You are on page 1of 21

ĐỘNG HÓA HỌC

Q1:
1. Cho phản ứng sau: 2NO2(g) 2NO(g) + O2(g).
Mỗi đường cong trong hình bên biểu thị sự thay đổi nồng độ của một chất
theo thời gian. Hãy cho biết đường nào ứng với sự phụ thuộc nồng độ của chất nào
vào thời gian? Vì sao?

2. Cho phản ứng sau diễn ra tại 25oC: S2O82- + 3I- 2SO42- + I3-
Để xác định phương trình động học của phản ứng, người ta tiến hành đo tốc độ đầu
của phản ứng ở các nồng độ đầu khác nhau
Thí nghiệm [I-]0 (mol/L ) [S2O82-]0 ( mol/L ) vo x103 (mol/L.s)
1 0,1 0,1 0,6
2 0,2 0,2 2,4
3 0,3 0,2 3,6
a) Xác định bậc riêng phần của các chất phản ứng, bậc toàn phần và hằng số tốc độ
của phản ứng. Chỉ rõ đơn vị của hằng số tốc độ của phản ứng.
b) Nếu ban đầu người ta cho vào hỗn hợp đầu ở thí nghiệm 3 một hỗn hợp chứa
S2O32- và hồ tinh bột sao cho nồng độ ban đầu của S2O32- bằng 0,2 M. Tính thời
gian để dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh.
Biết phản ứng: 2S2O32- + I3- S4O62- + 3I- có tốc độ xảy ra rất nhanh
và để có màu xanh xuất hiện thì nồng độ I3- ≥ 1.10-3 mol/L.

Q2:
1. Trong dioxane, urea tự ion hóa thành ammonium isocyanate
OC(NH2)2  NH4OCN
Ở 61oC kt = 1,62.10-5 phút-1; kn = 0,157.10-5 phút-1
Ở 71oC kt = 6,35.10-5 phút-1; kn = 0,445.10-5 phút-1
a. Tính năng lượng hoạt động hóa của phản ứng thuận ( ) và của phản ứng
nghịch ( ).
b. Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 2 nhiệt độ trên.
c. Tính ∆Ho của phản ứng. Biểu diễn ; và ∆H0 trên giản đồ đường phản
ứng.
2. Trichloroethanoic acid bị decarboxyl hóa nhanh trong dung dịch nước theo phản
ứng:
CCl3COOH(aq) → CHCl3(aq) + CO2(k)
Người ta xác định được sự biến đổi thể tích CO2 theo thời gian như sau:
Thời gian (phút) 330 1200 2400 7760 ∞
Thể tích CO2 (ml) 2,25 8,30 14,89 31,14 40,04
a) Xác định bậc của phản ứng
b) Tính thời gian để nồng độ CCl3COOH trong dung dịch giảm đi 25%.
c) Tính thời gian để thể tích CO2 thu được là 25 ml.

Q3:
Trong một ống thủy tinh hàn kín có gắn hai sợi vonfram cách nhau 5 mm, chứa
đầy không khí sạch và khô tại nhiệt độ và áp suất chuẩn. Phóng điện giữa hai sợi
vonfram này, sau vài phút, khí trong ống nhuốm màu nâu đặc trưng.
1. Tiểu phân nào gây nên sự đổi màu quan sát được nêu trên? Ước lượng giới hạn
nồng độ lớn nhất của nó trong ống thủy tinh. Biết không khí chứa 78% N 2 và 21%
O2 (theo thể tích).
2. Màu nâu tương tự cũng thấy xuất hiện khí oxi và nitơ (II) oxit gặp nhau trong
ống thủy tinh chân không. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong ống thủy tinh.
3. Tiến hành các thí nghiệm ở phần 2 tại 25ºC, ta thu được các số liệu ghi ở bảng
dưới đây:
Số TT [NO] mol.l-1 [O2] mol.l-1 Tốc độ lúc đầu (mol.l-1.s-1)
1 1,16.10-4 1,21.10-4 1,15.10-8
2 1,15.10-4 2,41.10-4 2,28.10-8
3 1,18.10-4 6,26.10-5 6,24.10-9
4 2,31.10-4 2,42.10-4 9,19.10-8
5 5,75.10-5 2,44.10-4 5,78.10-9
Hãy xác định bậc phản ứng theo O2, theo NO, bậc của phản ứng chung và hằng
số tốc độ phản ứng ở 298K.

Q4:
Trong pha khí ở 60oC, một số phản ứng diễn ra theo cơ chế sau:

Áp suất ban đầu của A, B, C lần lượt là 4,00.104 ; 1,33.104 và 0,64.104 Pa.
a. Tính nồng độ mol ban đầu của A. Biết R = 8,314 J/mol.K và áp suất tổng (theo
Pa) trong hệ sau khi các nồng độ các chất không thay đổi nữa.
b. Viết phương trình động học, biểu diễn định luật tác dụng khối lượng của chất
trung gian B.

Q5:
Trong một phản ứng bậc nhất tiến hành ở 27oC, nồng độ của chất phản ứng giảm
xuống một nửa sau 5000s. Ở 37oC, nồng độ giảm đi hai lần sau 1000s.
1. Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 27oC.
2. Tính thời gian để nồng độ giảm xuống còn ¼ ở 37oC.
3. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

Q6:
Trong dung dịch nước, chất T bị phân hủy phương trình:
T + 2H2O → 2X+ + Y2- (1)
Trong dung dịch loãng, hằng số tốc độ của phản ứng tại 350 K là k1 = 4,00.10-5 s-1.
1. Cho biết bậc của phản ứng (1).
2. Tính thời gian cần thiết t1 để 80% lượng chất T bị phân hủy ở 350K.
3. Tính hằng số tốc độ của phản ứng k2 tại 300K và thời gian cần thiết t2 để 80%
lượng T bị phân hủy ở nhiệt độ này. Biết năng lượng hoạt hóa E a của phản ứng là
166,00 kJ.mol-1 và Ea không phụ thuộc vào nhiệt độ.
4. Khi có mặt chất xúc tác hằng số tốc độ của phản ứng phân hủy tại 300 K là k2’
=3,00.104 s-1. Giả sử thừa số tần số phản ứng không thay đổi, tính năng lượng hoạt
hóa Ea’ của phản ứng khi có mặt xúc tác.

Q7:
1. A là một sản phẩm trung gian trong quá trình điều chế nhựa epoxi, quá
trình chuyển hoá A thành B trong môi trường kiềm tạo bởi dung dịch xút:

Nồng độ A (mol.L-1) phụ thuộc theo thời gian (phút) được cho trong bảng
dưới đây:
t (phút) 0 1 5 10 20 40 60
[A] (M) 1 0,34 0,094 0,049 0,0252 0,0128 0,0086
a) Xác định bậc phản ứng trong quá trình chuyển hoá A thành B.
b) Xác định hằng số tốc độ và thời gian bán huỷ trong thí nhgiệm trên.
2. Ở nhiệt độ thích hợp, SO2Cl2 tự phân hủy theo phản ứng: SO2Cl2(k) →
SO2(k) + Cl2(k). Động học của phản ứng này được nghiên cứu bằng cách cho một
lượng SO2Cl2 vào một bình kín (ban đầu không chứa chất nào khác) và đo áp suất
của hệ theo thời gian.
Kết quả thu được ở 270oC như sau:
t (phút) 0 50 100 150 200 250
P (mmHg) 310,0 334,0 356,1 376,5 395,4 412,8
a) Chứng minh rằng ở nhiệt độ này phản ứng tuân theo quy luật động học
bậc 1.
b) Tính hằng số tốc độ phản ứng và thời gian bán phản ứng ở 270oC.
c) Tính áp suất của hệ tại thời điểm t = 275 phút.
d) Ở 2800C, kết quả nghiên cứu phản ứng trên như sau:
t (phút) 0 185 370
P (mmHg) 400 600 700
Tính thời gian bán phản ứng ở 280oC và chỉ ra rằng bậc của phản ứng không
thay đổi trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu từ 2700C -2800C.

Q8:
1. Phản ứng sau được khảo sát tại 25oC trong dung dịch benzene có chứa pyridine
0,1M.
CH3OH + (C6H5)3CCl → CH3OC(C6H5)3 + HCl
(A) (B) (C)
Quan sát được bảng số liệu sau :
Nồng độ lúc đầu Δt Nồng độ cuối
[A]o , M [B]o , M [C]o , M Phút M
(1) 0,100 0,050 0,0000 25,0 0,00330
(2) 0,100 0,100 0,0000 15,0 0,00390
(3) 0,200 0,100 0,0000 7,50 0,00770
a. Viết phương trình động học và xác định bậc phản ứng.
b. Hãy biểu diễn giá trị trung bình của hằng số tốc độ theo giây và đơn vị nồng độ.
2. Ở 3100C sự phân hủy AsH3(g) xảy ra theo phản ứng:
2AsH3(g) 2As(s) + 3H2(g) (1)
Theo thời gian phản ứng, áp suất chung của hệ đo được là:
t (giờ) 0 5,5 6,5 8
P (mmHg) 733,32 805,78 818,11 835,34
a. Hãy chứng minh phản ứng (1) là phản ứng bậc 1.
b. Tính hằng số tốc độ.
c. Tính thời gian nửa phản ứng của phản ứng (1).

Q9:
Cho phản ứng sau diễn ra tại 250C: S2O82- + 3I- → 2SO42- + I3-. Để xác định
phương trình động học của phản ứng, người ta tiến hành đo tốc độ đầu của phản ứng
ở các nồng độ đầu khác nhau
Thí Nồng độ ban đầu Nồng độ ban đầu Tốc độ ban đầu của phản
nghiệm của I (mol/l )
-
của S2O8 ( mol/l )
2-
ứng vo x103 (mol/l.s)
1 0,1 0,1 0,6
2 0,2 0,2 2,4
3 0,3 0,2 3,6

1. Xác định bậc riêng phần của các chất phản ứng, bậc toàn phần và hằng số
tốc độ của phản ứng. Chỉ rõ đơn vị của hằng số tốc độ của phản ứng.
2. Nếu ban đầu người ta cho vào hỗn hợp đầu ở thí nghiệm 3 một hỗn hợp
chứa S2O32- và hồ tinh bột sao cho nồng độ ban đầu của S2O32- bằng 0,2 M. Tính thời
gian để dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh. Biết phản ứng: 2S2O32- + I3- → S4O62-
+ 3I- có tốc độ xảy ra rất nhanh và để có màu xanh xuất hiện thì nồng độ I 3- phải
vượt quá 10-3 mol/l.
Q10:
Peroxodisulfate ion là một trong những tác nhân oxi hoá mạnh nhất và có thể
oxi hoá toàn bộ halide thành halogen (trừ fluoride). Tên gọi của nó cho thấy có một
liên kết O-O trong phân tử.
a. Xác định số oxi hoá của tất cả các nguyên tử trong cấu tạo.
b. Xét sự tạo thành iodine theo phương trình phản ứng:
(R1) a S2O82- + b I- → c SO42- + d I2
Xác định các giá trị hệ số tối giản (a, b, c, d)
c. Phản ứng diễn ra tương đối chậm. Trong các thí nghiệm, tốc độ tạo thành iodine
ban đầu v0 (theo phản ứng R1) với các nồng độ đầu c0 khác nhau của chất phản ứng
ở 250C được xác định như sau:

c0 (S2O82-) (mol/L) c0 (I-) (mol/L) v0 (mol/L.s)


1,0.10-4 1,0.10-2 1,10.10-8
1,4.10-4 1,0.10-2 1,54.10-8
1,8.10-4 1,5.10-2 2,97.10-8
Viết phương trình động học của phản ứng R1 và xác định bậc toàn phần của phản
ứng, xác định hằng số tốc độ phản ứng.
d. Năng lượng hoạt hoá của phản ứng trên là 42 kJ.mol-1
Tính nhiệt độ (theo 0C) để tăng tốc độ phản ứng lên 10 lần, với các điều kiện
khác được giữ nguyên.
e. Thí nghiệm có thể được thay đổi bằng cách thêm một lượng rất dư sodium
thiosulfate vào hỗn hợp phản ứng. Thiosulfate (S2O32-) khử rất nhanh iodine, tạo
thành iodide.
Viết phương trình phản ứng khử iodine bởi thiosulfate
Viết phương trình động học của phản ứng R1

Q11:
1. Người ta nghiên cứu động học của phản ứng thủy phân 4-nitrophenyl acetate như
sau:
+ Nhỏ một giọt (0,02 mL) dung dịch 4-nitrophenyl acetate nồng độ 0,01M
(loãng, gần như không màu) vào 4 mL dung dịch đệm X (pH = 10, không màu),
khuấy đều, thu được dung dịch Y có màu vàng.
+ Chiếu một chùm tia sáng đơn sắc (λ = 400 nm) qua dung dịch Y đựng trong
cuvet có chiều dài 1 cm. Đo độ hấp thụ quang A của dung dịch Y theo thời gian t
thu được kết quả như sau:
t 60 12 18 24 30 36 42 60 72 81 90 120 595 600
(s 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
)
A 0,1 0,1 0,2 0,3 0,3 0,3 0,4 0,5 0,5 0,5 0,5 0,6 0,9 0,9
1 9 6 1 5 9 2 0 4 7 9 4 0 0
a. Giải thích tại sao dung dịch Y có màu vàng?
b. Tính nồng độ (M) của 4-nitrophenyl acetate trong dung dịch Y tại t = 300 s.
c. Xác định độ hấp thụ quang của dung dịch Y tại 1000 s.
Cho biết:
+ Biểu thức định luật Lambert-Beer:
với A là độ hấp thụ quang;
ε là hệ số hấp thụ mol (L cm-1 mol-1) đặc trưng cho bản chất chất hấp
thụ;
l là chiều dày lớp dung dịch (cm);
C là nồng độ của chất hấp thụ trong dung dịch (mol L-1).
+ 4-nitrophenyl acetate hấp thụ quang không đáng kể ở bước sóng 400 nm; dung
môi sử dụng trong các thí nghiệm là nước; trong nước, pKa của 4-nitrophenol là 7,15.
2. Giả thiết có phản chuyển hóa A thành B và
C theo sơ đồ:

Cho biết:
+ Tại thời điểm t = 0, nồng độ các chất như
sau: [A]o = 1 M ; [B]o = [C]o = 0.
+ {k1 = 1 phút-1, k-1 = 0,01 phút-1 k2
= 0,1 phút-1, k-2 = 0,0005 phút-1
+ Giản đồ năng lượng được cho ở hình bên.
a. Hãy tính nồng độ mỗi chất ở: i) t = 1 phút; ii) t > 10 ngày
b. Khi nhiệt độ tăng, phản ứng ưu tiên diễn ra theo hướng nào (tạo ra sản
phẩm B hay C)?

Q12:
Cho phản ứng: (CH3)2O(g) CH4(g) + CO(g) + H2(g). Khi tiến hành phân hủy
đimetyl ete (CH3)2O trong một bình kín ở nhiệt độ 504oC và đo áp suất tổng của hệ,
người ta được các kết quả sau:

t (giây) 0 1550 3100 4650


Phệ (mm Hg) 400 800 1000 1100

Dựa vào các kết quả này, hãy:


4.1. Chứng minh rằng phản ứng phân huỷ đimetyl ether là phản ứng bậc một.
4.2. Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 504oC.
4.3. Tính áp suất tổng của hệ trong bình và phần trăm lượng (CH 3)2O đã bị phân
hủy sau 460 giây.

Q13:
1. Đối với phản ứng: A + B → C + D có biểu thức tốc độ phản ứng v = k. [A].[B]
a/ Trộn 2 thể tích bằng nhau của dung dịch chất A và dung dịch chất B có cùng nồng
độ 1,0 M:
+ Nếu thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 300 K thì sau 2 giờ nồng độ của C bằng
0,215 M. Tính hằng số tốc độ của phản ứng.
+ Nếu thực hiện phản ứng ở 370 K thì sau 1,33 giờ nồng độ của A giảm đi 2
lần. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng (theo kJ/mol).
b/ Nếu trộn 1 thể tích dung dịch A với 3 thể tích dung dịch B đều cùng nồng độ 1,0
M, ở nhiệt độ 300 K thì sau bao lâu A phản ứng hết 90%?

2. Cho cân bằng ở 25oC: A B là phản ứng thuận nghịch bậc 1. Thành phần %
của hỗn hợp phản ứng được cho dưới đây:
Thời gian (giây) 0 45 90 270 ∞
%B 0 10,8 18,9 41,8 70
Hãy xác định giá trị k1, k2 của phản ứng. Tính hằng số cân bằng hằng số tốc độ của
phản ứng.

Q14:
1. Nitrogen oxide phân hủy thành nitrogen và oxygen ở nhiệt độ 565 0C, phản ứng
tỏa nhiệt.
2N2O(k) 2N2(k) + O2(k)
Phản ứng này tuân theo quy luật động học bậc 2 khi thực hiện hoàn toàn trong pha
khí.
a. Nồng độ đầu của N2O là 0,108 mol.L-1, hằng số tốc độ phân hủy bậc hai của N2O

1.10-3 L.mol-1.s-1.
Tính nồng độ N2O sau 1250 giây ở 5650C.
b. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng bậc hai ở 5650C là 234 kJ.mol-1.
Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 6000C?
2. Xét các phản ứng song song

Các năng lượng hoạt hóa ứng với k1 và k2 lần lượt là 45,3 và 69,8 kJ.mol-1. Biết ở

320K thì .

Xác định nhiệt độ mà tại đó .

Q15:
1. Sunfuryl clorua (SO2Cl2) được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Sunfuryl
clorua là một chất lỏng không màu, có mùi cay, sôi ở 70oC. Khi nhiệt độ trên 70oC
nó sẽ phân hủy tạo thành SO2 và Cl2 theo phản ứng: SO2Cl2(k) → SO2(k) + Cl2(k)
Một bình kín thể tích không đổi chứa SO2Cl2(k) được giữ ở nhiệt độ 375K.
Quá trình phân hủy SO2Cl2(k) được theo dõi bằng sự thay đổi áp suất trong bình.
Kết quả thu được như sau:
Thời gian, t(s) 0 2500 5000 7500 10000
Áp suất, P(atm) 1,000 1,053 1,105 1,152 1,197
a) Chứng tỏ rằng phản ứng phân hủy SO2Cl2 là phản ứng bậc 1. Tính hằng số tốc độ
của phản ứng ở 375K.
b) Nếu phản ứng trên được tiến hành ở 385K, áp suất của bình sau 1 giờ là 1,55 atm.
Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng phân hủy trên.
2. Tốc độ của phản ứng khử HCrO4 – bằng HSO3 – được biểu diễn bằng phương trình
tốc độ:
V = k.[HCrO4 – ][HSO3 – ]2[H+]
Trong một thí nghiệm với các nồng độ ban đầu: HCrO4– = 10-4 mol/l; HSO3 – = 0,1
mol/l; H+ cố định bằng 10-5 mol/l thì sau 15 giây thấy nồng độ HCrO4- giảm xuống
còn 5.10-5 mol/l.
a) Sau bao lâu nồng độ HCrO4– sẽ bằng 1,25.10–5 M? Tính hằng số tốc độ của phản
ứng.
b) Nếu nồng độ đầu của HSO3– là 0,01M thì sau bao lâu nồng độ của HCrO 4– sẽ
bằng 5.10–5 M.
c) Nếu nồng độ ban đầu của HSO3– và H+ đều bằng 10–3 M và được giữ cố định thì
cần thời gian bao lâu để một nửa lượng HCrO4 – bị khử?

Q16:
1. H2O2 phản ứng với ion I− trong môi trường axit theo phương trình sau:
H2O2 (aq) + 3I−(aq) + 2H+(aq) → I3−(aq) + H2O (l)
Động học của phản ứng này đã được nghiên cứu bởi sự giảm nồng độ H2O2 và
xây dụng các đồ thị ln[H2O2] theo thời gian. Tất cả các đồ thị đều có dạng tuyến
tính và toàn bộ các dung dịch H2O2 trong thí nghiệm đều có [H2O2]o = 8,0.10-4 M.
Hệ số góc (a) của các đường thẳng này phụ thuộc vào nồng độ đầu của I− và H+
được cho trong bảng sau:
Thí nghiệm [I−]o (M) [H+]o (M) Hệ số góc (a) (phút-1)
1 0,1000 0,0400 -0,120
2 0,3000 0,0400 -0,360
3 0,4000 0,0400 -0,480
4 0,0750 0,0200 -0,076
5 0,0750 0,0800 -0,118
6 0,0750 0,1600 -0,174
Biểu thức động học của phản ứng có dạng:

a. Xác định bậc của phản ứng theo [H2O2] và [I−].


b. Tính giá trị hằng số tốc độ k1 và k2.
2. Phẩm mẫu xanh Brilliant Blue FCF (kí hiệu là E133) được sử dụng nhiều trong
công nghiệp thực phẩm. Trong dung dịch nước, E133 bị oxi hóa bởi nước Javel theo
phản ứng:
E133+ ClO− → Sản phẩm không màu
Động học của phản ứng này được nghiên cứu bằng cách theo dõi biển thiên nồng
độ E133 theo thời gian (nhờ phương pháp phân tích quang học). Kết quả cho thấy
phản ứng có bậc động học.
Thí nghiệm 1: Trộn 25,0 mL dung dịch E133 có nồng độ C1 = 4,545.10-6 M với 1,0
mL dung dịch NaClO nồng độ C2 = 1,360.10-2M. Kết quả theo dõi nồng độ E133
theo thời gian ở 298 K như sau:
t (phút) 2,5 5,0 7,5 10,0
-6
CE133 (10 M) 2,222 1,129 0,575 0,292
a. Chứng minh rằng trong điều kiện thí nghiệm, phản ứng tuân theo quy luật
động học bậc 1.
b. Tính hằng số tốc độ biểu kiến của phản ứng và thời gian nửa phản ứng trong
điều kiện thí nghiệm.
Thí nghiệm 2: Trộn 25,0 mL dung dịch E133 có nồng độ C3 = 5,200.10-6 M với 1,0
mL dung dịch NaClO nồng độ C4 = 8,500.10-3 M. Kết quả theo dõi nồng độ E133
theo thời gian ở 298 K như sau:
t (phút) 4,1 8,2
-6
CE133 (10 M) 2,50 1,25
c. Chỉ ra rằng trong điều kiện thí nghiệm 2, bậc của phản ứng không thay đổi so
với thí nghiệm 1 và tính hằng số tốc độ phản ứng trong điều kiện này.
d. Từ kết quả thu được ở hai thí nghiệm trên hãy cho biết ngoài E133, tốc độ
phản ứng còn phụ thuộc vào nồng độ của chất nào khác? Xác định bậc riêng phần
của chất đó. Từ đó tính hằng số tốc độ của phản ứng nghiên cứu ở 298 K nếu các
chất phản ứng được lấy theo đúng hệ số tỉ lượng của phương trình phản ứng.

Q17:
Urê được điều chế bằng phản ứng chuyển vị amonixianat trong dung dịch theo
phương trình:
NH4OCN (dd) → (NH2)2CO (dd)
Lấy 30,0 gam amonixianat hòa tan trong nước thành 1,0 lít dung dịch. Đun dung
dịch này ở nhiệt độ thích hợp, lượng urê tách ra (với hiệu suất = 100%) theo thời
gian như sau:
t (phút) 0 20 50 65 150
murê (gam) 0 9,4 15,9 17,9 23,2
1. Tính nồng độ mol/lít của amonixianat còn lại ở từng thời điểm trên (thể tích dung
dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng).
2. Chứng minh rằng phản ứng chuyển vị có bậc bằng 2 và tính hằng số tốc độ phản
ứng k.
3. Xác định khối lượng của amonixianat còn lại sau 30 phút.

Q18:
Phản ứng polymer hoá styrene (M) theo cơ chế gốc, không dùng dung môi, có mặt
chất khơi mào (I) - benzoyl peroxide (C6H5C(O)O)2 - tạo thành polystyrene với phân
tử khối trung bình là 310000. Các mạch polymer ngắn (chứa khoảng 40 đơn vị) được
tạo thành khi quá trình polymer hoá được thực hiện khi có chất ức chế gốc - là gốc
bền 2,2,6,6-tetramethyl-piperidine-1-oxy TEMPO (T∙) - với nồng độ 10-5

M.
1. Viết phương trình phản ứng của các giai đoạn khơi mào, phát triển và tắt mạch
của chuỗi polymer và dẫn ra các phương trình tốc độ phát triển và tắt mạch khi không
có chất ức chế.
2. Tính nồng độ của các “gốc sống” M∙. Có thể phát hiện các gốc này bằng phổ ESR
(cộng hưởng spin electron) nếu độ nhạy của phương pháp này là nồng độ 10 -6 M hay
không?
3. Phản ứng nào sẽ bị thay đổi khi có mặt TEMPO? Viết các phương trình phản ứng
và phương trình tốc độ tương ứng với các phản ứng này.
4. Tính hằng số tốc độ k1 của phản ứng giữa các “gốc sống” M∙ với chất ức chế T∙.
Đề xuất
1. Sử dụng các giả thiết đơn giản hoá sau:
a. Những biến đổi nồng độ các thành phần có thể bỏ qua ở mức độ chuyển hoá thấp;
b. Tốc độ phản ứng của gốc polymer M∙ không phụ thuộc vào chiều dài mạch
(nguyên lí Flory);
c. Các gốc khơi mào I∙ chỉ phản ứng với các monomer.
2. Khối lượng riêng của styrene là 0.91 gam/cm3.
3. Chiều dài mạch bằng tỉ lệ của tốc độ phát triển mạch với tốc độ tắt mạch.
4. Hằng số tốc độ của giai đoạn phát triển mạch, kg, là 380 L/(mol·s).
5. Hằng số tốc độ của giai đoạn tắt mạch, kt, là 6.107 L/(mol·s).

Q19:
1. Quá trình phân huỷ hợp chất A2B theo phương trình sau: có
phương trình tốc độ phản ứng là . Dữ kiện động học của phản ứng được
cho như bảng dưới đây:

Nhiệt độ (K) 967 967 1030 1030


Nồng độ đầu A2B (mmol.dm-3) 156 39 7 49
Thời gian nửa phản ứng của A2B (s) 380 1520 1442 206

(a). Tính năng lượng hoạt hoá Ea và hằng số tốc độ phản ứng k tại 967 K và 1030 K.
(b). Khi nồng độ đầu của A2B ở 1030 K là 54 mmol.dm-3, tính thời gian cần thiết để
phản ứng chuyển hoá hết 37% A2B.
2. Cho phản ứng thuận nghịch bậc 1 – 1 giữa A và B như sau:

có k = 300 s-1, k’ = 100 s-1.


Ở thời điểm t = 0, chỉ có chất A mà không có chất B. Trong thời gian bao lâu thì một
nửa lượng chất A chuyển thành chất B?

Q20:
1. Cho phản ứng: 2 NO2 (k) 2 NO (k) + O2(k).
Mỗi đường cong trong hình bên biểu thị sự thay đổi nồng độ của một chất theo thời
gian. Đường nào ứng với sự phụ thuộc nồng độ oxi vào thời gian? Vì sao?

2. Vào năm 1824 nhà hóa học Đức Friedrich Wohler đã điều chế ure từ
amonixianat bằng cách nhiệt phân:
NH4OCN → H2NCONH2
Hơn 150 năm sau phản ứng đã được nghiên cứu cẩn thận hơn bằng các phương
pháp động học. Các dữ kiện cho dưới đây sẽ cho biết thời gian phản ứng. Thí
nghiệm bắt đầu từ lúc hòa tan 30,0g amonixianat trong 1,00 lít nước.
t (ph) 0 20 50 65 150
mure (g) 0 9,40 15,9 17,9 23,2
a) Tính nồng độ của amonixianat ở từng thời điểm trên
b) Chứng mịnh phản ứng là bậc 2 và tính hằng số tốc độ k.
c) Khối lượng của amonixianat còn lại là bao nhiêu sau 30 phút.

Q21:
Cho phản ứng: SO2Cl2 → SO2 + Cl2
Người ta tiến hành nung nóng 0,1 mol SO2Cl2 ở 600K trong bình phản ứng có
dung tích 1 lít và đo áp suất của hỗn hợp các chất trong bình thì thu được các số liệu
thực nghiệm sau:
T (giờ) 0 1 2 4 8
P (atm) 4,92 5,67 6,31 7,31 8,54
1. Xác định bậc của phản ứng.
2. Tính hằng số tốc độ và thời gian bán phản ứng ở 600K.
3. Tính áp suất trong bình sau khi tiến hành phản ứng 24 giờ.
4. Nếu tiến hành phản ứng với cùng lượng SO2Cl2 trong bình trên ở 620K thì
sau 2 giờ, áp suất trong bình là 9,12. Tính hệ số nhiệt của phản ứng.

Q22:
1. Sự chuyển hóa liên phân tử giữa hai sản phẩm khác nhau có thể đạt được trong
phản ứng cạnh tranh bằng cách khống chế tiến trình phản ứng. Khi ta giả sử chất A
chuyển hóa thành hai chất B và C theo phản ứng cạnh tranh.

Giản đồ năng lượng của phản ứng như sau:

C
a) Cho k1 = 1; k-1 = 0,1 k2 = 0,1; k-2 = 0,0005 (ph-1). Xác định tỉ lệ sản phẩm
B/C sau 4 phút đầu tiên kể từ lúc bắt đầu phản ứng.
b) Sử dụng cùng một hằng số tốc độ phản ứng, xác định tỉ lệ sản phẩm B/C khi
phản ứng tiến hành được hơn 4 ngày.
c) Sản phẩm được tạo thành từ con đường có năng lượng hoạt hóa thấp hơn là
sản phẩm khống chế động học, còn sản phẩm được tạo thành từ con đường có năng
lượng hoạt hóa cao hơn là sản phẩm khống chế nhiệt động học. B và C được gọi là
sản phẩm khống chế động học trong hay sản phẩm khống chế nhiệt động học. Khi
nhiệt độ của hệ tăng lên thì sẽ ưu tiên tạo ra sản phẩm B hay C?
2. Xét phản ứng thế trong dẫn xuất halogen: CH3X + Y ⟶ CH3Y + X.
Tại 25oC thực hiện hai thí nghiệm (thí nghiệm đầu của Y là CoY = 3M; thí
nghiệm 2 có nồng độ đầu của Y là CoY = 4,5M) thu được dữ liệu nồng độ (mol/l)
phụ thuộc theo thời gian (giờ) như sau:
t (giờ) 1 1,5 2,3 4 5,7 7
TN1 CCH3X 7,08.10 4,454.10 2,122.10 4,388.10 9,075.10 2,719.10-
- - - - -
3 3 3 4 5 5
(M)
t (giờ) 0 1 2,5 4 5,5
TN2 CCH3X 1,781.10 4,433.10 1,104.10 2,748.10-
- - -
4,5.10-3 3 4 4 5
(M)
a. Viết phương trình tốc độ phản ứng
b. Tính hằng số tốc độ ở 25oC và nồng độ đầu của CH3X trong thí nghiệm 1.
Các thí nghiệm khác cũng được thực hiện độc lập ở 85oC. Giá trị của hằng số tốc
độ của phản ứng ở 85oC là 4,95.106 (đơn vị nồng độ là mol/l và thời gian là giờ)
c. Tính thời gian nửa phản ứng của phản ứng trên ở 85oC
d. Tính năng lượng hoạt hoá của phản ứng trên

Q23:
Để có thể phân hủy các phân tử H2O2 với một tốc độ phản ứng đáng kể, người
ta cần các nhiệt độ cao và một chất xúc tác, ví dụ như các ion iodua trong dung dịch
trung tính.
Bảng dưới đây ghi lại các số liệu rhu được qua thực nghiệm về tốc độ
thoát oxyen từ một dung dịch H2O2. Để đạt mục đích đó người ta trộn lẫn dung dịch
H2O2 3% (30g H2O2/1L dung dịch), dung dịch KI (C = 0,1mol.L-1) với nước.

Thí nghiệm mL dd H2O2 mL dd KI mL H2O v(O2)* mL/phút


1 50 100 150 8,8
2 100 100 100 17
3 200 100 0 35
4 100 50 150 8,5
5 100 200 0 33
*: Tại 298K
5
và 1,013.10 Pa
a) Bạn hãy xác định bậc phản ứng đối với H2O2 và đối với chất xúc tác.
b) Bạn hãy viết phương trình tỷ lượng đối với phản ứng. Và hãy viết biểu thức tốc
độ phản ứng.
c) Bạn hãy tính nồng độ H2O2 (mol.L-1) khi bắt đầu thí nghiệm và sau 4 phút đối với
thí ngiệm 4.
d) Cơ chế được xem như là một chuỗi hai phản ứng.
(1) H2O2 + I- → H2O + IO- (2) IO- + H2O2 → O2 + I- + H2O
Hãy cho biết hai phản ứng này xảy ra với tốc độ như nhau hay khác nhau. Một hay
cả hai phản ứng nói trên quyết định tốc độ phản ứng giải phóng oxy.
e) Bạn hãy giả thiết rằng phản ứng tuân theo định luật Arrhenius về mối liên hệ giữa
năng lượng hoạt hóa EA và hằng số tốc độ k
Bạn hãy tính các tốc độ phản ứng tương đối khi có mặt các chất xúc tác khác nhau
so với chất xúc tác đầu ở 22oC
Số TT Chất xúc tác EA(kJ.mol-1) Tốc độ tương đối
1 Bề mặt bình phản ứng 73,3
2 I- 56,2
2+ 3+
3 Fe /Fe 42,4
4 Xúc tác enzym 1,74
Giữa thế kỷ trước người ta đã tiên hành những phép đo động học rất
chính xác về phản ứng giữa H2O2 với HI trong khoảng nhiệt độ từ 0 – 50oC. Qua đó
người ta thu được các mối liên hệ sau đây:
Nếu tốc độ tương đối tại 0,0oC bằng 1,00 thì nó sẽ là 8,27 tại 25 oC và
49,3 tại 50oC.
Với những số liệu đó người ta đã có thể tính được điểm không tuyệt đối
tức là nhiệt độ mà ở đó không thể xảy ra một phản ứng nào nữa. Bạn không cần thiết
phải làm việc đó.
Bạn hãy dùng phương trình Arrhenius để cùng với các số liệu đã cho
để tính ra điểm không tuyệt đối

Q24:
Trong một phản ứng đồng hồ, một sự thay đổi màu rõ rệt xảy ra ở một thời
điểm được xác định bởi nồng độ và nhiệt độ. Xét phản ứng đồng hồ iodine, với
phản ứng tổng quát như sau:
2I-aq + S2O82-aq⟶I2 aq + 2SO42-aq
I2 sau khi được tạo thành sẽ phản ứng ngay với 1 lượng S2O32- :
I2 aq + 2S2O32-aq⟶2I-aq + S4O62-aq
Khi S2O32- đã hết, lượng I2 dư tạo thành sản phẩm màu xanh đen với tinh bột
trong dung dịch:
I2+tinh bột ⟶tinh bột⋅I2 (xanh đen)
Tốc độ phản ứng cũng bị ảnh hưởng bởi tổng nồng độ của các ion, nên KCl và
(NH4)2SO4 được thêm vào để tổng nồng độ không đổi. Sử dụng dữ liệu sau, ở
23°C, để xác định:
a. Tốc độ trung bình của mỗi thí nghiệm.
b. Bậc riêng phần của các chất phản ứng.
c. Hằng số tốc độ.
d. Biểu thức tốc độ cho phản ứng tổng quát.
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
0,200 M KI (mL) 10,0 20,0 20,0
0,100 M Na2S2O8 (mL) 20,0 20,0 10,0
0,0050 M Na2S2O3 (mL) 10,0 10,0 10,0
0,200 M KCl (mL) 10,0 0,0 0,0
0,100 M (NH4)2SO4 (mL) 0,0 0,0 10,0
Thời gian chuyển màu (s) 29,0 14,5 14,5

Q25:
1. Ở thể khí buta-1,3-diene đime hóa cho 4-ethenylcyclohexene. Phản ứng xảy ra
theo một giai đoạn do sự va chạm giữa hai phân tử buta-1,3-diene. Hằng số tốc độ
của phản ứng trên ở 326 và 388 °C được xác định lần lượt là 0,0156 và 0,120 dm 3
mol–1 s–1.
(a) Hãy viết phương trình tốc độ của phản ứng.
Hằng số tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ theo phương trình Arrhenius:

trong đó A là hằng số, Ea là năng lượng hoạt hóa, có đơn vị J mol–1, T là nhiệt độ
tuyệt đối và R là hằng số khí (R = 8,314 J K –1 mol–1). Biết thiêu nhiệt chuẩn của
buta-1,3-diene và 4-ethenylcyclohexene lần lượt là –2540 và –4930 kJ mol–1.
(b) Sử dụng các thông tin trên, hãy tính A và năng lượng hoạt hóa của phản ứng
đime hóa buta-1,3-diene.
(c) Hãy tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng nghịch.
2. Cho cân bằng ở 25oC: A  B là phản ứng thuận nghịch bậc 1. Thành phần phần
trăm của B trong hỗn hợp phản ứng được cho ở bảng sau:
Thời gian (giây) 0 45 90 270 ∞
%B 0 10,8 18,9 41,8 70
Hãy xác định các giá trị hằng số tốc độ phản ứng k 1, k2 và hằng số cân bằng (K) của
phản ứng.

Q26:
1. Hydrocarbon 4 vòng (A) có nhiều tiềm năng trong công nghệ năng lượng Mặt
trời. Dưới tác động của bức xạ tử ngoại, chất B bị đồng phân hóa thành A. Phản ứng
chuyển hóa ngược lại A → B là quá trình tỏa nhiệt = -92,5 kJ). Đây là một
tính chất đầy hứa hẹn để chế tạo các thiết bị lưu trữ năng lượng Mặt trời. Xét một
pin năng lượng Mặt trời với 10 mol B. Dưới tác động của ánh sáng, B chuyển thành

A với độ chuyển hóa 85 %, sau đó pin không


bị chiếu xạ nữa.
a) Tính năng lượng cực đại nhận được từ mẫu pin này nếu hiệu suất của bộ thu
là 65%.
b) Vấn đề chính khi sử dụng chất vòng 4 cạnh này là việc lựa chọn các hệ xúc
tác để làm tăng tốc độ phản ứng tỏa nhiệt A → B tại nhiệt độ sử dụng pin. Khi không
có xúc tác, phản ứng đồng phân hóa nhiệt của A ở nhiệt độ phòng gần như không
xảy ra mà chỉ bắt đầu ở các nhiệt độ cao hơn (chu kì bán chuyển hóa ở 160oC là 2,58
giờ; còn ở 200oC là 5,14 phút). Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng đồng phân
hóa A → B nếu phản ứng này diễn ra theo quy
luật động học bậc nhất.
c) Sau bao lâu bộ thu có thể tiếp nhận 90% năng lượng tích lũy trong hợp chất
A ở 25oC nếu không có xúc tác.
2. Tốc độ phản ứng: NO2(g) + CO(g) → NO(g) + CO2(g) chỉ phụ thuộc vào nồng độ
của nitrogen dioxide ở nhiệt độ dưới 225oC. Ở nhiệt độ dưới 225oC, thu được các dữ
liệu sau đây. Xác định biểu thức động học dạng tích phân, dạng vi phân và giá trị
hằng số tốc độ ở nhiệt độ này. Tính [NO2] ở 2,70.104 giây sau khi phản ứng bắt đầu.

Thời gian (s) 0 1,2.103 3,00.103 4,5.103 9,00.103 1,8.104


[NO2] (mol/L) 0,500 0,444 0,381 0,340 0,250 0,174

Q27:
1. Khi nghiên cứu động học của phản ứng:
2H2 (k) + 2NO (k) → N2 (k) + 2H2O (k)
người ta thu được các số liệu sau

Cho biết: ở thí nghiệm 1, [NO]0 = 10,0 (mol/L); ở thí nghiệm 2, [NO]0 = 20,0 (mol/L)
a. Xác định phương trình động học của phản ứng trên
b. Xác định hằng số tốc độ k.
c. Tính [H2] ở thí nghiệm 1 tại thời điểm t = 30 giây.

2. Cho phản ứng thuận nghịch bậc 1 – 1 giữa A và B như sau:

có k = 300 s-1, k’ = 100 s-1.


Ở thời điểm t = 0, chỉ có chất A mà không có chất B. Trong thời gian bao lâu thì một
nửa lượng chất A chuyển thành chất B?

Q28:
Edwards, Montoya-Peleaz và Crudden đã nghiên cứu cơ chế epoxit hóa benzandehit
với sunfonium (SM) và đăng tải trên tạp chí Organic Letter (Org. Lett. 2007, 9,
5481). Cơ chế cho sự sự chuyển hóa này được diễn ra qua hợp sunfua ylua (sulfur
ylide) 1 rồi sau đó qua trạng thái chuyển tiếp 2

Trong đó k là hằng số tốc độ phản ứng và giai đoạn (2) là giai đoạn quyết định tốc
độ phản ứng
1. Dưới những điều kiện theo phản ứng bậc 1 giả định (pseudo first order: lấy
lượng dư lớn của benzandehit B và DBU), tác giả đã khảo sự sự biến đổi Ln[nồng
độ] của sulfonium tetrafloroborat SM ban đầu theo thời gian và kết quả được cho ở
đồ thị bên dưới. Hãy cho biết bậc phản ứng của SM
thời gian
(giây/100)
2. Tiến hành 4 thí nghiệm ở nhiệt độ phòng 298K với nồng độ khác nhau của DBU
và cố định nồng độ của B là 0,0174 M người ta thu được bảng dưới. Xác định phản
ứng của DBU.
STT [DBU] Đường biểu diễn ln[SM] vào thời gian (giây/100)
1 0,0291 y=-0,0068x-1,8296
2 0,0751 y=-0,0199x – 1,6405
3 0,113 y=-0,0329x-1,6278
4 0,156 y=-0,0466x-6,3816
3. Tương tự cũng tiến hành 6 thí nghiệm ở nhiệt độ phòng 298K với nồng độ khác
nhau của B nhưng cố định nồng độ của DBU là 0,156 M, người ta thu được bảng
dưới. Xác định bậc phản ứng của B.
STT [B] Đường biểu diễn ln[SM] vào thời gian (giây/100)
1 0,0174 y= -0,0466x - 6,3816
2 0,0433 y= -0,1103x - 1,8947
3 0,0866 y= -0,1986x - 1,7842
4 0,130 y= -0,2474x - 1,7569
5 0,173 y = -0,3022x - 1,7994
6 0,260 y = -0,3192x – 1,7368

Q29:
1. Hai đồng phân (A và B) xảy ra quá trình dimer hóa theo phản ứng:
k1 k2
2A → A2 và 2B → B2
Cả hai quá trình đã được xác định là phản ứng bậc 2 theo chất phản ứng và k1
= 0,250L.mol-1s-1 ở 25oC. Trong một thí nghiệm cụ thể, A và B được đặt trong các
bình riêng biệt ở 25oC, trong đó [A]0 = 1,00.10-2M và [B]0 = 2,50.10-2M. Sau khi
mỗi phản ứng diễn ra được 3 phút, [A] = 3[B].
a) Tính nồng độ của A2 sau 3 phút.
b) Tính giá trị k2.
c) Tính chu kì bán hủy của thí nghiệm của A.
2. Cho phản ứng : (CH3)2O(k) CH4(k) + CO(k) + H2(k)
Khi tiến hành phân hủy đimetyl ete (CH3)2O trong một bình kín ở nhiệt độ
504 C và đo áp suất tổng của hệ, người ta được các kết quả sau:
o

t / giây 0 1550 3100 4650


Phệ / mm Hg 400 800 1000 1100
Dựa vào các kết quả này, hãy:
a) Chứng minh rằng phản ứng phân huỷ đimetyl ete là phản ứng bậc một.
b) Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 504oC.
c) Tính áp suất tổng của hệ trong bình và phần trăm lượng (CH 3)2O đã bị phân hủy
sau 460 giây.

Q30:
1. Khí NO được tạo ra từ quá trình oxi hóa NH3 bởi oxygen trên bề mặt xúc tác Pt
nung nóng theo phương trình:
4NH3(k) + 5O2 4NO + 6H2O(k)
Tốc độ tiêu thụ trung bình của O2 là bao nhiêu mol.L-1.s-1 để tốc độ hình thành
trung bình của NO là 7,50 × 10-2 mol.L-1.s-1?
2. xit asenic(III) có thể bị oxi hóa thành axit asenic(V) bằng cách sử dụng iot (tồn
tại dưới dạng I3− khi có mặt I−).
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Phương trình tốc độ phản ứng được biểu diễn:
v = k[I3−]w[H3AsO3]x[H+]y[I−]z
trong đó w, x, y và z là bậc phản ứng đối với nồng độ I 3−, H3AsO3, H+ và I− tương
ứng.
Trong một dãy thí nghiệm để xác định bậc của phản ứng, nồng độ của H 3AsO3, H+
và I3– được thay đổi, nhưng nồng độ ion I3− được lấy là rất bé so với các chất phản
ứng còn lại. Điều này có nghĩa là, ion I3− hết, trong khi nồng độ các chất phản ứng
còn lại gần như không đổi, và cho phép biểu diễn phương trình động học của phản
ứng dưới dạng đơn giản:
v = c [I3–]w
Với mỗi thí nghiệm (TN), thời gian cần thiết để nồng độ [I3–] giảm đi một nửa được
ghi lại như sau:
TN (1) TN (2) TN (3) TN (4)

[I3 ] Thời gian (giây: s)
0,246 0 0 0 0
0,123 16 7 31 248
0,0165 31 15 62 496
0,0308 47 23 93 744
0,0154 62 30 125 990
Bên cạnh nồng độ I3−, nồng độ của các chất khác nhau theo mol/L trong mỗi thí
nghiệm được cho thêm ở bảng dưới đây:
TN (1) TN (2) TN (3) TN (4)

[I3 ] 0,246 0,246 0,246 0,246
[H3AsO3] 2,47 4,94 2,47 2,47
+
[H ] 2,74 2,74 5,48 2,74

[I ] 1,56 1,56 1,56 6,24
b. Cho biết mối quan hệ giữa hằng số tốc độ k và hằng số c?
c. Cho biết bậc phản ứng đối với [I3−]? Giải thích câu trả lời của bạn.
d. Cho biết bậc của phản ứng đối với [H3AsO3], [H+], và [I–].
e. Tính giá trị hằng số tốc độ k, bao hàm cả đơn vị.

Q31:
1. Phản ứng chuyển hóa của một loại kháng sinh trong cơ thể người ở nhiệt độ 37oC
có hằng số tốc độ bằng 4,2.10-5 (s-1). Việc điều trị bằng loại kháng sinh trên chỉ có
kết quả nếu hàm lượng kháng sinh luôn luôn lớn hơn 2,00mg trên 1,00 kg trọng
lượng cơ thể. Một bệnh nhân nặng 58 kg uống mỗi lần một viên thuốc chứa 300 mg
kháng sinh đó.
a. Hỏi bậc của phản ứng chuyển hóa?
b. Bệnh nhân cần uống viên thuốc thứ hai cách lần đầu bao nhiêu lâu?
c. Khi bệnh nhân sốt đến 38,5oC thì khoảng cách giữa hai lần uống thuốc trên
thay đổi như thế nào?
Biết năng lượng hoạt hóa của phản ứng bằng 93,322 kJ.mol-1.
2. Cho phản ứng: 2A → sản phẩm. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của 1/[A] (M-1) với

thời gian (phút) ở 200C và 400C như bên:


Ở 200C: 1/[A] = 10 + 0,024t
Ở 400C: 1/[A] = 10 + 0,096t
a) Viết phương trình tốc độ của phản ứng.
b) Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở nhiệt độ 200C và 400C.
c) Tính thời gian bán phản ứng ở 200C.
d) Tính năng lượng hoạt hoá (kJ.mol-1) của phản ứng.

Q32:
1. Cho phản ứng bậc một sau:
CCl3COOH (k)→ CHCl3(k) + CO2 (k)
Thực hiện phản ứng ở 30oC, nồng độ chất phản ứng giảm đi một nửa sau 1
giờ 23 phút 20 giây. Ở 70oC, nồng độ chất phản ứng giảm đi một nửa sau 16 phút 40
giây.
a) Tính thời gian cần để nồng độ giảm xuống còn 1/4 ở 30oC và hệ số nhiệt độ
của tốc độ phản ứng.
b) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
2. Sunfuryl clorua (SO2Cl2) được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Sunfuryl
clorua là một chất lỏng không màu, có mùi cay, sôi ở 70oC. Khi nhiệt độ trên 70oC
nó sẽ phân hủy tạo thành SO2 và Cl2 theo phản ứng:
SO2Cl2(k) → SO2(k) + Cl2(k)
Một bình kín thể tích không đổi chứa SO2Cl2(k) được giữ ở nhiệt độ 375K. Quá trình
phân hủy SO2Cl2(k) được theo dõi bằng sự thay đổi áp suất trong bình. Kết quả thu
được như sau:
Thời gian, t(s) 0 2500 5000 7500 10000
Áp suất, P(atm) 1,000 1,053 1,105 1,152 1,197
a) Chứng tỏ rằng phản ứng phân hủy SO2Cl2 là phản ứng bậc 1. Tính hằng số tốc
độ của phản ứng ở 375K.
b) Nếu phản ứng trên được tiến hành ở 385K, áp suất của bình sau 1 giờ là 1,55
atm. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng phân hủy trên.

Q33:
Tốc độ đầu của sự phân hủy ozon thành oxi được khảo sát dưới các điều kiện khác
nhau bằng cách đo sự thay đổi áp suất khi phản ứng diễn ra.
2 O3 (k) → 3 O2(k)
Dữ kiện dưới đây cho ở 90oC, sự có mặt lượng nhỏ O3 so với O2 (O2 coi như không
đổi):
p(O3), mmHg ∆P/∆t, mmHg.s-1
7,9 1,21.10-3
17,7 5,8.10-3

1. Nếu áp suất của hệ thay đổi 1,21.10-3 mmHg.s-1 ở 90oC thì tốc độ biến mất của O3
là bao nhiêu mol.L-1.s-1?
2. Bậc riêng phần của O3 trong điều kiện này?
Trong một điều kiện khác, áp suất đầu của O3 được giữ cố định, tốc độ đầu đo được
là hàm của áp suất O2 ở 90oC và ở 100oC.
p(O2), mmHg ∆P/∆t, mmHg.s-1, ở 90oC ∆P/∆t, mmHg.s-1, ở 100oC
200 3,30.10-3 7,40.10-3
400 1,45.10-3 3,64.10-3
3. Xác định bậc của O2?
4. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng?

Q34:
1. Amoxicilin là thuốc kháng sinh có thể dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô
hấp trên, đường tiết niệu… Nồng độ tối thiểu có thể kháng khuẩn là 0,04 mg/1kg thể
trọng. Khi kê đơn cho một bệnh nhân nặng 50kg, bác sĩ kê đơn mỗi lần uống 1 viên
thuốc (có hàm lượng Amoxicilin 500 mg/viên). Bệnh nhân cần uống các viên thuốc
tiếp theo cách lần đầu bao nhiêu lâu? Biết rằng chu kì bán hủy của Amoxicilin trong
cơ thể người là 61 phút. Giả thiết quá trình đào thải thuốc là phản ứng bậc 1.
2. Giả thiết có phản ứng chuyển hóa C thành D và E như ở hình bên dưới..

Các hằng số tốc độ có giá trị : k1 = 1,2.10–2 giây–1 ; k–1 = 1,5.10–5 giây–1 ; k2 = 3,2.10–
2
giây–1 ; k–2 = 1,1.10–4 giây–1. Tại thời điểm t = 0, nồng độ các chất như sau: [C]o =
1M ; [D]o = [E]o = 0.
a. Tính nồng độ các chất C, D và E tại thời điểm t = 30 giây.
b. Tính tốc độ chuyển hóa C → D; C → E; D → C; E → C.
c. Tính nồng độ các chất C, D và E tại thời điểm t = ∞.

You might also like