You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
CHỦ ĐỀ:
Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động,
phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới và vận dụng lý luận
này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.

Họ và tên: Bạch Sỹ Cẩn


MSSV: 31221025053
GVHD: TS. Trần Nguyên Ký

TP. Hồ Chí Minh - 2022


1. PHẦN MỞ ĐẦU

Phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin là hệ thống tri thức lý luận
của con người về những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên,
xã hội về tư duy nhằm xây dựng thế giới quan, phương pháp luận chung nhất của nhận
thức khoa học về thực tiễn cách mạng. Trong những quy luật của phép biện chứng duy
vật, quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại là một vấn đề cơ bản, phổ biến về phương thức chung của quá trình
vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trong tư duy
của con người.

Cuộc sống luôn luôn vận động và con người phải thay đổi để thích nghi với hoàn
cảnh mới. Thế giới đang có sự biến đổi không ngừng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng. Để thích ứng với xu hướng đó đòi hỏi chúng ta phải có một “ nội lực” đủ mạnh,
một “ tâm thế” vững vàng mới hội nhập tốt, nhằm đưa đất nước sánh vai với bạn bè
quốc tế. Trong đó người học nói chung và bản thân nói riêng cũng phải chủ động tiếp
cận đến sự thay đổi, không chỉ thừa kế những thành tựu của các thế hệ đi trước mà
cũng cần phải tự giác học hỏi nâng cao nhận thức có góc độ nhìn khách quan, thực tiễn
để phát triển bản thân, có ích cho xã hội. Việc nhận thức đúng đắn khái niệm, mối
quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất là nền tảng
lý luận làm cơ sở để con người vận dụng vào các hoạt động thực tiễn. Quá trình của
việc này bất kể diễn ra nhanh hay chậm dù ít hay nhiều thì hoạt động nhận thức thực
tiễn ấy đều khiến con người đạt đến những thay đổi nhất định, sự Triết học đó là sự
biến đổi về chất. Sự hoạt động về nhận thức có tính trật tự và liên hệ mang tính lặp lại
diễn ra theo một quy luật cụ thể là “quy luật lượng chất”.

Để giải quyết tình huống và lý giải những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống cụ thể
vận dụng lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động của các sự vật,
hiện tượng trong thế giới. Đề tài “quy luật lượng chất vào hoạt động nhận thức và
thực tiễn cũng của bản thân” là tiểu luận cuối kỳ môn Triết học Mác-Lênin.

1
PHẦN NỘI DUNG
2. Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát
triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới

2.1. Cơ sở lý thuyết- Quy luật lượng chất


2.1.1. Nội dung quy luật lượng- chất
Theo quan điểm của Triết học Mác – Lenin quy luật lượng chất là một trong ba
quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật. Mọi sự vật, hiện tượng trên Trái
Đất đều là một thể thống nhất của hai mặt chất và lượng. Hai mặt này thống nhất hữu
cơ với nhau. Quy luật lượng chất tác động hoàn toàn đến sự hình thành và phát triển
của toàn bộ sự vật và hiện tượng trong đời sống xã hội. Ph.Ăng-ghen đã khái quát quy
luật này như sau: “Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ
chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”. Để hiểu rõ và vận dụng một cách
đúng đắn quy luật này chúng ta cần làm rõ các nội dung và phạm trù liên quan.

Quy luật cho ta thấy sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng qua sự thay
đổi về lượng trong mỗi sự vật đãn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật
sang một trạng thái tiếp theo. Quy luật phát biểu rằng: “Bất kỳ sự vật nào cũng là sự
thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ
sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời
sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng”.

2.2. Mối quan hệ giữa biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất theo quy luật lượng- chất

Chất và lượng tồn tại trong mối quan hệ biên chứng và chúng chi biết được
phương thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Chúng ta cần nhận định
rằng: “Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn có sự thống nhất giữa hai mặt đó là chất và
lượng”. Chúng luôn song hành trong một sự vật hiện tượng nào đó.

Các phạm trù liên quan được thông qua để thể hiện nên quy luật lượng-chất.

“Chất” là thuật ngữ để chỉ thuộc tính cơ bản có sẵn của sự vật, hiện tượng, phân
biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác. Mang đặc điểm là thể hiện tính ổn định tương
đối của sự vật, hiện tượng, nghĩa là khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật hiện tượng
khác thì nó vẫn chưa có sự thay đổi . Mỗi sự vật, hiên tượng đều có quá trình vận động
riêng và phát triển đơn thể cho từng một giai đoạn. Vậy nên ta thấy một sự vật hiện
tượng không chỉ có một chất mà có thể có nhiều chất.

Đặc điểm cơ bản của “lượng” là thể hiện tính khách quan vì “lượng” là một dạng
biểu hiện của vật chất, đặc biệt, nó chiếm một vị trí quan trọng trong không gian và
thời gian nhất định. Mỗi sự vật, hiện tượng sẽ có nhiều lượng khác nhau, “lượng” có
thể thể hiện bên trong hoặc bên ngoài.

Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: Bất kỳ sự vật, hiện tượng
nào cũng có chất và lượng. Khi sự vật vận động và phát triển, chất và lượng của nó
cũng vận động, biến đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập với
nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể lượng của mối quan hệ này là chất của
mối quan hệ kia còn tùy vào sự vật, hiện tượng. Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi
nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật. Lượng của sự vật
có thể thay đổi trong giới hạn nhất định có thể tăng lên hoặc giảm xuống mà không
làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó. Giới hạn đó chính là “độ”.

“Ngược lại, chất đổi cũng làm cho lượng đổi”. Khác với lượng, chất là yếu tố
mang tính ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ thì chất chưa có biến đổi căn bản.
Khi chất thay đổi đồng nghĩa với việc có sự nhảy vọt tại điểm nút. Biến đổi về chất
diễn ra nhanh chóng, đột ngột, căn bản và toàn diện. Qua đó, chất cũ (sự vật cũ) mất đi
chuyển hóa thành chất mới (sự vật mới) ra đời. Chất đổi sinh ra sự vật mới, mang
lượng mới và chúng tiếp tục biến đổi một cách tuần tự.

Ví dụ: Sau khi đã tốt nghiệp đại học bản thân học lên thạc sĩ, khi đó lượng kiến
thức, kĩ năng cần học cũng nhiều hơn, cần nhiều thời gian tự nghiên cứu, tìm tòi để thu
nạp được nhiều hiểu biết hơn. Sự thay đổi về lượng và đã biến đổi về chất.

2.2.1. “Độ”:
“Độ” là khá niệm dùng để chỉ giới hạn tồn tại của sự vật và hiện tượng mà trong
đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật, hiện tượng đó vẫn là
nó và chưa chuyển hóa thành sự vật hiện tượng khác.

2.2.2. “ Điểm nút”:

3
“Điểm nút” là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi
về chất có thể phá vỡ độ cũ và làm cho sự vật, hiện tượng thay đổi và chiueern hóa
thành chất mới mà tại đó xảy ra bước nhảy gọi là điểm nút. Độ được giới hạn bởi điểm
nút và sự tích lũy về lượng đạt tới điểm nút dẫn đến sinh ra chất mới. Chất mới ra đời
tạo nên sự thống nhất giữa lượng mới và chất mới tạo ra điểm nút mới.

2.2.3. “Bước nhảy”:


Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do
sự thay đổi về lượng trước đó gây nên. Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn
phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Ví dụ: từ
học sinh tiểu học thực hiện bước nhảy thành học sinh trung học; từ cử nhân thực hiện
bước nhảy lên thạc sĩ...

Có 4 hình thức bước nhảy: Bước nhảy đột biến, bước nhảy dần dần, bước nhảy
toàn bộ, bước nhảy cục bộ.

3. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào hoạt động nhận thức và thực tiễn
của bản thân

Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc (điểm xuất phát), động lực của nhận thức.
Con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới
nên con người tác động vào các sự vật hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình.
Bản thân là một sinh viên UEH phải có rèn luyện năng lực tư duy qua nhiều môn học,
nhưng cơ bản và nền tảng là rèn luyện phương pháp luận biện chứng trong môn những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1.

Sự xuất hiện của mỗi con người trên thế giới này đều là kết quả của việc di
truyền những đặc điểm nhận dạng, chịu tác động của yếu tố nội và ngoại cảnh. Đồng
thời điều này cũng định hình tính cách, nhân phẩm con người. Xuyên suốt quá trình
vận động và phát triển từ lúc còn là một bào thai đến khi hình thành nhận thức thì nền
móng cơ sở để cấu tạo nên nhân cách và phẩm chất đều trải qua tác động của môi
trường tự nhiên và yếu tố bẩm sinh. Bên cạnh đó, tác động đa chiều trong xã hội cũng
là yếu tố định dạng nhân cách, thành phần không thể thiếu trong lối sống, sinh hoạt.
Tính thực tiễn mà xã hội mang lại nếu có khả năng nhận thức thì tạo tiền đề để hoàn
4
thiện phẩm chất của mình qua những mối quan hệ xã hội, qua những biến đổi liên tục
về sự vật, hiện tượng xung quanh. Môi trường xã hội là nơi để con người rèn luyện
cũng như phát huy trí tuệ, khả năng chọn lọc, áp dụng giải quyết vấn đề, chỉ được hòa
hợp với xã hội không nên hòa tan vào đó. Đơn giản con người ta bắt buộc phải chắt
lọc, hoàn thiện từ những mối quan hệ xung quanh mới tạo ra chất riêng của bản thân,
đó cũng là đặc trưng của phạm trù chất nêu trên.

“ Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội
của con người nhằm cải biện thế giới khách quan”. Điều đó đã nói lên tính quan trọng
cơ bản và quan trọng bậc nhất trong đời sống. Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản
chất của con người. Chỉ khi có quan điểm thực tiễn khoa học mới có thể hình thành
nên thế giới quan, phương pháp luận, nhận thức luận, giá trị quan của triết học Mác.
Thực tiễn, theo quan niệm của C.Mác, là hoạt động cảm tính của con người, hoạt động
có tính đối tượng và là sự thống nhất giữa hoạt động cải tạo hoàn cảnh với hoạt động
của con người hoặc với hoạt động tự cải tạo của con người. Thực tiễn có mối quan hệ
biện chứng với hoạt động nhận thức. Do đó bản thân cần vận dụng hoạt động nhận
thức và thực tiễn rằng:

+Biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu, nâng cao khả năng tự nhận thức.

Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra
bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy
để chuyển về chất, việc nắm bắt điểm mạnh và điểm yếu của bản thân sẽ phát huy tiềm
năng lợi thế vào trong công việc. Tích lũy kinh nghiệm để khắc phục điểm yếu rồi dần
tự hoàn thiện bản thân mình.

+Biết lao động sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội

Đồng nghĩa với đó thì bản thân phải tìm hiểu thế giới xung quanh, đánh giá sự vận
động lượng thay đổi dẫn đến thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và nắm bắt lấy để
tạo cơ hội cho bản thân. Dựa vào đó xác định chất nổi bật của bản thân có thể giúp gì
trong cuộc sống.

5
+ Rèn luyện trí tuệ, tính tự lập, tự giác, sống có mục tiêu nhất định

Để tồn tại và phát triển thì con người cần phải sống và làm việc, còn thành quả gặt
hái được lớn lao bao nhiêu thì còn phải phụ thuộc vào sự nỗ lực, rèn luyện trau dồi bản
thân không chỉ trong lúc là một sinh viên Đại học mà còn một hành trình dài phía
trước cuộc đời là điều quan trọng và cần thiết. Trong thực tiễn đời sống của con người,
muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự tích lũy về lượng, sự tích lũy ấy là do tự bản
thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánh đổi bằng sức lao động mà có được, chứ không nhờ
vào một sự giúp đỡ nào khác.

+ Liên tục phấn đấu, nỗ lực rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan

Trong quá trình liên tục phấn đấu học tập từ 12 năm cho đến cấp bậc đại học, quá
trình chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
được thể hiện ở việc bản thân tích luỹ kiến thức. Áp dụng quy luật lượng chất, bản
thân liên tục phấn đấu học tập, tìm kiếm những thông tin, mang về những “lượng” tốt,
có cơ sở và đầy đủ. Từ đó, làm biến đổi “chất” tốt hơn, tạo nên các thành tích, thành
tựu tương ứng cho sự nỗ lực ấy. Đó cũng cho thấy sự biến đổi về chất cũng làm biến
đổi về vật, từ những nỗ lực của các bản thân là sinh viên mà tạo nên các giảng viên,
giáo viên ưu tú.

Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng
và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc hoạt
động nhận thức và thực tiễn của bản thân hiện nay. Khi bản thân là một công dân Việt
Nam và ở ngưỡng tuổi 18 này, đối diện với cơ hội và thử thách của xã hội đã hình
thành nhận thức trong tôi rằng phải có tầm nhìn lớn hơn, toàn diện hơn về sự vật hiện
tượng xung quanh, đánh giá và có mục tiêu cho bản thân đồng thời tạo động lực phấn
đấu đạt được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

6
[1] Khoa Lý Luận Chính trị, Bộ môn triết học Mác- Lenin, 2022, Tài liệu hướng
dẫn, TP .HCM. [2] Khoa Khoa học Xã hội và nhân văn. Bộ môn Lý luận chính trị,
2020, Triết học Mác – Lênin: Đề cương chi tiết, TP.HCM.

You might also like