You are on page 1of 13

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “chuyển hóa từ những sự

thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” để làm sáng tỏ quá trình từ
một sinh viên luật của Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành cử nhân luật.
I. LỜI MỞ ĐẦU

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ SỰ THAY


ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT

1. Khái niệm lượng và chất

1.1 Khái niệm chất

  Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính các yếu tố cấu thành
nên sự vật, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

1.2 Khái niệm lượng

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật hiện tượng; biểu thị số lượng, quy mô, trình tự, nhịp điệu của sự vận động và
phát triển của sự vật hiện tượng cũng như các thuộc tính của nó.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

2.1 Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất

Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt
lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không bao
giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại. Vì vậy, sự thay đổi về
lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay
đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó.

a. Độ

       Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra theo hai hướng: sự tăng lên hoặc giảm đi về
lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần dần về chất. Do chất là cái tương
đối ổn định còn lượng là cái thường xuyên biến đổi nên ở một giới hạn nhất định
khi lượng của sự vật thay đổi chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của nó. Giới hạn đó
được gọi là độ.
       -Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về
lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ là mối liên hệ
giữa lượng và chất của sự vật, ở đó thể hiện sự thống nhất giữa chất và lượng của
sự vật. Trong độ, sự vật vẫn là nó chứ chưa biến thành cái khác.

b. Điểm nút

      Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi căn
bản về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút.

      Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về
lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm
nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời. Lượng mới và chất mới của sự vật thống
nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật đó, quá trình này diễn ra
liên tếp trong sự vật và vì vậy sự vật luôn phát triển chừng nào nó còn tồn tại.

c. Bước nhảy

Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do
sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Bước nhảy là sự kết thúc của một
giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển
mới. Đó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật.
Có thể nói trong quá trình phát triển của sự vật, sự gián đoạn là tiền đề cho sự liên
tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn.

    Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm
nút. Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng đã thay đổi của sự vật, chất
mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và
phát triển của sự vật.

2.2 Sự ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới

Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác
động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu,
quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.:

2.3 Các hình thức của bước nhảy


Bước nhảy để chuyển hóa về chất của sự vật hết sức đa dạng và phong phú
với những hình thức rất khác nhau. Những hình thức bước nhảy được quyết định
bởi bản thân sự vật, bởi những điều kiện cụ thể trong đó sự vật thực hiện bước
nhảy.
Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật có thể phân chia
thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
-Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm
thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.
-Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích
luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất
đi.
Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy toàn bộ và
bước nhảy cục bộ.
-Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố
cấu thành sự vật.
-Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những yếu tố
riêng lẻ của sự vật.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng
giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự
thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Đồng thời, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại
với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo
thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng,
đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.

3. Ý nghĩa phương pháp luận

Việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng và
thay đổi về chất ta có thể rút ra được ý nghĩa phương pháp luận quan trọng cho cả
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Đầu tiên, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng
tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó,
trong nhận thức và thực tiễn cần coi trọng cả hai chỉ tiêu về phương diện chất và
lượng để nhận thức một cách toàn diện về sự vật. Phương pháp này giúp ta tránh
được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn thực hiện
những bước nhảy liên tục.

Thứ hai, vì những thay đổi về lượng có khả năng tất yếu dẫn đến những thay
đổi về chất của sự vật và ngược lại, do đó, trong nhận thức và thực tiễn tùy theo
mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của
sự vật. Đồng thời có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi
về lượng của sự vật.

Thứ ba, do sự thay đổi về lượng chỉ có thể làm thay đổi về chất của sự vật
với điều kiện lượng phải tích lũy tới giới hạn điểm nút; mặt khác theo tính tất yếu
của quy luật thì khi lượng đã tích lũy đến điểm nút tất yếu sẽ xảy ra bước nhảy của
sự vật, vì vậy trong thực tiễn cần ta cần đồng thời  khắc phục tư tưởng nôn nóng tả
khuynh và tư tưởng bảo thủ hữu khuynh.

Thứ tư, bước nhảy của sự vật vô cùng đa dạng, phong phú cho nên, trong
nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước
nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể.

II. VẬN DỤNG nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật “chuyển
hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại” để làm sáng tỏ quá trình từ một sinh viên luật của Trường Đại
học Luật Hà Nội trở thành cử nhân luật

1.
1.1. Vài nét về hoạt động chuyển biến từ một sinh viên luật của Trường
Đại học Luật Hà Nội thành cử nhân ngành luật (Hoạt động học tập
của sinh viên ngành luật từ lúc vào trường đến khi tốt nghiệp)

Hành trình của mỗi sinh viên K45 trường luật từ khi mới bắt đầu vào trường cho
đến khi giành được tấm bằng cử nhân đều phải trải qua hoạt động tích lũy kiến thức
cũng như trải nghiệm thực tế (thực tập). Quá trình này diễn ra một cách thường
xuyên, tạo nên sự vận động, biến đổi liên tục. Sự vận động, thay đổi này mang tính
quy luật, và quy luật đó chính là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành sự thay đổi về chất và ngược lại. Hoạt động tích lũy những kiến thức, kinh
nghiệm ở trường học cũng như quá trình thực tập có thể diễn ra khác nhau ở mỗi
sinh viên. Quá trình này có thể diễn ra ở tốc độ nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào
những khả năng và mục đích của mỗi người nhất định. Dù quá trình này có diễn ra
như thế nào thì thông qua những hoạt động học tập này, mỗi cá nhân đều tích lũy
được những lượng mới, từ đó họ trải qua được sự thay đổi đáng kể trong bản thân
họ, hay là những sinh viên đó đã có chuyển đổi thành chất mới.

Đi sâu vào cụ thể quá trình học tập của sinh viên, mỗi sinh viên trường luật K45
sẽ phải trải qua 3,5 năm đến 4 năm học. Trong khóa học này, các bạn sinh viên sẽ
phải hoàn thành đầy đủ 127 tín chỉ, bao gồm những học phần bắt buộc và tự chọn
(đây là những môn học đại cương và chuyên ngành các bạn sẽ được học tập trên
trường); phải đi thực tập tại các văn phòng, công ty luật bên ngoài (trải nghiệm
thực tế và cơ hội áp dụng những kiến thức đã được học vào công việc thực sự) và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Ngoài ra để đủ điều kiện tốt nghiệp Trường Đại
học Luật Hà Nội, bên cạnh việc thi đạt qua môn của các học phần chính trên
trường, mỗi sinh viên phải hoàn thành tín chỉ giáo dục thể chất, giáo dục quốc
phòng và đạt được chuẩn đầu ra ngoại ngữ.

1.2. Lượng và chất của một sinh viên luật và cử nhân luật

Trước khi là một sinh viên luật, chất của các bạn lúc đó mới chỉ là một học sinh
cấp ba Trung học phổ thông. Sau khi vượt qua kì thi đại học và đậu vào trường Đại
học Luật Hà Nội, các bạn học sinh mới trở thành sinh viên luật, tức là chất mới
trong mỗi bạn đã được sinh ra. Tuy vậy, lượng của các bạn lúc này mới chỉ là
những kiến thức ở bậc trung học phổ thông, chưa tích một lượng kiến thức yêu cầu
và cần thiết để có thể bước nhảy lên là một cử nhân ngành luật. Chính vì vậy, để
đạt được cái đích mà mình mong muốn khi học ở trường luật hay nói cách khác là
để tạo ra chất mới, các bạn sinh viên phải trải qua hoạt động tích lũy kiến thức một
cách liên tục và trải nghiệm việc hành nghề thực tế bên ngoài xã hội, hay còn gọi là
lượng mới. Quá trình này được thực hiện thông qua việc tiếp thu kiến thức lý
thuyết cơ bản trong các buổi học trên giảng đường, tự bản thân tìm tòi kiến thức
khác, sâu rộng hơn thông qua các tài liệu tham khảo, đọc thêm các bạn đọc được.
Việc tích lũy lượng không dừng lại ở việc học tập trên trường mà còn áp dụng thực
tế khi các bạn đi thực tập tại các công ty bên ngoài, đây là thời điểm các bạn phải
áp dụng kiến thức trên trường vào thực tế, quan trọng hơn là sử dụng kĩ năng mềm
như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý thông tin, giải quyết tình huống thực tế trong
xã hội. Lúc này, trình độ, quy mô nhận thức của sinh viên luật cũng đã được phát
triển cao hơn, sâu rộng hơn, tầm tri thức của sinh viên được nâng cao hơn. Tuy
nhiên, toàn bộ quá trình này chưa đủ để thay đổi hoàn toàn chất của một sinh viên
luật. Chất của một sinh viên luật chỉ có thể thay đổi sang một chất mới khi sinh
viên đó đã tích lũy đủ kiến thức, đủ lượng để vượt qua kì thi kết thúc học phần.
Chất này có thể mới chỉ dừng lại ở việc chuyển cấp từ sinh viên năm nhất thành
sinh viên năm hai, từ sinh viên năm hai thành sinh viên năm ba,… còn để chuyển
đổi thành chất mới - cử nhân ngành luật thì chúng ta phải tích lũy đủ kiến thức để
đạt được số tín chỉ yêu cầu, vượt qua các kì thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ, và dấu mốc
quan trọng nhất là viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Đến ngày chúng ta nhận bằng
tốt nghiệp, đó chính là thời điểm đánh dấu sự chuyển đổi hoàn chỉnh từ chất cũ là
một sinh viên ngành luật đến chất mới là một cử nhân ngành luật.

Cử nhân luật lúc này bên cạnh mang trong mình một chất mới thì cũng sở hữu
một lượng mới. Đó là có được khối lượng kiến thức chuyên ngành vững chắc về
lĩnh vực pháp lý hay kỹ năng xử lý tình huống, giao tiếp với khách hàng đạt trình
độ cao hơn.

Hoạt động tích lũy kiến thức có thể diễn ra tốc độ nhanh hay châm tùy vào
mong muốn, khả năng và điều kiện của mỗi cá nhân. Ví dụ sinh viên ngành Luật có
thể học trong vòng 3,5 năm, thay vì học trong 4 năm như sinh viên khác hay sinh
viên ngành Luật Kinh tế hay Luật Thương mại quốc tế. Đó là do các bạn có thể
được học luôn ngay trong hè theo quy định của nhà trường, do vậy các bạn có thể
súc tiến quá trình tích lũy lượng nhanh hơn các bạn khác, tùy vào mong muốn ra
trường sớm hoặc có thời gian để làm những việc khác mình thích.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất của quá trình từ một sinh viên
luật của Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành cử nhân luật

2.1 Những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất trong quá
trình từ một sinh viên luật của Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành cử
nhân luật

Chất và lượng của sinh viên trong quá trình biến đổi này luôn thống nhất, tác
động qua lại với nhau một cách biện chứng. Bất cứ một sự thay đổi về lượng sẽ tất
yếu dẫn tới sự thay đổi nhất định về chất của bạn sinh viên Luật để thành một cử
nhân chuyên ngành Luật.
Tuy vậy, quá trình tích lũy tri thức, hay nói cách khác là hành trình tốt
nghiệp đại học là một con đường dài, bên cạnh đó lượng của sinh viên luôn thay
đổi không ngừng, còn chất của sinh viên tương đối ổn định nên việc tiếp thu kiến
thức đến mức độ nhất định chưa làm căn bản thay đổi hẳn chất của sinh viên Luật
để thành cử nhân Luật và ngược lại. Giai đoạn mà sinh viên tích lũy kiến thức ở
giảng đường và ngoài xã hội mà chưa đủ để làm thay đổi chất của sinh viên chính
là độ. Độ, hay khoảng thời gian tiếp nhận thêm kiến thức, kinh nghiệm chính là
khoảng thời gian suốt khóa học từ năm 2020 đến năm 2024.

Để chất trong cuộc đời của sinh viên Luật có sự thay đổi căn bản, bạn sinh
viên đó phải tích lũy đủ lượng kiến thức để có thể vượt qua các kì thi kết thúc học
phần hay các kì thi điều kiện khác, qua đó có thể đạt được số tín chỉ cần thiết cũng
như yêu cầu khác do nhà trường quy định. Những kì thi này được gọi là điểm nút
của quá trình chuyển hóa của sinh viên Đại học Luật Hà Nội.

Điểm nút quan trọng nhất trong hành trình của mỗi sinh viên tại trường đại
học chính là thời điểm sinh viên viết luận án, khóa luận tốt nghiệp và phải bảo vệ
thành công luận án của mình. Đây là điểm nút của cuộc đời đánh dấu bước nhảy từ
một sinh viên Luật thành cử nhân Luật. Ngày nhận bằng tốt nghiệp là dấu mốc then
chốt chứng tỏ lượng kiến thức, kinh nghiệm mà bạn sinh viên đã tích lũy, trau đồi
trong suốt 4 năm học đã đủ để thay đổi hoàn toàn chất của sinh viên Luật. Bước
nhảy này kết thúc quá trình học tập của sinh viên của trường Luật, đồng thời cũng
mở ra một chương mới trong cuộc đời các bạn – cử nhân chuyên ngành Luật, sẵn
sàng đi ra ngoài xã hội để đi làm công việc thực sự liên quan đến ngành học của
mình.

2.2. Sự ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới trong quá trình từ một sinh
viên luật của Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành cử nhân luật

Như đã được đề cập ở bên trên, khi chất mới của một sinh viên sinh ra (chất
của cử nhân luật) thì lúc này nó cũng tác động ngược trở lại đến lượng. Khi là một
cử nhân Luật tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội, những bạn này đã có một
khối kiến thức về chuyên ngành Luật vững chắc, sâu rộng, cả về cơ bản nhất lẫn
chuyên sâu, trải dài trên nhiều những lĩnh vực luật khác nhau như Luật Dân sự,
Luật Doanh nghiệp,... Đặc biệt hơn, những cử nhân luật khi đi làm việc tại bộ phận
pháp chế của doanh nghiệp, làm luật sư hay làm tại tòa án thì những kỹ năng mềm
của họ như xử lý tình huống thực tế hay là giao tiếp, ứng xử, tư vấn cho khách
hàng, cho mọi người trong xã hội trở nên thành thạo hơn, tốt hơn so với khi còn là
một sinh viên luật đang ngồi trên ghế giảng đường. Đó chính là thành quả của
những năm tháng học tập khi còn là sinh viên, hay là những kinh nghiệm rút ra
được qua tiếp xúc thực tế mỗi ngày, hay đi thực tập tại văn phòng luật.

2.3. Các hình thức của bước nhảy

Các hình thức bước nhảy để chuyển hóa thành chất mới là vô cùng đa dạng.
Tuy nhiên, tùy vào mỗi quá trình vận động chúng ta mới biết được quá trình đó là
sử dụng bước nhảy nào.

Xét trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy, quá trình thay đổi của sinh viên Luật
là bước nhảy dần dần. Quá trình chuyển đổi hoàn toàn từ sinh viên Luật thành cử
nhân Luật đòi hỏi mỗi người phải có quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng thực tế
rất là lâu dài, cụ thể một sinh viên K45 sẽ phải trải qua trong suốt khoảng thời gian
từ 2020 đến 2024, bên cạnh đó phải vượt qua nhiều kì thi và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp. Khi đó thì một sinh viên mới đạt điều kiện để được xét tốt nghiệp, qua
đó giành lấy tấm bằng cử nhân luật và bắt đầu đi xin việc ở công ty bên ngoài.
Không thể nào thực hiện bước nhảy đột biến trong quá trình này vì quá trình này
không thể diễn ra nhanh chóng để chuyển luôn thành cử nhân Luật được, cũng như
có quy định từng bước một của nhà trường để tốt nghiệp. Quá trình này đòi hỏi mỗi
sinh viên phải kiên trì, nỗ lực dài lâu, phải tích lũy nhiều mới có thể chuyển hóa
toàn bộ, toàn diện được. Một cử nhân Luật không thể nào chỉ dừng lại ở mức kiến
thức như là Lý luận nhà nước và pháp luật hay Hiến pháp, hay đơn thuần là kỹ
năng ăn nói mang tính đời thường được. Như vậy thì chẳng bao giờ có thể thực
hành luật một cách chính thức ngoài đời thực được.

Xét về quy mô thực hiện, nếu trên bình diện là toàn bộ quá trình trong suốt 4
năm học và đến ngày lễ tốt nghiệp, đây là bước nhảy toàn bộ vì lúc này, quá trình
này đã làm thay đổi hoàn toàn các mặt, nhận thức, kiến thức, kỹ năng của sinh viên
luật. Còn nếu xét trên từng giai đoạn một của quá trình học tập tại trường đại học
của sinh viên, ví dụ như năm nhất, năm hai,… thì đây là bước nhảy cục bộ. Mỗi
một mốc này đánh đấu một giai đoạn sinh viên đã thay đổi những mặt khác nhau
của bản thân trong quá trình trở thành sinh viên tốt nghiệp trường luật. Năm nhất
bạn sẽ có được những kiến thức cơ bản, nền tảng, quan trọng nhất về ngành luật.
Năm thứ hai bạn sẽ nắm được những kiến thức chuyên ngành. Đến năm ba bạn sẽ
nâng cao thêm kỹ năng mềm, ứng dụng vào thực tế,… Nói tóm lại, bước nhảy cục
bộ ở đây tức là mỗi một giai đoạn bạn sinh viên Luật sẽ thay đổi chất từng mặt
riêng lẻ một, để kết hợp lại sẽ thành một sự thay đổi toàn bộ về chất.

3. Ý nghĩa của việc nhận thức mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
trong quá trình chuyển đổi từ một sinh viên luật của Trường Đại học Luật
Hà Nội trở thành cử nhân luật

Việc nhận thức đúng đắn quy luật lượng – chất trong quá trình học tập của
sinh viên Luật nói riêng và của học sinh, sinh viên cả nước nói chung có ý nghĩa vô
cùng to lớn trong thực tiễn. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân người học mà
còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý và đào tạo ngành giáo
dục nước ta hiện nay. Thực tế trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta đã mắc phải
nhiều sai lầm trong tư duy quản lý cũng như trong hoạt động đào tạo thực tiễn.
Việc chạy theo bệnh thành tích là một trong những thực tế đáng báo động của
ngành giáo dục nước ta bởi vì mặc dù sự tích lũy về lượng của học sinh, sinh viên
chưa đủ nhưng vẫn được tạo điều kiện để thực hiện thành công bước nhảy, tức là
không học mà vẫn đỗ, không học mà vẫn có bằng. Có thể nói, một trong những
mục đích quan trọng của ngành giáo dục là đào tạo ra những con người có ích cho
xã hội. Tuy nhiên với thực trạng nêu trên, trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta đã
cho ra lò những lớp người không “lượng” mà cũng chẳng “chất”. Thử hỏi liệu rằng
những con người ấy có thực sự đủ năng lực giúp ích cho xã hội. Vậy nên, để có kết
quả học tập tốt chúng ta cần phải trải qua quy luật nêu trên đó là từ những sự thay
đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Cụ thể là: khi bạn chăm chỉ học tập,
tích lũy dần kiến thức từng chút một có nghĩa là bạn đang thay đổi dần về lượng
kiến thức của bạn. Khi bạn học tập nhiều hơn có nghĩa là lượng thời gian bạn dành
cho học tập nhiều hơn dần dần lượng kiến thức của bạn ngày càng được tích lũy
nhiều lên. Cho đến lúc lượng kiến thức của bạn đạt tới điểm nút nó sẽ thực hiện
bước nhảy và dẫn đến sự biến đổi về chất.

       Xuất phát từ việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật đó cho phép chúng ta
thực hiện những cải cách quan trọng trong giáo dục. Tiêu biểu là việc chống lại căn
bệnh thành tích trong giáo dục vẫn tồn tại trong bấy lây nay. Bên cạnh đó việc thay
đổi phương pháp giáo dục ở bậc phổ thông và đào tạo đại học, việc chuyển từ đào
tạo niên chế sang đòa tạo tín chỉ và cho phép người học được học vượt tiến đọ
chính là việc áp dụng đúng quy luật lượng chất trong tư duy con người. Để từ đó
đưa nên giáo dục nước ta phát triển và đào tạo ra những nhân tài có ích cho xã hội.
       Như vậy, lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, hiện
tượng. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng mang tính phổ biến, lặp đi lặp
lại trong qúa trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Việc nhận thức
đúng đắn khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận của quy
luật lượng – chất giúp chúng ta biết vận dụng để giải quyết các tình huống về tự
nhiên, xã hội, hoặc tư duy. Từ đó ta cũng lý giải được sự vận động và phát triển của
mọi sự vật để có những phương pháp và cách thức giải quyết một cách đúng đắn
những vấn đề đó trong thực tiễn đời sống. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất là một quy luật cơ bản, quan trọng và
có ý nghĩa phương pháp luận.

IV. KẾT LUẬN

Qua phần phân tích bên trên, chúng ta đã hiểu được về quy luật chuyển hóa
từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, cũng
như việc vận dụng để lí giải quá trình từ một sinh viên luật của Trường Đại học
Luật Hà Nội trở thành cử nhân luật. Từ đây, chúng ta nhận thức được về những
chuyển biến, thay đổi về lượng của sinh viên luật để chuyển hóa thành chất mới
là chất của một cử nhân ngành luật. Bản thân là một sinh viên năm nhất Trường
Đại học Luật Hà Nội, em cũng nắm rõ được tầm quan trọng của việc nhận thức
đúng đắn quan hệ biện chứng của quy luật lượng-chất và áp dụng vào thực tế
quá trình học tập của em trong suốt 4 năm đại học để có thể giành lấy được tấm
bằng cử nhân luật. Nhờ vậy, em sẽ có phương pháp học tập đúng đắn, rèn luyện
được kỹ năng mềm để sau này không chỉ thành một cử nhân ngành luật mà còn
là một người hành nghề luật chân chính, thực sự trong tương lai sau này.
1.3.

Vận dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng


thành những sự thay đổi về chất và ngược lại vào hoạt
động tích lũy kiến thức của học sinh, sinh viên
Đôi nét về hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh
      Tri thức là hành trang không thể thiếu của mỗi người. Từ khi sinh ra, chúng ta đã   tích lũy tri thức theo từng giai đoạn phát triển:
từ những điều cơ bản nhất như ngôn ngữ, đồ vật, màu sắc,… đến những  kiến thức về các lĩnh vực trong cuộc sống như văn học, toán
học, lịch sử. Đặc biệt là những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta được tiếp thu những tri thức cơ bản về cuộc sống
trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học sinh cũng trang bị thêm cho mình những kiến thức thực tiễn, những kĩ năng
mềm cần thiết cho cuộc sống sau này. Tuy nhiên, 12 năm học trung học và phổ thông và những năm trên giảng đường đại học vẫn
là thời gian quan trọng nhất bởi đó là thời điểm chúng ta trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất mà mỗi người đều phải
biết trong xã hội ngày nay.

      Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình này là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết để từ đó có thể hiểu rõ hơn hoạt động và
giúp hoạt động này đạt được hiệu quả cao nhất.

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quá trình tích lũy kiến thức của
học sinh, sinh viên
    Quá trình học tập của mỗi học sinh là một quá trình dài, khó khăn và cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của
bản thân mỗi học sinh. Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh tích lũy
lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của
quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri
thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn.  Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài
kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy. Trong suốt 12 năm học, học sinh phải
thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi
lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước
nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh viên. Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên,
chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành
động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông. Và tại đây,
một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung
học hay phổ thông. Bởi đó không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên
cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ
các hoạt động trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới,
bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một công
việc. Cứ như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và
phát triển của mỗi con người, giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển.
Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
lượng-chất vào tìm hiểu về cách thức vận động của
quá trình tích lũy kiến thức của học sinh từ đó đưa ra
giải pháp nhằm khắc phục những điểm thiếu sót và
hạn chế của hiện tượng
      Quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, sinh viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội, của đất nước.
Bởi chính quá trình này tạo ra những con người có đủ năng lực để tiếp quản đất nước, đưa đất nước phát triển sánh vai với các
cường quốc năm châu. Vì vậy, mỗi học sinh, sinh viên cần phải có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về vấn để này, phải tích đủ lượng tới
giới hạn điểm nút thì mới được thực hiện bước nhảy, không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Hiện nay, kiểu học tín chỉ đã tạo
điều kiện cho những sinh viên cảm thấy mình đủ năng lực có thể đăng kí học vượt để ra trường sớm. Tuy nhiên cũng có không ít sinh
viên đăng kí học vượt nhưng không đủ khả năng để theo, dẫn đến hậu quả là phải thi lại chính những môn đã đăng kí học vượt. Điều
này cũng có nghĩa là các sinh viên đó chưa tích lũy đủ về lượng đến giới hạn điểm nút mà đã thực hiện bước nhảy, đi ngược lại với
quy luật lượng – chất, và hậu quả tất yếu là sự thất bại. Bên cạnh đó, thực trạng nền giáo dục của nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại
căn bệnh thành tích, đặc biệt là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Tức là học sinh chưa tích lũy đủ lượng cần thiết đã được tạo điều
kiện để thực hiện thành công bước nhảy, điều này đã khiến cho nền giáo dục của chúng ta có những người không có cả “chất” và
“lượng”, dẫn đến những vụ việc rất vô lí như học sinh đi học không viết nổi tên mình mà vẫn được lên lớp, chỉ vì nếu cho ở lại sẽ làm
ảnh hưởng đến thành tích phổ cập giáo dục của trường. Ví dụ như vụ việc vào tháng 10/2014, chị Hoàng Thị Thu (trú xóm Hồng
Tiến, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) không đồng ý con trai mình là Bảo Quân bị nhà trường “bắt ép” lên lớp 2. Phụ huynh
này đã xin cho con học lại lớp 1, vì cháu chưa thuộc hết bảng chữ cái. Các chữ O, A…, em cũng không biết. Tuy nhiên, yêu cầu cho
con học lại lớp 1 của chị Thu không được giáo viên chủ nhiệm chấp thuận, vì ảnh hưởng thành tích phổ cập giáo dục của nhà trường.
Đến gặp ban giám hiệu, chị cũng nhận được cái lắc đầu vì lý do tương tự. Như vậy, có thể khẳng định việc đốt cháy giai đoạn theo
khuynh hướng tả khuynh là một hành động sai lầm, tuy nhiên, sự bảo thủ, trì trệ theo khuynh hưởng hữu khuynh cũng như vậy. Nếu
lượng đã tích đủ, đạt đến điểm nút mà vẫn không thực hiện bước nhảy thì quan niệm phát triển cũng chỉ là sự tiến hóa đơn thuần về
lượng, không phải về chất, như thế thì sự vật sẽ không phát triển được. Bên cạnh đó, do hình thức bước nhảy của sự vật rất đa dạng,
phong phú nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy trong những điều kiện, lĩnh
vực cụ thể. Trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh không thể áp dụng hình thức bước nhảy đột biến, không thể có chuyện
học sinh mới đi học đã có thể tham gia kì thi tốt nghiệp, mà phải thực hiện bước nhảy dần dần: đó là vượt qua từng bài kiểm tra nhỏ,
rồi đến bài kiểm tra học kì và bài thi tốt nghiệp, có như vậy mới đúng với quy luật và đạt được hiệu quả.

      Như vậy, có thể thấy việc áp dụng đúng đắn quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất
và ngược lại vào các hoạt động trong đời sống là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh, sinh
viên. Bởi có như vậy hoạt động đó mới có hiệu quả, góp phần đào tạo ra những con người cú đủ cả chất và lượng để đưa đất nước
ngày một phát triển hơn.

You might also like