You are on page 1of 2

Đề bài: Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận về khổ thơ cuối bài thơ

“Đoàn thuyền đánh cá”. Trong đoạn có sử dụng thành phần phụ chú và câu
ghép.

Bài làm
Khổ thơ cuối của bài “Đoàn thuyền đánh cá” do nhà thơ Huy Cận
sáng tác đã khắc họa rõ nét cảnh đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về
trong cảnh bình minh rực rỡ; từ đó tác giả đã tạo một nốt nhấn ngân
vang nhất, hào hùng nhất trong khúc tráng ca tôn vinh người lao động.

Câu hát căng buồm cùng gió khơi


Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Câu hát lại xuất hiện trong khổ thơ cuối đã tạo nên kết cấu đầu cuối tương
ứng khiến cho người đọc có cảm giác câu hát đã theo người dân chài trong
suốt hành trình đánh cá, bắt cá. Nếu câu hát ở đầu bài thơ là câu hát thể hiện
niềm vui, khí thế hùng tráng lúc ra khơi thì ở khổ cuối này, câu hát lại gửi
gắm niềm hân hoan phấn khởi trước thành quả thắng lợi của mẻ cá bội thu.
Câu thơ cũng cho thấy sự gắn bó hài hòa giữa con người và thiên nhiên vũ
trụ; sức mạnh đưa đoàn thuyền đầy ắp cá trở về là sức mạnh tinh thần của con
người “câu hát” hòa cùng sức mạnh của thiên nhiên “gió khơi”. Đặc sắc trong
khổ thơ cuối còn ở một hình ảnh rất hào hùng: “Đoàn thuyền chạy đua cùng
mặt trời”; đoàn thuyền có một sức mạnh lớn lao, dám chạy đua với mặt trời –
một thực thể kì vĩ của thiên nhiên vũ trụ. Nghệ thuật nhân hóa kết hợp với
phép nói quá khắc họa rõ hình ảnh đoàn thuyền trong tư thế sánh ngang tầm
vũ trụ, sức mạnh tầm vóc của đoàn thuyền cũng chính là tầm vóc, sức mạnh
của ngư dân – những người lao động mới khỏe khoắn, lạc quan, yêu đời. Và
trong cuộc chạy đua này, con người đã chiến thắng vẻ vang bởi khi mặt trời
“đội biển nhô màu mới” thì người dân chài đã thu lưới về tới bến. Hình ảnh
“mặt trời” một lần nữa xuất hiện tạo nên cấu trúc cân xứng cho bài thơ.
Nhưng thay vì là mặt trời lặn của hoàng hôn thì mặt trời của khổ cuối là mặt
trời của bình minh khi đoàn thuyền trở về. Mặt trời báo hiệu một ngày mới,
báo hiệu sự khởi đàu của niềm vui, hạnh phúc mới mà người dân chài mong
ước có được sau hành trình dài vất vả nhọc nhằn. Nghệ thuật nhân hóa “mặt
trời đội biển” đã gợi tả một bức tranh bình minh rực rỡ, tráng lệ, hài hòa giữa
thiên nhiên và con người. Khép lại tác phẩm là một câu thơ đa nghĩa, vừa ca
ngợi vẻ đẹp của thành quả lao động vừa gợi được niềm vui, niềm tự hào của
con người. Hai chữ “huy hoàng” tả vẻ đẹp cảnh bình minh lúc thuyền đầy cá
cập bến, dồng thời gợi cảnh tượng huy hoàng của đất nước trong tương lai.
Câu thơ hội tụ niềm vui trọn vẹn trước mẻ cá bội thu, một niềm vui bình dị
nhưng rất đỗi vinh quang của người lao động. Bằng những hình ảnh độc đáo
tựa thực tựa ảo, giọng điệu thơ khỏe khoắn, phơi phới, Huy Cận đã để lại cho
nền văn học Việt Nam một tác phẩm thơ mang đầy giá trị nội dung và nghệ
thuật.

Thành phần phụ chú:


Câu ghép: (in đậm)

You might also like