You are on page 1of 4

LUYỆN TẬP ĐỘNG HỌC HÌNH THỨC

Bài 1: 1. Một số các phản ứng hóa học tuân theo quy luật động học bậc không. Xét phản ứng A
® B với hằng số tốc độ k mà ở đó nồng độ [A] giảm theo thời gian t. Cho rằng nồng độ đầu của
A = [A]0, viết biểu thức tốc độ [A] phụ thuộc vào [A]0 , t và k biết phản ứng tuân theo động học
bậc không và viết biểu thức liên hệ giữa [A]0, k và thời gian bán hủy của phản ứng.
2. Khảo sát phản ứng phân hủy NO2 tạo NO và O2 ở 10°C. Kết quả khảo sát cho ở bảng dưới.
[NO2]0 (mol/L) 0.010 0.012 0.014 0.016
v0 (mol/L.s) 5,40.10-5 7,78.10-5 1,06‧10-4 1,38‧10-4
a) Viết và cân bằng phản ứng phân huỷ này với các hệ số nguyên tối giản.
b) Xác định bậc của phản ứng và tính toán hằng số vận tốc.
Bài 2: Dữ kiện thực nghiệm của phản ứng A → 2B + C được biểu diễn trên đồ thị theo 3 cách
khác nhau (với các đơn vị nồng độ theo mol.L-1.

a) Xác định bậc phản ứng theo A và nồng độ đầu của A.


b) Tính nồng độ của A sau 9 giây.
c) Xác định 3 chu kì bán hủy đầu tiên của thí nghiệm này.
Bài 3: Để nghiên cứu động học của phản ứng thế R-Br + H2O → ROH + HBr, người ta theo dõi
biến thiên nồng độ R-Br. Các kiết quả thu được như sau:

a) Xác định bậc của phản ứng.


b) Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 20oC và 40oC.
c) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng nghiên cứu.
Bài 4: Người ta nghiên cứu động học của phản ứng: 2I- + Fe3+ → I2 + 2Fe2+ (1) trong dung dịch
nước.
a) Phản ứng (1) có phải là phản ứng đơn giản (sơ cấp) hay không? Tại sao? Viết phương trình
định luật tốc độ của phản ứng.
b) Kết quả xác định tốc độ đầu của phản ứng (1) ở 25oC được tóm tắt trong bảng sau:

Xác định bậc phản ứng và tính hằng số tốc độ của phản ứng trong điều kiện nghiên cứu.
c) Nếu thực hiện phản ứng trong điều kiện [Fe3+]o= 1,67 (mmol.L-1); [I-] = 1,00 (mol.L-1) thì phản
ứng có bậc mấy? Tính hằng số tốc độ của phản ứng trong trường hợp này.
Bài 5: Khảo sát bằng thực nghiệm ở 25 C phản ứng thuỷ phân metyl axetat với sự có mặt của
HCl dư, nồng độ 0,05M. Thể tích dung dịch NaOH có nồng độ cố định dùng để trung hoà 20 ml
hỗn hợp phản ứng theo thời gian như sau:
t (phút) 0 21 75 119
Vdd NaOH (ml) 19,52 20,64 23,44 25,36 37,76
a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b) Chứng minh phản ứng thuỷ phân metyl axetat là phản ứng bậc 1. Tính hằng số tốc độ và thời
gian nửa phản ứng.
Bài 6: Xét phản ứng IO 3- + 5I - + 6H + ¾
¾® 3I 2 + 3H 2 O
Vận tốc của phản ứng đo ở 250C có giá trị theo bảng sau:
Thí nghiệm [I-] (M) [ ]
[IO 3- ](M ) H + (M) Vận tốc (mol.l-1. s-1
1 0,010 0,10 0,010 0,60
2 0,040 0,10 0,010 2,40
3 0,010 0,30 0,010 5,40
5 0,010 0,10 0,020 2,40
a) Lập biểu thức tính vận tốc của phản ứng
b) Tính hằng số vận tốc của phản ứng và xác định đơn vị của hằng số tốc độ đó.
c) Năng lượng hoạt hóa của phản ứng E = 84 kJ.mol-1 ở 250C. Tốc độ phản ứng thay đối như thế
nào nếu năng lượng hoạt hóa giảm đi 10 kJ.mol-1.
Bài 7: Phản ứng chuyển hóa thuốc kháng sinh P trong cơ thể người ở 370C có k=3.10-5s-1. Điều
trị bằng P chỉ có tác dụng nếu hàm lượng của P luôn lớn hơn 2mg/1kg trọng lượng cơ thể. Một
bệnh nhân nặng 70kg, mỗi lần uống 1 viên thuốc kháng sinh có 400mg P
a) Tìm bậc của phản ứng chuyển hóa
b) Tính khoảng thời gian giữa hai lần uống thuốc
c) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng chuyển hóa. Khi sốt đến 390C thì ở nhiệt độ này k=4.10-
5 -1
s
Bài 8: Poli(etylen terephtalat) còn gọi là PET, là một polime tổng hợp. PET được sử dụng rộng rãi
trong công nghiệp dệt, bao bì, làm chai lọ. PET được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng giữa 2
monome A và B.
1. Cho biết tên gọi là công thức cấu tạo của hai monome trên.
2. Viết phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp PET từ hai monome trên.
3. Thực hiện phản ứng tổng hợp PET với nồng độ ban đầu của hai monome bằng nhau. Sự phụ
thuộc của tổng nồng độ các monome còn lại theo thời gian được cho trong bảng dưới đây :
t (phút) 0 30 560 90 120
([A] + [B]) (mol.L–1) 4,000 2,000 1,334 1,000 0,800
Tính hằng số tốc độ của phản ứng trùng ngưng và cho biết bậc tổng cộng của phản ứng.
Bài 9: Khảo sát động học phản ứng giữa KI và anion peroxydisulfate ở 25oC nhận được kết quả
sự phụ thuộc giữa tốc độ đầu v0 vào nồng độ đầu chất phản ứng C0 ở bảng dưới.
C0(S2O82-), mmol/L C0(KI), mmol/L v0 ´ 10-8 mol/(L×s)
0.10 10 1,1
0.20 10 2,2
0.20 5.0 1,1
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra (chấp nhận phương trình ion thu gọn).
b) Xác định bậc riêng phần của mỗi chất, viết biểu thức động học và tính hằng số tốc độ phản ứng
ở 25oC.
c) Theo các kết quả nghiên cứu thì năng lượng hoạt hóa của phản ứng vào khoảng 42kJ/mol. Tính
nhiệt độ cần thiết để tăng vận tốc phản ứng lên 10 lần (oC) nếu cho rằng nồng độ các chất được
giữ không đổi.
d) Tính thời gian cần thiết (giờ) để giảm nồng độ chất phản ứng đi 10 lần nếu nồng độ đầu của
mỗi chất đều là 1,0 mmol/L ở 25oC.
Bài 10: Để phân hủy hiđropeoxit (H2O2) với chất xúc tác là iot trong dung dịch có môi trường
trung tính, người ta trộn dung dịch H2O2 3% (khoảng 30 gam H2O2/1 L dung dịch) với dung dịch
KI 0,1 M và nước với những tỉ lệ khác nhau về thể tích rồi đo thể tích khí oxi thoát ra VO2 (mL) .
Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:

Experiment VH 2 O2
( mL ) VKI (mL) VH 2 O (mL) VO2 (mL / min)
at 298 K and 1 atm
1 25 50 75 4.4
2 50 50 50 8.5
3 100 50 0 17.5
4 50 25 75 4.25
5 50 100 0 16.5

a) Xác định bậc riêng phần tương đối của H2O2 và I-.
b) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra và xác định phương trình luật tốc độ.
c) Hãy tính nồng độ mol của H2O2 tại thời điểm bắt đầu phản ứng và sau khi phản ứng tiến hành
được 4 phút đối với thí nghiệm số 4.
Bài 11: Ở 690K, ethylen oxide bị nhiệt phân theo phản ứng, trong đó chất đầu và sản phẩm đều
nằm ở pha khí:

Để khảo sát động học của phản ứng này, người ta đo áp suất tổng cộng của hệ phản ứng
trong bình kín theo thời gian, dữ liệu thu được như sau:
t (phút) 10 20 40 60 100 200 ∞
Ptổng (mmHg) 139,14 151,67 172,65 189,15 212,34 238,66 249,88
a) Xác định bậc và hằng số tốc độ của phản ứng trên.
b) Tính thời gian bán phản ứng, áp suất ban đầu của etylen oxit trong phản ứng (giả sử ban đầu
chỉ có 1 chất trong bình phản ứng).
c) Khi tiến hành phản ứng trên ở nhiệt độ khác, sau 20 phút, áp suất tổng cộng trong bình tăng
30% so với lúc bắt đầu. Giả sử bậc phản ứng không đổi, tính hằng số tốc độ của phản ứng khi này.
Bài 12: Phẩm màu xanh Brillant Blue FCF (kí hiệu là E133 với
công thức ở hình bên) được sử dụng nhiều trong công nghiệp
thực phẩm. Trong dung dịch nước, E133 bị oxi hóa bởi nước
Javel theo phản ứng:
E133 + ClO- → sản phẩm không màu
Động học của phản ứng này được nghiên cứu bằng cách
theo dõi nồng độ E133 theo thời gian (nhờ phương pháp phân
tích quang học). Kết quả cho thấy phản ứng có bậc động học.
Thực hiện các thí nghiệm sau để xác định bậc động học
của phản ứng:

You might also like