You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN TRIẾT HỌC

Dành cho lớp K48 ISB _ sáng thứ 3

- Họ tên: Truong Nguyen Thanh Truc


- MSSV: 31221026148 - STT: 60

Câu 1: Phân tích cơ sở lý luận và các yêu cầu của nguyên tắc phát triển của chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Vận dụng nguyên tắc này vào hoạt động nhận thức và
thực tiễn của bản thân.

- Cơ sở lý luận:
+ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác.

+ Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lênin là một phạm trù được quyết định với
phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc
con người và có sự cải biến và sáng tạo.

+ Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện
chứng. Đặc trưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện
tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và
hiện tượng khác. Chủ nghĩa duy vật biện chứng gồm các nguyên tắc: khách quan, toàn
diện, phát triển và lịch sử. Trong đó, nguyên tắc phát triển là điều kiện cần thiết cho mọi
nhận thức khoa họ

+ Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển.

+ Nguyên lý phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định mọi sự vật, hiện
tượng luôn nằm trong quá trình vận động, biến đổi, phát triển không ngừng

+ Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ thấp kém đến hoàn thiện hơn, từ
chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Phát triển là một dạng vận 1 động nhưng không
1
phải tất cả mọi vận động đều là phát triển. Bởi lẽ, phát triển thể hiện khuynh hướng tiến
lên cái cao cấp hơn.

+ Quan điểm biện chứng coi sự phát triển là sự vận động đi lên, thông qua bước nhảy;
sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế; nguồn gốc bên trong
của sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng.
Các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại trong sự vận động, phát triển và chuyển hoá
không ngừng. Cơ sở của sự vận động đó là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng và mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong mỗi sự vật, hiện tượng. Các quá trình phát
triển đều có tính khách quan, tính phổ biế n và tính đa da ̣ng, phong phú

- Yêu cầu:

1. Nguyên tắc phát triển yêu cầu khi xem xét đối tượng phải đặt nó trong trạng thái vận
động, biến đổi, chuyển hoá để không chỉ thấy trạng thái hiện tại mà còn thấy khuynh
hướng phát triển của nó trong tương lai. Để làm điều đó, trước hết phải nhận thức được
nguồn gốc, động lực cơ bản của phát triển là mâu thuẫn.

2. Phải biết nhận thức sự phát triển là một giai đoạn không ngừng nghỉ, từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện, sự phát triển là sự tiến lên
theo hình xoắn ốc, đôi khi có những khó khăn, tuy nhiên chúng ta cần nỗ lực để dẹp bỏ
những vật cản đó để tiếp tục phát triển lên bước cao hơn trên cơ sở của cái cũ. Nhận thức
cụ thể những đặc điểm, tính chất đặc trưng của mỗi giai đoạn để có phương pháp, đối
sách phù hợp cho sự phát triển; không áp dụng bừa bãi những phương pháp chung mà
người khác đã làm, phải xem xét cho phù hợp với tình huống của bản thân và linh hoạt
theo hướng tích cực

3. Biết nhạy cảm với thời thế, thực tiễn cuộc sống, phát hiện ra những chỗ cần phát
triển, hoàn thiện để bắt tay vào công cuộc đổi mới; tạo điều kiện thuận lợi để cái mới
được phát triển và lớn mạnh; không bảo thủ, trì trệ để tránh mất đi cơ hội được tận dụng
và phát triển những cái mới hoàn thiện hơn.

4. Không ngừng thay thế cái cũ bằng cái mới. Cần phải duy trì những yếu tố tích cực từ
cái cũ và phát triển sáng tạo cho phù hợp với điều kiện mới, môi trường mới

- Vận dụng: Việc vận dụng lý luận duy vật biện chứng vào cuộc sống là rất quan trọng.
Đứng trước các vấn đề khó khăn, cần lựa chọn hợp lý các phương pháp, cách giải quyết,
em vận dụng các nguyên lý này để giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất. Ngay từ khi
2
bước vào ngưỡng cửa đại học, một môi trường hoàn toàn khác so với cấp 3, em phải mất
một khoảng thời gian mới thích nghi được. So với chương trình trung học phổ thông thì
lượng kiến thức đại học tăng lên một cách đáng kể. Nếu ở cấp 3, một môn học một học kỳ
sẽ học từ 2-3 chương thì lên đại học có những môn sẽ học một chương trong vỏn vẹn một
buổi học, vì vậy lượng kiến thức trung bình trong một buổi học thường rất nhiều. Có thể
nói đó là cú sốc đầu tiên em phải đối mặt trong khoảng thời gian mới chập chững bước
vào môi trường đại học. Tuy nhiên, dần dần em đã nhận thức được vấn đề và thay đổi tư
duy của bản thân. Sự vật trên thế giới này luôn không ngừng vận động. Vì vậy, mỗi ngày
đến sẽ là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội để em thay đổi và hoàn thiện, phát
triển bản thân. Em cần phải nhìn nhận quá trình em tiến từ phổ thông lên đại học là một
quá trình tích lũy kiến thức hằng ngày. Mỗi ngày yêu cầu cho bản thân sẽ được nâng cao
dần dần và em cần phải có những phương pháp học tập, cách quản lý thời gian, quản lý
bản thân hợp lý hơn để phù hợp với sự phát triển của môi trường. Em cần phải tạo cho
mình những phương pháp học phù hợp với bản thân cũng như môi trường đại học hơn, ví
dụ: nghiên cứu bài giảng trước khi đến lên thay vì chỉ đến lớp ngồi thụ động nghe giảng
như cấp 3.Môi trường đại học đòi hỏi việc tự học là yếu tố tiên quyết nên em dành nhiều
thời gian hơn cho việc tự học, thay đổi suy nghĩ rằng chỉ cần nghe giảng trên lớp là đủ.
Ngoài ra, nhìn nhận bản thân là người dễ tiếp thu những kiến thức thực tế hơn là những
kiến thức trừu tượng, lý thuyết, em thường sẽ tự đưa ra những ví dụ thực tế cho những
kiến thức theo em là khó hiểu trong sách. Từ đó, bản thân sẽ có cái nhìn sâu hơn về những
kiến thức mà sách muốn truyền tải.

Câu 2: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Vận dụng mối
quan hệ này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

- Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng:

+ Cái riêng và cái chung tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Cái chung là cái
bộ phận, cái riêng là cái toàn thể

+ Chỉ cái riêng (đối tượng, quá trình, hiện tượng riêng) mới tồn tại độc lập. Cái chung
và cái đơn nhất đều không tồn tại độc lập bên ngoài cái riêng mà chỉ tồn và quan hệ với tư
các
là hai mặt đối lập thống nhất biện chứng với nhau: giữa cái chung và cái đơn nhất của cái
riêng đó luôn tác động liên hệ và trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển
hoá lẫn nhau: cái chung thành cái đơn nhất và ngược lại.

3
+ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của
mình. Điều đó có nghĩa là cái chung thực sự tồn tại, nhưng nó chỉ tồn tại trong cái riêng,
thông qua cái riêng chứ không tồn tại biệt lập, lơ lửng ở đâu đó bên cạnh cái riêng, ngoài
cái riêng

+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung, bất cứ cái riêng nào cũng
bao hàm cái chung. Điều này có nghĩa là cái riêng tồn tại độc lập, nhưng sự tồn tại độc lập
đó không phải hoàn toàn cô lập với cái khác. Ngược lại, bất cứ cái riêng nào nằm trong
mối liên hệ dẫn tới cái chung và bất cứ cái riêng nào cũng bao hàm trong nó cái chung.

+ Cái chung là một bộ phận của cái riêng, còn cái riêng là cái toàn bộ, nó không gia
nhập hết vào cái chung. Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung vì ngoài những
đặc điểm, thuộc tính chung được lặp lại ở các sự vật khác ra thì bất cứ cái riêng nào cũng
còn chứa đựng những cái đơn nhất, tức là những mặt, những thuộc tính,... chỉ có ở nó và
không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất nào khác, những đặc điểm riêng phong
phú đó không gia nhập hết vào cái chung. Cái chung phản ánh những thuộc tính, những
mối liên hệ bản chất tất nhiên, lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng riêng lẻ, những thuộc tính
chung ấy chỉ là bộ phận của cái riêng nhưng lại sâu sắc hơn cái riêng, vì nó gắn liền với
cái bản chất chung của cả một tập hợp những cái riêng, nó quy định phương hướng tồn tại
và phát triển của cái riêng đó.

+ Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau trong quá trình phát triển của
sự vật. Sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới
ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại, sự chuyển hoá từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu
hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.

- Vận dụng: Công cuộc đổi mới của nước ta ngày nay cần vận dụng hiệu quả và linh hoạt
mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng để đạt được mục đích chung cao nhất.
Công cuộc đổi mới của nước ta bắt đầu từ những năm 85 với chính sách Đổi mới kinh tế.

Từ đó đến nay nước ta đã chuyển từ nền kinh tế công nghiệp hoá và trồng trọt quy mô
nhỏ sang nền kinh tế thị trường hướng xuất khẩu. Quá trình xuất nhập khẩu đều sẽ bám
sát theo quy luật cung cầu của thị trường cũng như không điều chỉnh để nâng cao chất
lượng sản phẩm. Mục tiêu là làm sao để đạt hiệu quả tối ưu cho cả người mua hàng và
người bán hàng. Tất cả các mặt hàng xuất nhập khẩu đều cần đầu vào và đầu ra hiệu quả
chất lượng. Ví dụ như xuất khẩu trái cây, mục tiêu cuối cùng vẫn là đảm bảo đầu ra cho
thị trường nông sản trong nước và tạo ra lợi nhuận cho nông dân.

4
Do đó, bản chất của xuất khẩu trái cây phải đảm bảo được các tiêu chuẩn để thị trường
được xuất khẩu sang tiêu thụ nhiều, ví dụ độ an toàn (không thuốc trừ sâu, thuốc tăng
trưởng,...), độ chín, khối lượng, hình dáng. Vì vậy, muố n nắ m đươc̣ cái chung thì cầ n phải
xuấ t phát từ những cái riêng bởi cái chung không tồ n ta ̣i trừu tươṇ g ngoài những cái riêng.
Cầ n phải nhận thức cái chung để vận du ̣ng vào cái riêng trong hoa ̣t động nhận thức và
thực tiễn. Không nhận thức đươc̣ cái chung thì trong thực tiễn khi giải quyế t mỗi cái
riêng, mỗi trường hơp̣ cu ̣ thể sẽ nhấ t đinh
̣ vấ p phải những sai lầ m, mấ t phưong hướng.
Cu ̣ thể là, trong thực tiễn, trong từng trường hơp̣ cu ̣ thể mà ta có những phương pháp phù
hơp̣ để giải quyế t. Ví dụ trong quá trình đổi mới văn hoá xã hội, văn hoá nghệ thuật dân
gian dần bị giới trẻ lãng quên. Trong trường hợp đó, các cơ quan chức năng cần tạo điều
kiện và động lực cho các nghệ sĩ và nhà sáng tạo để phát triển tài năng, vừa duy trì văn
hoá truyền thống vừa phát triển văn hoá hiện đại tiệm cận quốc tế. Một số phương pháp
có thể làm là hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện, cơ hội biểu diễn, khuyến khích hợp tác và
giao lưu nghệ thuật cả trong nước và 5 quốc tế.

Trong những điề u kiện nhấ t đinh ̣ cái đơn nhấ t có thể chuyể n hóa thành cái chung và
ngươc̣ la ̣i. Vì vậy, trong hoa ̣t động thực tiễn muố n xác đinh ̣ đươc̣ đâu là cái chung đâu là
cái đơn nhấ t phải đặt nó trong một quan hệ xác đinh. ̣ Có thể và cầ n phải ta ̣o điề u kiện
thuận lơị để cái đơn nhấ t có lơị cho con người trở thành cái chung và cái chung bấ t lơị trở
thành cái đơn nhấ t. Ví dụ loại hình nghệ thuật ca Huế ngày xưa từng là thú chơi tao nhã
của các hoàng thân và quan chức trong triều đình Huế ngày xưa, chỉ dành cho hoàng tộc
và vua chúa. Ngày nay khi thời đại, thể chế thay đổi, ca Huế được biểu diễn cho tất cả
những người có nhu cầu để thu hút khách du lịch và đem lại thu nhập cho những người
biểu diễn.

You might also like