You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

______________

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI: Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận
động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Anh (Chị) hãy vận
dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.

TÊN SINH VIÊN: LÊ THỊ THANH VÂN


LỚP: LM001
MSSV: 31221025619
1. Cơ sở lý thuyết.
Phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện
tượng trong thế giới được thể hiện cụ thể qua quy luật thứ nhất trong ba quy
luật cơ bản của phép biện chứng duy vật đó là:
Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại.
a. Vai trò/ vị trí của quy luật:
 Chỉ ra cách thức chung nhất của sự vật, hiện tượng trong vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng. Đó là sự tích luỹ về lượng đến khi
đạt đến điểm nút, sau đó thực hiện bước nhảy để biến đổi về chất.
b. Nội dung quy luật:
 Khái niệm chất:“ là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định
khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ
của các thuộc tính, yếu tố cấu thành nó và làm cho sự vật, hiện tượng
là nó mà không phải sự vật, hiện tượng khác. Nếu chất thay đổi thì sự
vật cũng thay đổi”
Ví dụ: khi nước từ thể lỏng đông đá ở 0độ C thì lúc này thể lỏng hay rắn là các
chất của nước trong quá trình của nó.
Phân tính khái niệm chất
- Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật,
hiện tượng.
- Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tồn tại và phát triển qua nhiều.
giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện về chất khác nhau.
- Một sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất mà có thể có nhiều chất.
- Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Trong đó có
thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản nhưng chỉ những thuộc tính
cơ bản mới tạo thành chất của sự vật. Tuy nhiên việc phân chia thuộc tính
cơ bản và không cơ bản này chỉ mang tính tương đối.
- Chất của sự vật, hiện tượng không những được quy định bởi những yếu tố
tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành,
nghĩa là bởi kết cấu của sự vật.
 Khái niệm lượng: là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy
định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ,
nhịp độ,… của các quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng.
Ví dụ: có thể nói lượng của một học sinh vừa đậu cấp ba là toàn bộ kiến thức
mà người đó tích luỹ được từ mẫu giáo, cấp một và cấp hai.
Phân tích khái niệm về lượng
- Điểm cơ bản của lượng là tính thường xuyên biến đổi( có thể tăng hoặc
giảm số lượng)
- Lượng cũng mang tính quy định khách quan: sự vật, hiện tượng nào
cũng có lượng, lượng là một dạng của vật chất chiếm một vị trí nhất định
trong không gian và tồn tại trong một thời gian nhất định.
- Sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau, có lượng diễn đạt
bằng con số chính xác, có lượng chỉ nhận thức bằng khả năng trừu tượng
hoá…
Mối quan hệ biện chứng lượng-chất:
- Mỗi sự vật, hiện tượng đều có sự thống nhất giữa hai mặt chất và
lượng, hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một
cách biện chứng( chất nào lượng nấy)
- Lượng là mặt thường xuyên biến đổi còn chất là mặt tương đối ổn
định, lượng đổi trong một giới hạn nhất định chưa làm cho chất đổi,
khoảng giới hạn đó gọi là độ.
- Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự
thay đổi về chất, giới hạn đó chính là điểm nút
- Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi
là bước nhảy.
- Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất
mới tác động tới lượng làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp
điệu của sự vận động và phát triển của sự vật. Quá trình tác động
biện chứng này diễn ra liên tục tạo thành cách thức cơ bản, phổ
biến của sự vân động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế
giới.
Ý nghĩa phương pháp luận
- Nhận thức toàn diện về sự vật.
- Tích luỹ về lượng để có những thay đổi tích cực về chất.
- Khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh và bảo thủ hữu khuynh.
- Tích cực thúc đẩy quá trình chuyển hoá.

2. Vận dụng vào thực tiễn.


Từ việc phân tích và làm rõ lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức
vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, dễ dàng nhận
thấy trong bất kì hoàn cảnh nào thì sự phát triển của mọi vật đều chứa đựng
quy luật lượng chất này cả. Và để chứng mình quy luật cơ bản này của phép
biện chứng duy vật hoàn toàn gắn bó chặt chẽ với thực tiễn chứ không hề khô
khan, xa lạ, em xin được liên hệ với quá trình học tập của bản thân và từ đó rút
ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận như sau:
- Việc chuyển từ học phổ thông sang đại học cũng được coi là một sự biến đổi
về chất. Khi còn học ở Trung học phổ thông, chất của ta lúc này còn là học
sinh và lượng là toàn bộ kiến thức ta tích luỹ được trong những năm tháng đi
học ở phổ thông( cấp 1,2,3). Và lượng kiến thức này chưa đủ hoặc do ta chưa
thực hiện bước nhảy nên không thể biến đổi thành chất mới, vì thế lúc này ta
vẫn còn là học sinh; khoảng giới hạn này chính là độ. Sau một thời gian dài
học tập, tích luỹ kiến thức của toàn bộ chương trình, ôn tập và nắm vững tất cả
kiến thức ở phổ thông, ta sẽ tiến hành kì thi đại học. Kì thi này chính là bước
nhảy và thời điểm diễn ra kì thi chính là điểm nút. Nếu ta vượt qua được kì thi
Đại học( bước nhảy) này thì ta sẽ trở thành các tân sinh viên đại học và lúc này
đã có sự biến chuyển về chất mới là” sinh viên”. Còn những ai ôn tập chưa đủ
sâu sắc hay chưa tích luỹ đủ kiến thức( lượng) thì sẽ không thể vượt qua kì thi(
thực hiện bước nhảy) và sẽ không có sự biến đổi nào về chất diễn ra. Họ sẽ
phải mất thêm thời gian để tích luỹ” lượng” và thi vào năm sau.
* sự khác nhau giữa phổ thông và đại học
Trải qua 2 tháng học tập tại UEH, em nhận ra so với so với học ở bậc phổ
thông thì khối lượng kiến thức ở cấp Đại học đã tăng lên đáng kể. Chẳng hạn,
ở phổ thông thì các môn học sẽ kéo dài suốt một học kì(3-4 tháng). Trong khi
ở đại học một môn chỉ kéo dài 9 buổi học( 2 tháng), vì vậy mà lượng kiến thức
nặng và mới sẽ khiến các tân sinh viên gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó,
ngoài việc học tập trên lớp thì ở cấp Đại học còn là sân chơi và giao lưu của
sinh viên thông qua rất nhiều các hoạt động khác của đoàn, hội và các câu lạc
bộ,… Tất cả chính là những minh hoạ tiêu biểu cho mối quan hệ biện chứng
của lượng-chất:” Khi chất mới ra đời tác động trở lại tới luọng, làm xuất hiện
sự thay đổi mới về lượng của sự vật”. Nhưng chính nhờ những thay đổi đó đã
kích thích em ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân theo hướng tích cực
hơn như: học cách xây dựng những thói quen mới khi sống tự lập xa gia đình,
thay đổi phương pháp học tập phù hợp hơn với cấp học ở Đại học, biết phân bổ
thời gian hợp lý,…
* Từng bước tích luỹ về lượng để có sự thay đổi tích cực về chất
Quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng luôn vận hành không
ngừng nghỉ và liên tục có sự tích luỹ về lượng, thực hiện bước nhảy và biến
đổi chất mới. Bởi vậy mà sau khi trở thành tân sinh viên Đại học, để có thể
thực hiện bước nhảy tiếp theo, em cần phải trải qua 4 năm học tập và rèn luyện
ở trường Đại học; tiếp thu thêm kiến thức, kinh nghiệm từ thầy cô, bạn bè; tích
luỹ đủ số tín chỉ của các môn học… và tốt nghiệp Đại học loại giỏi cùng với
trình độ chuyên môn cao. Lúc này bản thân đã có sự thay đổi và biến đổi sang
chất mới.
* Trong quá trình học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó,
tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn
Trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình, em luôn tự nhắc nhở bản thân
cần trách khuynh hướng tả khuynh, tức là tư tưởng nôn nóng, khi chưa đạt
điểm nút đã thực hiện bước nhảy. Cần học và nghiên cứu những kiến thức cơ
bản trước để có sự biến đổi nhất định về chất, khi đó trình độ cũng như kĩ năng
được nâng cao thì mới có thể tiếp thu những kiến thức chuyên sâu và phức tạp
hơn.
* Tiếp tục phấn đấu học tập và rèn luyện, trách tư tưởng chủ quan
Khi đã đổ vào Đại học, sinh viên sẽ được tiếp cận với những tri thức cao hơn,
sâu hơn. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi,… để mai sau
có thể đóng góp có sự phải triển của xã hội, tránh tư tưởng chủ quan, thoả mãn
với những gì mình có. Thế giới luôn vận động và phát triển theo cách riêng của
nó, vì thế mà bản thân em vẫn cố gắng nổ lực từng ngày để trở nên hoàn thiện
hơn bằng cách liên tục biến đổi chất mới trong quá trình phát triển của bản
thân. Và việc không ngừng nổ lực thúc đẩy quá trình chuyển hoá đó không
những có ý nghĩa với mỗi cá nhân mà còn góp phần vào quá trình vận động và
phát triển của xã hội.
Tóm lại: việc vận dụng quy luật chuyển hoá lượng-chất của phép biện chứng
duy vật trong triết học Mác-Lênin có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn trong
quá trình phát triển của bản thân em nói riêng và mọi quá trình phát triển của
sự vật, hiện tượng trong thế giới nói chung. Từ việc nhận thức về quy luật này,
chúng ta cần phải biết cách vận dụng hợp lý và sáng tạo nó vào thực tiễn đời
sống, từ nhỏ hơn là chính bản thân mỗi chúng ta hay lớn hơn là sự phát triển
của toàn Quốc gia, dân tộc.

You might also like