You are on page 1of 15

Câu 1: Vai trò của triết học Mác Lênin trong đời sống xã hội và trong sự

nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

* Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và
cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn
* Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa
học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.
* Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.

Câu 2: Phạm trù vật chất, ý thức? Nguồn gốc, bản chất của ý thức?Mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương pháp luận?

a) Phạm trù vật chất, ý thức

- Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác.

- Ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc
người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan; là hiện tượng xã hội và
mang bản chất xã hội.

b) Nguồn gốc và bản chất ý thức

(*) Nguồn gốc:

* Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ não con người và thế giới khách quan vào
trong bộ não con người.

- Ý thức chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ
óc người. Óc người là khí quan vật chất của ý thức.

- Bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá
trình phản ánh năng động, sáng tạo.

* Nguồn gốc xã hội:

- Vai trò của lao động:

+ Hoàn thiện dần chức năng bộ óc.


+ Thay đổi dáng đi: khom – thẳng.

+ Nhận thức sự vật có hệ thống.

+ Nối dài các giác quan của con người.

+ Hình thành ngôn ngữ.

- Vai trò của ngôn ngữ:

+ Công cụ của tư duy, ý thức.

+ Đỡ lệ thuộc vào các đối tượng vật chất cụ thể  Tư duy phát triển.

(*) Bản chất của ý thức:

- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích
cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.

• Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Ý thức là “ hình ảnh” về
hiện thực khách quan trong óc người. Nội dung phản ánh là khách quan, hình
thức phản ánh là chủ quan.

• Ý thức là sự phản ánh tích cực sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội:

- Là kết quả của quá trình phản ánh có định hướng, mục đích rõ nét.

- Là hiện tượng xã hội, ý thức hình thành, phát triển gắn liền với hoạt động thực
tiễn xã hội.

- Thông qua thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới và qua đó chủ động khám
phá không ngừng cả bề rộng và chiều sâu của các đối tượng phản ánh.

- Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh.

- Xây dựng các học thuyết, lý thuyết khoa học.

- Vận dụng để cải tạo hoạt động thực tiễn.

c) Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

- Vai trò của vật chất với ý thức:

+ vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức
và là nguồn gốc sinh ra ý thức
+ Vật chất quyết định ý thức: ý thức là sự phản ánh đối với vật chất, là hình ảnh
của thế giới khách quan; vật chất quyết định nội dung và biểu hiện bên ngoài
của ý thức

- Vai trò của ý thức với vật chất:

+ Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất, có tính năng động, sáng tạo
nên có thể tác động trở lại vật chất, góp phần cải tiến thế giới khách quan, thông
qua hoạt động thực tiễn của con người.

c) Ý nghĩa phương pháp luận

- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:

- Thứ nhất, ý thức tác động trở lại thế giới vật chất, thường thay đổi chậm so với
sự biến đổi của thế giới vật chất.

- Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người.

- Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của
con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai,
thành công hay thất bại.

- Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là
trong thời đại ngày nay.

Câu 3: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến,ý nghĩa phương pháp luận

a) khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến.

- Khái niệm mối liên hệ


Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ: sự quy định, sự tác
động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các
yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
- Khái niệm mối liên hệ phổ biến được sử dụng với hai hàm nghĩa:
+ Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ (ví dụ như: khi khẳng định rằng
mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không
loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào);
+ Đồng thời, khái niệm này cũng dùng để chỉ: những liên hệ tồn tại (được thể
hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (tức là dùng để phân biệt với khái
niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các sự vật, hiện
tượng, hay lĩnh vực nhất định).
b) Tính chất của các mối liên hệ
*) Tính khách quan:
Các mối liên hệ là vốn có của sự vật, hiện tượng, độc lập,không phụ thuộc ý thức
con người. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong
thực tiễn của mình.
VD: nước chảy đá mòn, gió thổi mây bay

*) Tính phổ biến:

Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có quan hệ với sự vật hiện tượng khác, chúng
không tồn tại cô lập và tách rời nhau mà chúng là 1 thể thống nhất. chúng tương
tác và làm biến đổi lẫn nhau.

*) Tính đa dạng, phong phú:

- Có nhiều mối liên hệ cụ thể khác nhau với những vai trò, vị trí khác nhau trong
thế giới vật chất.

+ Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài.

+Mối liên hệ tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên.

+Mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu.

+Mối liên hệ chung và mối liên hệ riêng.

c) Ý nghĩa phương pháp luận

- Quan điểm toàn diện: Khi nhìn nhận một vấn đề phải có quan điểm toàn diện,
phân biệt từng mối quan hệ mà có cách giải quyết cho đúng.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể: Khi nhận thức và tác động vào sự vật phải chú ý
điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã phát sinh ra vấn đề đó.

Câu 4: Quy luật lượng chất, ý nghĩa PPL

a) Khái niệm

- Chất là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật hiện tượng là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt
với cái khác.VD: Nước không màu, không mùi, không vị

- Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu thị
số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật
cũng như của các thuộc tính của nó.VD: Lớp B có 50 sinh viên
b) quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

*) Sự thống nhất:

- Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa 2 mặt chất và
lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tac động qua lại với nhau, chuyển
hóa lẫn nhau => Tính quy định về chất ko tốn tại nếu không có tính quy định về
lượng và ngược lại.

*) Sự đấu tranh: diễn ra theo 2 chiều

- Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất:

+Sự vận động biến đổi của sự vật hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Trong sự vật hiện tượng, lượng biến đổi trong phạm vi độ thì chất sự vật
chưa thay đổi nhưng khi lượng biến đổi đến mức vượt giới hạn độ, đạt tới điểm
nút thì chất sự vật thay đổi, chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Đây chính là bc nhảy
trong qtrinh vận động và phát triển của sự vật.

+Điểm nút: là thời điểm mà lượng biến đối đạt tới mức biến đổi sự vật làm sự
vật biến đổi

+Bước nhảy: Là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của svht. Sự
thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, đc qđịnh bởi
mâu thuẫn, tính chất và đkiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: lớn và nhỏ,
cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác,...

+Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động phát triển, đồng thời đây
cũng là điểm khời đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình
vận động, phát triển liên tục của sự vật.

- Sự biến đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng:

+ Chất mới ra đời có tác động trở lại sự vật làm cho lượng cũng biến đổi. Điều
này làm tăng quy mô và tốc độ phát triển của lượng hoặc làm cho một lượng
mới ra đời

=> Tóm lại: sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay
đổi về chất thông qua bc nhảy; đồng thời chất mới sẽ tác động trở lại lượng của
sv, tạo ra những bđổi mới về lượng của sv. Quá trình đó diễn ra liên tục, tạo
thành phương thức cơ bản, phổ biến của qtrinh vận động, phát triển của svht.

c) Ý nghĩa phương pháp luận


- Để có tri thức đầy đủ về sv, chúng ta phải nhận thức cả mặt chất và mặt lượng
của sv bởi vì mỗi mặt đều có vị trí, vai trò khác nhau trong quá trình vận động,
phát triển của sự vật hiện tượng.VD:muốn duy trì nước ở thể lỏng phải để nước
trong giới hạn 0o<to>100o

- Mọi sự biến đổi đều bđầu từ sự bđổi về lượng, do đó trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn, phải chú ý đến việc tích lũy về lượng, tránh tư
tưởng chủ quan, nóng vội, bất chấp đkiện khách quan, đốt cháy giai đoạn.VD:
tình bạn-tình yêu-hôn nhân

- Sự thay đổi về chất thông qua các bc nhảy cho nên chúng ta cần chống lại tư
tưởng bảo thủ, trì trệ, thiếu tinh thần cách mạng, ngại đổi mới.

Câu 5: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

a) Thực tiễn và các hình thức cơ bản của nhận thức

- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội
của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

- Thực tiễn có 3 hình thức cơ bản:

+ Hoạt động sản xuất vật chất: quá trình của con người sử dụng công cụ lao
động tác động vào tự nhiên, tạo ra của cải vật chất cho xã hội (VD: dùng quốc đi
quốc dất trồng cây)

+ Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức
khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị xã hội để thúc
đẩy xã hội phát triển.(vd: đòan thanh niên, hội sinh viên)

+ Thực nghiệm khoa học: Là 1 hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn. Đây
là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra , giống,
gần giống hoặc lặp lại những trạng thái tự nhiên và xã hội nhằm xđịnh những
qui luật bđổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai
trò trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kì cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại.

b) vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

- Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mđích của nhận
thức và là tiêu chuẩn của chân lý, ktra tính chân lý của quá trình nhận thức chân

- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mđích của nhận thức là vì nhờ có hoạt động thực
tiễn mà các giác quan của con người ngày càng đc hoàn thiện; năng lực tư duy
logic không ngừng đc củng cố và phát triển; các phương tiện nhận thức ngày
càng hiện đại, có tác dụng "nối dài" các giác quan của con người trong việc nhận
thức thế giới,

- Thực tiễn còn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lý, ktra tính chân lý của quá
trình nhận thức. Điều này có nghĩa là thực tiễn là thước đo giá trị của những tri
thức đã đạt đc trong nhận thức. Đồng thời thực tiễn không ngừng bổ sung điều
chỉnh sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhạn thức.

Câu 6: Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

a) Khái niệm

*) Cơ sở hạ tầng (CSHT): là tòan bộ những quan hệ sản xuất (QHSX) hợp


thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định. 
Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là cơ sở
kinh tế của các hiện tượng xã hội. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm những
CSHT thống trị, những QHSX tàn dư của xã hội trước và những QHSX là mầm
mống của xã hội sau. Trong một CSHT có nhiều thành phần kinh tế, nhiều
QHSX thì kiểu QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các
thành phần kinh tế và các kiểu QHSX khác; nó quy định và tác động trực tiếp
đến xu hướng chung của tòan bộ đời sống kinh tế xã hội. Trong xã hội có đối
kháng giai cấp, tính giai cấp của cơ sở hạ tầng là do kiểu QHSX thống trị quy
định. Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp và sự xung đột giai
cấp bắt nguồn từ ngay trong CSHT.

*) Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là tòan bộ những quan điểm tư tưởng xã
hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình
thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. 
KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế giai cấp
thống trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước để lại; quan điểm và tổ
chức của các giai cấp trung gian. Tính chất hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
quyết định tính chất cơ bản của KTTT trong một hình thái xã hội nhất định.
Trong đó bộ phận mạnh nhất của KTTT là nhà nước- công cụ của giai cấp thống
trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về mặt chính trị, pháp lý. Chính  nhờ có nhà nước
mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được tòan bộ đời sống xã hội.       

b) Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. 
a)  Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
- Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. Giai cấp nào chiếm địa vị
thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần.
Quan hệ sản xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương
ứng. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh
vực tư tưởng.
-Do đặc điểm nói trên, bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng tầng: nhà
nước, pháp luật, đảng phái chính trị, triết học, đạo đức,.. đều không thể giải thích
từ chính nó, bởi vì, chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ
tầng và do cơ sở hạ tầng quyết định.
-Những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến
đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình
thái kinh tế-xã hội và rõ rệt hơn khi chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang
hình thái kinh tế-xã hội khác. Sự biến mất của một kiến trúc thượng tầng không
diễn ra một cách nhanh chóng, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ còn
tồn tại dai dẳng sau khi cơ sở kinh tế của nó đã bị tiêu diệt. Có những yếu tố của
kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp cầm quyền mới sử dụng để xây dựng
kiến trúc thượng tầng mới.
-Do đó, tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra
rất phức tạp trong quá trình chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái
kinh tế-xã hội khác.
b) Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
- Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể
hiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và
phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng cũ.
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng, kiến trúc thượng tầng bảo đảm sự thống trị
chính trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế.
- Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt
quan trọng, có tác dụng to lớn đối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước không chỉ dựa
vào hệ tư tưởng mà còn dựa vào chức năng kiểm soát xã hội để tăng cường sức
mạnh kinh tế của giai cấp thống trị. Ăngghen viết: “bạo lực (nghĩa là quyền lực
nhà nước) cũng là một lực lượng kinh tế”. Các bộ phận khác của kiến trúc
thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cũng tác động đến cơ sở
hạ tầng, nhưng thường thường phải thông qua nhà nước, pháp luật.
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, chỉ có kiến trúc thượng tầng tiến bộ nảy
sinh trong quá trình của cơ sở kinh tế mới - mới phản ánh nhu cầu của sự phát
triển kinh tế, mới có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Nếu kiến trúc
thượng tầng là sản phẩm của cơ sở kinh tế đã lỗi thời thì gây tác dụng kìm hãm
sự phát triển kinh tế-xã hội. Tất nhiên sự kìm hãm chỉ là tạm thời, sớm muộn nó
sẽ bị cách mạng khắc phục.

Câu 7: Vấn đề dân tộc


a) Khái niệm dân tộc
- Dân tộc là hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất từ trước đến nay.
Khái niệm dân tộc được dùng theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất dùng để chỉ các
quốc gia (Việt Nam, Campuchia, Anh, Pháp…). Nghĩa thứ hai dùng để chỉ các
dân tộc đa số và thiểu số trong một quốc gia (dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hmông,
Vân Kiều, Êđê, Khme...).
" Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử
trên cơ sở một lãnh thổ thống nhất, một ngôn ngữ thống nhất, một nền kinh tế
thống nhất, một nền văn hóa và tâm lý, tính cách thống nhất, với một nhà nước
và pháp luật thống nhất. "
b) Dân tộc có các đặc trưng chủ yếu sau:
*) Dân tộc là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thống nhất.
- Lãnh thổ là địa bàn sinh tồn và phát triển của dân tộc, nơi mà các cộng đồng
người được hình thành một cách ổn định trong lịch sử. Lãnh thổ của một dân tộc,
ngày nay được hiểu không phải chỉ là đất liền mà còn bao hàm cả vùng biển,
vùng trời, hải đảo và thềm lục địa …được thể chế hoá bằng luật pháp quốc gia và
quốc tế. Mỗi dân tộc có một lãnh thổ riêng thống nhất, không bị chia cắt do
được hình thành lâu dài và trải qua nhiều thử thách trong lịch sử.
*) Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là một đặc trưng cơ bản của dân tộc. Ngôn ngữ vừa là công cụ giao
tiếp kết nối các thành viên trong cộng đồng dân tộc, vừa là một phương tiện giao
lưu văn hóa giữa các tộc người. Mỗi thành viên của một dân tộc có thể dùng
nhiều ngôn ngữ để giao tiếp. Song ở mỗi dân tộc đều có một ngôn ngữ chung,
thống nhất của dân tộc đó. Tính thống nhất trong ngôn ngữ của dân tộc thể hiện
ở sự thống nhất về cấu trúc ngữ pháp và kho từ vựng cơ bản.
- Ngày nay, khi giao lưu, hội nhập quốc tế được mở rộng, ngôn ngữ của một
quốc gia có thể được nhiều nước sử dụng nhưng ngôn ngữ đó vẫn được xác định
(tiếng mẹ đẻ) là ngôn ngữ chính của dân tộc đã sản sinh ra nó.

*) Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về kinh tế.


- Kinh tế chính là một phương thức sinh sống của dân cư gắn các tộc người
thành cộng đồng dân tộc. Tuy nhiên, khi dân tộc quốc gia hình thành thì kinh tế
được hiểu là một nền kinh tế thống nhất của một quốc gia có tính độc lập, tự
chủ.
- Trong thế giới hiện đại, có sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhưng mỗi
quốc gia dân tộc vẫn có một nền kinh tế độc lập, không phụ thuộc và lệ thuộc
vào quốc gia khác. Vấn đề chủ quyền kinh tế quốc gia là vấn đề các nước đều
quan tâm hiện nay.

*) Dân tộc là một cộng đồng bền vững về văn hoá và tâm lý, tính cách.
- Văn hoá là yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng, nó được coi là "bộ
gen", là "căn cước" của mỗi cộng đồng dân tộc. Văn hoá dân tộc mang nhiều sắc thái
của các địa phương, của các sắc tộc v.v… nhưng nó vẫn là nền văn hoá thống nhất
có những đặc trưng chung và ổn định.
- Mỗi dân tộc có một nền văn hoá độc đáo của mình, tạo nên bản sắc văn hoá của
dân tộc. Bên cạnh những yếu tố văn hoá khác nhau của mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp xã
hội trong cộng đồng dân tộc v.v…
- Lịch sử các cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc luôn gắn liền với cuộc
đấu tranh giữ gìn bản sắc văn hóa, chống lại nguy cơ bị đồng hoá về văn hoá.
*) Dân tộc là một cộng đồng ngườicó một nhà nước và pháp luật thống nhất
- Đây là một đặc trưng của dân tộc- quốc gia để phân biệt với dân tộc theo nghĩa
là các dân tộc – tộc người (đa số hay thiểu số). Chính Mác và Ăngghen ngay từ
thời kỳ đầu đã chú ý đến yếu tố này và phân tích trong tác phẩm "Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản"
- Dân tộc – quốc gia – nhà nước là thống nhất không thể tách rời. Dân tộc nào
cũng có một nhà nước nhất định và nhà nước nào cũng của một dân tộc nhất
định.
=> Tổng hoà các đặc trưng cơ bản về lãnh thổ, ngôn ngữ, kinh tế, văn hoá,
tâm lý, tính cách, nhà nước và pháp luật thống nhất làm cho cộng đồng dân tộc
trở nên hình thức phát triển nhất và bền vững hơn bất cứ hình thức cộng đồng
nào trong lịch sử. Trong tương lai, dân tộc sẽ tồn tại lâu dài, kể cả sau khi các
giai cấp không còn trong lịch sử.

Câu 8: Vấn đề nhà nước

Nhà nước là một phạm trù lịch sử , chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát
triển nhất định của xã hội và cũng sẽ mất đi với các cơ sở tồn tại của nó.
a) Nhà nước ra đời từ các nguyên nhân sau :
+ Sự phát triển của sản xuất cuối xã hội nguyên thuỷ đã dẫn tới sự dư thừa tương
đối của cải xã hội . Từ đó dẫn đến nảy sinh khát vọng chiếm đoạt sản phẩm lao
động của nhân dân ở những người đứng đầu thị tộc , bộ lạc làm xuất hiện chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất và chế độ bóc lột người.
Cuộc chiến tranh giữa các thị tộc , bộ lạc sử dụng quyền lực , chiếm đoạt của cải
của nhân dân đã thúc đẩy sự phân hoá giai cấp trong xã hội , làm cho sự đối
kháng gia cấp ngày càng trở nên gay gắt.
+ Cuộc chiến tranh giữa các thị tộc và bộ lạc càng làm tăng quyền lực cho các
thủ lĩnh quân sự và làm tăng them mâu thuẫn xã hội.
+ Các tổ chức lãnh đạo thị tộc , bộ lạc dần thoát ly khỏi nhân dân , từ chỗ là
công cụ của nhân dân trở thành lực lượng đối lập với nhân dân.
b) Bản chất Nhà nước:
Theo C .Mác và Ăngghen thì Nhà nước là một bộ máy giai cấp thống trị về kinh
tế thiết lập ra nhằm hợp pháp hoá và cũng cố sự áp bức của chúng đối với quần
chúng lao động. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy Nhà nước để đàn áp , cưỡng
bức các giai cấp khác trong khuổn khổ lợi ích của gia cấp thống trị. Nhà nước
không thể là lực lượng điều hoà xung đột giai cấp mà trái lại nó làm cho mâu
thuẫn xã hội càng trở nên gay gắt.
c) Đặc trưng của Nhà nước:
Nhà nước quản lý dân cư theo lãnh thổ quốc gia , theo khu vực địa lý hành chính
để thực hiện sự thống nhất quyền lực cai trị đối với mọi công dân. Nhà nước là
một bộ máy quyền lực đặc biệt bao gồm bộ máy chính trị - hành chính thực hiện
chức năng cai trị , các đội vũ trang đặc biệt như quân đội , cảnh sát. Nhà nước
xác lập chế độ thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị của nó.
d) Chức năng:
*) Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội :
+ Nhà nước là công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị
của giai cấp đó với toàn thể xã hội.
+ Nhà nước thực hiện quyền quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của
xã hội , thoả mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư dưới sự quản lý
của Nhà nước.
*) Chức năng đối nội và đối ngoại :
- Chức năng đối nội : nhằm duy trì trật tự kinh tế , chính trị , xã hội và những
trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp thống trị. Thực hiện
thông qua sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước . Nhà nước còn thực hiện sử dụng
bộ máy thong tin tuyên truyền , văn hoá , giáo dục.. để xác lập củng cố tư
tưởng , ý chí của giai cấp thống trị , làm nó trở thành chính thống trong xã hội
- Chức năng đối ngoại : Nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện
các mối quan hệ kinh tế, chính trị , xã hội với các nước khác vì lợi ích của giai
cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với
lợi ích giai cấp thống trị.

Câu 9: Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội


*) Tính độc lập tương đối của YTXH
a) YTXH thường lạc hậu hơn tồn tại XH
- Tính lạc hậu của YTXH biểu hiện rõ nét nhất trong tâm lý xã hội các hiện
tượng YTXH có nguồn và nảy sinh từ xã hội cũ, vẫn tồn tại dai dẳng trong xã
hội mới mặc dù xã hội đã mất đi, thậm chí mất rất lâu.
- Điều này biểu hiện rõ nhất ở các khía cạnh khác nhau của tâm lý xã hội như
truyền thống, thói quen và nhất là tập quán.
-Những nguyên nhân làm cho YTXH thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội:
+ Do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người
nên tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng phản ánh của YTXH.
+ YTXH thường tồn tại lâu dài, chậm thay đổi do thói quen, truyền thống và do
tính bảo thủ của một số hình thái YTXH.
+ Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của giai cấp, tập đoàn người trong xã hội. 
=> Vì vậy, những tư tưởng cũ lạc hậu, thường được các lực lượng xã hội phản
tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ, bảo vệ
lợi ích của họ.
b) YTXH có thể vượt trước tồn tại xã hội
- Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội,
triết học mácxít đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định, tư
tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt
trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ
chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc
giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất
của xã hội đặt ra.
c) YTXH có tính kế thừa
- Tiến trình phát triển đời sống tinh thần của xã hội loài người cho thấy rằng, các
quan điểm lý luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào
những tiền đề đã có từ các giai đoạn lịch sử trước đó.
- Trong sự phát triển của mình ý thức xã hội có tính kế thừa nên không thể giải
thích một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào trình độ, hiện trạng phát triển kinh tế
và các quan hệ kinh tế - xã hội. Sự phát triển của ý thức xã hội không phải bao
giờ cũng song hành với sự phát triển kinh tế và các quan hệ kinh tế.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong các xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác
nhau sẽ kế thừa những di sản khác nhau của những giai đoạn trước.
d) Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH
- YTXH được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như: chính trị, pháp quyền,
đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học.
-  Mỗi hình thái ý thức XÃ HỘI phản ánh một đối tượng nhất định, một phạm vi
nhất định của tồn tại XÃ HỘI , nhưng giữa chúng có mối liên hệ với nhau.
- Ở Việt Nam hiện nay, nếu xa rời đường lối chính trị đúng đắn của Đảng, nghệ
thuật, pháp quyền, triết học… sẽ không tránh khỏi sai lầm trong quá trình phát
triển của mình.
e) YTXH tác động trở lại tồn tại xã hội
- Ý thức xã hội ra đời trên cơ sở tồn tại xã hội, nhưng sau khi ra đời trong hình
thức hoàn chỉnh của nó, ý thức xã hội tác động trở lại đối với tồn tại xã hội.
- Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là nhiều chiều, đan
xen, phức tạp, nhưng nhìn chung theo hai hướng tích cực và tiêu cực:
+ Hướng tích cực tức là thúc đẩy tồn tại phát triển.
+ Hướng tiêu cực là kìm hãm tồn tại xã hội phát triển.
- Mức độ tác động và hiệu quả tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
tùy thuộc vào các yếu tố sau:
+ Tính tiến bộ, cách mạng hay lạc hậu, phản động của chủ thể mang ý thức xã
hội (địa vị lịch sử của giai cấp – chủ thể của ý thức xã hội).
+ Tính khoa học (hay không) của ý thức xã hội.
+ Mức độ thâm nhập vào đời sống xã hội, vào quần chúng nhân dân của ý thức
xã hội
*) Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với việc xây dựng nền văn hóa
ở nước ta hiện nay
- thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội; mặt
khác, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất
yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược
lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định
cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.
- chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của xã hội xã hội chủ
nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền
thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản xuất mới trên cơ sở thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa
tồn tại và ý thức xã hội
- Chỉ ra bức tranh phức tạp trong lịch sử phát triển của ý thức xã hội và đời sống
tinh thần xã hội nói chung.

Câu 10: Nguồn gốc và bản chất của cách mạng xã hội
*)Nguồn gốc:
- Nguồn gốc sâu xa:là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến bộ đòi hỏi được
giải phóng,phát triển với quan hệ sản xuất đã lỗi thời ,lạc hậu đang là trở ngại
cho sự phát triển của LLSX
- Mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị với giai cấp thống trị .Khi mâu thuẫn trở nên
quyết liệt đòi hỏi giải quyết thì sẽ nổ ra CMXH.
-Nguốn gốc trực tiếp: do đấu tranh giai cấp
*) Bản chất:
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn
bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình
thái kinh tế – xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế – xã hội cao hơn.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời,
thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.
– Ta cần phân biệt giữa “cách mạng xã hội” với “tiến hóa xã hội”, “cải cách xã
hội” và “đảo chính”:
+)Tiến hóa xã hội:
- Nó cũng là hình thức phát triển của xã hội. Nhưng khác với cách mạng, đây là
quá trình diễn ra một cách tuần tự, dần dần với những biến đổi cục bộ trong một
hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
- Song, tiến hóa xã hội và cách mạng xã hội thống nhất biện chứng với nhau ở
chỗ: Cách mạng chỉ trở thành tất yếu lịch sử khi những tiền đề của nó được tạo
ra nhờ tiến hóa xã hội. Ngược lại, cách mạng mở đường cho tiến hóa như là
những quá trình kế tiếp nhau không ngừng trong sự phát triển của xã hội.
+) Cải cách xã hội:
- Sự biến đổi này cũng tạo nên sự thay đổ về chất nhất định trong đời sống xã
hội. Nhưng nó khác về nguyên tắc với cách mạng ở chỗ: Cải cách xã hội chỉ tạo
nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận trong khuôn khổ một chế độ xã hội đang
tồn tại.
-Cải cách xã hội có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tiến hóa tạo tiền đề dẫn tới cách
mạng.
-Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong các chế độ xã hội có đối kháng giai cấp,
phần lớn những cải cách là kết quả của phong trào đấu tranh của lực lượng tiến
bộ, và trong những hoàn cảnh nhất định, chúng trở thành những bộ phận hợp
thành cách mạng.
+) Đảo chính :
-Dạng hoạt động này là thủ đoạn giành quyền lực nhà nước do một cá nhân hoặc
một nhóm người thực hiện nhằm xác lập một chế độ xã hội có cùng bản chất.
-Đảo chính không động đến chế độ xã hội và không phải là phong trào cách
mạng của quần chúng, nên đảo chính khác hoàn toàn với cách mạng.

You might also like