You are on page 1of 3

Thực tiễn và vai trò của thực tiễn với nhận thức

I, Khái niệm thực tiễn


Trước khi Mác đưa ra khái niệm đúng đắn nhất về thực tiễn, đã có các quan điểm
khác nhau về thực tiễn như sau:
+ Các nhà triết học duy tâm cho rằng hoạt động nhận thức, hoạt động của ý thức,
hoạt động của tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn.
+ Các nhà triết học tôn giáo thì cho rằng hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của thượng
đế là hoạt động thực tiễn.
+ Các nhà triết học duy vật siêu hình lại có quan điểm là sự vật, hiện thực, cái
cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực
quan.
Sau này Mác và Ăng ghen đã kế thừa và phát triển sáng tạo những quan điểm về
thực tiễn của các nhà triết học trước đó, đưa ra một quan điểm đúng đắn về thực
tiễn như sau: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích,
mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
=>Vậy, dựa trên quan niệm về thực tiễn, có thể thấy thực tiễn gồm những đặc
trưng sau:
II. Đặc trưng của hoạt động thực tiễn
1. Thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là
những hoạt động vật chất - cảm tính của con người. Hoạt động vật chất - cảm
tính là những hoạt động mà con người phải sử dụng lực lượng, công cụ vật chất
tác động vào các đối tượng vật chất để biến đổi chúng; trên cơ sở đó, con người
làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính bản thân mình.
=>Ví dụ: cuốc đất, xây nhà, lắp ráp ô tô, xây đập thuỷ điện, cải thiện kết quả học
tập…
2. Thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người.
+ Tính lịch sử nghĩa là trong các giai đoạn lịch sử khác nhau thì hoạt động thực
tiễn, cải tạo tự nhiên xã hội cũng khác nhau.
+ Tính xã hội: nghĩa là hoạt động thực tiễn không phải hoạt động của cá nhân
đơn lẻ, tách rời, mà phải gắn với cộng đồng, gắn với xã hội.
=> Tóm lại, hoạt động thực tiễn chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia đông
đảo của mọi người, luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể
và cũng trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể. Và trong hoạt động thực
tiễn, con người có thể truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
3. Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã
hội để phục vụ con người. Nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác
cao chỉ có ở con người, không giống với hoạt động bản năng, thụ động của động
vật. Con người không thể thỏa mãn với những gì có sẵn trong tự nhiên, do đó
xuất hiện xu hướng hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thỏa
mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực và làm chủ thế
giới
III.Các dạng hoạt động thực tiễn cơ bản:
1. Sản xuất vật chất: Là hoạt động đầu tiên và căn bản nhất. Con người sử
dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các
điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển. Sản xuất vật chất biểu thị
mối quan hệ của con người với tự nhiên và là phương thức tồn tại cơ bản của con
người và xã hội loài người. Không có sản xuất vật chất, con người và xã hội loài
người không thể tồn tại và phát triển. Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tồn
tại của của các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác
của con người. =>VD: Thu hoạch lúa của nông
dân, sản xuất xe máy, tivi,...
2. Hoạt động chính trị xã hội: Là hoạt động của các cộng động người của
các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm biến đổi, cải tạo, phát triển các thiết chế
xã hội, quan hệ xã hội, cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội. Đây là hoạt động
thực tiễn thể hiển tính tự giác cao của con người
=>VD: Bầu cử Quốc hội, tham gia ủng hộ quần áo cho bà con vùng xâu, vùng
xa…
3. Thực nghiệm khoa học: là hoạt động thực tiễn đặc biệt, các hoạt động
được tiến hành trong môi trường con người tạo ra gần giống và lặp lại trạng thái
của tự nhiên và sau đó nhằm xác định được quy luật, biện đổi của đối tượng
nghiên cứu. Đây là hoạt động đặc biệt bởi lẽ trong hoạt động thực nghiệm khoa
học, con người chủ động tạo ra những điều kiện không có sẵn trong tự nhiên
cũng như xã hội để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích mà mình đã
đề ra. Trên cơ sở đó, sử dụng những thành tựu của thực nghiệm khoa học để
phục vụ, cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội, phục vụ con người
=>VD: Nghiên cứu Vaccine, làm thí nghiệm của nhà khoa học để tìm ra vật liệu
mới…
Vậy, sản xuất vật chất có vai trò quan trọng nhất, quyết định 2
hình thức thực tiễn còn lại. Tuy nhiên, hai hình thức thực tiễn kia
là hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học có
tác dụng kìm hãm hoặc thúc đẩy sản xuất vật chất. Ba hình thức
thựctiễn này có quan hệ biện chứng, tác động ảnh hưởng lẫn nhau,
làm cho hoạt động thực tiễn vận động, phát triển và ngày càng có
vai trò quan trọng đối với hoạt động nhận thức
IV. Khái niệm nhận thức
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những
tri thức về thế giới khách quan đó
V.Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
1. Thực tiễn là cơ sở động lực của nhận thức:
- Thông qua hoạt động thực tiễn con người tác động vào thế giới khách
quan, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, quy luật để con người nhận thức
chúng
VD: Người nguyên thủy phải săn bắt hái lượm để ăn => hiểu biết cải tiến công
cụ lao động
- Là cơ sở chế tạo các công cụ, phương tiện máy móc hỗ trợ con người
trong quá trình nhận thức
VD: Con người có nhu cầu cần thiết bị quang học để có thể phóng đại những vật
mắt thường không thể thấy => kính hiển vi ra đời
2. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Nhận thức của con người nhằm phục vụ thực tiễn. Mọi tri thức khoa học -
kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn
để phục vụ con người
VD: Trước nhu cầu đi lại của con người => Sản xuất xe máy, ôtô,...
3. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
- Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý, bác bỏ
sai lầm. Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng minh kiểm nghiệm chân lý.
VD: xác định được chính xác của các học thuyết
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính
tương đối.
 Tuyệt đối: Thực tiễn trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể sẽ chứng minh
được chân lý, bác bỏ được sai lầm
 Tương đối: Thực tiễn có quá trình vận động, biến đổi phát triển. Do đó,
không bao giờ có thể xác nhận hoặc bác bỏ một cách hoàn toàn một biểu
tượng nào đó của con người
=> Thực tiễn trong nhận thức và hoạt động, yêu cầu sự vật luôn phải xem xét sự
vật luôn phải gắn liền với nhu cầu thực tiễn. Coi trọng tổng kết thực tiễn để bổ
sung, hoàn thiện, phát triển nhận thức lí luận, cũng như đường lối, chủ trương,
chính sách.

You might also like