You are on page 1of 5

Truyện người con gái Nam Xương

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả
-Nguyễn Dữ( chưa rõ năm sinh năm mất), sống ở thế kỉ 18, là học trò của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, thời kỳ nhà Lê khủng hoảng.

- Là người tỉnh Dương, học rộng tài cao nhưng làm quan 1 năm rồi lui về ở ẩn.

2. Tác phẩm
- Truyền kỳ Mạn Lục ( ghi chép tản mạn những câu chuyện kì lạ được lưu truyền) được viết
bằng chữ Hán, gồm 20 truyện.

- Thể loại truyền kỳ nhưng dấu ấn cá nhân và sự sáng tạo của của Nguyễn Dữ rất rõ rệt.

-Nội dung: được xây dựng dựa trên những truyền thuyết dân gian, những câu chuyện giã sử
VN hoặc những câu chuyện thần kỳ để phản ánh lịch sử xã hội VN đương thời.

-Nhân vật chính: + Những người phụ nữ bất hạnh

+ Những tri thức nghèo trong xã hội

3. Văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương”:


-Xuất xứ: truyện thứ 14 trích tác phẩm “ Truyền kỳ Mạn Lục”, có nguồn gốc từ truyện cổ tích
“ Vợ chàng Trương”.

- Nhân vật chính: Vũ Nương ( Vũ Thị Thiết).

-Chủ đề: viết về số phận oan khuất của người phụ nữ đức hạnh dưới chế độ phong kiến,
qua đó bày tỏ khát vọng của tác giả cũng như của nhân dân: “ Người tốt bao giờ cũng đc đền bù
xứng đáng”.

-Bố cục:

+ Phần 1: từ đầu đến “...trót đã qua rồi” => Vũ Nương khi còn trên trần thế.

+ Phần 2: còn lại => Vũ Nương ở dưới thủy cung và oan tình được giải.
II. Phân tích

1. Vũ Nương trên trần thế

a, Vẻ đẹp của Vũ Nương:


-Vũ Nương được Nguyễn Dư giới thiệu là “ tư dung tốt đẹp”, tính tình lại “ thùy mị , nết na”
=> Lời nhận xét hết sức khái quát và ngắn gọn, nhưng ta vẫn thấy Vũ Nương nét đẹp truyền
thống của người phụ nữ Việt Nam.

* Nàng có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý


- Lấy Trương Sinh, biết chồng có tính đa nghi và hay ghen nên nàng luôn “ giữ gìn khuôn
phép”, vì thế cuộc sống gia đình không lúc nào phải đi đến cảnh thất hòa => Vũ Nương biết cách
gìn giữ hanh phúc gia đình, hiểu chồng.

- Khi Trương Sinh lên đường đi lính, nàng nâng chén dặn dò “ chàng đi chuyến này thiêp
chẳng giám mong......thế là đủ rồi”. => Lời dặn ấy chứa chan tình yêu thương, chứa đựng sự cầu
mong TS được bình yên, gia đình có ngày đoàn tụ; lời dặn dò còn chứa đựng cả nỗi xót xa, cảm
thong với những vất vả gian nan mà chắc chắn TS phải chịu đựng; VN biết nén nỗi nhớ nhung,
khắc khoải để làm yên long người đi xa.

- Những năm TS xa nhà, VN xiết bao nỗi buồn nhớ, “ mỗi khi thấy bướm lượn.....nỗi buồn
chân trời góc bể lại không sao ngăn được.”

( Tổng kết 3 ý trên)=> VN là người vợ thủy chung, hết mực yêu thương chồng.
-TS đi vắng, VN ở nhà chăm sóc mẹ già chu đáo, bà mẹ vì nhớ con mà lâm bệnh, nàng
chăm sóc tận tình, hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên
lơn.

-Khi bà mất, nàng “ hết lời thương xót”, một mình lo ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ của
mình => Việc làm của nàng xuất phát từ lương tâm, trách nhiệm và tấm lòng của người con dâu
hiếu thảo; lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi mất “ xanh kia quyết.....đã không phụ mẹ” là
sự khẳng định khách quan nhất về sự hiếu thuận của nàng.

(Tổng kết 2 ý trên) => VN là một người con dâu hiếu thảo.
-Nàng hết lòng nuôi dạy con thơ; biết con thiệt thòi, thiếu vắng tình yêu của cha, nên nàng
luôn bù đắp, muốn con cảm nhận được một không khí gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ; đêm
đêm nàng thường chỉ cho con cái bong của mình trên vách mà bảo rằng đó là cha nó.
=>Vn là một người mẹ hiền, nàng đã yêu thương con bằng tình yêu của cả cha và mẹ cộng
lại.

Tổng kết phần a: VN là một người đẹp người đẹp nết, là điển hình cho vẻ đẹp hình thức và
đức hạnh truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

b, Số phận bi thảm, đau thương:


-VN phải chôn vùi tuổi xuân trong một cuộc hôn nhân không bình đẳng: nàng vốn sinh
đẹp nết na, TS mến vì dung hạnh nên xin mẹ “đem trăm lượng vàng cưới về” => cuộc hôn nhân
có tính chất mua bán. Điều đó khiến cho kẻ làm chồng làm cha như TS có cái uy, cái thế trong
gia đình’ đó là cái thế của kẻ phú hào với kẻ tay trắng; còn VN luôn phải nhún nhường, nhẫn
nhục , cam chịu.

-VN bị TS nghi oan và đối xử hết sức tệ bạc:

+TS đa nghi hay ghen, đối với vợ luôn phòng ngừa quá sức => điều đó khiến cuộc sống
của VN hết sức nặng nề, nàng luôn phải gồng mình cố gắng để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

+TS đi lính, VN phải thay chồng gánh vác trách nhiệm gia đình; khi TS trở về, chàng
không những không hề san sẻ, động viên,bù đắp cho VN, trái lại tin lời con trẻ, không suy xét kỹ
càng mà nghi ngờ VN không chung thủy, rồi la um lên, mắng nhiếc đánh đuổi VN. => Có thể nói
số phận bi thảm đau thương của VN thể hiện rõ nhất qua nỗi oan của nàng mà trớ trêu thay
nguyên nhân lại đến từ chính chồng và con của nàng. Sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu và cả ghen
của TS + lòi nói ngây thơ của con trẻ đã khiến VN phút chốc phải gánh chịu bi kịch lớn nhất của
người phụ nữ: HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH TAN VỠ VÀ DANH DỰ BỊ BÔI NHỌ.

-VN cố công hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ; nàng dùng mọi lời lẽ thiết
tha để minh oan cho mình: “ Thiếp vốn con kẻ khó......Mong chàng đừng một mực nghi oan
cho thiếp.” => VN chua xót nhắc tới thân phận nghèo khó phải trông cậy vào TS, nhắc đến
tình nghĩa vợ chồng gắn bó và khẳng định sự thủy chung của mình, mong TS nhìn nhận, hãy
lắng nghe để cởi bỏ mối nghi ngờ

- Nhưng những lời minh oan của VN không được TS chấp nhận, nàng bất đắc dĩ phải
nói: “ Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có........đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.”

=> VN đã bộc bạch tâm sự nỗi niềm, nói rõ lý do gắn bó với TS là vì hạnh phúc gia đình,
nhưng nay tất cả đã tan vỡ, danh dự của nàng bị bôi nhọ, đến cả nỗi đợi chồng mòn mỏi
như nàng Tô Thị xưa hóa đá trông chồng cũng không thể được nữa.

Tổng kết phần b : VN đã cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình nhưng không thể, nàng thất
vọng vô cùng, từ kẻ tay trắng nay nàng lại trở thành kẻ trắng tay.
c, VN dung cái chết để minh oan:
-Tuyệt vọng vô cùng, VN chọ cái chết để minh oan cho mình. Nàng tắm gội chay sạch, ra
bến Hoàng Giang, nàng than thở với thần sông rồi tự vẫn. Nàng than thở: “ Kẻ bạc mệnh này
duyên phận hẩm hiu......và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.” => Trong lời than thở, VN nhắc tới
cảnh ngộ của bản thân, cầu nguyện thần linh làm chứng cho lòng thủy chung của mình, nàng đã
bày tỏ khát khao được phục hồi danh dự cho dù đó chỉ là sự hóa thân.

BÀN LUẬN, ĐÁNH GIÁ: Khác với VN trong truyện cổ tích, trong cơn tức giận đã chạy một
mạch đến bến Hoàng Giang và gieo mình tự vẫn, VN của Nguyễn Dữ hành động có suy tính
trước sau (tắm rửa trước khi ra bến Hoàng Giang, than thỏ với thần sông), có sự chỉ đạo của lý
trí và hành động đó là hoàn toàn chủ động => Điều đó cho thấy VN của Nguyễn Dư đau khổ hơn
rất nhiều và không còn lựa chọn nào khác; cái chết của VN là sự đầu hàng số phận, là hành
động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự sau mọi cố gắng không thành. Cái chết không
chỉ khẳng định sự trong sạch, chung thủy của VN mà đông thời còn là lời tố cáo xã hội nam
quyền phong kiến bất công, ruồng rẫy người phụ nữ, đẩy học vào bước đường cùng không lối
thoát. Số phận VN là điển hình cho số phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội .

3. VN khi ở dưới thủy cung, nỗi oan được giải:


- Phần cuối truyện, Nguyễn Dữ đưa vào một số chi tiết kì ảo (VN được Linh Phi cứu giúp dưới
động rùa, Phan Lang chạy giặc mà dạt vào động rùa,...... trong SGK) => những chi tiết này đã
hoàn thiện thêm vẻ đẹp tâm hồn của VN, cho thấy VN đã tha thứ cho chồng, và cho dù ở thế
giới khác nhưng nàng vẫn luôn hướng về gia đình vẫn luôn khao khát được phục hồi danh dự.

+Ở góc độ khác, chi tiết kì ảo còn tạo nên cái kết phần nào có hậu, VN tích thiện phùng
thiện, cho dù là phùng thiện ở 1 thế giới khác; thế nhưng sự trở lại ấy chỉ là chút an ủi cho
người bạc phận, tính bi kịch vẫn ẩn chứa trong cái lung linh kỳ ảo của câu chuyện, VN không thể
trở lại nhân gian, tất cả chỉ là ảo ảnh, hạnh phúc gia đình đã tan vỡ, người đã mất, không còn có
thể làm lại được nữa.

+Chi tiết kì ảo còn thể hiện sự cảm thong, thương xót của tác giả với những người đẹp
người đẹp nết nhưng có số phận bất hạnh.

+Tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện.

*Các yếu tố kì ảo đan xen yếu tố thực (như yếu tố chiến tranh,lịch sử) => khiến cho thế giới
kỳ ảo vốn lung linh mơ hồ trở nên gần gũi với thế giới thực, làm tăng độ tin cậy, chân thật cho
câu chuyện.
*Chi tiết chiếc bóng: có vai trò quan trọng với tác phẩm, đưa tác phẩm đến cao trào, là
nút thắt ( người con tưởng cái bóng là cha mình và TS sinh tin vào lời của đứa con) đồng thời là
nút mở của câu chuyện( TS nhận ra mình hiểu lầm vợ khi con trỏ bóng mình trên vách và bảo
đấy là cha); cũng có thể coi đó là biểu trưng cho hạnh phúc của người phụ nữ xưa, mỏng manh
mờ ảo dễ biến mất như chiếc bóng.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:
-Nguyễn Dữ đã khai thác thành công vốn văn học dân gian (gốc truyện cổ tích).

-Những sáng tạo trong cách kể truyện:

+ Sử dụng yếu tố truyền kỳ

+Tạo tình huống truyện đặc sắc.

+Có những chi tiết độc đáo có tác dụng thắt, mở nút câu chuyện

+ Việc sắp xếp lại các tình huống lại so với truyện cổ tích.

+Thêm nhân vật, them lời thoại để làm rõ, làm mới cho nhân vật.

+ Tạo ra kết thúc phần nào có hậu nhưng không quen thuộc, xáo mòn như truyện cổ
tích.

2. Nội dung:
- Bằng việc kể lại cuộc đời và cái chết của VN, tác giả đã khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp
truyền thống của người phụ nữ VN, đồng thời thể hiện sự thương xót cho số phận của họ và lên
án tố cáo chế độ nam quyền phong kiến bất công, điều này đã tạo nên tính nhân đạo cho tác
phẩm.

You might also like