You are on page 1of 4

QLHDDH

Câu 1: Các khái niệm:


- Dạy học phát triển năng lực là mô hình tập trung vào việc phát triển tối đa khả năng của người
học: Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- QL HDDH là những tác động của chủ thể QL vào quá trình dạy học nhằm hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường
- Quản trị nhà trường là quá trình xây dựng các định hướng, quyết định, kế hoạch hoạt động của
nhà trường, tổ chức hoạt động dạy học, GD thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực giám sát,
Đgiá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ mạng, tầm nhìn
và mục tiêu GD của nhà trường
- Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản, có tính quy luật của lý luận dạy học, có tác dụng
chủ đạo toàn bộ quá trình dạy học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học phù hợp với mục
đích dạy học
- Dạy học tích hợp là 1 quan niệm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng
lực cần thiết, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết có hiệu quả những tình
huống thực tiễn
- Dạy học phân hóa là định hướng trong đó giáo viên tổ chức dạy học phù hợp tùy theo đối tượng,
nhằm đảm bảo yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và
hứng thú khác nhau của người học.

Câu 2: Các nguyên tắc của dạy học:


- Đảm bảo tính thống nhất giữa GD tư tưởng, GD khoa học và GD nghề nghiệp:
+ Người học có cách nhìn và thái độ, hành động đúng đắn và khoa học đối với hiện thực. Giúp
hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, tình cảm và những phẩm chất cao quý cả cng hiện đại
+ Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải:
+ Trang bị cho người học những tri thức khoa học chân chính, hiện đại
+ Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và nguồn lực phân tích tư duy phê phán một cách đúng nhất các
thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nó đúng hay sai và những vấn đề
khác nữa
+ Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng khoa học
- Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận thực và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền
với đời sống, với những nhiệm vụ phát triển đất nước:
+ Người học lựa chọn môn học và tri thức cơ bản phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn, xây
dựng và phát triển KT-XH khi xây dựng kế hoạch chương trình dạy học
+ Nội dung dạy học: Làm cho người học nắm vững tri thức lý thuyết
+ Phương pháp dạy học: Khai thác vốn sống của người học để minh họa, đặt ra và giải quyết
những vấn đề lý luận
+ Hình thức tổ chức dạy học: Kết hợp nhiều hình thức khác nhau
- Đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học:
+ Làm cho người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong mối liên hệ logic và tính kế thừa
+ Nhà trường cần xây dựng hệ thống môn học, chương trình, chủ đề và những tiết học phụ thuộc
vào lý thuyết làm cơ sở cho sự khách quan
+ Xây dựng nội dung dạy học phải tính tới mối liên hệ giữa các môn học
+ Hình thành thói quen lập kế hoạch nhận thức – học tập
- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của HS và vai trò
chủ đạo của GV trong quá trình dạy học:
+ Quá trình dạy học phải phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người
học
+ Gdục HS ý thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, Nvụ học tập nói chung và từng môn học nói riêng
để xác định đúng động cơ và thái độ học tập
+ Khuyến khích, tạo điều kiện học tập, đề cao óc phê phán, tác phong độc lập suy nghĩ
+ Thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học, nêu và giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau
với các hình thức khác nhau
+ Sử dụng phối hợp, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học
- Đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan sinh động với sự phát triển tư duy lý thuyết:
+ Đảm bảo mối QH qua lại giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng
+ Phối hợp nhiều phương tiện trực quan và lời nói sinh động, diễn cảm
+ SDụng lời nói giàu hình ảnh giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã có để hình thành
những biểu tượng mới
+ Phối hợp các hình thức tổ chức 1 cách hiệu quả
- Đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức của HS:
+ Trong quá trình dạy học, đòi hỏi học sinh phải nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo để khi cần, có
thể nhớ, vận dụng được một các linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống nhận thức hay hoạt động
thực tiễn khác nhau. Bên cạnh đó rèn luyện ở học sinh phẩm chất tư duy nói chung, phẩm chất
mềm dẻo để vận dụng điều đã học vào tình huống quen thuộc và tình huống mới
+ Cần làm nổi bật cái cơ bản của từng đề mục, từng chương để học sinh tập trung sức lực và trí
tuệ vào đó, không bị phân tán vào tình huống không cơ bản
+ Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập khác
+ Hướng dẫn học sinh biết cách ôn tập
- Đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể của
việc dạy học:
+ Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học phải không ngừng nâng cao mức độ khó khăn trong học tập, gây nên sự căng
thẳng về trí lực, thể lực một cách cần thiết
+ Tính vừa sức đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, mỗi độ tuổi gắn liền với sự trưởng
thành của những cơ quan trong cơ thể và những chức năng của các cơ quan đó
+ Xác định mức độ tính chất khó khăn trong quá trình dạy học để thiết lập những cách thức chủ
yếu tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng nhận thức của học sinh
+ Phối hợp hình thức lên lớp, hình thức độc lập công tác của học sinh và hình thức học tập nhóm
tại lớp, trước tập thể lớp, giáo viên đề ra nhiệm vụ chung
+ Cách tiến hành dạy học như vậy không chỉ giáo dục tinh thần tập thể cho học sinh, mà từng học
sinh giúp đỡ lẫn nhau nên nhiệm vụ học tập đề ra trở nên vừa sức mỗi người
- Đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học:
+ Quá trình dạy học phải lôi cuốn hấp dẫn tạo hứng thú học hỏi cho người học, tác động mạnh mẽ
lên cảm xúc của họ, bởi tình cảm có vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người, thôi thúc
con người hành động
+ Thực hiện mối liên hệ dạy học với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng đất nước, với kinh nghiệm
sống của bản thân học sinh, đó là phương tiện hình thành tình cảm nghĩa vụ và nâng cao hứng thú
học tập
+ Trong nội dung và phương pháp học tập cần làm sao tăng cường hoạt động tích cực tìm tòi, đòi
hỏi học sinh phải suy nghĩ, phát hiện, điều đó sẽ tạo điều kiện cho học sinh hình thành tình cảm
trí tuệ
+ Sử dụng các phương tiện nghệ thuật như văn học, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, kịch…trong
quá trình dạy học
- Chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học:
+ Hình thành cho người học có nhu cầu, năng lực, phẩm chất tự học để có thể chuyển dần quá
trình dạy học sang quá trình tự học
+ Thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên mà thúc đẩy học sinh thực hiện có hệ thống
công tác độc lập nhằm lĩnh hội những tri thức về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật mà họ yêu thích
+ Hình thành cho học sinh những kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tự tổ chức, kỹ năng tự kiểm tra,
tự đánh giá hoạt động tự học của chính mình
+ Nêu những tấm gương tự học của những nhân vật trong lịch sử đất nước, trong trường, trong
lớp để các em lấy đó làm gương mà học tập, noi theo
+ Cần phát động và tổ chức các giờ tự học trong lớp, trong trường cho học sinh
Câu 3
Câu 4: Áp dụng mô hình trong đổi mới PPDH
RÃ ĐÔNG: Bồi dưỡng GV và HS
Chuẩn bị điều kiện để GV có thể áp dụng sự thay đổi như: tài liệu chuyên
môn, phương tiện, thiết bị dạy học, giáo dục
THAY ĐỔI: Áp dụng vào trong quá trình dạy học, từ thí điểm trên diện hẹp đến nhân diện
rộng
TẢI ĐÔNG: Củng cố và tiếp tục duy trì sự thay đổi phương pháp mà GV đã thực hiện
được
Câu 6

Câu 7. Cán bộ cần làm gì để phát triển năng lực dạy học cho giáo viên phổ thông
*Phát triển năng lực dạy học cho giáo viên
- Xây dựng TCM/ nhà trường thành tổ chức học tập
- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng định kì
- Khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng
- Hỗ trợ phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
- Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong giáo viên
- Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
*Phát triển mối quan hệ theo chiều ngang
- Hình thành tư duy hệ thống
- Chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng, các thông tin CM
- Xây dựng văn hóa tổ chức với hệ giá trị cụ thể
*Hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn- những điểm lưu ý
- Hãy tìm ra động lực thúc đẩy các thành viên
- Xây dựng cấu trúc chiến lược và hỗ trợ học tập trong các nhóm, tổ CM hoặc toàn trường
- Tổ chức các chương trình thảo luận nội bộ
- Thiết lập mạng lưới hỗ trợ giáo viên
*Đổi mới sinh hoạt CM nhằm phát triển CM cho GV
- Xây dựng các chủ thể sinh hoạt CM đa dạng, theo nhu cầu phát triển GV
- Xâ dựng chương trình sinh hoạt khoa học: Làm rõ mục tiêu/ Nội dung chính/ thời gian/ địa điểm/
người phụ trách/ cách tiến hành
- Có kĩ năng tổ chức sinh hoạt chuyên môn: Đúng giờ, hướng tới mục tiêu, khêu gợi ý kiến phát biểu,
giải quyết xung đột, đưa ra được các kết luận khoa học
- Tăng cường sinh hoạt nhóm chuyên môn, Sinh hoạt chuyên môn theo của trường/ tổ chức giao lưu
CM với trường bạn
*Đổi mới hoạt động dự giờ để phát triển CM cho GV
- Chuẩn bị tốt cho hoạt động dự giờ (thông báo thời gian, địa điểm, bài dạy, GV tìm hiểu trước,…)
- Tiến hành dự giờ nghiêm túc: Đúng giờ, không trao đổi bình luận khi dự giờ, ghi chép tỉ mỉ,
phản ánh trung thực hoạt động dạy học của GV, HS,…
- Phân thích giờ dự khoa học, khách quan: Khẳng định những gì GV đã làm tốt, những hạn chế
theo tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy, nguyên nhân,…
- Nhận xét phản hồi mang tính xây dựng: Khen trước, phê bình sau, đưa ra được ý kiến tư vấn
động viên, tin tưởng,…
*Phân công hỗ trợ, kèm cặp giáo viên
- Chọn người hỗ trợ đảm bảo yêu cầu: Có tinh thần hỗ trợ, được GV tin tưởng, học hỏi lẫn nhau,
tôn trọng đối tượng, biết cách hỗ trợ,…
- Thực hiện hỗ trợ theo quy tắc
+ Nghe tích cực, thấu hiểu đối tượng
+ Đưa ra những kì vọng tích cực, tạo ra các thử thách
+ HD suy nghĩ 1 cách có hệ thống
+ Coi người được hỗ trợ là đối tác để hợp tác, chia sẻ
- PP hỗ trợ, theo cách tiếp cận hướng dẫn người lớn
+ Tự định hướng
+ Khêu gợi sự tự trọng, biết lắng nghe và chia sẻ
+ Tận dụng kinh nghiệm vốn có của người được hướng dẫn
+ Để cho GV tự lựa chọn nội dung học tập
- Chú trọng hỗ trợ GV về 1 số nội dung: Đổi mới PPDH
+ Thiết kế bài dạy học theo PPDH tích cực
+ Ứng dụng CNTT trong dạy học
*Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong sinh hoạt CM
- Phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi gv
- Tạo sự đồng thuận trên cơ sở xác định rõ nguyên tắc làm việc hợp lý
- Chia sẻ và hợp tác với tinh thần đồng đội
- Phát huy tốt vai trò của Tổ trưởng chuyên môn

You might also like