You are on page 1of 11

jajsjisjijjjasijdajisiajiaddaddsdasdaTheo chủ nghĩa Mac – Lênin thì quy luật lượng chất là một

trong ba quy luật cơ bản nhất của phạm trù triết học. Quy luật lượng chất tác động đến toàn
bộ quá trình hình thành, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội. Vạy
quy luật lượng chất làm rõ vấn đề gì là câu hỏi mà nhiều bạn đọc giả quan tâm. Tại bài viết
dưới đây của Luật Minh Khuê sẽ gửi đến bạn nội dung kiến thức lĩnh vực nêu trên. Hi vọng
bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn

Mục lục bài viết


 1. Những vấn đề lý luận của quy luật
 1.1 Khái niệm về lượng và chất
 1.1.1 Khái niệm về chất
 1.1.2 Đặc điểm của chất:
 1.1.3 Khái niệm về lượng:
 1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
 2. Ý nghĩa phương pháp luận
 3 Liên hệ thực tiễn
 3.1. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quá trình tích lũy kiến thức của
học sinh, sinh viên
 3.2. Vận dụng quy luật trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay.

QUÀ LƯU NIỆM

Cô gái 24 tuổi ở Hà Nội hóa tỉ phú nhờ giấu kĩ vật này dưới gối!
TÌM HIỂU THÊM

1. Những vấn đề lý luận của quy luật


1.1 Khái niệm về lượng và chất
1.1.1 Khái niệm về chất
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu
cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng. Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính cấu thành nó,
phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083đvC, nhiệt
độ sôi là 2880đvC…những thuộc tính này đã nói lên những chất riêng của đồng để phân biệt nó
với các kim loại khác.
1.1.2 Đặc điểm của chất:
- Chất mang tính khách quan: chất là cái vốn có, nằm bên trong sự vật hiện tượng không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chẳng hạn nước biển mặn tồn tại ở bên trong chứ
không phải do một lực lượng siêu nhiên, ý muốn chủ quan của con người mà có thể áp đặt được
nó.
- Chất là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, các yếu tố của sự vật.Thuộc tính là những tính
chất của sự vật, là cái vốn có của sự vật. Những thuộc tính của sự vật chỉ được bộc lộ ra bên
ngoài qua sự tác động qua lại của sự vật mang thuộc tính đó với các sự vật khác. Mỗi sự vật, hiện
tượng đều có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành
chất của sự vật, hiện tượng. Phụ thuộc vào những mối quan hệ cụ thể mà thuộc tính cơ bản và
không cơ bản mới được phân biệt rõ ràng. Chẳng hạn, trong mối quan hệ với động vật thì thuộc
tính cơ bản của con người là các thuộc tính có khả năng chế tạo, sử dụng công cụ, có tư duy còn
các thuộc tính không là thuộc tính cơ bản. Xong trong quan hệ giữa con người với con người thì
những thuộc tính như nhận dạng về dấu vân tay lại trở thành thuộc tính cơ bản.Mỗi sự vật hiện
tượng đều có quá trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn trong mỗi giai đoạn ấy nó lại có
chất riêng. Như vậy mỗi sự vật hiện tượng không phải chỉ có một chất mà rất có thể có nhiều
chất. Ví dụ: những mức độ trưởng thành của cá nhân một con người từ ấu thơ -> mầm non -> nhi
đồng -> thiếu niên -> thanh niên…mỗi giai đoạn đó là một chất.
-Chất thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng: khi nó chưa chuyển hóa thành sự
vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi. Chẳng hạn như, trạng thái của nước rắn,
lỏng, khí( chất), sự thay đổi về lượng của nhiệt độ từ 40-50đvC chưa làm cho trạng thái lỏng của
nước thay đổi.
1.1.3 Khái niệm về lượng:
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy
mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Biểu hiện của lượng
Lượng biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng tốc độ và nhịp
điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.Bên cạnh đó lượng còn biểu hiện ở kích thước
dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động
nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt. Ví dụ như đối với phân tử Carbon dioxide (CO2).
Lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức hai nguyên tử cacbon (C) và một nguyên tử oxi (O)
Đặc điểm của lượng
-Lượng mang tính khách quan vì lượng là một dạng biểu hiện của vật chất, chiếm một vị trí nhất
định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định.Trong sự vật hiện tượng có nhiều loại
lượng khác nhau như: có lượng là yếu tố quyết định bên trong, có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên
ngoài của sự vật, hiện tượng; sự vật hiện tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp
theo.
- Lượng có thể được xác định bằng các đơn vị đo lường cụ thể hoặc có thể nhận thức bằng con
đường trừu tượng và khái quát hóa. Trên thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi
những đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh sáng hay một phân tử bao gồm những nguyên
tử nào. Bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như
trình độ nhận thức của một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân,..

GIẢM CÂN AB
Khoa học đã tìm ra cách giảm cân không nước mắt cho người
lười
TÌM HIỂU THÊM

- Lượng thường xuyên biến đổi: Bản thân lượng không nói lên sự vật đó (số lượng nguyên tử
hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội hoặc chiều dài, chiều
rộng, chiều cao của sự vật) là gì, các thông số về lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi
cùng với sự vận động biến đổi của sự vật , đó là mặt không ổn định của sự vật.
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một
qua trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai phương diện đó điều tồn tại khách quan.
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật, hiện tượng chỉmang tính tương đối. Có
những tính quy định trong mối quan hệ này là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng.
>> Xem thêm: Ví dụ, ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất

1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng


Sự thống nhất giữa chất và lượng : Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa
mặt chất và mặt lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau, chúng tồn tại trong tính quy định lẫn
nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng có một loại chất tương ứng và ngược
lại.Ví dụ như tương ứng với cấu tạo H - 0 - H (cấu tạo liên kết nguyên tử hyđrô và 1 nguyên tử
ôxy) thì 1 phân tử nước (H20) được hình thành với tập hợp các tính chất cơ bản, khách quan, vốn
có của nó là: không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan muối, axít,…“Chất” và “lượng”
luôn thống nhất hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, tác động lẫn nhau một cách biện chứng.
Khi sự vật đang tồn tại, sự thống nhất giữa chất và lượng luôn ở trong một độ nhất định. Bất cứ
sự thay đổi nào về lượng cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi nhất định về “chất” của sự vật, hiện tượng.
Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất
và lượng. Khi sự vật vận động và phát triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay
đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập với nhau mà chúng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Khi lượng của sự vật, hiện tượng được tích lũy vượt quá giới hạn nhất định,
thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới thay thế chất cũ. Không giới hạn đó gọi là độ. Độ là phạm trù triết
học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn
bản chất của sự vật ấy. Có nghĩa là độ chỉ tính quy định, mối liện hệ thống nhất giữa chất và
lượng, độ là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất
của sự vật, hiện tượng. Ví dụ khi ta nung một thỏi thép ở trong lò, nhiệt độ của lò nung có thể lên
tới hàng nghìn độ song thỏi thép vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái lỏng. Khi
lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn
đó chính là điểm nút. Theo triết học Mác-Lênin, điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm
giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Chúng ta có thể
hiểu, điểm nút là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời. Lượng mới và chất
mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật đó, quá trình này
diễn ra liên tếp trong sự vật và vì vậy sự vật luôn phát triển chừng nào nó còn tồn tại. Sự vật tích
luỹ đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời. Bước nhảy là phạm trù triết
học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó
gây nên. Sự giới hạn về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn
đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển và là điểm khởi đầu
cho một giai đoạn mới. Có thể nói, trong quá trình phát triển của sự vật, sự gián đoạn là tiền đề
cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn. Để hiểu rõ hơn về cái khái
niệm ta cùng xét một ví dụ: Xét “nước” nguyên chất, trong điều kiện atmotphe ở trạng thái thể
lỏng (chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0°C đến 100°C (độ). Khi lượng nhiệt độ
biến thiên nằm ngoài khoảng giới hạn 0°C hoặc 100°C đó (điểm nút) thì tất yếu xảy ra quá trình
biến đổi trạng thái của nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc khí (bước nhảy). Như
vậy sự phát triển của bất cứ của sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích luỹ về lượng trong độ nhất
định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất. Song điểm nút của quá trình ấy không cố
định mà có thể có những thay đổi do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan quy
định.
Các hình thức cơ bản của bước nhảy:
+ Căn cứ vào thời gian thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật có thể chia thành bước nhẩy đột
biến và bước nhảy dần dần:
Bước nhảy đột biến: là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất
của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật. Ví dụ như khối lượng Uranium 235(Ur 235) được tăng
đến khối lượng tới hạn thì sẽ xảy ra vụ nổ nguyên tử trong chốc lát. Bước nhảy dần dần là bước
nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và
những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi.
Ví dụ quá trình cách mạng đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là một thời kỳ lâu dài qua nhiều bước nhảy dần dần.Vì là một quá trình phức tạp, trong đó có
cả sự tuần tự lẫn những bước nhảy diễn ra ở từng bộ phận của sự vật ấy.
+ Căn cứ vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục
bộ: Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành
sự vật. Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của từng mặt, những yếu tố riêng lẻ
của sự vật.
Ví dụ như trong hiện thực, các sự vật có thuộc tính đa dạng, phong phú nên muốn thực hiện bước
nhảy toàn bộ phải thông qua những bước nhảy cục bộ. Sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
đang diễn ra từng bước nhảy cục bộ để thực hiện bước nhảy toàn bộ, tức là chúng ta đang thực
hiện những bước nhảy cục bộ ở lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực xã hội và lĩnh vực
tinh thần xã hội để đi đến bước nhảy toàn bộ - xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất
nước ta.
Chất mới ra đời tác động trở lại lượng của sự vật:
Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động mà có sự tác động trở lại đối với lượng,
được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới
giữa chất và lượng. Sự tác động ấy thể hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình
độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn như, khi học sinh
vượt qua điểm nút là kỳ thi tốt nghiệp THPT, tức là thực hiện bước nhảy để trở thành sinh viên.
Trình độ văn hoá của học sinh đã cao hơn trước và sẽ tạo điều kiện cho họ thay đổi kết cấu, quy
mô, trình độ tri thức, giúp họ tiến lên trình độ cao hơn.

A+B

Nhờ mẹo này tôi đã giảm 15kg mỡ bụng, không cần ăn kiêng
khem khổ
TÌM HIỂU THÊM

Như vậy, không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất mà những thay đổi
về chất cũng đã dẫn đến những thay đổi về lượng. Từ những sự phân tích ở trên có thể rút ra kết
luận: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng
vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy;
chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng.Quá trình tác động đó diễn ra liên tục
làm cho sự vật không ngừng phát triển.

2. Ý nghĩa phương pháp luận


+ Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định
lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau do đó trong thức tiễn và nhận thức phải coi trọng
cả hai phương diện chất và lượng.
+ Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong điều kiện nhất định và ngược
lại do đó cần coi trọng quá trình tích lũy về lượng để làm thay đổi chất của sự vật đồng thời phát
huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng của sự vật.
+ Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy đến giới hạn điểm nút do
đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì trệ.
+ Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú do vậy cần vận dụng linh hoạt
các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt trong đời sống xã hội,
quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân
tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để
thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.

3 Liên hệ thực tiễn


3.1. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quá trình tích lũy kiến thức
của học sinh, sinh viên
Quá trình học tập của mỗi học sinh là một quá trình dài, khó khăn và cần sự cố gắng không biết
mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh. Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho
mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,…
thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ
và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang
một cấp học mới cao hơn.
Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và
việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy. Trong suốt 12 năm học, học sinh
phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh
trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi
đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng quan
trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh viên. Trong suốt 12 năm học
phổ thông, mỗi học sinh đều phải tích lũy đủ khối lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút
khác nhau, nhưng điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà học
sinh nào cũng muốn vượt qua đó là kì thi đại học. Vượt qua kì thi tốt nghiệp cấp 3 đã là một
điểm nút quan trọng, nhưng vượt qua được kì thi đại học lại còn là điểm nút quan trọng hơn, việc
vượt qua điểm nút này chứng tỏ học sinh đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy
vọt, mở ra một thời kì phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên.
Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động
trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh
viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ
thông. Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình
này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thông. Bởi đó không đơn
thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu,
tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ
các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được
một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất
trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một
công việc. Cứ như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự vận
động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, giúp con người ngày
càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển.

3.2. Vận dụng quy luật trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay.
Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học Lượng kiến thức ở bậc đại
học tăng lên đáng kể so với học ở bậc trung học phổ thông.
Ví dụ đơn giản, nếu ở cấp 3, một môn học kéo dài một năm thì ở đại học, một môn học sẽ chỉ
kéo dài khoảng 1 đến 2 tháng. Rõ ràng, lượng kiến thức tăng lên đáng kể sẽ mang đến những khó
khăn cho tân sinh viên. Không chỉ chênh lệch về lượng kiến thức mà còn có sự đa dạng về kiến
thức ở bậc đại học và trung học phổ thông. Không giống như phong cách học tập thụ động của
trường trung học, sinh viên đại học tham gia vào nhiều hoạt động nhóm, thuyết trình, hoạt động
ngoại khóa, v.v. Chính những thay đổi về lượng kiến thức, thời gian và cách học đã khiến nhiều
tân sinh viên khó thích nghi với môi trường học tập và giáo dục mới. Sự khác biệt lớn nhất giữa
trung học và đại học có lẽ là nhiệm vụ học tập. Việc lên lớp đối với bậc trung học chỉ là hoàn
thành các mục tiêu mà giáo viên đề ra nhưng đối với sinh viên Đại học, điều họ đang đối mặt
không chỉ là những nhiệm vụ đơn thuần trên lớp mà họ còn phải thực hiện các kì thực tập, phải
bắt đầu đặt ra mục tiêu cho tương lai của họ. Ngoài ra, khi lên Đại học, ý thức tự giác là yếu tố
quan trọng nhất, không còn sổ liên lạc hay họp phụ huynh như bậc trung học, tinh thần tự học sẽ
được phát huy rõ rệt. Có thể nới sự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học cũng giống như quá
trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà mỗi sinh viên cần phải thích nghi, thay đổi
nếp sống mới sao cho phù hợp với môi trường đại học để đạt được những thành tích cao trong
quá rình học tập và nghiên cứu của mình.
Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng cách tích
lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc
học tập của sinh viên cũng vậy. Để có một tầm bằng Cử nhân yêu cầu mỗi sinh viên cần phải tích
lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn học. Có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng,
điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy. Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh
viên phải biết từng bước tích lũy về lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo
quy luật.. Hàng ngày, sinh viên đều phải đến trường để học tập, tiếp thu những kiến thức mới.
Qua quá trình rèn luyện tích luỹ kiến thức của sinh viên trong 4 năm trên giảng đường, từ thầy cô
hay các kì thực tập( lượng)…và tốt nghiệp Đại học đạt kết quả cao, cầm tấm bằng Cử nhân, đảm
bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên ra trường làm việc. Nói cách khác chất đã thay đổi và biến
đổi sang chất mới.
Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực
Cuộc sống vẫn luôn vận hành và phát triển không ngừng theo thời gian, và con người cũng phải
chạy đua để theo kịp thời gian. Là một sinh viên, chúng ta cũng cần cải thiện bản thân phấn đấu
không ngừng nghỉ. Ai trong chúng ta sinh ra đều có sứ mệnh là sống và làm việc, thành công hay
không dựa trên sự nỗ lực của mỗi người. Chính vì vậy, việc tự học, tự nghiên cứu trau dồi kiến
thức của mỗi sinh viên là hết sức cần thiết. Trong đời sống con người, muốn có bất kì sự thay đỏi
về chất nào cũng đều phải có sự tích luỹ về lượng, dưới sự giúp đỡ nào của bất kì ai thì đều
không có sự biến đổi nào về chất. Như trong thi cử, sinh viên có thể gian lận để vượt qua kì thi ,
nhưng bản chất thì vẫn chưa sự tích luỹ nào để làm biến đổi về chất.
Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai
đoạn
Từ quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận trong việc học tập và rèn luyện của
sinh viên như sau: để có thể cầm được tấm bằng Cử nhân, sinh viên phải tích luỹ đủ số lượng các
tín chỉ môn học; để môn học có kết quả tốt, sinh viên phải tích luỹ đủ số lượng tiết của các môn
học. Có thể coi thời gian học là độ, các bài kiểm tra là các điểm nút và điểm số đạt yêu cầu là
bước nhảy. Khi kết quả thi (bước nhảy) đạt kết quả tốt phản ánh sự kết thúc môt giai đoạn tích
luỹ kiến thức trong quá trình học tập rèn luyện của sinh viên. Vì vậy, trong việc học tập và các
hoạt động học thuật khác, sinh viên phải từng bước tích luỹ kiến thức (lượng) để làm thay đổi kết
quả học tập (chất) theo quy luật. Trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên cần tránh tư
tưởng nhảy cấp. Nghĩa là sau khi hoàn thành kiến thức cơ bản, tức đã có sự biến đổi về chất thì
sinh viên mới có thể tiếp tục nghiên cứu những kiến thức khó hơn. Ví dụ như trước khi lên Đại
học sinh viên phải vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT trước, nếu không, tình trạng mất gốc sẽ xảy
ra. Hay trong quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên luôn bị xao nhãng bởi những chuyện
ngoài lề. Cho đến khi giai đoạn thi đến gần mới bắt đầu học lại từ đầu, đó là giai đoạn ôn thi chứ
không phải giai đoạn học lại kiến thức mới. Chính vì vậy, dù sinh viên có chăm học cũng không
thể đảm bảo đủ lượng kiến thức để vượt qua kì thi. Tóm lại, muốn tiếp thu được nhiều kiến thức
và có kết quả cao trong các kì thi, sinh viên phải học dần mỗi ngày, từ kiến thức cơ bản đến nâng
cao. Từ đó, sự biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất theo hướng tích cực
Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan
Để có thể bước ra ngoài xã hội khắc nghiệt, những sinh viên cần trang bị cho mình từ những điều
đơn giản nhất như kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ,… cho đến những kiến thức to lớn, thành tựu
trong cuộc sống về các lĩnh vực khoa học – nghệ thuật. Việc trải qua hơn 12 năm học tập là
khoảng thời gian bước đệm cho hành trình tích luỹ ấy. Không những thế, chúng ta vẫn phải tiếp
thu những kỹ năng mềm cho cuộc sống mai sau. Trong quá trình liên tục phấn đấu học tập
ấy,quá trình chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại được
thể hiện ở việc sinh viên tích luỹ kiến thức. Áp dụng quy luật lượng chất, sinh viên liên tục phấn
đấu học tập, tìm kiếm những thông tin, mang về những “lượng” tốt, có cơ sở và đầy đủ. Từ đó,
làm biến đổi “chất” tốt hơn, tạo nên các thành tích, thành tựu tương ứng cho sự nỗ lực ấy. Ở
trường Đại học, ngoài các bài giảng trên lớp, sinh viên còn tự tìm tòi, nghiên cứu ở thư viện, giáo
trình, luận văn, luận án, thầ cô, bạn bè,… tích luỹ và học hỏi những kĩ năng mềm thiết yếu cho
mai sau. Được tự do sáng tạo và trau dồi những “lượng” ở mức tối ưu nhất, sinh viên luôn đạt
được những thứ “chất” lượng nhất: tấm bằng cử nhân, những học bổng,… và tự tin bước ra đời.
Cứ như vậy, quá trình chuyển đổi giữa chất lượng liên tục diễn ra không ngừng nghỉ trong sự
phát triển, liên tục phấn đấu không ngừng ở mỗi sinh viên, giúp họ tự tin vững bước trong hành
trang cuộc đời mình. Khi ấy, nhiệm vụ của sinh viên là khai phá hết tiềm năng tri thức, kho dữ
liệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp tục mở rộng con đường khoa học – nghệ thuật, tránh bị tư
tưởng bảo thủ và chủ quan nghĩ rằng mình đã làm hết sức có thể.
Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên
Đầu tiên, trong sự vận động và phát triển phải biết tích luỹ về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất;
không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ. Quá trình học tập phải được tích luỹ từ từ,
đầy đủ kiến thức, hoàn thiện kỹ năng; không được bỏ qua kiến thức cơ bản. Việc bỏ bước trong
tích luỹ sẽ dẫn đến sự không hoàn thiện về độ, việc thực hiện bước nhảy sẽ không thành công và
không thể hình thành chất mới. Ví dụ, nếu bạn hỏng kiến thức cơ bản ở bậc tiểu học, bạn sẽ
không thể thực hiện bước nhảy để được học ở cấp trung học. Nếu bạn cố thực hiện bước nhảy,
tức là bạn vượt qua điểm nút một cách ép buộc, chất mới được hình thành nhưng nó không là vận
dụng theo quy luật lượng – chất. Những sự thay đổi về chất do thực hiện bước nhảy gây nên chỉ
xảy ra khi lượng đã thay đổi đến nút, độ được hoàn thiện từ sự tích luỹ đầy đủ về chất. Bên cạnh,
dù rằng sự phát triển và vận động của sự vật, hiện tượng là việc liên tục thực hiện các bước nhảy,
bạn phải chú ý đến độ trong quá trình thay đổi của lượng, không vội vàng mà bỏ bước. Tư tưởng
bảo thủ ngăn bạn không dám vượt qua điểm nút. Như là một kỳ thi học sinh giỏi, mặc dù bạn có
đủ kiến thức được tích luỹ để tham gia kỳ thi, nhưng lại không đủ tự tin để thực hiện bước nhảy,
thì quá trình tích luỹ đó chỉ được xem là tích luỹ về lượng mà không có sự thay đổi về chất. Bạn
phải nhận thức được mối liên kết giữa các yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng để lựa chọn phương
pháp tích luỹ phù hợp, đẩy nhanh tiến độ tích luỹ, kèm theo chất lượng của độ. Vận dụng được
mối liên kết đó sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất, quy luật của chất, nâng cao chất lượng của độ

You might also like