You are on page 1of 11

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


TÀI CHÍNH - MARKETING
BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Ngày nộp: 31/12/2021
Họ tên sinh viên: Thái Thị Yến Linh

Mã số sinh viên : 2121013759

Mã lớp học phần: 2111101113415

Bài làm gồm: 10 trang

Điểm CB chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:

Câu 1: Mọi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất của hai mặt chất và lượng.
Để hiểu được nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này chỉ ra
nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động và phát triển, trước hết cần phải nắm
vững cái khái niệm về lượng và chất.
- Khái niệm:
+ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chất là khái niệm
dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự
thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho
sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác.
VD: Trái thanh long có hình bầu dục, màu xanh khi chưa chín và có màu đỏ
khi chín, xung quang có nhiều tua màu xanh, bên trong thịt thì có nhiều hạt đen
li ti…, những thuộc tính này nói lên những chất riêng của trái thanh long, để
phân biệt nó với các trái cây khác. Hay mỗi người khi sinh ra đều sẽ có dấu vân
tay riêng biệt của bản thân để phân biệt với người khác.

2121013759_Thái Thị Yến Linh_ Bài thu hoạch kết thúc học phần Triết Học Mác - Lênin
2

+ Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện
tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các
thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động
và phát triển của sự vật, hiện tượng.
VD: Có những lượng ta có thể đo đếm dược chính xác như trọng lượng cơ
thể hay chiều cao của một con người.
- Nội dung của quy luật lượng – chất
+ Mối quan hệ giữa các khái niệm cấu thành quy luật cho ta thấy, mỗi sự
vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng; khi sự vật
hiện tượng đang tồn tại chúng tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế. Chất
và lượng thống nhất với nhau ở một độ; ở phạm vi độ đó, chất và lượng đã tác
động lẫn nhau làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng. Quá
trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm; khi lượng
thay đổi đến giới hạn nhất định (đến độ) sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất.
* Độ dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất
với lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi về
lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa
chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
* Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ
phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất
mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy.
* Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về
chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước
ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng.
+ Sự vật, hiện tượng mới xuất hiện là do bước nhảy được thực hiện;
trong sự vật, hiện tượng mới đó lượng lại biến đổi, đến điểm nút mới, lại xảy ra
bước nhảy mới. Cứ như thế, sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra, lúc thì
biến đổi tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo nên một đường dài thay
thế nhau vô tận sự vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới.

2121013759_Thái Thị Yến Linh_ Bài thu hoạch kết thúc học phần Triết Học Mác - Lênin
3

+ Chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên có sự biến đổi. Lượng
biến đổi, mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ độ cũ, làm cho chất mới hình thành với
lượng mới; lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến độ nào đó lại phá vỡ chất cũ
đang kìm hãm nó. Quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất tạo
nên sự vận động liên tục và không dừng lại. Tuy nhiên, hai mặt đó không tách
rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng.
+ Tóm lại, nội dung quy luật lượng chất là bất cứ một sự vật, hiện tượng
nào cũng đều vận động và phát triển liên tục, không ngừng nghỉ. Biến đổi về
lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, tạo nên chất mới.
Rồi tiếp tục chất mới đó lại bắt đầu biến đổi về lượng. Như vậy, sự thay đổi về
lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả là sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự
vật, hiện tượng mới ra đời.
- Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng
thành những thay đổi về chất và ngược lại có thề rút ra các kết luận có ý nghĩa
phương pháp luận sau đây:
+ Thứ nhất, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra
bằng cách tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện
bước nhảy để chuyển về chất. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn, con người phải biết từng bước tích luỹ về lượng để có biến đổi về
chất theo quy luật, không được nôn nóng, hấp tấp cũng như không được bảo
thủ. Giống như ông cha ta từng có câu “tích tiểu thành đại” có nghĩa là tích trữ
gom góp một cái gì đó nhỏ nhặt, bình thường để tạo nên một thứ lớn hơn, vĩ đại
hơn. Ta thấy trong xã hội có những người được khen là vĩ đại là vì họ làm được
những việc cao siêu to lớn chăng? Thật ra cái vĩ đại đó là sự tổng hợp tích góp
của những việc làm bình thường của họ trong cuộc sống hằng ngày. Qua đây ý
nghĩa phương pháp luận này dạy chúng ta cách từ tốn, giúp chúng ta tránh được
tư tưỡng chủ quan, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn nhanh chóng thực
hiện những bước nhảy liên tục.
+ Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu

2121013759_Thái Thị Yến Linh_ Bài thu hoạch kết thúc học phần Triết Học Mác - Lênin
4

cầu khách quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng; sẽ xảy ra tư tưởng bảo
thủ, trì trệ, ngại khó, ngại khổ khi đã tích đủ về lượng nhưng không dám thực
hiện bước nhảy để chuyển về chất; ngược lại, xảy ra tư tưởng nôn nóng thường
biểu hiện ở chỗ không chú ý thỏa đáng đến sự tích luỹ về lượng mà cho rằng,
sự phát triển của sự vật, hiện tượng chỉ là những bước nhảy liên tục. Chẳng hạn
trong việc đăng kí tín chỉ có một số bạn mong muốn ra trường sớm có việc làm
kiếm ra tiền nên đã đăng kí học vượt với quá nhiều tín chỉ trong một học kì
nhưng năng lực bản thân còn hạn chế, kết quả dẫn đến học không nổi thi rớt và
phải học lại. Do vậy, cần khắc phục cả hai biểu hiện trên.
+ Thứ ba, trong hoạt động con người còn phải biết vận dụng linh hoạt
các hình thức của bước nhảy, không những cần xác định quy mô và nhịp điệu
bước nhảy một cách khách quan, khoa học, chống giáo điều, rập khuôn, mà còn
phải có quyết tâm và nghị lực để thực hiện bước nhảy khi điều kiện đã chín
muồi, chủ động nắm bắt thời cơ thực hiện kịp thời bước nhảy khi điều kiện cho
phép, chuyển thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng.
Sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách
quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều
kiện cụ thể hay quan hệ cụ.
+ Thứ tư, quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn
phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện
tượng; do đó, phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương
thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng. Trên cơ sở hiểu
biết đúng đắn về gen, con người có thể tác động vào phương thức liên kết giữa
các nhân tố tạo thành gen làm cho gen biến đổi. Trong một tập thể cơ chế quản
lý, lãnh đạo và quan hệ giữa các thành viên trong tập thể ấy thay đổi có tính
chất toàn bộ thì rất có thể sẽ làm cho tập thể đó vững mạnh.
- Từ những ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật thay đổi về lượng
dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại có thể vận dụng vào cuộc sống và việc
học tập như sau: Là sinh viên năm nhất thì chắc rằng phải trải qua quá trình
học tập ở các bậc học phổ thông kéo dài trong suốt 12 năm. Trong 12 năm ngồi
2121013759_Thái Thị Yến Linh_ Bài thu hoạch kết thúc học phần Triết Học Mác - Lênin
5

trên ghế nhà trường, thì lượng kiến thức mà tôi tiếp thu được là không ít và
phải trải qua các giai đoạn có thể bị áp lực để lĩnh hội được chúng. Bên cạnh
đó, tôi tự trang bị cho mình những kĩ năng, những hiểu biết riêng về cuộc sống,
về tự nhiên, xã hội. Quá trình tích lũy về lượng (tri thức) là cả một quá trình
dài, đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà hơn thế là từ
chính sự nỗ lực và khả năng của bản thân người học. Quy luật lượng chất thể
hiện ở chỗ tích lũy cho mình một khối lượng kiến thức nhất định qua từng bài
học trên lớp cũng như trong việc giải bài tập ở nhà. Việc tích lũy kiến thức sẽ
được đánh giá qua các kì, trước hết là các kì thi học kì và sau đó là kì thi tốt
nghiệp. Việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết sẽ giúp tôi vượt qua các kì
thi và chuyển sang một giai đoạn học mới. Như vậy, có thể thấy rằng, trong quá
trình học tập, rèn luyện thì quá trình học tập tích lũy kiến thức chính là độ, các
kì thi chính là điểm nút, việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy làm cho
việc tiếp thu tri thức của tôi bước sang giai đoạn mới, tức là có sự thay đổi về
chất. Trong suốt 12 năm học phổ thông, tôi phải tích lũy đủ khối lượng kiến
thức và vượt qua những điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan trọng nhất,
đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà tôi muốn vượt qua đó là kì thi đại
học. Vượt qua kì thi tốt nghiệp cấp 3 đã là một điểm nút quan trọng, nhưng
vượt qua được kì thi đại học lại còn là điểm nút quan trọng hơn, việc vượt qua
điểm nút này chứng tỏ tôi đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy
vọt, mở ra một thời kì phát triển mới của lượng và chất.
Câu 2:
 Từ quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử ta thấy giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng
- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của xã hội.
- Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp
thành của văn hóa tinh thần của xã hội.

2121013759_Thái Thị Yến Linh_ Bài thu hoạch kết thúc học phần Triết Học Mác - Lênin
6

* Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội . Quan điểm này được rút ra từ
quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau,
vật chất thì quyết định ý thức.
+ Ý thức xã hội là sự phản ảnh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã
hội.
+ Tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội ấy. Tồn tại xã hội quyết định nội
dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng vận động, sự biến đổi và sự phát triển của
hình thái ý thức xã hội.
+ Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi, thì những
tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học,
đạo đức, văn hóa, nghệ thuật (tức ý thức xã hội)… sớm muộn sẽ biến đổi
theo.Nhưng không có nghĩa tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội thay đổi
liền, có cái thay đổi sớm, có cái thay đổi muộn hơn.
* Tuy ý thức xã hội là sự phản ảnh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại
xã hội nhưng ý thức xã hội không thụ động mà có tính độc lập tương đối. Tính
độc lập tương đối đó biểu hiện ở những điểm sau đây:
+ Ý thức xã hội thường bảo thủ, lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội: Lịch sử
cho thấy rằng, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, thậm chí đã mất rất lâu nhưng ý
thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập tương đối này
biểu hiện rõ nhất ở các khía cạnh khác nhau của tâm lý xã hội như truyền thống,
thói quen và nhất là tập quán. V.I.Lênin đã từng nói rằng, “sức mạnh của tập
quán ở hàng triệu và hàng chục triệu người là một sức mạnh ghê gớm nhất”.
Trong xã hội mới vẫn còn tồn tại nhiều hiện tượng ý thức có nguồn gốc sâu xa
trong xã hội cũ như lối sống ăn bám, lười lao động, tệ tham nhũng…Vậy nguyên
nhân nào làm cho ý thức xã hội thường lạ hậu hơn tồn tại xã hội? Có 3 nguyên
nhân sau:
 Thứ nhất, do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực
tiễn của con người nên tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh, ý thức xã hội
không phản ứng kịp nên lạc hậu. Hiện nay thời đại 4.0 đang phát triển nhưng
không phải ai cũng hiểu rõ và theo kịp.
2121013759_Thái Thị Yến Linh_ Bài thu hoạch kết thúc học phần Triết Học Mác - Lênin
7

 Thứ hai, do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do
cả tính bảo thủ của hình thái ý thức xã hội. Hơn nữa, những điều kiện tồn tại xã
hội mới cũng chưa đủ để làm cho những thói quen, tập quán và truyền thống cũ
hoàn toàn mất đi. Hủ tục trọng nam khinh nữ từ xã hội cũ đến giờ vẫn còn một
số gia đình giữ hủ tục đó vì cho rằng có con trai nối dõng tông đường, con trai
sẽ có tài hơn con gái…
 Thứ ba, ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn
người, của các giai cấp nào đó trong xã hội. Vì để bảo vệ và duy trì quyền lợi
ích của các tập đoàn hay giai cấp lạc hậu, họ thường níu kéo, bám giữ các tư
tưởng lạc hậu chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã hội.
Vì vậy, trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng
cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động
phá hoại của những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xoá bỏ những
tàn dư ý thức cũ, đồng thời ra sức phát huy những truyền thống tư tưởng tốt
đẹp.
+ Một bộ phận của ý thức xã hội có khả năng đi trước tồn tại xã hội: Triết
học Mác thừa nhận rằng ý thức xã hội thường lạc hậu tồn tại xã hội nhưng cũng
có thể vượt qua tồn tại xã hội. Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của
con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát
triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo
hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết
những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội
đặt ra. Chẳng hạn, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật giúp con người
chinh phục không gian và tiên đoán được những sự việc sẽ xảy ra trong tương
lai: dự báo thời tiết, các hiện tượng thiên nhiên.
Vì vậy, trong thời đại chúng ta, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn đang là thế
giới quan và phương pháp luận chung nhất cho sự nhận thức và cho công cuộc
cải tạo hiện thực.

2121013759_Thái Thị Yến Linh_ Bài thu hoạch kết thúc học phần Triết Học Mác - Lênin
8

+ Ý thức xã hội có tính kế thừa: Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của
xã hội loài người cho thấy rằng, những quan điểm lý luận không tự dưng có mà
là dựa trên cơ sở kế thừa những tiền đề đã có từ những giai đoạn trước.
VD: 1/Nước Pháp thế kỷ XVIII có nền kinh tế phát triển kém nước Anh,
nhưng tư tưởng thì lại tiên tiến hơn nước Anh. So với Anh, Pháp thì nước Đức ở
nửa đầu thế kỷ XIX lạc hậu về kinh tế, nhưng đã đứng ở trình độ cao hơn về
triết học. Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn với
tính chất giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý
thức khác nhau của các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di
sản tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại.
2/ Những công cụ lao động hiện nay (dao, máy cày…) không phải tự
nhiên có mà là do kế thừa và phát huy thành tựu của giai đoạn trước.
Như vậy, quan điểm của triết học Mác - Lênin về tính kế thừa của ý thức
xã hội có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa tinh thần của dân
tộc ta hiện nay.
+ Các hình thái ý thức xã hội có tác động biện chứng nhau: Các hình thái
ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo những cách khác nhau, có vai trò
khác nhau trong xã hội và trong đời sống của con người. Tuy vai trò của các
hình thái không giống nhau nhưng chúng vẫn có sự tác động qua lại với nhau.
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho ở mỗi hình thái ý
thức có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực
tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất.
VD: Ở Hy Lạp cổ đại, triết học và nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt to lớn;
còn ở Tây Âu trung cổ thì tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt tinh thần
xã hội như triết học, đạo đức, nghệ thuật, chính trị, pháp quyền.
+ Ý thức xã hội tác động lại tồn tại xã hội: Tồn tại xã hội chịu sự tác động
trở lại của ý thức xã hội là một biểu hiện khác của tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy
tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ quan điểm duy vật
tầm thường, hay chủ nghĩa duy vật kinh tế phủ nhận tác dụng tích cực của ý
2121013759_Thái Thị Yến Linh_ Bài thu hoạch kết thúc học phần Triết Học Mác - Lênin
9

thức xã hội trong đời sống xã hội. Như Ph.Ăngghen viết: “Sự phát triển của
chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật...đều dựa trên cơ sở
phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh
hưởng đến cơ sở kinh tế. Vấn đề hoàn toàn không phải là chỉ có hoàn cảnh kinh
tế mới là nguyên nhân, chỉ có nó là tích cực, còn tất cả những cái còn lại đều
chỉ là hậu quả thụ động”. Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình
thái ý thức xã hội mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào:
 Những điều kiện lịch sử cụ thể.
 Tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh.
 Vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng.
 Mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã
hội.
 Mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng.
Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển của ý thức xã
hội và của đời sống tinh thần xã hội nói chung. Nó bác bỏ mọi quan điểm siêu
hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
 Qua những quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội, ta rút ra được ý nghĩa phương pháp luận cơ bản của quy luật này là:
- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng
của đời sống xã hội. Vì vậy công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Thay đổi tồn tại xã hội cũ là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã
hội cũ.
- Mặt khác, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã
hội mới tất yếu dẫn đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã
hội mà ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội, với những điều
kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại
xã hội.

2121013759_Thái Thị Yến Linh_ Bài thu hoạch kết thúc học phần Triết Học Mác - Lênin
10

- Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn
hoá, phát huy vai trò tác động tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối với quá
trình phát triển kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong công việc
xây dựng văn hoá, xây dựng con người mới.
- Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của xã
hội chủ nghĩa trên cơ sở cải tại triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nong
truyền thống và xác lập, phát triển được một phương thức sản xuất trên cơ sở
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
 Ý nghĩa phương pháp luận trên ta có thể vận dụng vào thực tiễn của bản
thân như sau: Cuộc sống hiện đại ta phải biết tiến tới những ý thức xã hội mới,
xoá bỏ đi những tồn tại xã hội cũ. Trao dồi kiến thức cho bản thân để ngăn chặn,
xoá bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, gây hại; duy trì, phát triển những nét
đẹp truyền thống của quê hương, đất nước.

TÀI LIỆU KHAM KHẢO


https://luatduonggia.vn/quy-luat-chuyen-hoa-luong-chat/?
fbclid=IwAR0AenYSJiPJoVOHwTODdtMHqh2N6zFHnvHpSc8K5JbqQLEKA
T1kXMcdys8
https://thichhohap.com/chu-nghia-mac-lenin/cau-6-noi-dung-y-nghia-quy-luat-
luong-va-chat.html
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ha-noi/accounting/123doc-
phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-ton-tai-xa-hoi-va-y-thuc-xa-hoi-ppt/
2121013759_Thái Thị Yến Linh_ Bài thu hoạch kết thúc học phần Triết Học Mác - Lênin
11

9700188
https://toploigiai.vn/phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-ton-tai-xa-hoi-va-y-
thuc-xa-hoi-y-nghia-phuong-phap-luan

2121013759_Thái Thị Yến Linh_ Bài thu hoạch kết thúc học phần Triết Học Mác - Lênin

You might also like