You are on page 1of 2

1

VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC


● Thực tiễn là cơ sở, động lực của thực tiễn

─ Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật chất cho nhận thức của con người.

→ Thực tiễn là cơ sở trực tiếp nhất hình thành nên quá trình nhận thức.

Vd: + Con người thời nguyên thủy để sống thì phải săn bắt hái lượm để tìm kiếm
thức ăn → từ những hoạt động thực tiễn: săn bắt và hái lượm → con người dần
hiểu biết hơn→ biết đến nuôi trồng cải tiến công cụ lao động của họ.

+ Sự xuất hiện của học thuyết Macxit vào những năm 40 của thể kỷ XIX cúng
bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ.

─ Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận
thức; rèn luyện các giác quan của con người ngày càng tinh tế, hoàn thiện hơn.

Vd: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo đạc diện tích và đo
lường sức chứa của những cái bình từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí…
→ Toán học đã ra đời và phát triển.

● Thực tiễn là mục đích của nhận thức

─ Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo
thực tiễn.

─ Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách
trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người.

Vd: + Từ mục đích chữa trị những căn bệnh nan y mà các nhà nghiên cứu mà các
nhà nghiên cứu đã khám phá và giải mã bản đồ gen người.

+ Để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra: các vật liệu thân thiện với môi
trường, tái chế nhựa,…

● Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý


2

─ Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng
hoặc không đúng hiện thực nên phải được kiểm tra trong thực tiễn.

─ Thực tiễn có nhiều hình thức nên khi kiểm tra chân lý có thể bằng thực nghiệm
khoa học hoặc vận dụng lý luận xã hội vào quá trình cải biến xã hội. (chân lý có
tính tuyệt đối và tương đối nên phải xét thực tiễn trong không gian rộng và thời
gian dài)

─ Cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động để khắc
phục bệnh giáo điều.

Vd: Trước khoảng thời gian cuối những năm 1500, quan niệm của ông Aristot
khiến mọi người tin rằng: “ Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ” nhưng ông Galile lại
nghĩ rằng: “ Vật thể khác nhau về trọng lượng những sẽ cùng tốc độ khi rơi
xuống”. Đến năm 1960, trong 1 thí nghiệm tại tháp nghiêng Misa thì Galile đã thả
hai vật có khối lượng khác nhau từ tháp xuống. Kết quả là vật nặng chạm đến
trước nhưng chỉ sớm hơn 1 chút mà thôi. Ta thấy, ngoại trừ khác biệt nhỏ gây ra
bởi sức cản của không khí, cả hai quả cầu đạt tốc độ gần như là bằng nhau→
Galile đã đúng và bác bỏ quan niệm của Aristot.

Tóm lại: Thực tiễn vừa là điểm xuất phát vừa là yếu tố đóng vai trò quyết định đối
với sự hình thành và phát triển của nhận thức và là nơi để nhận thức kiểm nghiệm
tính đúng đắn của nó.

You might also like