You are on page 1of 4

1. Phân biệt thực tế và thực tiễn?

Nêu VD

- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

VD: Hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm, hoạt động tạo của cải…..

- Thực tế là trạng thái của những điều thực sự tồn tại xảy ra một cách tự nhiên của các sự vật,
hiện tượng.

VD: Qúa trình hô hấp của động-thực vật, quá trình oxi hóa của các chất hữu cơ….

2. Nêu các hình thức cơ bản của thực tiễn? Nêu VD

- Hoạt động sản xuất vật chất. 

VD: hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí
nghiệp…

- Hoạt động chính trị - xã hội.

VD: hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội
nghị công đoàn.

- Hoạt động thực nghiệm khoa học.

VD: hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra các vật liệu mới,
nguồn năng lượng mới, vác-xin phòng ngừa dịch bệnh mới. 

3. Trình bày 4 nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức.

- Một là: thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập đối với cảm
giác, tư duy và nhận thức của con người - hiện tượng khách quan đối tượng của nhận thức.

- Hai là: thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Về nguyên tắc không có cái gì là
không thể biết. Dứt khoát là không có và không thể có đối tượng nào mà con người không thể
biết được, chỉ có những cái hiện nay con người chưa biết, nhưng trong tương lai với sự phát triển
của khoa học và thực tiễn, con người sẽ biết được. Khẳng định sức mạnh của con người trong
việc nhận thức và cải tạo thế giới.

- Ba là: một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường
từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ từ duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng là
quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến sâu sắc hơn.

- Bốn là: cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn còn là mục đích
của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức. Nhận thức là quá trình con người
phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng tạo thế khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử -
xã hội.

4. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Nêu VD

- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

VD: 2 người đứng đối nhau giữa con số 6, thì người này cho là 6 và còn lại cho là số 9, cũng do
cách nhìn và vị trí quan điểm họ thấy nên 2 người có sự khác nhau quan điểm.

- Thực tiễn là động lực của nhận thức

VD: Hoạt động sản xuất lượng thực: nhà sản xuất dựa vào nhu cầu tiêu dùng của người dân mà
tăng hay giảm sản xuất.

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức

VD: Những công thức toán học như toán xác xuất thống kê hay phần trăm áp dụng vào tính toán
kinh doanh 1 mặt hàng.

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

VD: Áp dụng những kinh nghiệm, kiến thức như thất bại, kĩ năng học được tại đại học, pháp luật
sẽ hiểu được tính đúng đắn của chúng.

5. Trình bày nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Nêu VD

- Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung thực chất của mối quan hệ đó là: “Thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực tiễn không có lý luận hướng
dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.
Vấn đề này, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải hiểu trên tinh thần biện chứng: Thực tiễn cần tới lý
luận khoa học soi đường, dẫn dắt, định hướng để không rơi vào mù quáng, mò mẫm. Còn lý luận
khoa học phải dựa trên cơ sở thực tiễn, nảy sinh từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phải luôn liên
hệ với thực tiễn. Lý luận khoa học phải được hình thành, bổ sung, phát triển bằng con đường tổng
kết thực tiễn, nếu không lý luận đó chỉ là lý luận suông, giáo điều, xa rời cuộc sống. Chúng ta cần
chú ý rằng: một lý luận khoa học có thể được nảy sinh từ những luận điểm khoa học đã có làm
tiền đề. Nhưng xét đến cùng thì những lý luận đó cũng xuất phát từ thực tiễn. Vì vậy, ta có thể
khẳng định rằng: mọi lý luận đều trực tiếp hoặc gián tiếp bắt nguồn từ thực tiễn.

- Về bản chất nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đòi hỏi:

+ Thực tiễn và lý luận đều cần đến nhau, nương tựa vào nhau, bổ sung cho nhau.

+ Không có thực tiễn thì sẽ không có lý luận chân chính; ngược lại không có lý luận khoa học thì
thực tiễn sẽ mất phương hướng sớm muộn sẽ mắc bệnh kinh nghiệm hoặc bệnh giáo điều.
VD: Vận dụng nguyên tắc này vào quá trình học tập của sinh viên để rèn luyện không ngừng tự
đổi mới bản thân, nhận thức được tầm qua trọng của việc vừa học, vừa làm,…

6. Nhận thức cảm tính là gì? Nêu VD

- Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động (phản ánh thuộc tính bên
ngoài thông qua cảm giác, tri giác và biểu tượng) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức.

- VD: Khi nhắc đến thuốc lá thì ta thường nghĩ ngay đến khói thuốc và sự độc hại do thuốc gây
ra.

7. Nhận thức lý tính là gì? Nêu VD

- Nhận thức lý tính là tư duy trừu tượng (phản ánh thực chất bên trong, bản chất của sự
việc), là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình
thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

- VD: Khi ta thấy trên trời có mây đen ta có thể đoán được là trời sắp mưa.

8. Chân lý là gì? Nêu VD 

- Những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó đã được kiểm tra và
chứng minh bởi thực tiễn.

- VD: không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là ngược lại, trái đất xoay quanh mặt trời.

9. Phương thức sản xuất là gì? Nêu VD

- Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan
hệ sản xuất tương ứng tạo thành cách thức sản xuất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử.

- VD: Phương pháp cắt lúa áp dụng máy liên hợp thay thế cho chân tay sẽ đạt được hiệu quả
thời gian, số lượng.

10. Trình bày 2 mặt của 1 phương thức sản xuất

- Chế tạo (Manufacturing) là việc tạo ra và lắp ráp các thành phần và thành phẩm để bán trên qui
mô lớn. Nó có thể sử dụng một số phương pháp, gồm sức lao động của con người và máy móc,
các quá trình sinh học và hóa học, để biến nguyên liệu thô thành hàng hóa thành phẩm, bằng cách
sử dụng các công cụ và máy móc.

- Sản xuất (Production) tương tự như chế tạo nhưng phạm vi rộng hơn. Nó đề cập đến các qui
trình và kĩ thuật được sử dụng để chuyển đổi nguyên liệu thô hay bán thành phẩm thành sản phẩm
hoặc dịch vụ có sử dụng hoặc không sử dụng máy móc.

BT2 – Đào Trí Viễn – STT: 92

You might also like