You are on page 1of 8

Nhóm 10 - Thành viên nhóm 13/11/2023

STT Họ và tên MSSV

1 Phạm Đoàn Phương Trang 2351010575


(nhóm trưởng)

2 Nguyễn Hữu Huy 2351010192

3 Cái Hoàng Ngọc 2351010348

4 Phạm Trần Anh Khoa 2351010234

5 Lê Nguyễn Tú Anh 2351010020

6 Diệp Chấn Khiêm 2351010229

7 Patthammavog Phinlavanh 2351010711

8 Jiengsuliya Dorkyar 2351010668

9 Nguyễn Ngọc Minh Khôi 2351010244


10 Nguyễn Minh Vũ 2351010637

Nguyên lý về sự phát triển


1. Khái niệm
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động
của sự vật theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình
độ cao hơn.
➞ Phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động
Ngoài ra, Phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động
đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là
phát triển. Vận động diễn ra trong không gian và thời gian, nếu thoát ly
chúng thì không thể có phát triển

Ví dụ về phát triển:
● Giới tự nhiên phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự
sống đến các loài thực vật, động vật, đến con người.
● Xã hội loài người phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các
chế độ khác nhau rồi đến xã hội chủ nghĩa.
● Trí tuệ con người phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thủy
chỉ chế tạo được các công cụ bằng đá, đến nay đã chế tạo được máy
móc tinh vi
● Một học sinh phát triển từ cấp tiểu học đến cấp THCS, cấp THPT.
Và học sinh đó có thể học đại học hoặc đi làm một ngành nghề nào
đó phù hợp, đây cũng là sự phát triển

Quan điểm siêu hình Quan điểm biện chứng


● Phủ nhận sự phát triển, tuyệt ● Phát triển là vận động theo
đối hóa mặt ổn định của sự vật, chiều hướng đi lên, từ thấp lên
hiện tượng cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn
● Phát triển chỉ là sự tăng lên thiện của sự vật
hoặc giảm đi về mặt lượng, chỉ ● Sự phát triển không diễn ra
là sự tuần hoàn, lặp đi lặp lại theo đường thẳng mà quanh co
mà không có sự thay đổi về phức tạp thậm chí có những
chất, không có sự ra đời của sự bước thụt lùi
vật, hiện tượng mới ● Chỉ ra nguồn gốc bên trong của
sự vận động, phát triển là đấu
tranh giữa các mặt đối lập bên
trong sự vật, hiện tượng
● Đặc điểm chung của sự phát
triển là tính tiến lên theo đường
xoáy ốc, có kế thừa, có sự
dường như lặp lại sự vật, hiện
tượng cũ nhưng trên cơ sở cao
hơn. Quá trình đó diễn ra
vừa dần dần, vừa có những
bước nhảy vọt... làm cho sự
phát triển mang tính quanh co,
phức tạp, có thể có những bước
thụt lùi tương đối trong sự tiến
lên
- Các mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc
điểm,… mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng,
chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau:

Ví dụ:

● Mỗi sinh vật đều có mặt đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là quá trình
trao đổi làm cho các tế bào được nảy sinh, còn dị hóa là ngược lại.
● Mỗi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và tiêu thụ. Hoạt động
sản xuất tạo ra sản phẩm, hoạt động tiêu thụ lại triệt tiêu sản phẩm.

- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau
giữa các mặt đối lập trong cùng 1 sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:
● Sự đấu tranh giữa điện tích âm và điện tích dương trong nguyên tử
● Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội mâu thuẫn
giai cấp

- Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co,mà là là tính
tiến lên theo đường xoáy ốc.

Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam sau khi đổi mới đã có sự phát triển chung, đó
là khuynh hướng đi lên. Nhưng trong nền kinh tế, không phải tất cả các
thành phần kinh tế đều phát triển mà tồn tại trong đó những công ty, những
doanh nghiệp làm ăn cầm chừng, thậm chí phá sản. Kinh tế Việt Nam phát
triển không đồng nhất rằng mọi yếu tố trong nền kinh tế Việt Nam phát
triển nhưng kết quả cuối cùng vẫn chính là sự tiến lên và phát triển của nền
kinh tế Việt Nam.

- Ngoài ra, khi ta nghiên cứu về phát triển thì ta có thêm 2 khái niệm về
tiến hóa và tiến bộ.

Phân biệt tiến hoá và tiến bộ

Tiến hoá Tiến bộ


● Là một dạng của phát triển, diễn ● Là một quá trình biến đổi hướng
ra theo cách từ từ và thường là tới cải thiện thực trạng xã hội từ
sự biến đổi hình thức của tồn tại chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn
xã hội từ đơn giản đến phức tạp, thiện hơn so với thời điểm ban
tập trung giải thích khả năng đầu, đề cập đến sự phát triển có
sống sót và thích ứng của cơ thể
giá trị tích cực.
xã hội trong cuộc đấu tranh sinh
tồn ● Ví dụ: Sự tiến bộ của của khoa
● Ví dụ: Sự tiến hoá của loài người học công nghệ giúp con người
để thích ứng với điều kiện của xử lý công việc trở nên dễ dàng
môi trường trong từng giai đoạn hơn, chính xác hơn, hiệu quả cao
hơn

2. Tính chất
- Tính khách quan: Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân
sự vật, hiện tượng, chỉ phụ thuộc vào mâu thuẫn bên trong sự vật, không phải do
tác động từ bên ngoài và không phụ thuộc vào ý thích, ý muốn chủ quan của
con người. (Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng) ➞ Phủ nhận quan
điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan điểm siêu hình về sự phát triển.
+ Quan điểm duy tâm: nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng siêu
nhiên, phi vật chất (thần linh, thượng đế), hay ở ý thức con người (nằm ở
bên ngoài sự vật, hiện tượng).
+ Quan điểm siêu hình: các sự vật, hiện tượng về cơ bản là “đứng im”,
không phát triển. Hoặc phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về mặt
lượng (số lượng, kích thước…) mà không có sự biến đổi về chất.
Ví dụ:
● Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có
con người nhưng nó vẫn phát triển.
● Muốn phát triển về năng lực, trình độ, bằng cấp... thực chất là giải quyết
hàng loạt các mâu thuẫn trong chính sự vật, trong chính quá trình nhận
thức chứ không thể trông chờ, cầu mong vào bất cứ ai, không thể cầu
mong vào một thế lực siêu nhiên nào đó ban phát cho... Phải giải quyết
hàng loạt mâu thuẫn, xem trong bản thân có bao nhiêu mâu thuẫn, có giải
quyết được cái đó thì mới phát triển.

- Tính phổ biến: Sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi trong lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy và kết quả là cái mới xuất hiện. Từ hiện thực khách quan
đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy.
Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì
một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.
+ Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi
của môi trường, sự phát triển thực vật → động vật → con người, …

Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu
thay đổi họ sẽ khó chịu nhưng dần họ quen và thích nghi.

+ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến
tới mức độ ngày càng.

Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội
trước; sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội từ cộng sản nguyên thủy …
→ Cộng sản chủ nghĩa.
+ Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn
hơn với tự nhiên và xã hội.
Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.

- Tính kế thừa:
+ Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải
tạo ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính… còn hợp lý của cái cũ;
đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu, không tích
hợp của cái cũ. Đến lượt nó, cái mới này lại phát triển thành cái mới khác
trên cơ sở kế thừa như vậy.

+ Đó là quá trình phủ định biện chứng. Là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất. Quá trình này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy
trôn ốc.

Ví dụ:

● Dân tộc ta tiến lên con đường CNXH mà bỏ qua CNTB, chúng ta nhận
thấy được những mặt hạn chế của CNTB đó là sự bóc lột con người một
cách phi nhân tính, quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất, đó là những mặt cần bát bỏ, phê phán, loại trừ.

● Các giống loài phát triển theo quy luật di truyền. Thế hệ con cái kế thừa
những yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ, gạt bỏ những yếu tố không còn
thích hợp với hoàn cảnh mới.

- Tính đa dạng phong phú:


+ Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn
loại hình khác nhau.
+ Sự phong phú của các dạng vật chất và phương thức tồn tại của chúng
quy định sự phong phú của phát triển. Môi trường, không gian, thời gian
và những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tác động vào các sự vật, hiện
tượng cũng làm cho sự phát triển của chúng khác nhau.
+ Trong thế giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của
cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính
mình với trình độ và nhận ngày càng cao hơn…
+ Sự phát triển trong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục thiên nhiên,
cải tạo xã hội ngày càng hoàn thiện của con người.
+ Đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc,
toàn diện, đúng đắn và đa dạng hơn.
Ví dụ:

● Hạt giống được gieo trồng ở không gian, thời gian khác nhau sẽ có sự
phát triển khác nhau.

● Trong cùng một lớp học, cùng một thầy giáo dạy, cùng kiến thức đó
nhưng sau này sự phát triển của các bạn học sinh chắc chắn sẽ khác nhau.
Cùng học một thầy cô nhưng kết quả đánh giá, sự vận dụng kiến thức đó
trong đời sống của mỗi người cũng khác nhau.

● Về giáo dục: Nhiều loại hình giáo dục phát triển như giáo dục công lập,
tư thục, trực tuyến, liên kết quốc tế.

● Cùng bắt nguồn từ tổ tiên chung nhưng mỗi loài lại có sự phát triển khác
nhau.

3. Ý nghĩa
- Cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của
nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo
được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.
Ví dụ: lựa chọn ngành nghề để học đại học của học sinh; việc xây
dựng một chiến lược phát triển kinh tế của địa phương hay lâu dài
cần có được tầm nhìn chiến lược lâu dài, dự báo khuynh hướng phát
triển trong tương lai

- Nhận thức sự vật, hiện tượng trong tính biện chứng để thấy được
tính quanh co, phức tạp của sự phát triển
Ví dụ: Sự phát triển về trình độ, bằng cấp...của học sinh tiểu học →
THCS → THPT → Đại học... ứng nó là sự phát triển của học sinh
→ sinh viên, mỗi giai đoạn đó có đặc điểm, tính chất, hình thức khác
nhau.
- Biết phát hiện và ủng hộ cái mới; chống bảo thủ, trì trệ định kiến
Ví dụ: Chống lại định kiến trọng nam khinh nữ, tiến đến sự bình
đẳng về quyền lợi giữa 2 giới

- Kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo
chúng trong điều kiện mới.
Ví dụ: Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội phải kế thừa thành tựu của
chủ nghĩa tư bản.

You might also like