắt lặng lẽ chảy của
bà cụ đã khiến cho tất cả người đọc đều phải lặng đi, xúc động bởi ở đó tình
mẫu tử, tình thương con đã được thể hiện sâu sắc.

- Dù Tràng không hề đề cập đến việc nhặt vợ ở đầu đường, xó chợ qua loa
và chóng vánh như thế nào nhưng bằng kinh nghiệm sống của một người đã
đi gần hết cả cuộc đời bà cụ có thể hoàn toàn hiểu được sự thật trần trụi,
đắng chát của cuộc hôn nhân đó. Bà như tự bào chữa cho chính đứa con dâu
và còn cảm thấy biết ơn thị đã cưới con mình: “Người ta có gặp bước khó
khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có
được vợ…","May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này, thằng con bà cũng
có vợ, nó yên bề nó…"
=> Bà cụ Tứ hiện lên không chỉ là hình ảnh của tình mẫu tử thiêng liêng
cao cả mà còn là biểu hiện của tình người ấm áp, bao dung. Bằng sự nhân
hậu, vị tha bà đã sẵn sàng mở rộng lòng và dang đôi bàn tay để cưu mang,
che chở, nâng đỡ những kiếp người khốn khổ hơn mình
=> Truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam: “Lá lành đùm lá rách”.

- Câu nói mà bà nói với nàng dâu mới mang đầy vẻ xót xa, tội nghiệp: “Ừ,
thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”.
+ "Phải duyên phải kiếp" chính là cuộc hôn nhân do ông trời sắp đặt
+ "Cũng mừng lòng" chính là bà cụ miễn cưỡng chấp nhận cuộc hôn nhân
Bà cụ đang nói bằng tình nghĩa chứ không phải bằng lí trí, quyền phép của
một người mẹ đối với con. Cuộc hôn nhân giữa Tràng và cô vợ nhặt không
còn là chuyện nhặt nhau giữa chợ nữa mà nó đẹp như tất cả các cuộc hôn
nhân khác. Vì cuộc hôn nhân nào chẳng xuất phát từ duyên kiếp và lời nói
ấy ấy đã trả danh dự cho cô vợ nhặt
=> Với tấm lòng cao cả, giàu đức hy sinh bà lão đã nén chặt trong lòng
những buồn tủi để nâng đỡ, vun vén cho hạnh phúc của hai đứa con mình.

- Để tiếp tục gieo vào lòng hai đứa con mềm tin, hy vọng cũng như sự lạc
quan vào cuộc sống, bà đã dùng đến kinh nghiệm dân gian, được đúc kết từ
ngàn đòi. Bà nói với thị một cách dịu dàng, từ tốn, thân mật "Nhà ta thì
nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà
giời cho khá…Ai giàu ba họ, ai khó ba đời?"
=>Câu tục ngữ: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” mà bà nói ra
chính là cách động viên ấm áp nhất để Tràng và người vợ nhặt có thể tin
vào sự thay đối tốt đẹp hơn.

- Nét tâm lý rất phức tạp và sâu kín của bà cụ Tứ khi trở về với cõi riêng
của mình, lòng người mẹ nghèo lại quặn thắt với những đau đớn, xót xa :
“Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt, Ngoài xa
dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Bà lão nghĩ đến ông
lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng
dặc của mình.”
=>Kim Lân đã thấu suốt vào cái nhìn của bà cụ Tứ để nhận thấy trong đó
sắc màu chủ đạo là màu đen đặc của bóng tối. Cái bóng tối ở đây không chỉ
là bóng tối của đêm mà còn là bóng tối của đói nghèo đã bao trùm lên toàn
bộ cuộc đời bà. (bóng tối của sự chết chóc, ám ảnh qua nỗi nhớ về những
người thân đã khuất là chồng và đứa con gái út)

-Bà nhìn chị đầy tình thương và gọi chị là "con" xưng "u" gần gũi. Bà ân
cần bảo chị "Con ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân. Ngồi xuống đây cho đỡ
mỏi chân."

-Bà nghĩ trong lòng với niềm trìu mến: "nó bây giờ đã là dâu, là con trong
gia đình."

-Khi trở về với thực tại bà không còn nén nối cảm xúc như trước đó mà
những lời nói ra đã nghẹn ngào trong nước mắt: “Năm nay thì đói to đấy.
Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”. (nước mắt đó chính là tình
yêu thương con, là niềm vui khi con hạnh phúc, là nỗi lo và niềm mong mỏi
cho con có một tương lai)
C. Tâm trạng bà cụ Tứ trong buổi sáng hôm sau:

+Sáng hôm sau, bà cụ Tứ tiếp tục được Kim Lân khai thác ở chiều sâu tâm
lý mà màu sắc chủ đạo là sự lạc quan, tin tưởng, phấn chấn vào cuộc sống.
→ Cùng với người con dâu, bà trở nên nhanh nhẹn hẳn lên, khác cái vẻ
chậm chạp, yếu ớt của những ngày trước "sáng hôm sau bà cụ Tứ đã dậy
sớm, xăm xăm quét dọn, thu vén nhà cửa" để ngôi nhà trở nên gọn gàng,
sáng sủa, mang không khí của một tổ ấm hạnh phúc thật sự. (Niềm hạnh
phúc của con đã khiến người mẹ nhân từ, bao dung dường như cũng hạnh
phúc theo.)

+Bà cụ Tứ "trở nên tươi tỉnh, nhẹ nhõm khác ngày thường, khuôn mặt bủng
beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên."
(Sự thay đổi ở diện mạo, thần thái của bà cụ Tứ cùng với những việc làm
nhỏ bé, giản dị của bà đã thể hiện rất rõ sự chăm lo cho hạnh phúc của đứa
con)
=>Tất cả đều giản dị song lại vô cùng cảm động vì bà cụ đã hành động
bằng tất cả tấm lòng mình để góp phần xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.

+ Bữa ăn đón nàng dâu mới mà bà cụ Tứ chuẩn bị với tất cả sự cố gắng của
bà cũng chỉ có thể chuẩn bị cho bữa cơm với "một nồi cháo lõng bõng, một
đĩa muối ăn với cháo và một lùm rau chuối thái rối." Và câu chuyện vui
trong bữa ăn phải dừng lại vì "niêu cháo đã hết nhẵn"

+ Chính bà cụ đã chủ động nầu nồi chè khoán để thiết đãi con dâu. Đây là
nồi chè nấu bằng cám.(Tuy nhiên, điều đáng nói không phải là nồi chè nấu
bằng gì mà cái làm người đọc xúc động là ở việc bà mẹ chồng già ngay
trong buổi sáng đầu tiên của gia đình mới đã nấu chè để thiết đãi nàng dâu
mà con mình mới nhặt về vào tối hôm qua, nhất là thái độ, cử chỉ của bà mẹ
chồng già khi mang nồi chè ra để thiết đãi nàng dâu mới.)
-Bà làm ra vẻ bí mật bảo 2 con "Chúng mày đợi u, tao có cái này hay lắm
cơ!". Rồi bà cụ “lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc
nghi ngút... cầm lấy cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười: Chè đây. Chè
khoán ấy, ngon đáo để cơ". Người mẹ vẫn tươi cười đon đả: “Cám đấy mày
a, hì, ngon đáo để, cứ ăn thử mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà
ăn đấy"
=> Biết bao yêu thương trong cái dáng vẻ làm ra trẻ trung ấy của bà cụ để
vun đắp hạnh phúc cho con
(Nếu bát cháo hành của Thị Nở đã làm Chí Phèo rưng rưng cảm động vì đó
là hương vị của tình người, của tình yêu thương thì "nồi chè khoán" là cả
tấm lòng thương con vô hạn của bà cụ Tứ. Nêu bát cháo hành thơm ngon
của Thị Nở đã giải độc tâm hồn, đánh thức nhân tính nơi Chí thì miếng chè
cám của bà cụ Tứ - dẫu đầy "bã chát xít" nhưng lại giúp ta nhận ra vẻ đẹp
khuất lấp của “thị". Thị “tối sầm mắt lại" nhưng "điềm nhiên và vào miệng"
để không phụ một tấm lòng)

+ Điều đáng nói ở bà mẹ này là dù ngay giữa nạn đói, bà vẫn không nghĩ
đến cái chết mà luôn lạc quan tin tưởng mãnh liệt vào sự sống và tương lai.:

-Trong bữa cơm, bà cụ “nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau
này" khác hẳn vẻ buôn tủi, sâu não, ai oán ngày hôm qua, khi biết Tràng có
vợ.

-Bà bàn chuyện nuôi gà, nghĩ đến một đàn gà nở ra mai sau "khi nào có
tiền ta mua lấy đôi gà...ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho mà
xem...?"

=> Kim Lân đã dựng lên hình ảnh bà cụ Tứ đầy xúc động trong tâm hồn bà
cụ nổi bật lên vẻ đẹp của tình người, tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả và
niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Ở cả hai điểm này của bà cụ Tứ đều ánh
lên vẻ đẹp của giá trị nhân đạo đó là bản chất nhân đạo của người Việt Nam.

You might also like