You are on page 1of 5

Câu 4: Nguyên lý về sự phát triển,ý nghĩa phương pháp luận

-Xét theo quan điểm biện chứng về sự pt cho rằng pt là 1 quá trình tích lũy dần
dần về mặt lượng dẫn tới sự biển đổi về chất của sự vật. Nguồn gốc của sự phát
triển là mâu thuẫn khách quan vốn có của bản thân sự vật
-Khái niệm: Pt chỉ sự vận động đi lên của sv từ trình độ thấp đến trình độ cao,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Khi xem xét sv,ht thì phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và
phát triển
 Bất kỳ 1 sv,ht nào cũng đều luôn luôn vận động và pt
 Mà quá trình pt này k phải bao giờ cũng đi lên thẳng đứng mà nó pt theo
hình xoắn ốc,sự vđ và pt này cần có thời gian và quá trình hẳn hoi
VD: tôi muốn nấu ăn ngon thì tôi phải học nấu ăn và thực hành nấu ăn nhưng sẽ
không nấu ăn ngon liền, phải cần có qtrinh học 1 tg, nấu nướng nhiều thì tôi
mới tích lũy đủ kinh nghiệm thì tôi mới có thể nấu ăn ngon được

-Tính chất của sự pt


+ Tính khách quan: biểu hiện trong nguồn gốc của sự vđ và pt. Đó là quá trình
bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn bên
trong của sự vật hiện tượng. Nguồn gốc quy định sự PT của sv là mâu thuẫn
khách quan vốn có của sv, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người.
Sự PT của sv cũng tuân theo quy luật khách quan.

VD: em bé trong bụng mẹ theo thời gian sẽ phát triển từ phôi thai thành hình
dáng con người đó là thuộc tính vốn có.

+Tính phổ biến: Diễn ra trong mọi lĩnh vực, diễn ra trong mọi sv hiện tượng và
trong mọi giai đoạn vận động từ tự nhiên,xã hội, tư duy...

VD: trong giới tự nhiên: đó là sự phát triển từ thế giới vật chất vô cơ đến hữu
cơ;từ vật chât chưa có năng lực sự sống đến sự phát sinh các cơ thể sống và tiến
hoá dần lên các cơ thể có cơ cấu sự sống phức tạp hơn - sự tiến hoá của các
giống loài làm phát sinh các giống loài thực vật và động vật mới đến mức có
thể làm phát sinh loài người với các hình thức tổ chức xã hội từ đơn giản đến
trình độ tổ chức cao hơn; cùng với quá trình đó cũng là quá trình không ngừng
phát triển nhận thức của con người từ thấp đến cao...

+Tính kế thừa: Sự pt tạo ra cái mới trên cơ sở chọn lọc, kế thừa và giữ lại những
gì hợp lý từ cái cũ nhưng đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc
hậu của cái cũ
VD: từ nv được thăng chức lên làm sếp, khi đó tôi vừa pt lên 1 tầm cao mới
nhưng tôi không bỏ lại những kiến thức, kinh nghiệm ưu điểm khi tôi còn là nv,
tôi phải chọn lọc, giữ lại những gì tốt đẹp, còn tư duy lạc hậu, những cái không
tốt thì tôi loại bỏ nó.

+Tính đa dạng, phong phú:


- Sv hiện tượng khác nhau thì sự PT diễn ra khác nhau
- Tồn tại trong không gian và thời gian khác nhau thì sự PT khác nhau. Sự PT
do những nhân tố bên trong quyết định và chịu ảnh hưởng của nhân tố bên
ngoài. Khi không gian và thời gian thay đổi thì nhân tố bên ngoài sẽ thay đổi.
chúng có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự PT của sv, hoặc làm thay đổi chiều
hướng PT của sv,
- Sự PT diễn ra theo đường thẳng, có thụt lùi tạm thời tương đối vì: Sự PT đánh
dấu sự ra đời cái mới. Tuy nhiên, khi cái mới ra đời còn non yếu, chưa đủ sức
chiến thắng cái cũ đang là cái phổ biến, sự Pt tạm thời là khó khăn trắc trở
nhưng cái mới đại diện cho tiến bộ hợp quy luật nên tự tìm hình thức mới phù
hợp cho nó và dần mạnh lên chiến thắng cái cũ, tạo ra sự PT đi lên của sv.

VD: + giới hữu cơ: sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường
+ Xã hội: năng lực chinh phục tự nhiên cải tạo xã hội ngày càng lớn của con
người
+ Tư duy: năng lực nhận thức ngày càng đúng đắn ,toàn diện,sâu sắc hơn

Ý nghĩa phương pháp luận


+ Muốn phản ánh đúng hiện thực phải có quan điểm pt, nghiên cứu sv phải xem
xét nó trong trạng thái vđ biến đổi không ngừng, chứ không phải cố định bất
biến.Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự pt và chủ động
thúc đẩy sự pt
+ Quan điểm pt đối lập với quan điểm bảo thủ, định kiến, tuyệt đối hóa một sv
trong một hoàn cảnh nhất định
+ Không chỉ nắm bắt sv ở hiện tại mà còn phải nhìn thấy xu hướng vđ tương lai
của nó, cả những bước thụt lùi quanh co phức tạp

Câu 5: Cái riêng, cái chung

- Cái riêng chỉ sv hiện tượng, quá trình riêng lẻ tồn tại như 1 chỉnh thể độc lập
với sv hiện tượng khác .
- Cái chung chỉ mặt, thuộc tính, đặc điểm, tính chất giống nhau tồn tại ở nhiều
sv hiện tượng hay tồn tại ở cái riêng.
- Cái đơn nhất chỉ những đặc điểm thuộc tính chỉ tồn tại ở sv hiện tượng này mà
không lặp lại ở sv hiện tượng khác.
- Lưu ý: cái chung và cái đơn nhất chỉ mang tính tương đối. Trong MLH này là
cái chung nhưng trong MLH khác lại là cái đơn nhất.
- Cái riêng và cái chung thì cái cái riêng rộng hơn, bao hàm trong nó cái chung
và cái đơn nhất.

VD: 2 bạn nam A và B


Bạn A là 1 cái riêng, B cx là 1c riêng. Có những thuộc tính giống nhau như
cùng giới tính, cùng độ tuổi, cùng là sinh viên.... là cái chung
Cái đơn nhất như cái dấu vân tay của A...

-MQH: có mqh biện chứng với nhau


1, Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại
của mình, không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.
VD: sông hồng, sông nin, sông mê công...tất cả này các con sông đều có nước,
dòng chảy...những đặc tính chung đều lặp lại ở các con sông riêng lẻ và đc phản
ánh thông qua kn là con sông.
 Cái chung tồn tại thực sự thông qua cái riêng nhưng k biểu hiện bên ngoài
cái riêng mà phải biểu hiện thông qua cái riêng

2, Cái riêng chỉ tồn tại trong MLH với cái chung, không có cái riêng nào tồn tại
độc lập, tách rời tuyệt đối với cái chung.
VD: mỗi con ng là 1c riêng nhưng mỗi con người k thể nào tồn tại bên ngoài
mlh vs xh,tự nhiên, k có cá nhân nào k chịu sự tác động từ cái chung ( quy luật
sinh học, quy luật xh)

3, Cái riêng là cái toàn bộ phong phú hơn cái chung vì ngoài điểm chung còn có
cái đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh thuộc tính
lặp lại ở cái riêng.
Vd : 1 lớp học có 8 bạn sv, 8b sv là 8c riêng khác nhau vs đa dạng phong phú
sắc thái khác nhau, tính tình, phong cách, ngoại hình, năng lực riêng biệt nhưng
nhữgn cái chung ( đều còn trẻ, đều có tri thức, đều được đào tạo chuyên môn
phản ánh sâu sắc bản chất sinh viên cho nên cái chung là cái bộ phận nhưng sâu
sắc hơn cái riêng )

4, Cái đơn nhất và cái chung chuyển hóa lẫn nhau trong sự pt của sự vật
Vd: qtrinh pt của sinh vật, xhien biến dị của các cá thể riêng biệt => cái đơn
nhất sau khi ngoại cảnh thay đổi thì nó có thể trở nên phù hợp => cái đơn nhất
dc bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở nên phổ biến của nhiều cá thể => trở
thành cái chung
Những đặc tính phổ biến nhưng k phù hợp thì dần trở nên cái đơn nhất

-Ý nghĩa pp luận
+ Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải
tìm ra cái chung và trong thực tiễn phải dựa vào cái chung
+Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn
tại của mình. Vì vậy, phải tìm cái chung thông qua cái riêng, không thể xuất
phát từ ý muốn chủ quan của con người
+Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, không tồn tại bên ngoài mlh tới cái
chung, cho nên để giải quyết các vđề riêng có hiệu quả thì không thể lảng tránh
nhữgn vđề chung

Câu 6: Nguyên nhân kết quả, ý nghĩa pp luận


Khái niệm
- Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau trong 1 sv
hoặc giữa các sv với nhau gây ra những biến đổi nhất định nào đó.
- Kết quả là những biến đổi do tác động lẫn nhau giữa các sv ( Do nguyên nhân
gây ra)

Tính chất của MQH nhân quả


-1 nguyên nhân nhất định, trong điều kiện nhất định sẽ gây ra kết quả tương ứng
với nó. Điều kiện khác nhau có thể gây nên kết quả khác nhau,điều kiện như
nhau sẽ gây nên kết quả giống nhau
+ Nguyên cớ: Sv hiện tượng đồng thời xuất hiện với nguyên nhân nhưng là
quan hệ bên ngoài, ngẫu nhiên không sinh ra kết quả.
+ Điều kiện: sv hiện tượng gắn liền với những nguyên nhân, tác động vào
nguyên nhân làm cho nguyên nhân phát triển nhưng điều kiện không trực tiếp
sinh ra kết quả

MQH biện chứng, khách quan,tất yếu


-NN sinh ra KQ, vì vậy NN baoh cũng có trc KQ. Có sự nối tiếp về mặt thời
gian và có quan hệ sản sinh
-Một NN có thể gây nên nhiều KQ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện
VD: chặt phá rừng dẫn đến nhiều KQ, có gỗ, có đất để canh tác, sói mòn đất,
biến đổi khí hậu=> phải biết hành động phù hợp để có những kq trọn vẹn nhất
-1KQ có thể gây nên bởi nhiều NN khác nhau và vai trò khác nhau đối với sự
hình thành KQ
VD: Bạn A có tính côn đồ có thể do nhiều NN hình thành tính cách đó như gen
di truyền, không được giáo dục tốt, môi trường không lành mành ...
-Sự tác động trở lại của KQ đối với NN, theo 2 chiều hướng thúc đẩy hoặc cản
trở nguyên nhân
VD: giá cf tăng
-NN tạo ra KQ nhưng KQ này lại là NN của 1 KQ khác
Vd: tôi đang lười học=> không có đủ kiến thức => tôi là 1 người học kém => tôi
trở thành 1 ng lao động kém => lương thấp

Ý nghĩa pp luận
-1 NN có thể sinh ra nhiều KQ,có vai trò vị trí khác nhau trong việc hình thành
KQ, phải tìm ra những KQ nào là chính, KQ phụ, cơ bản và k cơ bản
-NN luôn có trc KQ, vì vậy muốn loại bỏ 1 hiện tượng nào đó phải loại bỏ NN,
điều kiện nảy sinh ra nó, muốn hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo ra NN và
những điều kiện
-Mọi hiện tượng đều có NN, chúng ta cần đi tìm những NN chưa được phát hiện
để hiểu đúng hiện tượng
-Vì QH nhân quả là 1 chuỗi,NN sinh ra KQ và KQ lại trở thành NN tiếp theo,
cần xử lý triệt để các NN theo chuỗi nhân quả

Câu 16: Nhà nước

You might also like