You are on page 1of 2

Đề 4: Phân tích khổ 7 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Bài làm
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
(“Tràng giang”- Huy Cận)
Vâng! Đó là những câu thơ đắm chìm trong bao nỗi sầu thảm thiết của chàng trai Huy
Cận. Huy cận sinh năm 1919 mất năm 2005, tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh.
Thơ ông trước Cách mạng có giọng buồn não, vì vậy ông thường tìm đến thiên nhiên để
“vui chung vũ trụ nguôi sầu trần gian”. Xuất hiện lần đầu tiên trong thi đàn văn chương,
ta bắt gặp một giọng thơ mang nỗi sầu nhân thế của : “Một chiếc linh hồn nhỏ/ Mang
mang thiên cổ sầu” (Lửa thiêng). Cách mạng tháng Tám thành công, dường như đã đem
tới một luồng gió mới cho hồn thơ Huy Cận. Những trang viết của ông được tưới tẳm
những hơi thở mới, những khát vọng mới, sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên để
tạo nên vẻ đẹp văn chương. Một trong những minh chứng tiêu biểu đó chính là thi phẩm
“Đoàn thuyền đánh cá” được viết vào năm 1958. Đoạn thơ thứ bảy trong bài thơ ấy đã
thể hiện rõ nét cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

Thiên nhiên đã trở thành người bạn đồng hành với con người lao động. Vẫn mang
nét tráng lệ, kì vĩ nhưng khác với hình ảnh mặt trời hoàng hôn ở phần đầu bài thơ, hình
ảnh mặt trời ở phần cuối bài thơ lại là linh hồn của buổi bình minh và đồng hiện cùng với
sự cập bến đầy tốt lành của đoàn thuyền đánh cá

Câu hát căng buồm với gió khơi

Câu hát vang lên như một điệp khúc suốt từ đầu tới cuối bài thơ, suốt hành trình
của người ngư dân. Âm hưởng lời thơ trở nên mạnh mẽ hơn, khỏe khoắn hơn, vút cao
bay bổng trong niềm vui khi tác giả thay chữ “cùng” thành chữ “với”. Điều đó làm cho
khổ thơ cuối giống như điệp khúc của một bài hát. Tạo cho ta cảm giác tuần hoàn về thời
gian, về công việc lao động, nhấn mạnh khí thế tâm trạng của dân chài. Họ ra khơi mang
theo câu hát, không khí hào hứng, phấn khởi, say mê. Và khi trở về, cũng với câu hát ấy
kết cấu đầu cuối tương ứng với sự lặp lại câu thơ ở khổ thơ thứ nhất đã góp phần diễn tả
điều đó. Câu hát đã biến một công việc lao động vất vẻ thành nhẹ nhàng thú vị. Cùng với
câu hát là hình ảnh:
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Bằng nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã tạo ra cuộc chạy đua giữa đoàn thuyền và mặt trời.
Cái đích của cuộc chạy đua đó là bình minh, con người mang tầm vóc lớn lên của thiên
nhiên, vũ trụ. Chỉ trong một câu thơ, Huy Cận đã tạo ra hai hình ảnh đối lập. Nếu mặt trời
là thiên tạo, là vật thể lớn lao kì vĩ vô hạn, vĩnh hằng thì đoàn thuyền là nhân tạo, nhỏ bé,
hữu hạn. Mặt trời được trải qua một giấc ngủ dài, nghỉ ngơi thư giãn. Thì trong khoảng
thời gian đó, đoàn thuyền phải làm việc vất vả. Đoàn thuyền là hình ảnh hoán dụ cho con
người. Chấp nhận cuộc chạy đua với mặt trời điều đó chứng tỏ sức mạnh của con người
vẫn dồi dào, khí thế vẫn mạnh mẽ. Cuộc đua vô tận diễn ra thật quyết liệt. Chạy đua với
mặt trời là chạy đua giành giật với thời gian và cuối cùng, con người đã thắng. Khi
thuyền vừa cập bến:

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Bằng sự quan sát tinh tế, bằng sự liên tưởng phong phú, Huy Cận đã sáng tạo nên hình
ảnh mặt trời đội biển. Ta thường bắt gặp hình ảnh mặt trời nhô, mặt trời mọc, nhưng với
Huy Cận là mặt trời đội biển. Động từ “đội” đã diễn tả sức mạnh tiềm tàng của mặt trời.
Sau một đêm nghỉ ngơi dưới lòng biển sâu thẳm, mặt trời lại đội biển nhô lên đem đến
cho vũ trụ một “màu mới”. “Màu mới” đó chính là màu của bình minh tươi sáng, rực rỡ.
Màu của ngày theo chu kì vận động của thiên nhiên. Hình ảnh “màu mới” còn ẩn dụ giàu
sức liên tưởng. Đó là màu của cuộc đời mới, một cuộc đời hạnh phúc với tương lai tốt
đẹp. Không những thế tác giả còn dùng bút pháp của mình qua hình ảnh:

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi


Niềm vui của những con người lao động chính là cái hồn của bình minh trên biển. Câu
thơ giúp cho người đọc liên tưởng đến khoang thuyền đầy ắp cá. Đó là thành quả to lớn
mà người lao động thu được sau một đêm lao động vất vả, miệt mài. Hàng triệu hàng
triệu mắt cá phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh tạo nên màu sắc lung linh, huy hoàng. Đó
còn là ánh sáng lấp lánh niềm vui trong mắt người lao động. Một cảnh tượng đẹp huy
hoàng giữa bầu trời và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động.
Đoạn thơ phảng phất không khí thần thoại, anh hùng ca – một bản hùng cao lao
động. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đủ đầy khi được mùa cá, niềm vinh quang
của người lao động rất bình dị, nhỏ bé. Nó làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ của những
con người lao động.
Bài thơ tạo được âm hưởng vừa khỏe khoắn, vừa sôi nổi vừa phơi phới, bay bỏng.
Âm hưởng ấy là các yếu tố: lời thơ, nhịp điệu, vần, hình ảnh. Cách gieo vần trong bài thơ
đã biến hóa linh hoạt các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách và bút
pháp lãng mạn. Huy Cận đã khắc họa thành công nhiều hình ảnh đẹp tráng lên, thể hiện
sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trong công cuộc chinh phục biển cả.
Qua đó bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của tác giả trước đất nước và cuộc sống.

You might also like