You are on page 1of 5

TUẦN 4

Đề bài: Hãy lấy ví dụ thể hiện sự vận dụng các nguyên tắc giáo dục.
Bài làm
 Nguyên tắc 1: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục.
+ Trong một tiết học ngoài việc đảm bảo những nội dung kiến thức cơ bản có
trong sách, người dạy có thể giới thiệu thêm những nghiên cứu khoa học mới, hiện
đại, thú vị xoay quanh nội dung bài học. Giúp các em có thêm những hiểu biết về
lĩnh vực khoa học. Bên cạnh đó có thể đặt ra các câu hỏi, giúp các em khơi gợi sự
sáng tạo, tò mò về một lĩnh vực khoa học nào đó.
+ Trong một tiết học bồi dưỡng cho học sinh năng lực phân tích. Ví dụ như trong
môn sinh học việc phân tích các bộ phận cơ thể của từng con vật giúp các học sinh
hiểu hơn về cấu tạo hay những đặc tính đặc biệt của con vật
 Nguyên tắc 2: Đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn
+ Học đi đôi với hành. Ví dụ như ngoài dạy các kiến thức về tác dụng hóa học của
một chất, người dạy có thể trực tiếp thực hành các thí nghiệm đó, hoặc hướng dẫn
các em tự thực hành các kiến thức đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo an toàn và hữu
dụng. Nếu không thể trực tiếp thực hành các thí nghiệm, người dạy có thể trình
chiếu các video về thí nghiệm đó ngay trong tiết học.
+ Tổ chức các hoạt động thực hành thực tế để các em nắm kiến thức nhanh hơn và
hiểu thực tế hơn. Ví dụ như tổ chức trải nghiệm vườn sinh học giúp các em nắm
bắt được những quá trình cây lớn lên và rễ của chúng.
 Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự (tính kế thừa, đảm bảo
mối liên hệ lô-gic)
+ Cho người học những bài học thực tế để liên tưởng tới bài học thực tiễn như vấn
đề liên quan đến môi trường từ đó giúp người học nhớ kĩ, nhớ nhanh và nhớ lâu
hơn hình thành tính logic cho người học
+ Xây dựng hệ thống dạy học cần phải phụ thuộc vào lý thuyết làm cơ sở cho việc
giảng dạy, với tính tuần tự như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tư duy
lý luận cho học sinh.
 Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính cụ thể và tính trừu tượng
+ Trong quá trình dạy học cần cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với những sự vật
hiện tượng hay các hình ảnh của chúng từ đó có thể tự đưa ra các khái niệm, quy
luật trừu tượng theo cách suy nghĩ của mình. Và ngược lại, có thể cho học sinh
nắm cái trừu tượng, khái quát rồi xem xét các sự vật, hiện tượng cụ thể, đảm bảo
được mối liên hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.
Ví dụ 1:
- Sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là phương
tiện và các nguồn kiến thức trong khi giảng bài
- Tổ chức, điều khiển học sinh, trong những trường hợp nhất định, nắm những cái
khái quát, trừu tượng như các khái niệm, những quy tắc, ... rồi từ đó đi đến những
cái cụ thể, riêng biệt như lấy ví dụ cụ thể minh họa, vận dụng quy tắc để giải các
bài tập cụ thể ..
- Cho học sinh làm các bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập mối liên hệ giữa cụ
thể hóa và trừu tượng hóa, giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng …
Ví dụ 2:
Trong quá trình giảng dạy giúp học sinh nắm những kiến thức khái quát như khái
niệm, quy tắc, ... rồi dần dần sẽ đưa ra các ví dụ, dẫn chứng cụ thể để chứng minh
và vận dụng cho khái niệm và quy tắc vừa nêu trên. Sau đó sử dụng các phương
pháp như trình bày sơ đồ hay các hình vẽ để khái quát lại bài học giúp học sinh
hiểu sâu hơn.
Hoặc người giảng dạy có thể rèn luyện cho học sinh tư duy bằng cách đưa ra
những cái cụ thể như ví dụ và dẫn chứng sau đó yêu cầu học sinh đúc rút khái niệm
theo ý hiểu của bản thân học sinh rồi giáo viên sẽ là người tổng kết lại và đưa ra
khái niệm chuẩn. Điều này sẽ giúp các học sinh sẽ nhớ lâu hơn về bài học và rèn
luyện được khả năng tư duy, tổng hợp kiến thức cho học sinh.
 Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực
nhận thức của học sinh
+ Thường xuyên củng cố kiến thức để học sinh có nền tảng vững chắc. Tập trung
vào những cái cơ bản, tất yếu để học sinh hiểu sâu rồi mới phát triển đến những bài
khó hơn. Hướng tới mục tiêu hiểu bài chứ không phải thuộc lòng, học vẹt. Ghi chú
những điểm quan trọng cần thuộc, cần nhớ để học sinh nắm được trọng tâm bài.
Tích cực đặt tình huống khác nhau HS sẽ có năng lực thích ứng cao với những biến
đổi của hoàn cảnh nhận thức cũng như hoàn cảnh hoạt động thực tiễn.
Ví dụ:
- Làm nổi bật cái cơ bản của từng đề mục, từng chương để học sinh tập trung sức
lực và trí tuệ vào đó, không bị phân tán vào tình huống không cơ bản.
- Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập khác.
- Cần tổ chức quá trình dạy học như thế nào để một bộ phận đáng kể những tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo được củng cố tại tiết học muốn vậy, việc trình bày tài liệu
học tập của giáo viên phải logic, rõ ràng, dễ hiểu, phải tác động mạnh về mặt cảm
xúc.
 Nguyên tắc 6: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức
riêng
+ Khi dạy học cần nắm vững đặc điểm chung của cả lớp, đặc điểm riêng từng em
về các mặt, nhất là về năng lực nhận thức và động cơ, thái độ học tập. Khi lên lớp,
giáo viên phải thường xuyên nắm tình hình lĩnh hội của học sinh để có thể kịp thời
điều chỉnh hoạt động của mình cũng như của học sinh, nhất là học sinh yếu kém.
Cần cá biệt hóa việc dạy học.
+ Dạy từ kiến thức dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa, từ nắm tri
thức đến rèn luyện, đưa từ những bài tập áp dụng công thức đến những bài tập yêu
cầu cao hơn để tất cả học sinh đều có thể nắm bắt được kiến thức và bài giảng.
Ví dụ :
Cần nắm được khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức của cả lớp và của riêng
từng học sinh đối với môn học. Nghiên cứu kỹ kiến thức bài giảng để xây dựng kế
hoạch học tập phù hợp khả năng nhận thức của cả lớp và trong quá trình giảng dạy
sẽ tập trung vào những học sinh đang còn yếu kém để giúp các em nắm bắt kiến
thức bài học một cách tốt nhất, tránh để tình trạng bị hổng kiến thức. Sau đó sẽ đưa
ra những bài tập từ mức nhận biết rồi sẽ nâng cao dần lên để giúp cho mọi học sinh
đều có thể nắm vững kiến thức bài học.
 Nguyên tắc 7: Đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học
trong quá trình dạy học
+ Quan tâm, ý thức đầy đủ cho học sinh nhiệm vụ và mục đích học tập, thực hiện
giảng dạy ở nhiều mức độ khác nhau hướng tới nhiều mức độ học sinh khác nhau
trong một lớp học, bồi dưỡng tư duy phản biện, đầu óc khoa học cho học sinh,
không tin tưởng mù quáng những gì chưa hiểu, chưa có cơ sở lí luận
+ Học sinh cần có động cơ, thái độ phù hợp, đúng đắn, không phá phách, tập
trung và nỗ lực xây dựng bài trong quá trình học tập.
+ Giáo viên và học sinh điều chỉnh hoạt động học và giảng dạy sao cho phù hợp
với điều kiện thực tế.
 Nguyên tắc 8: Đảm bảo xúc cảm, tình cảm tích cực của dạy học
Ví dụ 1: Giáo viên có thể rèn luyện được kỹ năng tư duy tích cực, như: Tìm sự hài
hước trong những tính huống xấu; tự nói với bản thân những lời tích cực thay vì
tiêu cực; tập trung hiện tại, hãy học hỏi từ sai lầm từ quá khứ; thấu hiểu quan điểm
của học sinh, không phiến diện nhưng lại thân thiện với mọi người … Khi giáo
viên có tình cảm tích cực trong dạy học sẽ góp phần giúp bài giảng trở nên không
nhàm chán, tạo động lực cho học sinh hiểu bài, học tập tốt hơn.
Ví dụ 2: Nêu ra được mối liên hệ giữa môn Hoá với thực tiễn xây dựng đất nước,
kinh nghiệm sống để hình thành tình cảm nghĩa vụ và nâng cao được hứng thú học
tập cho học sinh. Sử dụng các buổi học thí nghiệm để giúp cho học sinh thích thú
hơn. Tính cảm xúc của quá trình dạy học còn phụ thuộc vào ngữ cảnh, vào hoạt
động học tập, hoạt động tập thể của học sinh càng có nội dung, càng phong phú về
hình thức thì càng kích thích nhu cầu hiểu biết, hứng thú với học tập, vì vậy cần
chú ý tổ chức hoạt động tập thể của học sinh cần tổ chức dạy học như một hình
thức tham quan học tập, hình thức ngoại khoá. Nhân cách người giáo viên có vai
trò rất lớn trong việc tác động về mặt cảm xúc đối với người học, ngôn ngữ giàu
hình ảnh, giàu cảm xúc thể hiện thái độ của giáo viên đối với những sự vật, hiện
tượng và tư tưởng được trình bày không chỉ giúp cho học sinh có tri thức về vấn đề
nào đó mà còn kích thích hình thành tình cảm tương ứng.
 Nguyên tắc 9: Đảm bảo chuyển dần quá trình dạy học sang quá trình tự học.
+ Thay vì dạy hoàn toàn tất cả những nội dung có trong sách. Thì người dạy chỉ
nên dạy những phần kiến thức khó, cần giải đáp nhiều cho học sinh, còn những
phần kiến thức học sinh có khả năng tự học thì nên giao để về nhà các em sẽ tự
học, nâng cao ý thức và khả năng sự tự học. Bên cạnh đó nên đưa ra những bài tập
mang tính vận dụng khả năng sáng tạo, khơi gợi sự tò mò trong các em học sinh.

You might also like