You are on page 1of 5

VẬN DỤNG 6 CẶP PHẠM TRÙ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG PHÁT TRIỂN BẢN

THÂN

MỤC LỤC

Phần I. Giới thiệu về phạm trù triết học và ý nghĩa của việc vận dụng các cặp phạm trù triết học trong
phát triển bản thân

1. Phạm trù triết học là gì ?

2. Ý nghĩa của các phạm trù ấy trong phát triển bản thân

Phần II. Đi sâu vào từng cặp phạm trù và vận dụng sáng tạo chúng vào phát triển bản thân

1. Cặp phạm trù cái chung – cái riêng

2. Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả

3. Cặp phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên

4. Cặp phạm trù nội dung – hình thức

5. Cặp phạm trù bản chất – hiện tượng

6. Cặp phạm trù khả năng – hiện thực

Phần III. Kết luận và mở rộng

PHẦN I

Giới thiệu về phạm trù triết học và ý nghĩa của việc vận dụng các cặp phạm trù triết học trong phát triển
bản thân

1.Phạm trù triết học là gì ?

- Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư
tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực.

- Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duy vật khái quát
thành các cặp phạm trù cơ bản.

Các cặp phạm trù đó là:

1. Cái chung và cái riêng

2. Nguyên nhân và kết quả

3. Tất nhiên và ngẫu nhiên

4. Nội dung và hình thức

5. Bản chất và hiện tượng

6. Khả năng và hiện thực

2. Ý nghĩa của việc vận dụng các cặp phạm trù vào phát triển bản thân
Phát triển bản thân là việc làm hết sức tích cực và cần thiết để mỗi người

Nâng cao hoạt động nhận thức

VD: có một thế giới quan đa chiều và cái nhìn biện chứng hoàn chỉnh về thế giới khách quan,...

Nâng cao hoạt động thực tiễn

VD: trưởng thành hơn về thể chất, phẩm chất nghề nghiệp, tính cách, trình độ chuyên môn, quản trị các
mối quan hệ,...

- Vận dụng được các cặp phạm trù ta có thể nắm bắt mối liên hệ, tương quan giữa sự vật, hiện tượng
của thế giới khách quan và qui luật vận động, phát triển của chúng.

Từ đó đúc rút ra những bài học kinh nghiệm; khắc phục những sai lầm, khiếm khuyết; thông thái hơn

khi đối diện với những vấn đề mới.

PHẦN II Đi sâu vào từng cặp phạm trù và vận dụng sáng tạo chúng vào phát triển bản thân

Cặp phạm trù cái chung – cái riêng

Mỗi sự vật, hiện tượng tuy riêng lẻ nhưng đều tồn tại những điểm tương đồng, phổ biến cũng như đặc
trưng, đặc thù riêng. Không có sự vật, hiện tượng nào là hoàn toàn giống hay khác nhau

Biết sàng lọc những cái chung, những thuộc tính giống cũng như khác nhau của các vấn đề để có thể giải
quyết chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất

Tránh được cái nhìn chủ quan, siêu hình, cứng nhắc khi so sánh, đánh giá sự vật, sự việc

Chỉ có thể tìm thấy cái chung ở bên trong cái riêng

Trong quan hệ giữa người với người, cần phải mở lòng, chủ động tìm hiểu đối phương ta mới có thể tìm
thấy điểm hòa hợp giữa mình với họ

Qua các điểm chung, có thể thấu hiểu các thành viên khác, nhờ vậy phát triển kĩ năng làm việc nhóm

Biết tìm ra điểm chung giữa bản thân và bạn bè mới, mở rộng được mạng lưới, gây dựng được nhiều
mối quan hệ thân thiết, đặc biệt là vào thời điểm bắt đầu hòa nhập vào môi trường đại học

Trong mọi thứ đều tồn tại cái đơn nhất, là những nét không lặp lại ở những sự vật, hiện tượng khác

Tìm ra cái đơn nhất của bản thân mình, tạo nên cá tính riêng để không bị hòa tan, nhạt nhòa nhưng cũng
không trở nên khác biệt một cách lố lăng, tiêu cực

Tự tin về cái đơn nhất của mình, biết tôn trọng cái đơn nhất của người khác

Trong những điều kiện nhất định, cái chung có thể chuyển hóa thành cái đơn nhất và ngược lại

Linh hoạt, hòa nhã, cân đối trong công việc, nghề nghiệp chuyên môn

Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả

Mọi kết quả xảy ra đều bắt nguồn từ một hay nhiều nguyên nhân
Chăm chỉ, nỗ lực để đạt được mục tiêu cuộc sống ( có cơ thể khỏe mạnh phải luyện tập, ăn uống; đạt
điểm kiểm tra cao phải làm bài tập, đọc giáo trình, chú ý nghe giảng...)

Nắm bắt được những nguyên nhân, điều kiện đằng sau vấn đề để có thể giải quyết từ tận gốc rễ vấn đề
ấy

Rèn tính cẩn trọng, kĩ càng, khéo léo để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc

Có tinh thần trách nhiệm khi bản thân là nguyên nhân gây ra những kết quả, thiệt hại không mong muốn

Biết tự thay đổi, phát triển bản thân từng ngày để trở thành con người hoàn thiện hơn chứ không nên bị
động chờ đợi những cơ hội, tác nhân bên ngoài

Hiểu được qui luật nhân quả trong cuộc sống

Tu tâm dưỡng tính, làm điều thiện, chú ý lời ăn tiếng nói, biết đối nhân xử thế, từ bỏ những thói hư tật
xấu để không nhận lại nghiệp chướng, tai ương về sau

Ở hiền gặp lành

Ác giả ác báo

Uống nước nhớ nguồn

Cặp phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên

Với những nguyên nhân cơ bản bên trong bản chất sự vật và những điều kiện nhất định, có những sự
kiện tất nhiên sẽ xảy ra hoặc không xảy ra

Cố gắng nỗ lực thì mọi sự mới thuận lợi

Không chủ động mở lòng tất nhiên sẽ không có được những mối quan hệ mới

Không sẵn sàng lắng nghe, học hỏi, luyện tập tất nhiên sẽ không trau dồi được tri thức, kĩ năng, nâng cao
được trình độ

Không nhìn lại bản thân tất nhiên sẽ không thể hoàn thiện, nâng cấp được chính mình

Trong cuộc sống luôn tồn tại cái ngẫu nhiên, tình cờ

Dự trù cho những bất trắc, có phương án dự phòng để tránh điều bất lợi, biết tạo đường lui cho chính
mình trong các sự cố

Các tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi qua các ngẫu nhiên, ngẫu nhiên lại là một biểu hiện của tất
nhiên

Có những điều xảy đến là sự hợp thành của tất nhiên và ngẫu nhiên, vì vậy ta không nên bảo thủ, cố
chấp thay đổi, tác động đến mà nên để chúng diễn ra như nó phải là như vậy

Chấp nhận sự vô thường, thiên biến vạn hóa của cuộc sống

Cặp phạm trù nội dung – hình thức

Nội dung quyết định hình thức, nội dung như nào thì hình thức sẽ biểu hiện ra tương ứng
Trở nên tích cực, khỏe mạnh từ trong tâm để có một vẻ ngoài phúc hậu, cơ thể vóc dáng cương trực tạo
thiện cảm với mọi người

Trong các mối quan hệ biết gắn kết, sẻ chia chứ không chỉ là hình thức quen biết danh nghĩa

Coi trọng, đầu tư vào nội dung thật tốt, tránh tô đậm thái quá hình thức mà bỏ mặc nội dung trống rỗng,
vô vị

Trong công việc chuyên môn biết cân bằng, hài hòa khi lựa chọn hình thức và nội dung, hình thức và nội
dung không nên xung đột, đấu đá, kìm hãm lẫn nhau

Nhìn nhận mọi vấn đề ở cả 2 khía cạnh hình thức và nội dung

Một nội dung có thể tồn tại dưới nhiều hình thức, một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác
nhau

Không máy móc, phiến diện khi đánh giá sự vật, hiện tượng

Cặp phạm trù bản chất – hiện tượng

Hiện tượng biểu hiện bản chất dưới dạng cải biến chứ không còn nguyên dạng nữa. Bản chất ẩn giấu
bên trong, hiện tượng bộc lộ ra bên ngoài

Thấu đáo đi sâu khám phá và làm sáng tỏ bản chất nguyên thủy bị vùi lấp sâu bên trong một sự vật, hiện
tượng

Tinh tế, nhạy bén phát hiện bản chất vấn đề, bản chất con người, suy xét kĩ lưỡng; tránh bị vỏ bọc bên
ngoài đánh lừa; không vội vã đưa ra kết luận một cách thiển cận; luôn luôn lắng nghe những đóng góp

Bản chất tương đối ổn định, lâu biến đổi so với hiện tượng

Kiên nhẫn, điềm đạm, phát triển bản thân một cách khôn ngoan chứ không đốt cháy giai đoạn, cầm đèn
chạy trước ô tô

Hiện tượng phong phú hơn bản chất còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng

Gia tăng kiến thức, trình độ cho bản thân cả về chiều rộng và chiều sâu để hiểu rõ cả bản chất và hiện
tượng của vấn đề

Cặp phạm trù khả năng – hiện thực

Hiện thực chỉ những cái thực sự tồn tại trong xã hội, tự nhiên, tư duy

Nhận thức được những gì hiện thực bản thân mình đang thiếu sót để điều chỉnh, cải thiện dần

Khả năng là tổng thể các tiền đề của sự biến đổi, sự hình thành các hiện thực mới, là cái có thể có khi đạt
được những điều kiện tương ứng, nhưng lúc này chưa có

Có ước mơ, có khát khao vươn lên bứt phá giới hạn bản thân, có niềm tin vào một phiên bản tốt đẹp
hơn mà mình có thể trở thành trong tương lai

Phấn đấu trong công việc, học tập để học bổng, bằng tốt nghiệp loại giỏi hay một công việc lương cao
không còn là khả năng mà sẽ trở thành hiện thực
Tận dụng tối đa những điều kiện, cơ hội để thúc đẩy khả năng trở thành hiện thực

PHẦN III Kết luận và Mở rộng

- Qua việc vận dụng 6 cặp phạm trù của phép duy vật biện chứng, em đã định nghĩa lại con người
mình, phát triển vượt bậc cả về nhận thức và thực tiễn. Điều này càng khẳng định vị trí tất yếu
của 6 cặp phạm trù trong công cuộc kiến tạo nên mỗi cá nhân, trang bị cho sinh viên những tư
duy quan trọng đối với bước đường tương lai.

- Đi sâu vào nghiên cứu, ta thấy được mối liên hệ tương trợ, bao hàm, bổ sung lẫn nhau giữa các
cặp phạm trù. Đơn cử như ở trong cái tất nhiên – ngẫu nhiên lại hàm chứa mối quan hệ nhân
quả. Hay đằng sau cái nội dung – hình thức lại tồn tại cái chung – cái đơn nhất.

- 6 cặp phạm trù tuy quan trọng song vẫn là chưa đủ trong quá trình phát triển bản thân bất cứ ai.
Để có thể vươn lên thành phiên bản tốt nhất, mạnh mẽ nhất, toàn diện nhất, siêu việt nhất ta
cần phải dấn thân, đi sâu vào nhiều lĩnh vực, mà ở đó triết học luôn là vũ khí lí luận sắc bén nhất.

You might also like