You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN :

PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY


VẬT VỀ CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG TRONG THẾ GIỚI. ANH
(CHỊ) HÃY VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY VÀO HOẠT
ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN

Họ và tên: Lâm Võ Thủy Tiên

MSSV: 31221026551

Khóa: 48 – Lớp : DT001

Môn học : Triết học Mác - Lênin

Giảng viên : Nguyễn Thị Thu Hà


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................2
1. NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT THEO TRIẾT HỌC MÁC -
LÊNIN .................................................................................................................2
1.1.Nội dung quy luật .....................................................................................2
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về
chất.......................................................................................................................3
2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN ĐIỂM BIỆN
CHỨNG...............................................................................................................5
3.VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC
TIỄN CỦA BẢN THÂN.....................................................................................5
4. KẾT LUẬN .....................................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................7
LỜI MỞ ĐẦU

Triết học được ra đời cùng các hệ thống lý luận ban đầu của con người và không
ngừng biến đổi, phát triển để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Phép biện
chứng duy vật là một trong những nội dung quan trọng của triết học Mác Lênin,
nghiên cứu về những quy luật của tự nhiên, tư duy và xã hội. Các phạm trù “vận
động”, “ phát triển” là những phạm trù “ tế bào” của phép duy vật biện chứng.
Trong Triết học Mác- Lênin nhận định rằng : thế giới vật chất biểu hiện sự tồn tại bằng
vận động, còn phát triển là khuynh hướng tất yếu của quá trình vận động giữa sự vật
và hiện tượng. Ăng-ghen (1971) chỉ ra rằng : “ Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất
bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi
vị trí đơn giản cho đến tư duy”. Như vậy, mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ đều
tuân theo quy luật vận động và phát triển, sự biến đổi của chúng là sự tích lũy dần về
lượng rồi dẫn đến sự thay đổi về chất. Quy luật “ từ những thay đổi về lượng dẫn đến
sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật, nó cho ta biết về phương thức của sự vận động, phát triển. Lượng và chất luôn
luôn thống nhất với nhau, mối quan hệ giữa lượng và chất là tất yếu, khách quan, phổ
biến và lặp lại trong quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng trong mọi
lĩnh vực. Với quy luật này, Ăng-ghen đã nêu rằng : “ Trong giới tự nhiên, thì những
biến đổi về chất- xảy ra một cách xác định chặt chẽ đôi với từng trường hợp cá biệt –
chỉ có thể có được do thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận động (hay là
năng lượng như người ta thường nói)”.
Vì vậy qua đề tài “Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận
động phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới.Anh (chị) hãy vận dụng lý
luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân ”, em mong muốn bài tiểu
luận này sẽ làm rõ được những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin, đặc biệt là
quy luật lượng chất, cách thức vận động và phát triển chung nhất của sự vật hiện
tượng. Là một tân sinh viên đại học, từ đó em có thể liên hệ để áp dụng vào nhận thức
và thực tiễn của bản thân, tìm ra những phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả, rút
kinh nghiệm và nâng cao chất lượng học tập của chính mình.
Trong quá trình làm bài không tránh khỏi thiếu xót, hạn chế. Em rất mong nhận
được sự góp ý của quý thầy, cô để em hoàn thiện hơn trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô.

1
NỘI DUNG

1. NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT THEO TRIẾT HỌC


MÁC- LÊNIN :
1.1. Nội dung quy luật :
1.1.1. Khái niệm chất :
Trong thế giới quanh ta có vô vàn các sự vật hiện tượng. Mỗi sự vật, hiện tượng đều
được kết cấu từ chất vốn có làm nên chúng. Nhờ đó mà ta có thể phân biệt giữa sự vật
hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. “ Chất là một phạm trù triết học dùng để
chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ
của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó
mà không phải sự vật, hiện tượng khác” [1].
Ta có thể hiểu rằng chất là tổng hợp nhiều thuộc tính khách quan vốn có của sự vật
hiện tượng, nằm bên trong sự vật hiện tượng và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của con người.Các thuộc tính bao gồm thuộc tính cơ bản ( quy định chất của sự vật )
và thuộc tính không cơ bản. Sự tồn tại hay mất đi của thuộc tính cơ bản sẽ quy định sự
tồn tại hay mất đi chất của sự vật hiện tượng đó.
Ví dụ như vị mặn của muối, vị ngọt của đường, vị chua của chanh,...
Chất của sự vật không chỉ được xác định bởi chất của các thuộc tính cấu thành nên
sự vật mà còn bởi cách thức liên kết giữa các thuộc tính đó. Ta có thể hiểu là bởi kết
cấu của sự vật. Ta có thể thấy nhiều sự vật có cùng các yếu tố cấu thành nhưng các sự
vật đó lại khác nhau về chất.
Ví dụ như tuy đều được cấu tạo từ nguyên tố cacbon nhưng kim cương và than chì lại
là hai chất có sự khác biệt. Kim cương là một trong những vật liệu cứng, rắn rỏi nhất
trong tự nhiên, giá trị kinh tế cao, còn than chì xốp và dễ bẻ vụn. Có cùng yếu tố cấu
thành là cacbon nhưng do phương thức liên kết, sắp xếp cấu trúc tinh thể của chúng
khác nhau nên kim cương và than chì có sự khác biệt về đặc điểm và giá trị.
1.1.2. Khái niệm lượng :
Bên cạnh đó, “ Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có
của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, tốc độ và nhịp điệu vận
động và phát triển của sự vật hiện tượng ” [1].
2
Lượng là cái vốn có của sự vật và cũng mang tính khách quan như chất. Lượng
biểu hiện kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, số lượng
nhiều hay ít... Lượng thường được biểu thị bởi những đơn vị đo lường cụ thể với con
số chính xác nhưng cũng có lượng biểu thị dưới dạng khái quát hóa (lòng yêu nước
của một người, ý thức chính trị của một công dân,... ),có lượng biểu thị yếu tố quy
định kết cấu bên trong của sự vật (số lượng lĩnh vực trong đời sống xã hội, số nguyên
tử hợp thành một nguyên tố hóa học,...)
Ví dụ như tốc độ rơi của anh đào rơi là 5cm/giây, chiều cao của tháp Eiffel là 300m,...
* Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối : có những tính quy định
trong mối quan hệ này là lượng nhưng trong mối quan hệ khác lại là chất.
Ví dụ như trong một lớp học có số lượng sinh viên là 100 sinh viên, khi kết thúc học
phần Triết học Mác- Lênin thì 100% sinh viên này đạt kết quả từ khá trở lên.100 sinh
viên chính là lượng của lớp học, 100% cũng là con số nhưng nó biểu thị chất lượng
học tập, giảng dạy của sinh viên lớp đó.
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất:
1.2.1. Khái niệm độ:
“ Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất
và lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi về lượng
chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành
sự vật hiện tượng khác” [1].
Mỗi sự vật, hiện tượng đều mang sự thống nhất giữa hai cặp đối lập chất và
lượng.Chúng không tách rời mà tác động qua lại lẫn nhau.Trong sự vật, quy định về
lượng sẽ không tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại. Ở quy luật “
Lượng đổi dẫn đến chất đổi ”,khi sự vật đang tồn tại thì tại một độ nhất định lượng và
chất thống nhất với nhau.Sự thay đổi về lượng có thể làm thay đổi ngay lập tức về chất
hoặc cũng có thể làm thay đổi dần dần chất cũ.
1.2.2. Khái niệm điểm nút :
“ Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ,
làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại
đó bắt đầu xảy ra bước nhảy” [1].
Tại giới hạn của một độ nhất định, lượng thường xuyên biến đổi ( có thể tăng hoặc
3
giảm ), lượng biến đổi dần dần, tuần tự và có quy luật, còn chất tương đối ổn định. Sự
thay đổi về lượng tới một giới hạn nhất định đã đủ làm thay đổi chất của sự vật gọi là
điểm nút, nếu có điều kiện diễn ra bước nhảy sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới.
1.2.3. Khái niệm bước nhảy :
“ Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật, hiện
tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến
đổi về lượng ”[1].
Với sự thay đổi cơ bản về chất, muốn chuyển từ chất cũ sang chất mới ta cần phải
thực hiện bước nhảy.Bước nhảy còn được xem là giai đoạn kết thúc sự biến đổi về
lượng của sự vật hiện tượng cũ và bắt đầu cho một giai đoạn phát triển của sự vật hiện
tượng mới. Trong sự vật hiện tượng mới thì lượng mới cũng được biến đổi dẫn đến
điểm nút mới làm xảy ra bước nhảy mới. Bước nhảy tạo nên tiền đề cho quá trình tích
lũy liên tục về lượng tiếp theo, đồng thời cũng làm gián đoạn quá trình tích lũy liên tục
về lượng của sự vật.
( Ví dụ như khi hai người mới gặp nhau, nảy sinh cảm mến. Sau một thời gian quen
biết, họ đã giành nhiều thời gian để tìm hiểu nhau rõ hơn như nói chuyện, xem phim,
hẹn hò,.. Dần dần họ đã hiểu nhau hơn và quyết định bước vào một mối quan hệ.
- Khoảng thời gian mà hai người họ tích lũy để hiểu rõ về nhau gọi là độ.
- Khi đã hiểu đủ rõ về nhau, họ nảy sinh tình cảm bắt đầu chuyển sang tình yêu gọi là
điểm nút.
- Khi hai người bày tỏ với nhau và quyết định bước vào mối quan hệ gọi là bước nhảy)
- Căn cứ vào nhịp điệu thực hiện bước nhảy : [2]
+ Bước nhảy đột biến :là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm
thay đổi toàn bộ chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.
+ Bước nhảy dần dần :là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích
lũy dần những nhân tố của chất mới, loại bỏ dần những nhân tố của chất cũ.
- Căn cứ vào quy mô : [2]
+ Bước nhảy toàn bộ : là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố
cấu thành sự vật.
+ Bước nhảy cục bộ : là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những yếu tố
riêng lẻ của sự vật.

4
2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG
2.1. Các khái niệm :
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo
khuynh hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn .
Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra từ từ; là sự biến đổi hình thức của tồn tại
từ đơn giản đến phức tạp.
Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
2.2. Tính chất của sự phát triển :
Tính khách quan : Nguồn gốc của sự phát triển do các quy luật khách quan chi phối
mà cơ bản nhất là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Tính phổ biến : Sự phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật hiện tượng, mọi
quá trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện.
Tính phong phú đa dạng : Quá trình phát triển sự vật không hoàn toàn giống nhau ở
những không gian, thời gian khác nhau; chịu tác động của yếu tố và điều kiện lịch sử
cụ thể.
Tính kế thừa : Không sự vật nào mới ra đời là sự phủ định tuyệt đối, phủ định sạch
trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình với sự vật cũ. Sự vật mới ra đời dựa trên sự vật cũ
chứ không phải từ hư vô.
2.3. Nguyên tắc phát triển :
- Khi xem xét sự vật luôn phải đặt nó vào trong khuynh hướng vận động, biến đổi,
chuyển hóa nhằm phát hiện ra xu hướng biến đổi.
- Nhận thức sự vật, hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được tính quanh co, phức
tạp của sự phát triển.
- Biết ủng hộ và phát triển cái mới; chống bảo thủ, trì trệ, định kiến.
- Biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong
điều kiện mới.
3. VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC
TIỄN CỦA BẢN THÂN :
- Trong quá trình nhận thức của hoạt động thực tiễn thì em nên trau dồi, rèn luyện
5
quan điểm toàn diện. Bám sát các thực tiễn khách quan, thúc đẩy các yếu tố chủ quan
và khách quan xung quanh, nên tránh những khuynh hướng nôn nóng, chủ quan của
bản thân; bảo thủ trì trệ ngại khó không dám thực hiện.
- Trên cương vị là sinh viên của trường đại học Kinh tế, để tăng cường việc sử dụng
quy luật lượng – chất vào quá trình học tập và rèn luyện hiện nay em cần :
+ Từng bước tích lũy kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, hoàn thiện các phẩm chất đạo
đức, bản lĩnh để có thể có đủ điều kiện tốt nghiệp đại học, đáp ứng nhu cầu công việc
của doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp, góp phần phát triển vào lĩnh vực bản thân đang
học tập.Để tốt nghiệp em cần tích lũy đủ số tín chỉ của các môn học.Vậy quá trình học
tập có thể xem là quá trình tích lũy về lượng, các bài kiểm tra là điểm nút và thi cử
chính là bước nhảy.Do đó, trong hoạt động thực tiễn em cần phải chăm chỉ học tập
hằng ngày, từng bước tích lũy về lượng kiến thức để có thể làm biến đổi về chất (kết
quả học tập). Em nên tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội, gấp rút ôn tập kiến thức, học
qua loa, đại khái mỗi khi sắp đến kỳ thi.
+ Phải có tinh thần tự giác, tự chủ, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện. Muốn có sự
thay đổi về chất (kết quả cao) cần có sự tích lũy từng ngày (tích lũy lượng),do chính
bản thân tự phấn đấu nỗ lực bằng chính sức lao động, tri thức của mình.
+ Cần trau dồi, rèn luyện các phẩm chất đạo đức (lượng) của các nhân để góp phần
đẩy mạnh tạo nên sự văn minh, phát triển của xã hội (chất).
4. KẾT LUẬN :
Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm,
kĩ năng ngày càng gia tăng thì việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện
chứng giữa lượng và chất đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng cao chất lượng học tập
và rèn luyện của sinh viên. Lượng và chất là hai mặt đối lập biện chứng của sự vật, chỉ
khi ta tích lũy lượng đủ tại một giới hạn nhất định mới làm thay đổi chất, do vậy mà
trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập chúng ta cần phải duy trì hoạt động tích
lũy về lượng, đồng thời phải biết nắm bắt thời cơ kịp thời thực hiện bước nhảy khi có
đủ điều kiện để biến đổi về chất. Để bắt đầu làm những việc to lớn, bao giờ cũng tổng
hợp từ những việc làm bình thường, vì vậy nên mỗi chúng ta cần chủ động trong công
việc học tập, phẩm chất đạo đức để trở thành một con người phát triển toàn diện.

6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác - Lênin ( Khoa Lý luận chính trị -
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM,NXB Kinh tế TP.HCM )
[2] Những quy luật căn bản của phép biện chứng duy vật. Retriedved from
https://ww.voer.edu.vn//c/nhung-quy-luat-can-ban-cua-phep-bien-chung-duy-
vat/c237ab4e/7f4f6aef
[3] Ph. Ăng-ghen (1971).Biện chứng của tự nhiên.Hà Nội.NXB Sự thật.

You might also like