You are on page 1of 1

KHỔ BẢY ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

Huy Cận là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới, nhắc đến ông thì không thể
không nhắc đến tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác khi ông có một chuyến đi thực tế
dài ngày ở Quảng Ninh. Trong đó khổ thơ thứ 7 “Câu hát căng buồm cùng gió khơi // Đoàn thuyền
chạy đua cùng mặt trời // Mặt trời đội biển nhô màu mới // Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” nói
về hình ảnh bình minh trên biển và đoàn thuyền đánh cá trở về đã để lại nhiều ấn tương sâu sắc
trong lòng đọc giả. Khổ thơ bắt đầu với “câu hát căng buồm cùng gió khơi”, tác giả đã sử dụng phép
điệp ngữ cùng với hình ảnh thơ được lấy lại, tiếng hát vang khỏe của ngư dân hòa cùng gió làm căng
buồm đưa con thuyền quay về bến cảng. Câu thơ đầu của khổ thơ cuối được hô ứng cùng với câu
thơ đầu của khổ thơ thứ nhất tạo kết cấu tương ứng, nhằm thể hiện sự tuần hoàn lặp lại của vũ trụ.
Tiếng hát được xuất hiện đầu bài thơ thể hiện sự hào hứng, mong chờ cho một ngày đánh bắt cá bội
thu. Trong khi đó, khúc hát cuối cùng thể hiện sự vui mừng, phấn khởi, cùng sự cảm ơn biển cả vì đã
có một ngày đánh bắt cá bội thu. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phép nhân hóa “chạy đua” và
cách nói quá “chạy đua cùng mặt trời” nhằm thể hiện một cảnh thiên nhiên kì vĩ, khi mà con người
chạy đua cùng với thời gian, thể hiện đoàn thuyền trở về bến cảng bắt đầu với hình ảnh con người
chạy đua cùng thời gian, tranh thủ thời gian lao động để đạt được những thành quả to lớn. Đặc biệt
với cụm từ “huy hoàng” thể hiện các con cá vừa bắt nên đôi mắt vẫn còn sáng lấp lánh kết hợp với
ánh sáng của ngày mới càng làm cho mắt cá trở nên huy hoàng hơn nữa. Trong khổ thơ cuối, tác giả
đã sử dụng những từ ngữ lãng mạn nhằm thể hiện sự biết ơn biển cả, và niềm vui sướng của người
dân làng chài khi có một ngày đánh bắt cá bội thu.

You might also like