You are on page 1of 4

HỌ VÀ TÊN: LA VĂN SẮC

MSSV: 46.01.101.131
TÊN HỌC PHẦN: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
GVHD: Ths. NGUYỄN TUẤN KIỆT
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn
đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập và tìm hiểu về học phần “Giáo dục học đại cương”. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học
tập học phần này từ đầu hè đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy
và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Ths. Nguyễn Tuấn Kiệt truyền đạt
vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập. Nhờ có những lời hướng dẫn,
dạy bảo của thầy nên bài tập cá nhân của em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy – người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm,
hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt phần bài tập này.
Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy để kiến thức
của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Câu 1: Hãy trình bày một ví dụ thể hiện việc vận dụng nguyên tắc “Đảm bảo sự thống
nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học” vào một bài học cụ thể (thuộc
môn học trong chương trình giáo dục phổ thông)
HƯỚNG GIẢI
Nguyên tắc này chính là đảm bảo sự thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực trong
nhân cách học sinh.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải trang vị cho người học những tri thức
khoa học chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ và văn hoá hiện đại, phải
dần dần giúp học sinh tiếp cận với những phương pháp học tập, nhận thức, thói quen suy nghĩ
và làm việc một cách khoa học, dạy học không chỉ làm phát triển lý trí của con người và cung
cấp cho người học một khối lượng kiến thức nào đó mà phải làm cháy lên ở họ lòng khát khao
học tập một cách nghiêm túc và thiếu điều đó thì cuộc sống không thể nào là một cuộc sống
xứng đáng và hạnh phúc.
Cách thực hiện nguyên tắc này cần phải:
– Cần phải bổ xung cho người học những tri thức khoa học hiện đại nhằm giúp cho người
học nắm được quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội nhờ khoa học, bên cạnh đó giúp học có
cái nhìn tư duy, có cách nhìn và thái độ hành động đúng đắn đối với hiện thực hơn. (1)
– Cung cấp cho người học hiểu biết sâu sắc về xã hội, con người, những truyền thống tốt
đẹp của Việt Nam ta trong lịch sử dựng nước và bảo vệ đất nước qua hàng ngàn năm, từ đó giáo
dục cho học sinh tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ công dân bảo vệ các truyền thống đó trước sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong học tập. (2)
– Bồi dưỡng cho học sinh các khả năng phân tích, tư duy phê phán một cách đúng nhất các
thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nó đúng hay sai và những vấn
đề khác nữa. (3)
– Vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng khoa học hóa giúp học sinh
làm quen được với một số phương pháp nghiên cứu khoa học từ đó dần tiếp cận với hoạt động
khoa học, rèn luyện những tác phong, phẩm chất của người nghiên cứu khoa học. (4)
Ví dụ: Môn Toán lớp 12 về Bài Logarit, vận dụng của nó để tính các bài toán thực tế về
tiền lãi suất ngân hàng.
- Với bài học học sinh lĩnh hội được những tri thức mới có cách nhìn trực quan hơn đối với
cuộc sống rằng toán có thể áp dụng xung quanh chúng ta mà vô tình chúng ta không nhìn thấy
chúng chẳn hạn như là bài toán tình về lãi kép và lãi đơn và công thức ra sao?, tại sao lại có
logarit và giải thích được ứng dụng của nó (điều trên thỏa điều kiện 1)
- Qua việc tính toán về bài toán lãi suất rèn luyện cho học sinh cách suy nghĩ thấu đáo và
chính xác và sẵn sàng chiệu trách nhiệm với con số của mình thể hiện tính trách nhiệm của bản
thân vào công việc tính toán thể hiện tinh thần dám đối đầu với những khó khăn thử thách và có
tinh thần trách nhiệm cao (điều trên thỏa điều kiện 2)
- Qua bài học này học sinh có thể tư duy và tính toán một cách cẩn thận và biết được các
trang báo khi có đăng tin về các cuộc chứng khoáng về đầu tư và phân tích chúng một cách gần
chính xác nhất để có thể đưa ra kết luận riêng của bản than về vấn đề trên (điều này thỏa điều
kiện 3)
- Qua bài học trên học sinh có thể rút ra được kinh nghiệm cho bản thân mình về bài toán
lãi đơn và lãi kép vì sao nên gửi lãi đơn không nên gửi lãi kép và các mặt hạn chế của chúng để
từ đó học sinh có thể tự tìm tòi nghiên cứu để tìm ra phương pháp có lãi suất cao nhất với số
tiền thấp nhất. (điều này thỏa điều kiện 4)
Câu 2: Cho tình huống sau: “Học sinh A học lớp 10, hoạt bát, nhiệt tình, yêu thích hoạt
động phong trào nhưng nóng vội, thiếu kiên nhẫn, dễ bỏ cuộc nên các việc của em đảm
nhận thường bỏ dở hoặc không đạt kết quả tốt”
Với tư cách là giáo viên chủ nhiệm của học sinh A, anh/ chị trình bày phương pháp giáo
dục học sinh A đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sử dụng kết hợp phương pháp từ 3 nhóm phương pháp giáo dục (nhóm PPGD tác động
vào ý thức cá nhân, nhóm PPGD hình thành hành vi và thói quen, nhóm PPGD kích thích
và điều chỉnh hành vi);
- Trình bày rõ mục tiêu, nội dung, các bước thực hiện của từng phương pháp
HƯỚNG GIẢI
*Phương pháp đàm thoại
-Mục tiêu: nhằm lôi cuốn học sinh vào các sự kiện, hiện tượng và tình huống trong cuốc
sống, trên cơ sở đó hình thành ý thức và thái độ đúng đắn đối với hiện thực cuộc sống
-Nội dung: là phương pháp trò chuyện, trao đổi giữa nhà giáo dục và học sinh hoặc giữa
học sinh với nhau về các chủ đề giáo dục (đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và lao động) có tác dụng
hình thành ý thức và thái độ đúng đắn đối với hiện thực cuộc sống. Nội dung của đàm thoại gắn
liền với kinh nghiệm sống của học sinh thì càng có hiệu quả
-Các bước thực hiện
+ Trong thực tiễn giáo dục, đàm thoại có thể chuẩn bị trước xoay quanh một chủ đề nhất
định hay đàm thoại tự nhiên diễn ra trong cuộc sống hằng ngày
+ Đối với đàm thoại có chuẩn bị trước: chuẩn bị chu đáo về kế hoạch, nội dung, cách thức
tiến hành, phân công cụ thể, tổ chức đàm thoại và tổng kết, đánh giá.
+ Trong quá trình đàm thoại nhà giáo dục có thể đặt ra những câu hỏi, vấn đề nhằm định
hướng cho học sinh suy nghĩ, phân tích, đánh giá tình huống. Nhà giáo dục phải có sự đánh giá,
tổng kết, rút ra kết luận cuối cùng, khắc sâu vấn đề để học sinh hiểu và tin hơn.
Nhóm phương pháp hình thành hành vi và thói quen hành vi của người được giáo dục
*Phương pháp giao việc:
-Mục tiêu: Qua đó học sinh có điều kiện thể hiện những kinh nghiệm ứng xử trong các mối
quan hệ đa dạng và hình thành các hành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu của công việc
được giao.
-Nội dung: Là cách thức nhà giáo dục lôi cuốn học sinh vào các công việc cụ thể với
những nghĩa vụ xã hội nhất định.
-Các bước thực hiện:
+Chọn công việc phù hợp với mục đích, mục tiêu của giáo dục.
+Giao việc phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm lứa tuổi, khả năng, trình độ và
hứng thú của học sinh.
+Làm cho học sinh hiểu được giá trị của công việc xã hội được giao, giải thích cho học
sinh hiểu ý nghĩa của việc được giao đối với tập thể. Điều này có thể nâng cao tinh thần trách
nhiệm của các em đối với việc được giao.
+Có thể để tập thể giao việc cá nhân với những yêu cầu rõ ràng nhằm tạo cơ hội cho họ
phát huy ý thức, năng lực tự quản đối với việc được giao.
+Giao việc cho học sinh nhưng cần theo dõi, giúp đỡ, khích lệ, động viên kịp thời.
+Có sự kiểm tra, đánh giá kết quả chính xác, công bằng và kịp thời.
Nhóm phương pháp giáo dục kích thích và điều chỉnh hành vi ứng xử của người được giáo
dục:
*Phương pháp thi đua:
-Mục tiêu: Thúc đẩy học sinh cố gắng, hăng hái vươn lên và lôi cuốn những người khác
cũng vươn lên giành những thành tích xuất sắc cho cá nhân và tập thể, đề cao tinh thần trách
nhiệm và hình thành mối quan hệ tương trợ lẫn nhau.
-Nội dung: Là khuynh hướng kích thích tư tưởng tự khẳng định mình của người được giáo
dục.
-Các bước thực hiện:
+Quan tâm đúng mức cả ba giai đoạn của thi đua.
+Tổ chức động viên học sinh tích cực, tự giác thi đua.
+Thi đua với mục đích rõ ràng, cụ thể.
+Đảm bảo khách quan, trung thực, có ý nghĩa giáo dục.
+Cần có sự uốn nắn, theo dõi, sơ kết, tổng kết, đánh giá kịp thời, công bằng và đúng mực.
*Phương pháp kể chuyện:
- Mục tiêu: học sinh phê phán, nhận xét, đánh giá được gương tốt và gương xấu, từ đó hình
thành niềm tin về thành quả mà ta đạt được nếu cố gắng, kiên trì.
- Nội dung: kể các câu chuyện xoay quanh cuộc sống của những người cố gắng, kiên trì
với mục tiêu, với công việc và kết cục của họ; hoặc kể về cuộc sống của những người hay bỏ dở
công việc… hoặc cả hai. Đó có thể là về những người nổi tiếng mà ai cũng biết hoặc chuyện
của bà hàng xóm hoặc một câu chuyện mà giáo viên từng đọc…
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên lựa chọn nội dung kể chuyện phù hợp với học sinh lớp 10 đáp ứng mục tiêu
nêu trên
+ Khi kể chuyện sử dụng lời nói, điệu bộ, nét mặt phù hợp; sử dụng tranh ảnh minh họa
gây ấn tượng; nêu bật được những chi tiết, tình huống cơ bản; Theo dõi nét mặt, thái độ của
người nghe để kịp thời điều chỉnh cách kể chuyện.
+ Sau khi kể chuyện nêu một số câu hỏi hoặc vấn đề để người nghe dựa vào truyện kể mà
trao đổi ý kiến, rút ra những kết luận giáo dục đúng đắn, bổ ích.

You might also like