You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

------

BÀI TẬP LỚN


MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Giảng viên: Thầy Nguyễn Văn Bình


Sinh viên thực hiện : Lê Thị Huyền Trang
STT: 59
MSSV: 20041235
Khoa: Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc

Năm học: 2020-2021


Bài 1 (5 điểm): Trên cơ sở khái quát nội dung cơ bản của “Quy luật từ những sự
thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, hãy rút ra ý nghĩa
phương pháp luận đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân.
- Phần khái quát nội dung quy luật: 2,5 đ
- Phần ý nghĩa phương pháp luận : 2,5 đ
Bài làm
Khái niệm:
Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó mà không phải
sự vật khác. Thuộc tính về chất là một khía cạnh nào đó về chất của sự vật được
bộc lộ ra khi tác động qua lại với sự vật khác. Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính. Tổng
hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Như vậy, chất là
chất của sự vật, là khách quan, không do ai tạo ra cho sự vật. Chất nói lên sự vật là
cái gì.
Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, biểu thị đại lượng con số các thuộc tính,
các yếu tố, v.v. cấu thành sự vật. Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng về
trình độ, quy mô, nhịp điệu, tốc độ, v.v. của sự vận động và phát triển của sự vật.
Chẳng hạn, chỉ kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, trình độ cao hay thấp,
tốc độ nhanh hay chậm, v.v... Như vậy, lượng là khách quan, vốn có của sự vật.
Đối với những sự vật liên quan đến tình cảm, ý thức, v.v. khi nhận thức lượng
không thể xác định bằng các đại lượng con số mà phải trừu tượng hóa bằng định
tính. Ví dụ: lòng tốt, tình yêu, đạo đức,...
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó có sự thay đổi
về lượng chưa làm thay đổi căn bản, bản chất của sự vật, hiện tượng.
Điểm nút là thời điểm mà tại đó diễn ra sự thay đổi về chất.
Bước nhảy là sự chuyển hóa trong quá trình của sự vật, hiện tượng chất cũ mất đi
mà chất mới ra đời.
Khái quát nội dung quy luật:
Sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật tạo thành độ. Những thay đổi về
lượng dần dân đến giới hạn nhất định thì xảy ra bước nhảy, chất cũ bị phá vỡ, chất
mới ra đời cùng với độ mới. Như vậy, sự vật phát triển theo cách thức: đứt đoạn
trong liên tục. Liên tục chính là sự tích lũy về lượng, đứt đoạn chính là bước nhảy
về chất. Nghĩa là sự vật phát triển theo cách thức từ từ tích lũy về lượng rồi đến
một giới hạn nhất định thì nhảy vọt về chất khi sự tích lũy về lượng đã đạt đến
điểm nút. Quá trình này diễn ra liên tục, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến
của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật: chất mới ra đời sẽ
quyết định 1 lượng mới biểu hiện trên phương diện làm thay đổi kết cấu, quy mô,
trình độ, nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, làm thay đổi giới hạn độ,
điểm nút, tạo ra những biến đổi mới và lượng của sự vật.
Ý nghĩa của phương pháp luận đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của
bản thân:

- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi
về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ. Bước nhảy làm cho
chất mới ra đời, thay thế chất cũ là hình thức tất yếu của sự vận động, phát triển của
mọi sự vật, hiện tượng; nhưng sự thay đổi về chất do thực hiện bước nhảy gây nên
chỉ xảy ra khi lượng đã thay đổi đến giới hạn, tức đến điểm nút, đến độ nên nếu
muốn thực hiện bước nhảy thì phải thực hiện quá trình tích lũy về lượng.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần chống “tả khuynh”, tức là tuyệt đối
hóa bước nhảy về chất khi chưa tích lũy đủ về lượng. Đồng thời cần tránh xu
hướng “hữu khuynh”, tức là tuyệt đối hóa sự tích lũy về lượng, không dám thực
hiện bước nhảy về chất khi tích lũy về lượng đã đủ.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn không những cần xác định quy mô, nhịp
điệu bước nhảy một cách khách quan, khoa học, chống giáo điều, rập khuôn, mà
còn phải có quyết tâm và nghị lực để thực hiện bước nhảy khi điều kiện đã chín
muồi, chủ động nắm bắt thời cơ thực hiện kịp thời bước nhảy khi điều kiện cho
phép, chuyển thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng, tránh
bảo thủ, trì trệ, ngại khó.
- Quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào
phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng; do đó, phải biết
lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở
hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.
Mở rộng (Ví dụ):
Bạn được gọi là học sinh (chất cũ) khi bạn học từ lớp 1 đến 12 (đây cũng là quá
trình tích lũy về lượng) nhưng khi bạn vượt qua kì thi Trung học phổ thông quốc
gia (điểm nút) sẽ xảy ra bước nhảy, bạn vào đại học, bạn được gọi là sinh viên (chất
mới ra đời).

Bài 2 (5 điểm) (Mỗi câu 1 điểm): Hãy chọn phương án ĐÚNG / SAI và giải thích
ngắn gọn (mỗi câu khoảng 5 dòng):

1. Sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con người là quá trình
tự nhận thức của con người.
2. Ngôn ngữ tạo ra sự giao tiếp giữa người với người, từ đó tạo nên ý thức.
3. Ý thức là sự hồi tưởng của ý niệm tuyệt đối.
4. Tồn tại xã hội luôn luôn giữ vai trò quyết định sự hình thành, sự biến đổi
của ý thức xã hội.
5. Sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất của sự vật là độc lập tương
đối, không có quan hệ với nhau.
Bài làm
1. Sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người là quá trình tự nhận thức
của con người là phát biểu đúng.
Giải thích:
Theo quan niệm về bản chất nhận thức của triết học Mác- Lênin, đã thừa nhận thế
giới khách quan tồn tại độc lập đối với ý thức của con người và thừa nhận khả
năng nhận thức được thế giới của con người, coi nhận thức là sự phản ánh
hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hoạt động tìm hiểu khách
thể của chủ thể. Không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có cái con
người chưa nhận thức được mà thôi.
2. Ngôn ngữ tạo ra sự giao tiếp giữa người với người, từ đó tạo nên ý thức là phát
biểu đúng.
Giải thích:
Ngôn ngữ do nhu cầu lao động và nhờ lao động mà hình thành. Nó là hệ thống tín
hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có hệ thống tín hiệu này, thì ý thức
không thể tồn tại và thể hiện được. Theo C. Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất
của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người
không thể có ý thức.
3. Ý thức là sự hồi tưởng của ý niệm tuyệt đối là phát biểu đúng.
Giải thích:
Ý niệm tuyệt đối theo triết học Hegel là cơ sở của tất cả những hiện tượng tự
nhiên và xã hội. Còn ý thức là là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ
óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Theo triết học duy vật biện chứng,
khẳng định rằng, ý thức của con người có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã
hội- tức là ý thức chính là sự hồi tưởng của ý niệm tuyệt đối.
4. Tồn tại xã hội luôn luôn giữ vai trò quyết định sự hình thành, sự biến đổi của ý
thức xã hội là phát biểu đúng.
Giải thích:
Theo mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tồn tại xã hội là
cái thứ nhất, ý thức xã hội là cái thứ hai. Tồn tại xã hội quy định nội dung, bản
chất, xu hướng vận động của ý thức xã hội; ý thức xã hội phản ánh logic khách
quan của tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội thay đổi là điều kiện quyết định để ý thức
xã hội thay đổi. Mỗi khi tồn tại xã hội, đặc biệt là phương thức sản xuất biến đổi
thì những tư tưởng và lý luận xã hội cũng dần biến đổi theo.

5. Sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất của sự vật là độc lập tương đối,
không có quan hệ với nhau là phát biểu sai.
Giải thích:
Bất kì sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt
lượng. Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và
phát triển của sự vật. Nhưng sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ
không tách rời nhau. Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến
biến đổi về chất, sản sinh chất mới. Rồi trên nền tảng chất mới lại bắt đầu biến
đổi lượng mới.

You might also like