You are on page 1of 4

BÀI TẬP CHƯƠNG 2:

CÁC QUY LUẬT ĐỘNG HỌC CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Bài 1. a) Trong quá trình phản ứng: 2N2O5  4NO2 + O2 diễn ra, tại thời điểm t1 tốc độ mất đi của
N2O5 bằng 2.10-2 mol.L-1.s-1. Tính tốc độ của phản ứng tổng quát và tốc độ tạo thành các sản phẩm tại
thời điểm này.
b) Ở nhiệt độ T, sự phân hủy N2O5 tuân theo quy luật động học bậc 1 với hằng số tốc độ k = 0,002
phút-1. Hỏi có bao nhiêu % N2O5 bị phân hủy sau 2 giờ?
Bài 2. Ở 913K, hằng số tốc độ phản ứng đehidro hóa metylamin: H3CNH2  HCN + 2H2 bằng
5.10-3 giây-1. Tính thời gian để nồng độ metylamin giảm đi 2 lần.
Bài 3. Sự phân hủy H2O2 trong dung dịch nước là phản ứng bậc 1. Để tìm giá trị trung bình của
hằng số tốc độ phản ứng này, người ta đem chuẩn độ cùng một thể tích dung dịch H2O2 ở các
thời điểm khác nhau bằng dung dịch KMnO4 thì thu được kết quả sau:
t[phút] 0 10 20 30 40
Thể tích KMnO4 (mL) 21,6 12,4 7,2 4,1 2,4

a) Tính giá trị trung bình của hằng số tốc độ phản ứng ( k ).
b) Tính thời gian nửa phản ứng ( t 1 / 2 ).
Bài 4. Đối với một phản ứng phân hủy đã cho, thời gian nửa phản ứng không phụ thuộc vào
nồng độ đầu và bằng 100 s.
a) Cho biết bậc của phản ứng.
b) Tính thời gian để 80% chất đầu bị phân hủy.
Bài 5. Phản ứng bậc hai dạng A + B  SP xảy ra trong dung dịch với nồng độ ban đầu của A
và B lần lượt là 0,050 mol.L-1 và 0,080 mol.L-1. Sau 1,0 h, nồng độ của A là 0,020 mol.L-1.
a) Tính hằng số tốc độ phản ứng.
b) Tính thời gian để nồng độ mỗi chất phản ứng còn lại một nửa.
Bài 6. Đimetyl ete phân hủy theo quy luật động học của phản ứng bậc 1:
(CH3)2O(k) 
 CH4(k) + CO(k) + H2(k)
Cho vào bình kín thể tích không đổi ở nhiệt độ T một lượng ete thì áp suất ban đầu trong bình là
300 mmHg. Sau 10 giây, áp suất trong bình là 308,1 mmHg. Hỏi sau bao lâu thì áp suất trong
bình đạt 608,1 mmHg ?
Bài 7. Etilen oxit bị nhiệt phân theo phương trình sau:
CH2 - CH2(k)  CH4(k) + CO(k)
O
ở 687K áp suất chung (P) của hỗn hợp phản ứng biến đổi theo thời gian (t) như sau:
t (phút) 0 3 7 10 12
P (mmHg) 116,51 120,6 125,8 129,6 132,1

a) Hãy chứng tỏ rằng phản ứng phân huỷ C2H4O có bậc 1 và tính hằng số tốc độ (k687).
b) Tính thời gian nửa phản ứng, t1/2, ở 687 K.
c) Tính áp suất của hốn hợp phản ứng tại thời điểm t = 15 phút.

1
Bài 8. Khi nghiên cứu động học của phản ứng phân hủy N2O trên bề mặt dây vàng đốt nóng ở
990 oC và bằng phương pháp đo áp suất, người ta thu được dữ kiện sau:
t[phút] 0 30 52 100
P[mmHg] 200 232 250 272

1. Giả thiết rằng sản phẩm phản ứng là N2 và O2, hãy tính áp suất cuối cùng và thời gian nửa
phản ứng.
2. Cũng tại nhiệt độ trên song áp suất đầu là 400 mmHg còn thời gian nửa phản ứng là 52 phút
thì phản ứng có bậc mấy? Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 990 oC.
3. Tính thời gian cần thiết để 80% N2O bị phân hủy ở 990 oC.
Bài 9. Để nghiên cứu động học của phản ứng thế: R-Br + H2O 
 ROH + HBr người ta theo
dõi biến thiên nồng độ R-Br. Các kết quả thu được như sau:
Ở 20oC Ở 40oC
t (phút) Nồng độ R-Br (mol.L-1) t (phút) Nồng độ R-Br (mol.L-1)
0 0,32 0,16 0 0,32 0,16
8 0,27 0,135 8 0,16 0,08
24 0,19 0,095 24 0,04 0,02
32 0,16 0,08 32 0,02 0,01
50 0,11 0,05 50 0,005 0,0025

a) Xác định bậc của phản ứng.


b) Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 20oC và 40oC.
c) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng nghiên cứu.
Bài 10. Đối với phản ứng đơn giản A  B diễn ra ở nhiệt độ T, khi nồng độ đầu của A biến
thiên từ 0,51 M đến 1,03 M thì thời gian nửa phản ứng giảm từ 150 đến 75 giây. Xác định bậc
phản ứng và hằng số tốc độ của phản ứng ở nhiệt độ T.
Bài 11. Giai đoạn đầu tiên của sự oxi hóa ion ascorbat (A-) bởi cytochrom C-Fe3+ (kí hiệu là
Fe3+) là một phản ứng sơ cấp bậc 2: A- + Fe3+ 
 B + Fe2+
1. Từ các giá trị nồng độ đầu trong bảng sau người ta nhận thấy phản ứng tuân theo quy luật
động học bậc 1 với các hằng số k’ tương ứng:
[A-]0 (mol/L) [Fe3+]0 (mol/L) k’ (s-1)
2.10-3 5.10-6 11,4
1.10-3 5.10-6 5,7
5.10-4 5.10-6 2,85

a) Giải thích tại sao phản ứng lại có bậc thực nghiệm bằng 1.
b) Viết phương trình tốc độ mất đi của Fe3+.
c) Tính hằng số tốc độ của phản ứng sơ cấp (bậc 2).

2
2. Nếu nồng độ ban đầu của A- và Fe3+ bằng nhau và bằng 5.10-6 M thì sau bao lâu nồng độ của
chúng còn lại 2,5.10-6M ?
Bài 12. Người ta nghiên cứu động học của phản ứng: 2I  2Fe3 
 I 2  2Fe 2 (1) trong dung dịch
nước.
1. Phản ứng (1) có phải là phản ứng đơn giản (sơ cấp) hay không ? Tại sao? Viết phương trình
định luật tốc độ của phản ứng.
2. Kết quả xác định tốc độ đầu của phản ứng ở 25° C được tóm tắt trong bảng sau:

TN [Fe3+]0 (mmol.L-1) [I-]0 (mmol.L-1) v0 (mol.L-1.s-1)


1 1,67 4,00 0,24
2 8,07 4,00 1,16
3 1,67 9,49 1,35

Xác định bậc của phản ứng và tính hằng số tốc độ của phản ứng trong điều kiện nghiên cứu.
3. Nếu thực hiện phản ứng trong điều kiện [Fe3+]0 = 1,67 (mmol.L-1); [I-]0 = 1,00 (mol.L-1) thì phản
ứng có bậc mấy ? Tính hằng số tốc độ của phản ứng trong trường hợp này.
Bài 13. Kết quả khảo sát động học của phản ứng: A + B  C + D như sau:

Thí nghiệm CA (mol/l) CB(mol/l) Vận tốc (mol/l.phut)


1 0,5 0,5 5.10-2
2 1,0 1,0 20.10-2
3 0,5 1,0 10.10-2

a) Xác định bậc phản ứng và tính hằng số tốc độ của phản ứng trên.
b) Tính tốc độ của phản ứng khi CA = CB = 0,2 mol/l.
c) Tính thời gian cần thiết để một nửa lượng chất (lấy ở câu b) phản ứng.
k1

Bài 14. Cho phản ứng: A  B với các hằng số tốc độ phản ứng k1 = 300 s–1; k-1 = 100 s–1.
k-1

Ở thời điểm t = 0, chỉ có chất A mà không có chất B. Trong thời gian bao lâu thì một nửa lượng
chất A chuyển thành chất B?
k1

Bài 15. a) Phản ứng: A  B được đặc trưng bằng các dữ kiện sau: nồng độ đầu của chất A
k-1
bằng 0,05 M; của chất B bằng 0; nồng độ chất A ở trạng thái cân bằng là 0,01 M. Xác định tỷ số
k1/k-1.
b) Hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch bậc 1 bằng 10. Hằng số tốc độ phản ứng thuận
bằng 0,2 phút-1. Xác định thời gian để phản ứng đạt trạng thái cân bằng, nếu tại thời điểm đầu
chưa có sản phẩm phản ứng.
k1

c) Cho phản ứng thuận nghịch: A  B với nồng độ đầu của A bằng a, của B bằng không.
k-1
Cho hằng số tốc độ của phản ứng thuận bằng 1,6.10-6s-1 và hằng số cân bằng của phản ứng bằng
1,12.

3
i) Tính thời gian để phản ứng đạt cân bằng.
ii) Tính thời gian để chất A còn lại 70%.
Bài 16. a) Phản ứng song song: A 
k1
 B; A 
k2
 C được đặc trưng bằng các dữ kiện sau:
- Hiệu suất hình thành sản phẩm B là 63%.
- Thời gian biến đổi một nửa chất A là 19 phút. Tính k1 và k2.
b) Nghiên cứu phản ứng song song: A 
k1
 B; A 
k2
 C cho thấy hỗn hợp sản phảm phản
ứng có 35% chất B. Nồng độ chất A giảm đi 2 lần sau 410 giây. Tính k1 và k2.
Bài 17. a) Đối với phản ứng nối tiếp: A 
k1
 B 
k2
 C nồng độ chất B đạt giá trị cực đại sau
103 giây còn nồng độ chất A giảm đi 2 lần sau 160 giây. Xác định k1 và k2.
b) Khi Cracking dầu hỏa thì xăng là sản phẩm trung gian. Hãy xác định lượng xăng cực đại và
thời gian để đạt được lượng ấy khi cracking 1 tấn dầu hỏa. Biết hằng số tốc độ tạo thành và phân
hủy xăng lần lượt là 0,283 h-1 và 0,102 h-1.
Bài 18. Phản ứng phân hủy nhiệt một chất A ở 378,50C là phản ứng bậc nhất. Thời gian nửa
phản ứng ở nhiệt độ trên bằng 363 phút. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng bằng 217 kJ.mol-1.
Xác định hằng số tốc độ phản ứng ở 4500C.
Bài 19. Biết rằng thời gian để 50% N2O phân hủy ở nhiệt độ không đổi tỉ lệ nghịch với áp suất
đầu; xac định bậc của phản ứng này.
Ở các nhiệt độ khác nhau, đối với phản ứng trên người ta thu được các dữ kiện thực nghiệm như
sau:
toC 694 757
Áp suất đầu [mmHg] 294 360
t1/2 [giây] 1520 212
Xác định:
a) Hằng số tốc độ ở 694 và 757oC.
b) Năng lượng hoạt hóa.
c) Thừa số Arhenius A.
Bài 20. Hằng số tốc độ phản ứng phân hủy HI ở 280°C bằng 7,96.10-7 phút-1; ở 300°C bằng
3,26.10-6 phút-1.
a) Tính năng lượng hoạt hóa Ea của phản ứng và thừa số Arhenisus A.
b) Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 290°C.

You might also like