You are on page 1of 5

1

Họ và tên: Cao Thanh Phong


MSSV: 31221025844
Mã số học phần: 22C1PHI51002324
Giảng viên: Phạm Thị Kiên

Đề tài tiểu luận: Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức
vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Anh (Chị) hãy
vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.
Phần mở đầu:
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con
người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề
có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn
ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà
nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có
hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Trong phạm vi của tiểu luận này, tôi xin được trình bày những cơ sở lý luận
chung về nội dung của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại (quy luật lượng-chất), trên cơ sở đó rút
ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức
và thực tiễn của bản thân.

PHẦN 1: Nguyên lý về sự phát triển và cách thức diễn ra của sự phát triển

1 Nguyên lý về sự phát triển: phép biện chứng duy vật khẳng định mọi sự
vật, hiện tượng luôn nằm trong xu hướng vận động, phát triển không
ngừng.
▪ Sự phát triển là sự vận động đi lên, thông qua bước nhảy.
2

▪ Nguồn gốc bên trong của sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối
lập bên trong sự vật, hiện tượng.
▪ Đặc điểm chung của sự phát triển là tính tiến lên theo đường xoáy ốc, có kế
thừa, có sự dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn,
làm cho sự phát triển mang tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt
lùi tương đối trong sự tiến lên.

2 Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về
chất và ngược lại – cách thức của sự phát triển
Các khái niệm:
2.1: Khái niệm về Chất:
Chất là dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng;
là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng
làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác.

2.2: Khái niệm về Lượng:


Lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy
mô, trình độ phát triển, tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật,
hiện tượng. Nói đến lượng sự vật tức là sự vật đó lớn hay bé, tốc độ phát triển
nhanh hay chậm, trình độ cao hay thấp..v..v..đo bằng các đại lượng cụ thể, bằng
số tuyệt đối như trong lượng, thể tích hoặc so sánh với vật thể khác, thời kỳ này
với thời kỳ khác.

2.3: Khái niệm về Độ:


Độ là giới hạn mà trong đó lượng biến đổi chưa gây nên sự thay đổi căn bản
về chất. Sự vật vẫn là nó, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một độ thích
hợp khi lượng biến đổi vượt quá giới hạn độ thì sự vật không còn là nó.
Trong phạm vi một độ nhất định, hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn
nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến
3

trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về lượng nào cũng
dẫn đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới
mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật chuyển thành sự vật
khác.

2.4: Khái niệm về điểm nút:


Là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng vượt quá độ cũ, khiến chất
của sự vật hiện tượng bị biến đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó
bắt đầu xảy ra bước nhảy.

2.5: Khái niệm về bước nhảy:


Sự thay đổi căn bản về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời phải thông qua bước
nhảy.
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn bản từ chất sự
vật này sang chất của sự vật khác do những thay đổi trước đó về lượng gây ra.
Dựa vào quy mô và nhịp điệu của bước nhảy, ta có các loại hình bước nhảy lần
lượt như sau:
+ Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu
tố,…của sự vật hiện tượng.
+ Bước nhảy cục bộ: chỉ có một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận của
sự vật hiện tượng bị làm cho thay đổi.
+ Bước nhảy đột biến là bước nhảy xảy ra trong thời gian ngắn làm
thay đổi bản chất của sự vật. Bước nhảy này diễn ra bằng một sự bùng nổ mãnh
liệt.
+ Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện bằng việc loại bỏ dần
những yếu tố, những bộ phận chất cũ xảy ra trong một thời gian dài mới loại bỏ
hoàn toàn chất cũ thành chất mới. Ví dụ: Từ đợt dịch Covid 19 vừa qua, người
dân mang khẩu trang ra đường như một thói quen dù trước dịch không hề có
thói quen này.
4

Từ những điều đã trình bày ở trên, ta có thể khái quát nội dung của quy luật
thứ nhất trong phép biện chứng duy vật (quy luật lượng-chất) như sau: Sự thay
đổi về lượng vượt quá giới hạn của độ và đạt đến điểm nút, dẫn đến sự chuyển
hóa căn bản về chất (bước nhảy). Lúc đó, chất mới ra đời tác động trở lại tới
lượng, làm thay đổi lượng của sự vật. Quá trình tác động biện chứng này diễn ra
liên tục tạo nên cách thức cơ bản, phổ biến của sự vận động, phát triển của sự
vật hiện tượng trên thế giới.

3 Ý nghĩa phương pháp luận:


Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội cũng như
sự phát triển nhận thức tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng
được tích luỹ. Nên ý nghĩa thứ nhất, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn ,
tùy theo mục đích cụ thể, cần tích lũy về lượng từng bước một để có biến đổi về
chất, tạo ra được bước nhảy phù hợp; đồng thời cần biết phát huy vai trò của
chất mới trong việc làm thay đổi về lượng như mong muốn. Thứ hai trong nhận
thức và thực tiễn cần phải vận dụng các hình thức của bước nhảy một cách linh
hoạt, sao cho phù hợp với điều kiện, lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, trong đời sống xã
hội, luôn phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá
trình chuyển hóa từ lượng đến chất hiệu quả nhất.

PHẦN 2: Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận từ quy luật Lượng-Chất vào
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân

1 Vận dụng vào hoạt động nhận thức


Vận dụng vào cách thức vận động của quá trình tích lũy kiến thức của học
sinh.
Mỗi học sinh, sinh viên cần phải tích đủ lượng. Đảm bảo các tiếp cận với các
dạng, các mức độ chương trình học, bài tập khác nhau. Khi lượng đạt tới giới
5

hạn điểm nút thì mới được thực hiện bước nhảy. Nó đảm bảo mang đến hiệu quả
của cả một giai đoạn. Không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Vì sẽ không
mang đến chất lượng học nếu không chăm chỉ, chịu khó.
Con người muốn trưởng thành thì phải trải qua quá trình tích lũy kiến thức lâu
dài, tránh đốt cháy giai đoạn.

2 Vận dụng vào hoạt động thực tiễn


● Điều học sinh cần làm bây giờ là phải cố gắng học hành tốt trên cương vị là học
sinh. Bởi vì, lượng được tích lũy nhiều sẽ tạo chất mới và kiến thức sẽ giúp các
bạn nhiều hơn trong quá trình trưởng thành.
● Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung
thực.
● Muốn thay đổi về chất, cần có thay đổi về lượng, vì vậy quá trình học tập rung
thực không nhờ đến sự giúp đỡ của ai khác sẽ tốt cho quá trình sau này.
● Rèn luyện ý thức tự giác, phải có tư tưởng học tập vì tương lai, và để tạo ra một
bản thân tốt.
Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng
và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc
học tập và rèn luyện. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự
vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về
chất, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích
lũy dần về lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những
bước nhảy khi thời cơ tới để nâng cao giá trị và kiến thức cho bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
● Slide bài giảng Triết học Mác-Lênin.
● Giáo trình Triết học Mác-Lênin.

You might also like