You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN


Môn: Triết học Mác – Lênin

ĐỀ TÀI:
CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI CÁ NHÂN

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mai Lan


Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Giang
Mã sinh viên: 11217624
Lớp: LLNL1105(221)_10

Hà Nội - 2022
MỤC LỤC
I. BA QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT. ......... 1
1. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại ................................................................................................................. 1
1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 1
1.2. Nội dung quy luật ................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của phương pháp luận .............................................................. 4
2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập ................................ 4
2.1. Mâu thuẫn............................................................................................... 4
2.2. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập ................................... 6
2.3. Nội dung quy luật ................................................................................... 7
2.4. Ý nghĩa phương pháp luận ..................................................................... 7
3. Quy luật phủ định của phủ định ................................................................... 7
3.1. Các khái niệm ......................................................................................... 7
3.2. Nội dung quy luật ................................................................................... 9
3.3. Ý nghĩa phương pháp luận ..................................................................... 9
II. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI CÁ NHÂN ............................... 10
I. BA QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT.

Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp
đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các yếu tố, các thuộc tính bên trong sự vật, hiện
tượng, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau

Việc phân loại quy luật là cần thiết để nhận thức và vận dụng của hiệu quả các
quy luật vào hoạt động thức tiễn của con người. Nếu căn cứ vào mức độ của tính
phổ biến, quy luật được chia thành: quy luật riêng, quy luật chung và quy luật phổ
biến. Nếu căn cứ vào lĩnh vực tác động để phân loại thì các quy luật được chia
thành ba nhóm lớn: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật tư duy

1. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại

Vị trí, vai trò của quy luật: Quy luật lượng – chất chỉ ra cách thức vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng

1.1. Một số khái niệm

a, Chất:

Chất là một phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính tạo thành nó, giúp phân biệt nó
với sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ: Nước có tính chất là không màu, không mùi, không vị,…những thuộc
tính này nói lên chất riêng của nước, phân biệt nó với các chất lỏng khác

Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Trong
đó, chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Vì thế,
khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó sẽ thay đổi. Chất của sự vật
không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành sự vật mà còn bởi
cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó.

1
Ví dụ: Than và kim cương cùng cấu tạo từ cacbon nhưng khác nhau về phương
thức liên kết giữa các phân tử cacbon nên chất khác nhau (kim cương thì cứng còn
than thì mềm)

b, Lượng

Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, biểu thị con số các thuộc tính, các
yếu tố cấu thành, đại lượng, tốc độ vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Lớp TMDT 63 có 61 sinh viên, dân số Việt Nam ~ 97 triệu người.

Bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái
quát như trình độ nhận thức tri của một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp
của một công dân,...

*Sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận thức về sự vật, hiện
tượng chỉ có tính tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất
nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng. Ví dụ: số lượng sinh viên đạt loại giỏi
của một lớp sẽ quy định chất lượng học tập của lớp đó.

c, Độ

Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn
nhau giữa chất và lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật hiện tượng mà trong đó, sự
thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất.

Ví dụ: Khoảng nhiệt độ từ 0 tới 100 độ C là “độ” của nước ở thể lỏng

d, Điểm nút

Điểm nút là phạm trù triết học chỉ những giới hạn mà tại đó sự thay đổi về
lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự vật

Ví dụ: 0⁰C và 100⁰C (ở 2 nhiệt độ này, nước sẽ thay đổi thành thể rắn hoặc khí)

2
e, Bước nhảy

Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của
sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Bước nhảy là sự kết thúc một
giai đoạn vận động phát triển, đồng thời khởi đầu cho giai đoạn vận động phát triển
mới tiếp theo, là sự gián đoạn trong quá trình vận động phát triển liên tục của sự vật
hiện tượng. Ví dụ: sự chuyển hóa từ học sinh THPT thành sinh viên đại học

Các hình thức của bước nhảy:

- Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy: bước nhảy toàn bộ và bước
nhảy cục bộ

- Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy: bước nhảy đột biến/tức thời và bước
nhảy dần dần

1.2. Nội dung quy luật

Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, trong đó chất tương
đối ổn định, lượng thường xuyên biến đổi. Sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá
giới hạn của độ, đạt đến điểm nút sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất của sự vật
thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng
(kết cấu, qui mô, trình độ, nhịp điệu)

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá
trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Khi lượng thay đổi tất
yếu sẽ làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại, khi chất thay đổi sẽ
tạo nên sự biến đổi mới của lượng của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Sinh viên tích lũy một lượng kiến thức đủ mới trở thành cử nhân. Trong
đó: lượng là lượng kiến thức phải đạt được, chất là sinh viên. Độ là khoảng thời
gian từ năm 1 đến năm 4, còn điểm nút chính là năm 1 và năm 4, bước nhảy là từ
sinh viên lên cử nhân. Lúc này, chất mới là cử nhân. Chất mới hình thành quay lại

3
tác động vào lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành
động của mỗi cử nhân, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một sinh viên.

1.3. Ý nghĩa của phương pháp luận

Lượng và chất có mối quan hệ biện chứng (qui định, tác động, chuyển hóa lẫn
nhau) vì thế phải coi trọng cả sự thay đổi về chất lẫn về lượng. Trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng
để có thể làm thay đổi về chất: đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới
theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.

Bước nhảy làm cho chất mới thay thế chất cũ, là tất yếu của sự vận động phát
triển. Song sự thay đổi về chất nó chỉ diễn ra khi lượng đã thay đổi đến điểm nút.
Chính vì vậy, trong hoạt động thực tiễn, muốn tạo ra được bước nhảy thì phải quan
tâm đến việc tích lũy về lượng và khi lượng thay đổi đến điểm nút thì phải thực
hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự phát triển. Chính vì vậy, cần chống
lại tư tưởng nóng vội, chủ quan, cũng như cần chống lại tư tưởng bảo thủ, thụ động
không dám thực hiện bước nhảy.

Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy; trong
lĩnh vực xã hội phải chú ý đến điều kiện chủ quan. Phải nhận thức được phương
thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng để lựa chọn phương pháp
phù hợp.

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan
trọng nhất – hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật vạch ra nguồn gốc,
động lực của sự vận động, phát triển.

2.1. Mâu thuẫn

a, Khái niệm

Mâu thuẫn là sự liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối
lập của một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
4
Trong đó:

• Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng
vận động trái ngược nhau và làm nên chỉnh thể một sự vật hiện tượng. Hai
mặt đối lập có mối quan hệ biện chứng với nhau hình thành mâu thuẫn biện
chứng (đồng hóa và dị hóa, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết, điện tích âm
và điện tích dương).

• Mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan trong tư duy, là nguồn gốc, động
lực phát triển của nhận thức.

b, Tính chất của mâu thuẫn

- Mâu thuẫn là nguồn gốc, là cái vốn có của sự vận động phát triển và có tính khách
quan, phổ biến vì tồn tại ở mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình
trong tất cả các lĩnh vực (tự nhiên, xã hội và tư duy).

- Tính đa dạng, phức tạp: Mâu thuẫn trong mỗi sự vật và trong các lĩnh vực khác
nhau cũng khác nhau. Trong mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một mâu
thuẫn mà có nhiều mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn và mỗi mặt của mâu thuẫn lại có đặc
điểm, có vai trò tác động khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật.

c, Các loại mâu thuẫn

- Mâu thuẫn cơ bản – mẫu thuẫn không cơ bản

VD: Trong khách quan quan điểm lên CNXH ở nước ta, mâu thuẫn cơ bản là mâu
thuẫn về con đường đi lên Chủ nghĩa tư bản hay Chủ nghĩa xã hội; mẫu thuẫn
không cơ bản là mâu thuẫn về xác lập văn hóa tương lai: văn hóa XHCN hay văn
hóa hiện tượng.

- Mâu thuẫn chủ yếu - mâu thuẫn thứ yếu

VD: Ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn chủ yếu là Nhật, Pháp và nhân dân ta; mâu
thuẫn thứ yếu là địa chủ và nông dân.

5
- Mâu thuẫn bên trong – mâu thuẫn bên ngoài

VD: mâu thuẫn trong nhân dân Ukraine về việc tiếp tục thân Nga hay gia nhập EU
và mâu thuẫn bên ngoài giữa Nga và Ukraine

- Mâu thuẫn đối kháng – mâu thuẫn không đối kháng

VD: Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô (đối kháng); mâu thuẫn giữa lao động trí óc
với lao động chân tay (không đối kháng).

2.2. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

a, Thống nhất giữa các mặt đối lập

- Thứ nhất, các mặt đối lập ràng buộc và quy định lẫn nhau, làm điều kiện, tiền đề
tồn tại cho nhau.

- Thứ hai, giữa hai mặt đối lập có trạng thái cân bằng, tác động ngang nhau thể hiện
sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.

- Thứ ba, giữa hai mặt đối lập có những yếu tố đồng nhất, giống nhau, tương đồng
nhau.

Ví dụ: Trong hoạt động kinh tế thì sản xuất và tiêu dùng phát triển theo những
chiều hướng trái ngược với nhau. Sản xuất chính là việc tạo ra của cải vật chất,
sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Còn tiêu dùng là
mục đích cuối cùng của việc sản xuất, tất cả những sản phẩm được sản xuất ra đều
cần có người tiêu dùng.

b, Đấu tranh giữa các mặt đối lập

- Là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối
lập.

- Là tuyệt đối, vì nó diễn ra thường xuyên, liên tục, trong tất cả quá trình vận động,
phát triển của sự vật; ngay trong sự thống nhất của các mặt đối lập cũng hàm chứa
những nhân tố phá vỡ sự thống nhất đó. Vì vậy, thống nhất của các mặt đối lập là
tương đối.
6
VD: Trong xã hội phong kiến, khi mẫu thuẫn của hai giai cấp thống trị và bị trị lên
tới đỉnh điểm thì xã hội phong kiến sụp đổ, hình thành nên xã hội tư bản và trong
xã hội tư bản lại tiếp tục hình thành nên những mặt đối lập mới đó là giai cấp vô
sản và tư sản.

2.3. Nội dung quy luật

Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập
tạo thành mâu thuẫn trong bản thân mình. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung
đột với nhau gay gắt và trong những điều kiện nhất định, mâu thuẫn được giải
quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, và quá trình tác động,
chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn
vận động và phát triển. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt
đối lập chứ không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn.

2.4. Ý nghĩa phương pháp luận

Mâu thuẫn là khách quan, phổ biến nên nhận thức mâu thuẫn là cần thiết và
phải khách quan. Không nên sợ mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn.

Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp; xem xét
vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa
chúng, tránh rập khuôn, máy móc…

Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối
lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ.

3. Quy luật phủ định của phủ định

Quy luật phủ định của phủ định nói lên khuynh hướng phát triển cơ bản, phổ
biến của sự vật, hiện tượng

3.1. Các khái niệm

a, Phủ định: là sự bác bỏ, thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng
khác trong quá trình vận động và phát triển. Phủ định là quá trình tất yếu trong vận
động và phát triển của sự vật.
7
VD: Trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự
phủ định đối với xe đạp, xe ô tô là sự phủ định đối với xe máy.

b, Phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt
khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ
định. Phủ định biện chứng là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra
đời của cái mới thay thế cái cũ.

Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định
nằm ngay trong bản thân sự vật. Nguyên nhân đó chính là kết quả giải quyết những
mâu thuẫn bên trong sự vật.

Phủ định biện chứng có tính kế thừa vì nó là kết quả của sự phát triển tự thân
của sự vật nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ
có thể ra đời trên nền tảng cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc
hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích
cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực.

Phủ định biện chứng có tính phổ biến vì nó tồn tại ở mọi sự vật, mọi lĩnh vực.

c, Phủ định của phủ định

Phủ định của phủ định thể hiện chu kỳ của sự phát triển của sự vật là do mâu
thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và
chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và
phủ định. Phủ định của phủ định là sự kết thúc một chu kỳ vận động, phát triển và
là điểm xuất phát của một chu kỳ vận động, phát triển mới.

Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với
mình. Sự phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này
đối lập với cái được sinh ra ở lần phủ định thứ nhất. Nó dường như lập lại cái ban
đầu nhưng nó được bổ sung nhiều nhân tố mới cao hơn, tích cực hơn. Số lượng các

8
lần phủ định trong một chu kỳ phát triển có thể nhiều hơn hai lần, tùy theo tính chất
của quá trình phát triển cụ thể

VD: Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng) → Phủ định lần 1
tạo ra cây lúa → Phủ định lần 2, cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.

3.2. Nội dung quy luật

Sự phát triển của sự vật hiện tượng không diễn ra theo một đường thẳng, mà
theo đường “xoáy ốc"; là quá trình phủ định của phủ định. Trong đó, cái mới ra đời
thay thế cái cũ. Hết mỗi một chu kỳ, sự vật lặp lại dường như cái ban đầu nhưng ở
trình độ mới cao hơn

Sở dĩ nói “theo hình xoáy ốc” vì “hình xoáy ốc” đã biểu đạt được các đặc trưng
của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở
lại và tính chất tiến lên của sự phát triển. Mỗi vòng mới của đường “xoáy ốc” thể
hiện trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời dường như quay lại cái đã qua,
lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tân của sự phát
triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp lên cao.

3.3. Ý nghĩa phương pháp luận

Khuynh hướng vận động chung của sự vật hiện tượng là phát triển (cái mới tất
yếu thay thế cái cũ trên cơ sở loại bỏ và kế thừa), vì thế, chúng ta cần đề cao tính
tích cực của nhân tố chủ quan, ủng hộ đấu tranh cho cái mới, cái tiến bộ. Chúng ta
phải chủ động phát hiện, bồi dưỡng, thúc đẩy cái mới.

Cái mới nhất định sẽ xuất hiện từ cái cũ nhưng ta không được phủ sạch cãi cũ.
Phủ định mang tính kế thừa, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải kế thừa
những yếu tố tích cực. Kế thừa phát triển những tinh hoa văn hoá của dân tộc và
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những tư tưởng
lỗi thời mang tính bảo thủ.

9
Sự phát triển không diễn ra theo một đường thẳng, mà theo "đường xoáy ốc"
với một quá trình diễn ra quanh co, phức tạp. Do đó, chúng ta không nên nóng vội,
duy ý chí trong việc phát triển cái mới.

II. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI CÁ NHÂN


Sinh viên được coi là một bộ phận ưu tú của xã hội vì đã được sàng lọc qua kì
thi tuyển sinh quốc gia, đồng thời đây cũng là lực lượng lao động nòng cốt trong
tương lai đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Cuộc
sống ở môi trường đại học làm nảy sinh ở họ những nhu cầu như tìm hiểu, mở rộng
kiến thức, nhu cầu tự học, tự đào tạo… ngày càng phong phú theo định hướng nghề
nghiệp trong quá trình học. Triết học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành
thế giới quan, phương pháp luận, nhân sinh quan, hệ thống giá trị văn hóa nhân văn
cho sinh viên, nó như “la bàn” giúp họ định hướng tính tích cực xã hội và chính trị
của mình vào mục đích xây dựng, sáng tạo.
Đầu tiên, triết học Mác – Lênin trong trường đại học nhằm góp phần hình thành
thế giới quan khoa học trong nhân cách sinh viên. Đó chính là thế giới quan duy vật
biện chứng - nền tảng để sinh viên nhận thức và tiếp thu những nguyên lý, quy luật
khác. Triết học giúp ta xem xét sự vật, hiện tượng luôn trong trạng thái chuyển
động và có mối liên hệ với nhau. Bên cạnh đó, triết học đem đến cho cá nhân em
những khái niệm, phạm trù, quan điểm, quy luật, giúp em khám phá nhiều mặt của
sự vật, hiện tượng từ đó có thể hành động một cách đúng đắn, tránh mắc sai lầm
không đáng có. Ví dụ như là luôn luôn nỗ lực, cố gắng hoàn thiện bản thân, không
bao giờ được phép đầu hàng trước những khó khăn vất vả và rèn luyện cho mình
tinh thần bền vững trước những thay đổi của xã hội.
Triết học còn góp phần xây dựng nhân sinh quan, giúp cá nhân em biết tiếp thu
có chọn lọc những tiến bộ về văn hóa, kinh tế, xã hội nhưng không được đánh mất
bản sắc là thứ tạo nên sự khác biệt, tạo nên chất riêng của mỗi người. Qua các buổi
thuyết trình của các nhóm trên lớp, em được nâng cao thêm năng lực tư duy phản
10
biện qua các cuộc tranh luận và khả năng đặt câu hỏi, phát hiện vấn đề và đưa ra
quan điểm cá nhân để được góp ý và hoàn thiện.
Hơn thế nữa, triết học Mác – Lênin giúp loại bỏ những suy nghĩ chủ quan, tiêu
cực, sống và học tập hết khả năng, không phí thời gian vào những trò vô bổ. Cuộc
sống tự lập khi không có bố mẹ bên cạnh đòi hỏi sinh viên chúng ta phải lập ra
những quy tắc cho riêng bản thân để giữ vững lập trường của mình trước những
cạm bẫy trước mắt như: tránh tụ tập nhậu nhẹt hàng quán, không vì lười biếng mà
cúp học, chưa hoàn thành bài tập mà đã lên giường đi ngủ, bỏ học đi chơi, không
nên chạy theo những xa hoa vật chất mà đánh mất bản thân, không vì những công
việc sinh ra lợi ích tức thời mà bỏ bê việc học, đặt ra quyết tâm phải tốt nghiệp ra
trường loại giỏi trở lên bằng cách lập ra thời gian biểu cụ thể với một phương pháp
học đúng đắn. Ý chí quyết tâm này sẽ thôi thúc ta học tập để đạt được mục tiêu. Và
nên học theo tinh thần câu nói của Lênin: “Học, học nữa, học mãi”.
Tuy nhiên những tri thức tiếp thu từ sách vở là chưa đủ, xã hội luôn đòi hỏi ở
lực lượng lao động vốn kỹ năng sống nhất định. Muốn như vậy thì không chỉ lúc
nào cũng cắm cúi học mà ta nên tham gia các hoạt động xã hội như tham gia các
câu lạc bộ, công việc tình nguyện, các cuộc thi học thuật,…Ở đây ta sẽ gặp được
nhiều người với nhiều tính cách khác nhau, trình độ khác nhau, được kết bạn giao
lưu học hỏi lẫn nhau. Cuộc sống không chỉ có học và học mà còn có những mối
quan hệ xung quanh, sẽ thật đáng tiếc nếu như cuộc đời sinh viên không có những
kỉ niệm vui vẻ được học tập và chơi đùa với bạn bè.
Cuối cùng, triết học giúp em hiểu được khi giải thích các hiện tượng xã hội cần
tính đến điều kiện vật chất lẫn yếu tố tinh thần, điều kiện khách quan và yếu tố chủ
quan. Ví dụ như khi đăng ký học phần, ta cần tính đến năng lực học của bản thân,
điều kiện tài chính gia đình, cân nhắc quỹ thời gian, không đăng ký một cách tràn
lan với mục đích tốt nghiệp sớm tránh trường hợp học theo không kịp, dẫn đến hao
phí tiền bạc, thời gian, công sức mà kết quả lại không như mong muốn.

11

You might also like