You are on page 1of 4

I, Kiến thức chung

1, Tác giả: Nguyễn Dữ (? - ?) [khoảng TK 16]_Hải Dương


- Là nguời học rộng tài cao nhưng bất mãn với thời cuộc nên đã lui về ở
ẩn.
2, Tác phẩm
a, Xuất xứ: là chuyện thứ 16 trong truyền kỳ mạn lục
: viết bằng chữ Hán
: dựa theo truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”
b, Ý nghĩa nhan đề: Truyền kỳ mạn lục có nghĩa là ghi chép tản mạn những
truyện kì lạ được lưu truyền
c, Thể loại: truyện truyền kỳ (có sự đan xen của yếu tố hiện thực và yếu tố
kỳ ảo, trong đó, yếu tố kỳ ảo rất quan trọng vì nó cũng can thiệp vào cuộc đời
của nhân vật)
d, Tóm tắt:
- Vũ Nương nết na, tư dung tốt đẹp -> Trương Sinh cưới về
- Trương Sinh đa nghi, hay ghen, đi lính
- Vũ Nương ở nhà: + một mình sinh con
+ với mẹ chồng: - ốm: chăm sóc
-chết: lo ma chay chu đáo
- Trương Sinh đi lính về -> nghe con -> nghi ngờ VN -> đánh đuổi đi
- Vũ Nương thanh minh nhưng TS không nghe
- VN tự vẫn -> được Linh Phi cứu
- TS 1 lần nghe con kể chuyện -> biết vợ bị oan
- Dưới thủy cung, VN gặp Phan Lang, nhờ chuyển lời đến TS
- TS lập đàn giải oan, VN trở về nói lời tạ từ rồi biến mất.
e, Bố cục: 3 phần_SGK

II, Tìm hiểu chi tiết


1, Nhân vật Vũ Nương
a, Là người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện
- Lời giới thiệu: “Tư dung tốt đẹp”
+ Nhan sắc xinh đẹp
+ Phẩm chất đẹp đẽ
 Vẻ đẹp vẹn toàn
b, Vẻ đẹp phẩm chất
- Là người vợ, người mẹ đảm đang, là một nguời con dâu hiếu thảo
+ Đảm đang: một mình gánh vác gia đình
: một mình nuôi dạy con thơ và chăm sóc mẹ già
+ Hiếu thảo: chăm sóc chu đáo như với cha mẹ đẻ
: cầu cúng thần phật cho mẹ chồng tai qua nạn khỏi
: lời chăng trối của bà cụ -> tô đậm hơn lòng hiếu
thảo
- Là nguời phụ nữ nết na, thủy chung
+ Khi mới lấy chồng: giữ gìn khuôn phép
+ Khi tiễn chồng ra trận: mong chồng về bình an
+ Suốt 3 năm xa cách: buồn nhớ không nguôi
+ Khi TS trở về: nàng chỉ dùng lời lẽ dịu dàng để khuyên ngăn
chồng dù bị oan chỉ vì muốn giữ gia đình đầm ấm
- Giàu lòng vị tha: không trách chồng vũ phu, tàn bạo
: nàng sẵn lòng tha thứ cho chồng
: hoàn thoàn tha thứ cho chồng
Trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
2, Số phận bất hạnh
a, Phải sống cô đơn vất vả
- Vất vả thể xác: gánh vác gia đình
: nuôi dạy con thơ
: chăm sóc mẹ già
- Cô đơn trong tinh thần: sống cuộc sống lẻ loi của người phụ
nữ có chồng đi chinh chiến
: vượt qua nỗi cô đơn cùng cực những
đêm dài đau đáu
: nỗi nhớ thương khắc khoải
: nỗi lo lắng khôn nguôi khi thế giặc
khó lường

b, Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng


- Nguyên nhân: lời nói ngân thơ của bé Đản
: TS hồ đồ, đa nghi, hay ghen, hẹp hòi, tàn nhẫn
: do chiến tranh phong kiến -> cảnh gia đình phải
ly tán, xa cách nhau -> niềm tin của TS bị thử thách
: do xã hội phong kiến, nam quyền bất bình đẳng
- Hậu quả: -> TS mắng mỏ, đánh đuổi VN ra khỏi nhà
->Vũ Nương tìm đến sông Hoàng Giang tự tử
 Số phận bi thảm của Vũ Nương
c, Phải sống không thực sự hạnh phúc dưới thủy cung
- Được cứu sống
-> kết thúc có hậu –cuộc sống bất tử, an nhàn, giàu sang nơi
cung nước
-minh oan trên bến Hoàng Giang
- Xong nàng không hạnh phúc thực sự:
+ Thương nhớ cuộc sống nơi trần thế
+ Không thể trở về
->kết không trọn vẹn
 Tiêu biểu cho phận bạc của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến tàn bạo, bất công, trọng nam quyền
- Qua nhân vật, ta thấy được tấm lòng cảm thông, xót xa của
Nguyễn Dữ dành cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến
nói chung và dành cho Vũ Nương nói riêng.
- Ta còn thấy được ông rất trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp nhân
sinh của con người
- Lên án xã hội phong kiến

III, Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
1, Giá trị nội dung:
a, Gía trị hiện thực:
- Đã miêu tả, phản ánh chân thực số phận bất hạnh của người
phụ nữ duới chế độ phong kiến thông qua cuộc đời và số
phận của nhân vật Vũ Nương
- Sự độc đoán, gia trưởng của nguời đàn ông phong kiến
- Tái hiện rất thành công diện mạo của xã hội phong kiến
b, Giá trị nhân đạo:
- Thái độ cảm thông, thấu hiểu, xót xa trước số phận của Vũ
Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội pk nói
chung
- Lòng trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp vẹn toàn của họ
- Lên án tố cáo người đàn ông pk và xã hội pk
2, Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo
- Nghệ thuật kể truyện rất đặc sắc
+ Dẫn dắt tình huống hợp lý
+ Đan xen giữa lời thoại và lời kể
+ Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và những chi tiết kỳ
ảo
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Tính cách nhất quán của tổng hòa ngôn ngữ và hành động
+ Miêu tả nội tâm nhân vật khá phong phú
- Sử dụng hợp lý yếu tố kì ảo
+ Vừa thực vừa hư
+ Vừa không đánh mất tính bi kịch
+ Khiến câu chuyện chân thực, trở nên gần gũi hơn (kết hợp hài
hòa vs yếu tố hiện thực)
+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn của các PTBĐ: tự sự, biểu cảm,...

You might also like