You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM            HỌC KỲ 1 NĂM HỌC: 2020 - 2021

Đề thi số: 01
Môn thi: Tâm lý học giáo dục
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian viết đề)
Họ và tên: PHẠM THỊ ÁNH HỒNG
Lớp : 20SHH1
Câu 1: Trong giao tiếp của tuổi thiếu niên với cha mẹ thường xảy ra mâu thuẫn vì
Về phía cha mẹ:
- Do ảnh hưởng của tính gia trưởng với ý muốn con cái phải tuân theo quyền hành
và những quy định mình đặt ra từ khi con còn bé
- Với suy nghĩ các em vẫn còn bé, ngây thở nên cha mẹ cần phải kiểm soát mọi
hoặt động, con cái phải phụ thuộc vào mọi quyết định của mình
- Do chưa thích ứng và ý thức đầy đủ đối với sự thay đổi nhanh chóng về cơ thể, về
tâm sinh lý của các em nên chưa cảm nhận đầy đủ, kịp thờ nhu cầu độc lập,sự ý
thức về bản thân và sự lựa chọn riêng của các em
- Cha mẹ muốn duy trì sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ trong các hoạt động
của cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy cha mẹ có những suy ngĩ rằng những đòi
hỏi về sự độc lập, quyền riêng tư của các em không phù hợp, vượt qua khuôn khổ
cho phép.
Về phía các em:
- Ở tuổi dậy thì cơ thể phát triển, tâm sinh lí thay đổi nên các em cảm nhận được
“về sự trưởng thành” và có cảm giác “mình là người lớn” .Mặt khác.ở dộ tuổi này
Nhận thức đã được nâng lên rõ rệt,đó là những nhận biết về cuộc sống, bạn bè, ý
thức về “cái tôi cá nhân” và “quyền riêng tư” với những nhu cầu độc lập của bản
thân.
- Từ sự thay đổi trên dẫn đến các em có nhu cầu thoát khỏi sự phụ thuộc và kiểm
soát của cha mẹ, muốn thoát khỏi trật tự, khuôn phép, quy định mà cha mẹ áp đặt
từ lúc còn bé. Các em cho rằng: chúng có quyền thỏa mãn nhu cầu độc lập, tự
quyết định  những sinh hoạt riêng tư là phù hợp với lứa tuổi và cuộc sống hiện đại.
Đó chính là nguyên nhân gây ra sự xung đột giữa cha mẹ và con cái ở tuổi dậy thì.
Biện pháp để cải thiện vấn đề này :
- Về cách ứng xử trong gia đình: Cha mẹ vẫn duy trì những nề nếp quy định của
gia đình nhưng phải phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nếu cảm thấy không còn phù
hợp nữa cần phải điều chỉnh để đáp ứng với cuộc sống ở thời các em đang sống.
- Cha mẹ chủ động san lấp khoảng cách về tâm lý giữa các thế hệ trong gia đình,
không nên bảo thủ áp đặt đối với các em bằng những điều đã lỗi thời, biết cách hòa
nhập vào cuộc sống hiện tại, tiếp thu và điều chỉnh theo sự đổi mới của cuộc sống.
- Nhận ra sự phát triển của cơ thể, tâm sinh lý của các em ở tuổi dậy thì về nhu cầu
độc lập, nhu cầu tự khẳng định, quyền riêng tư và những nhu cầu cần thiết trong
cuộc sống để có những ứng xử kịp thời phù hợp.
-  Luôn tìm hiểu, tâm sự với các em để nắm bắt những thay đổi, tâm tư nguyện
vọng, sở thích và những nhu cầu của các em. Một mặt tôn trọng và đáp ứng hợp lý
những nhu cầu chính đáng của các em, đồng thời phải kiên quyết ngăn chặn những
suy nghĩ hành động tự do mất phương hướng, những tiêu cực, những cám dỗ, cạm
bẫy mà các em có thể mắc phải. Giúp các em tháo gỡ những băn khoăn, lo lắng,
lúng túng  những khủng hoảng về tâm lý trong gia đoạn này.
- Cần trao đổi tìm ra tiếng nói chung phù hợp giữa các thế hệ, cha mẹ cần có nhận
thức đúng, biết định hướng cho con bằng những phân tích có cơ sở sâu sắc, có sức
thuyết phục cao, không nên áp đặt cứng nhắc theo kiểu gia trưởng để tạo sự tin yêu
cảm thông sẻ chia của các em đối với cha mẹ.
-  Cha mẹ liên hệ chặt chẽ với nhà trường, Đoàn Thanh niên và các tổ chức xã hội
liên quan để hướng các em vào những hoạt động tích cực, phù hợp vừa nâng cao
nhận thức xã hội vừa thể hiện sự quan tâm, tạo sự đồng thuận cao giữa các thế hệ
nhằm xây dựng gia đình tiến bộ hạnh phúc.
Câu 2:
Các giai đoạn ,các bước hình thành khái niệm
Bước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh.
Trong bước này, giáo viên kích thích vào óc tò mò, sự ham thích khám phá
cái mới của học sinh. Cách làm tốt nhất là giáo viên đặt học sinh vào một “tình
huống có vấn đề”, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cái học sinh đã biết và cái chưa
biết. Đây là bước mở đầu cho hoạt động tư duy, giáo viên có thể đặt các câu hỏi
nêu lên các hiện tượng trái ngược trong thực tiễn, v.v... liên quan đến khái niệm. Ví
dụ: để hình thành khái niệm “động vật có vú”, giáo viên trình bày trước học sinh
những đối tượng khác nhau thuộc cùng một lớp nhất định. Chúng được lựa chọn
theo một trong hai cách :
Các đối tượng khác nhau về mọi dấu hiệu, ngoại trừ những dấu hiệu bản
chất. Ví dụ có thể cho học sinh xem : chó, cá voi và dơi (có vẻ bề ngoài khác
nhau).
Các đối tượng có vẻ giống nhau về mọi dấu hiệu, trừ những dấu hiệu bản
chất. Như cho học sinh xem cá voi và cá tên cùng có chữ cá, sống dưới nước).
Bước 2: Tổ chức cho học sinh hành động qua đó phát hiện những dấu hiệu, thuộc
tính cũng như mỗi liên hệ giữa các dấu hiệu, thuộc tính đó.
Trong khi thực hiện hành động (vật chất và tinh thần) để ra các dấu hiệu này,
học sinh cảm nhận được logic của khái niệm. Ví dụ: giáo viên yêu cầu học sinh
quan sát các con vật và tách ra các dấu hiệu, những mặt, những mối liên hệ khác
nhau giữa chúng (về cấu tạo hình dáng, đời sống, thức ăn, sự sinh sản,...).
Bước 3: Dẫn dắt học sinh vạch ra những nét bản chất của khải niệm và làm chúng
ý thức được những dấu hiệu bản chất đó.
Tính chính xác trong lĩnh hội khái niệm phụ thuộc vào bước này.
Ví dụ: giáo viên đề nghị học sinh phân tích để so sánh, đối chiếu các dấu
hiệu đã nêu ra rồi tổng hợp những dấu hiệu chung, bản chất của các dối tượng.
Hoặc ngược lại, đề nghị phân tích các đối tượng thuộc nhóm này và nhóm khác.
Với ví dụ nêu trên, sau khi đối chiếu học sinh thấy được thuộc tính chung, bản chất
của chó, cá voi, dơi là “thở bằng phổi, đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ”. Tổng hợp
các thuộc tính này sẽ thành khải niệm. Còn trường hợp ngược lại, sau khi phân tích
các dấu hiệu trên cá voi và cá, học sinh thấy các thuộc tính bề ngoài là giống nhau,
nhưng chúng thuộc hai nhóm khác nhau (“động vật có vú” và “cá”).
Bước 4: Giúp học sinh đưa những dấu hiệu bản chất đó và logic của khải
niệm vào một thuật ngữ hay một định nghĩa.
Ví dụ trên, học sinh khái quát hóa những thuộc tính bản chất đã được tách ra
bằng cách đưa chúng vào trong thuật ngữ “động vật có vú”
Bước 5: Hệ thống hóa khái niệm, đưa khái niệm vào hệ thống khái niệm đã
học được.
Trong bước này, giáo viên quan tâm hệ thống hỏa lại hoặc hướng dẫn học
sinh tư duy và tự hệ thống hóa lại các khái niệm thì khái niệm mới lĩnh hội càng
vững chẳc.
Bước 6: Luyện tập vận dụng khái niệm đã nắm được.
Giáo viên đưa ra những đối tượng mới (cũng chọn theo 2 cách đã nêu trên)
để giúp học sinh luyện tập nhận biết và gắn hoặc tách mối liên hệ giữa khái niệm
vừa học với các đối tượng này. Ví dụ cho học sinh thảo luận con “chồn bay” có là
động vật có vú không.
Kết luận: Theo con đường trừu tượng logic, ngay từ đầu học sinh đã cố gắng phân
tích logic để tìm ra những nguyên tắc phân loại, tức là biết sử dụng các thuộc tính
bản chất của khái niệm đã tiếp thu làm cơ sở cho việc đổi chiểu. Do vậy, dù đối
tượng mới có vẻ bề ngoài rất khác lạ nhưng khi học sinh kiểm tra thấy hội đủ
những thuộc tính bản chất của một khái niệm thì tự tin khẳng định đối tượng đó
thuộc về khái niệm. Giáo viên cần biết điều này để hướng dẫn học sinh khi vận
dụng khái niệm nên sử dụng con đường thứ hai.
Những điều nói trên bảo đảm một cách căn bản quá trình hình thành khái niệm,
bảo đàm tính đầy đủ và tính mềm dẻo của khái niệm, tăng tốc độ lĩnh hội, vận
dụng khái niệm một cách đúng đắn.

Câu 3:
- Đối tượng lao động trực tiếp: trẻ em trong độ tuổi 11 từ 6 đến 11-12 tuổi : lứa
tuổi đang tiềm ẩn những khả nẵng phát triển rất lớn→ Giáo viên phải có tình
thương yêu,lòng tin và sự tôn trọng đối với trẻ em, đối xử công bằng , dân chủ, lạc
quan và tế nhị trong cách ứng xử mềm dẻo nhưng lại kiên quyết
- Công cụ lao động: trí tuệ và phẩm chất của chính mình + dùng trí tuệ nhân cách
đã ổn định của mình tác động vào nhân cách còn đang non trẻ ,đang cần rèn luyện
- Sản phẩm lao động đặc biệt: nhân cách trẻ em đang ngồi trên ghế nhà trường trở
thành công dân có ích cho xã hội + sản phẩm của lao động giáo viên cần có thời
gian mới sử dụng được → Giáo viên chú ý đến mục tiêu của từng bậc học và biết
được những yêu cầu của xã hội đối với học sinh đã tốt nghiệp phổ thông
- Ý nghĩa chính trị và kinh tế: tạo ra sức lao động mới ,tái tạo sản xuất mở ra sức
lao động xã hội .giáo viên phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và phát huy năng lực
ở mỗi học sinh của mình
- Đòi hỏi của lao động sư phạm:+Tính khoa học
+Tính nghệ thuật
+ Tính sáng tạo
* Để trở thành giáo viên:
Người giáo viên không chỉ làm công tác dạy học mà còn làm công tác giáo dục nên
không chi hiểu đặc điểm nhận thức, tư duy, lao động trí óc của học sinh mà còn
phải hiểu hoàn cảnh gia đình, tư chất, tâm tính, thói quen, hứng thú, sờ thích từng
em. Đi sâu vào thế giới tâm hồn của các em, phát hiện các ưu điểm, nhược điểm
trên cơ sờ đó mà giúp các em rèn luyện, hình thành nhân cách tốt. Năng lực hiểu
học sinh là kết quả của một quá trình lao động đầy trách nhiệm, thương yêu và sâu
sát học sinh, nắm vững môn mình dạy, am hiểu về tâm lý trẻ em. Muốn có năng
lực này, người giáo viên phải có óc tường tượng phong phú, có một số phẩm chất ý
chí như kiên trì, nhẫn nại, tự chủ... có năng lực phân phối chú ý tốt, di chuyển chú
ý...

You might also like