You are on page 1of 3

Xin chào cô và các bạn, em là Vân Huyền và em xin trình bày bài

chuẩn bị cho tiết học của tổ mình.


Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Ở tiết học
tuần trước, cô và các bạn đã được tìm hiểu về phần 1 Thế nào là nhận thức
cùng phần 2 Thực tiễn là gì. Để tiếp nối bài học, tổ 2 chúng em xin trình bày
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Vai trò thứ nhất: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức


Trước tiên, ta phải hiểu Thực tiễn được coi là cơ sở của nhận thức bởi
vì Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có
sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các
thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng. Ví dụ rõ nhất của phần vai
trò này là nhờ có hiện tượng quả táo rơi xuống đất và nhiều thí nghiệm mà
Issac Newton đã khám quá ra định luật vạn vật hấp dẫn, đây chính là đóng
góp lớn lao cho nền vật lý thế giới. Và qua quá trình hoạt động thực tiễn, các
giác quan của con người cũng ngày càng hoàn thiện hơn, nhận thức đầy đủ
hơn, sâu sắc hơn về những sự vật xung quanh mình.
Vậy bây giờ ta cùng tìm hiểu thêm một số ví dụ để khẳng định quá
trình thực tiễn giúp các giác quan của con người ngày càng được nâng cao về
độ hoàn thiện:
+ Qua những lần quan sát khi nung nóng thanh sắt thì thanh sắt chuyển
màu vàng rực, từ đó đưa ra kết luận thanh sắt sẽ bị chuyển màu khi bị nung
nóng. Đây là khả năng về thị giác
+ Tiếp đó là con người đã biết cách chế tạo công cụ bằng sắt từ thời cổ
đại và các nhân viên xưởng may sử dụng máy may hiện đại

Đó là vai trò thứ nhất của thực tiễn đối với nhận thức, chúng ta cùng
tìm hiểu sang vai trò thứ 2 của thực tiễn: Thực tiễn là động lực của nhận thức
Vì thực tiễ luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra
những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển nên nó được coi
là động lực hay lực đẩy của nhận thức.
Bây giờ chúng ta sẽ lấy ví dụ để chứng minh điều đó:
Khi ta nhìn thấy thành quả của một người chịu khó làm việc là họ rất
giàu - đó là thực tiễn. Và ta nhận ra rằng cần phải chịu khó làm việc thì mới
giàu được đó là nhận thức.
Hay như việc Nhờ những phát minh công nghệ thời đầu con người tiếp
tục chế tạo và cải tiến thành các phát minh hiện đại và mới mẻ hơn hoặc Từ
cách giáo dục thời xưa con người dần dần cải thiện, phát triển và hiện đại hóa
nền giáo dục
Vai trò thứ 3: Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch
sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những
tri thức về thế giới khách quan đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: " lý luận mà không liên hệ với thực
tiễn là lý luận suông " bởi mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo
hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người.
Đê thêm chắc chắn về nhận định này, ta cùng đến với ví dụ thứ nhất:
Để chống lại Covid 19, nhiều nước đã cố gắng sản xuất ra vaccine
chống thứ bệnh này. => Xuất phát từ thực tiễn bệnh dịch đang có chiều hướng
nghiêm trọng, nguy hiểm cho con người nên các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra
các loại vaccine để cứu con người
VD2: Để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân
thiện với môi trường như cốc tái chế, ống hút giấy... Việc tạo ra những vật
liệu, đồ dùng này chính là nhằm phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường
VD3 để chứng minh cho nhận định này là: Để giảm thiểu ô nhiễm tiếng
ồn, mọi người đã tạo ra chiếc của cách âm, các vật liệu cách âm
Bây giờ chúng ta tìm hiểu sang vai trò thứ tư cũng như là vai trò cuối
cùng: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí
Nhận thức ra đời từ thực tiễn, song nhận thức lại diễn ra ở từng người,
từng thế cụ thể với những điều kiện chủ quan, khách quan khác nhau => Tri
thức của con người về sự vật và hiện tượng có thể là đúng đắn hoặc sai lầm.
-Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực
tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Việc vận dụng
tri thức vào thực tiễn còn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện những nhận thức
chưa đầy đủ.
Chúng ta có thể có rất nhiều ví dụ để chứng minh điều này:
Tiêu biểu là ví dụ về việc nhà Nhà bác học Galile tìm ra định luật về sức cản
của không khí và thuyết chưng minh trái đất quay quanh mặt trời

Vậy là phần lý thuyết bài học đến đây là kết thúc, mời các bạn cùng tham
gia một trò chơi với chúng tôi để củng cố thêm kiến thức cho bản thân. Mời
các bạn nhấn vào link bên dưới phần chat để vào tham gia thi đấu, 3 người
đứng đầu sẽ được nhận 1 phần quà của nhóm chúng tôi. Xin mời 41 bạn trong
lớp.

Xin chúc mừng...


Phần trình bày của nhóm em đến đây là kết thúc, cảm ơn cô và các bạn đã
lắng nghe

You might also like