You are on page 1of 4

ÔN TẬP HSG 11 CHUYÊN HÓA

ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG


Bài 1: Đối với phản ứng đơn giản: 1X + 1Y → Z + T
Trộn 100ml dung dịch chất X và 100ml dung dịch chất Y có cùng nồng độ 1M:
C 43
a) Nếu thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 60,20C thì sau 120 phút tỉ lệ nồng độ X =
C X0 100
Tính hằng số tốc độ của phản ứng.
b) Nếu thực hiện phản ứng ở 70,20C thì sau 79,8 phút nồng độ của X chỉ còn một nửa. Tính năng lượng
hoạt hoá của phản ứng (theo kJ.mol-1).
Bài 2: Khi tiến hành phân hủy đimetyl ete (CH3)2O trong một bình kín ở nhiệt độ 504oC và đo áp suất tổng
của hệ, người ta được các kết quả sau:
t / giây 0 1550 3100 4650
Phệ / mm Hg 400 800 1000 1100
Dựa vào các kết quả này, hãy:
a) Chứng minh rằng phản ứng phân huỷ đimetyl ete là phản ứng bậc một.
b) Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 504oC.
c) Tính áp suất tổng của hệ trong bình và phần trăm lượng (CH3)2O đã bị phân hủy sau 460 giây.
Bài 3: Ở nhiệt độ thích hợp, SO2Cl2 tự phân hủy theo phản ứng: SO2Cl2(k) → SO2(k) + Cl2(k). Động học
của phản ứng này được nghiên cứu bằng cách cho một lượng SO2Cl2 vào một bình kín (ban đầu không
chứa chất nào khác) và đo áp suất của hệ theo thời gian. Kết quả thu được ở 270oC như sau:
t (phút) 0 50 100 150 200 250
P (mmHg) 310,0 334,0 356,1 376,5 395,4 412,8
a) Chứng minh rằng ở nhiệt độ này phản ứng tuân theo quy luật động học bậc 1.
b) Tính hằng số tốc độ phản ứng và thời gian bán phản ứng ở 270oC.
c) Tính áp suất của hệ tại thời điểm t = 275 phút.
d) Ở 2800C, kết quả nghiên cứu phản ứng trên như sau:
t (phút) 0 185 370
P (mmHg) 400 600 700
Tính thời gian bán phản ứng ở 280 C và chỉ ra rằng bậc của phản ứng không thay đổi trong khoảng nhiệt
o

độ nghiên cứu từ 2700C -2800C.


Bài 4: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng thuận 2NO(g) + O2(g) ⎯⎯⎯ k
→ 2NO2(g) có giá trị âm. Hằng số tốc độ

k'

(k') của phản ứng nghịch ở 327 C và 372 C lần lượt là 83,9 và 407 dm3.mol−1.s−1 .
0 0

dNO −3 −1
Thí nghiệm [NO] (mol/dm3) [O2] (mol/dm3) r =   , mol·dm ·s
dt
1 0,010 0,010 2,5.10−5
2 0,020 0,010 1,0.10−4
3 0,010 0,020 5,0.10−5
a) Xác định bậc riêng phần của từng cấu tử trong phản ứng dựa trên các giá trị cho ở bảng trên.
b) Tính giá trị hằng số tốc độ k.
c) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng nghịch (E'a).
d) Tính entanpy của phản ứng ΔHr dựa vào các giá trị cho ở bảng sau.
NO NO2
ΔHf / kJ·mol−1 90.29 33.10
Bài 5: Xét phản ứng : 2A + B → C + D Hằng số tốc độ phản ứng tính theo đơn vị : mol-1 . l . s–1
Kết quả một số thí nghiệm như sau :
Nhiệt độ Nồng độ đầu của A Nồng độ đầu của B Tốc độ ban đầu của phản ứng
TN o
( C) (mol.l–1 ) (mol.l–1 ) (mol.l–1.s–1)
1 25 0,25 0,75 4,0.10–4
2 25 0,75 0,75 1,2.10–3

SCK11 1
ÔN TẬP HSG 11 CHUYÊN HÓA
3 55 0,25 1,50 6,4.10–3
1. Xác định bậc của phản ứng theo A, theo B và hằng số tốc độ phản ứng ở 25oC.
2. Tính hệ số nhiệt của tốc độ phản ứng.
Bài 6: Xét phản ứng:

a) Đo tốc độ phản ứng ở 123,5oC tại áp suất đầu khác nhau của 3-metylxiclobuten (3-MCB) được các kết
quả sau:
Po(3-MCB), kPa 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5
-7 -1 -1
vo.10 mol.L .s 0,211 0,422 0,633 0,844 1,055
Chứng minh rằng phản ứng (1) là phản ứng bậc một và tính hằng số tốc độ phản ứng k
b) Người ta thấy rằng, hằng số tốc độ phản ứng (1) ở nhiệt độ 143,5oC là 9,52.10-4 s-1. Hãy xác định năng
lượng hoạt hóa của phản ứng (1).
Bài 7: Tại 25oC phản ứng 2 N2O5 (k) → 4 NO2 (k) + O2 (k) có hằng số tốc độ k = 1,8.10-5. s-1; biểu thức
tính tốc độ phản ứng v = k. C N2O5. Phản ứng trên xảy ra trong bình kín thể tích 20,0 lit không đổi. Ban đầu
lượng N2O5 cho vừa đầy bình. Ở thời điểm khảo sát, áp suất riêng của N2O5 là 0,070 atm. Giả thiết các khí
đều là khí lí tưởng.
a) Tính tốc độ: a) tiêu thụ N2O5; b) hình thành NO2; O2.
b) Tính số phân tử N2O5 đã bị phân tích sau 30 giây.
1
c) Nếu phản ứng trên có phương trình N2O5 (k) → 2 NO2 (k) + 2O2 (k) thì trị số tốc độ phản ứng, hằng số
tốc độ phản ứng có thay đổi không? Giải thích.
Bài 8: Hydro arsenua AsH3 là một chất khí, khi nóng bị phân hủy theo phản ứng bậc một thành dihydro
và arsen. Để nghiên cứu phản ứng này người ta cho khí hydro arsenua vào một bình chân không, thể tích
không đổi, ở nhiệt độ thích hợp xác định. Khi đó áp suất trên áp kế là P0 = 760 mmHg. Sau 180 phút, áp
kế chỉ 874 mmHg.
1. Chấp nhận rằng thí nghiệm trên được thực hiện tại nhiệt độ mà arsen ở trạng thái rắn và không tác dụng
với dihydro. Giải thích tại sao áp suất trong bình lại tăng lên theo thời gian? Áp suất trong bình sẽ tăng tới
giới hạn bằng bao nhiêu?
2. Lập biểu thức tính hằng số tốc độ phản ứng theo thời gian t, áp suất tổng cộng P và áp suất ban đầu P0.
Từ đó tính hằng số tốc độ phản ứng khi thời gian biểu thị bằng phút.
3. Sau bao lâu thì một nửa lượng ban đầu của AsH3 bị phân hủy? Khi đó áp suất chung của hỗn hợp khí
trong bình là bao nhiêu?
4. Trong thí nghiệm thứ hai, người ta thực hiện phản ứng ở nhiệt độ rất cao và coi rằng phản ứng kết thúc
sau 3 giờ, áp suất ban đầu P0 vẫn bằng 760 mmHg. Thực tế sau 3 giờ, áp kế chỉ là 1330 mmHg. Giả thiết
rằng tại nhiệt độ này, H2 chưa bị phân li thành hydro nguyên tử mà chỉ có As rắn bị hóa thành hơi ở dạng
phân tử Asn. Xác định n.
Bài 9: Dữ kiện thực nghiệm của phản ứng: A → 2B + C được biểu diễn trên đồ thị theo 3 cách khác nhau
(với các đơn vị nồng độ theo mol.L‒1):
Thời gian t (s) 1 2 3 4 5 6
Đồ thị 1 [A] 0,050 0,034 0,025 0,019 0,017 0,015
Đồ thị 2 ln[A] ‒ 3,00 ‒ 3,40 ‒ 3,70 ‒ 3,90 ‒ 4,10 ‒ 4,25
Đồ thị 3 1/[A] 20 30 40 50 60 70

SCK11 2
ÔN TẬP HSG 11 CHUYÊN HÓA

Thời gian (s) Thời gian (s) Thời gian (s)


a) Xác định bậc phản ứng theo A và nồng độ đầu của A.
b) Tính nồng độ của A sau 9 giây.
c) Xác định 3 chu kì bán hủy đầu tiên của thí nghiệm này.
Bài 10: N2O5 bị phân hủy nhiệt theo phản ứng bất thuận nghịch: 2N2O5 → 4NO2 + O2
Điều chế một mẫu N2O5 trong dung môi trơ ở 25 oC để tiến hành đo lường các thông số động học của
phản ứng này. Hệ phản ứng được đun nóng tới nhiệt độ xác định T (T > 25 oC) rồi đo nồng độ N2O5. Các
kết quả đo được cho trong bảng dưới đây:
Thời gian, giây 0 200 400 600 1000
c(N2O5), mol/lít 0,110 0,073 0,048 0,032 0,014
Biết hằng số tốc độ phản ứng phân hủy N2O5 trong phase khí ở nhiệt độ T là 4,8.10-4 giây-1.
1) Dựa vào bảng dữ liệu, hãy xác định bậc phản ứng và tính hằng số tốc độ phản ứng phân hủy N 2O5
trong dung môi trơ. Tính chu kì bán hủy của N2O5 trong pha khí.
Đặt mẫu N2O5 vào một bình kín để thực hiện phản ứng phân hủy trong pha khí. Áp suất ban đầu
P0(N2O5) là 66,75 kPa ở nhiệt độ T. Xét toàn bộ oxit đều ở trạng thái khí.
2) Dẫn ra phương trình tính áp suất tổng trong toàn hệ (Pt) theo thời gian phân hủy (t, giây) và P0(N2O5).
3) Tính áp suất trong hệ ở thời điểm: i) 10 phút sau khi N2O5 bắt đầu phân hủy; và ii) sau khi sự phân hủy
xảy ra hoàn toàn.
Bài 11: Trichloroethanoic acid bị decarboxyl hóa nhanh trong dung dịch nước theo phản ứng:
CCl3COOH(aq) → CHCl3(aq) + CO2(k)
Người ta xác định được sự biến đổi thể tích CO2 theo thời gian như sau:
Thời gian (min) 330 1200 2400 7760 
Thể tích CO2 (ml) 2,25 8,30 14,89 31,14 40,04
a) Xác định bậc của phản ứng
b) Tính thời gian để nồng độ CCl3COOH trong dung dịch giảm đi 25%.
c) Tính thời gian để thể tích CO2 thu được là 25 ml.
Bài 12: Tốc độ đầu của sự phân hủy ozon thành oxi được khảo sát dưới các điều kiện khác nhau bằng cách
đo sự thay đổi áp suất khi phản ứng diễn ra. 2 O3 (k) → 3 O2(k)
Dữ kiện dưới đây cho ở 90 C, sự có mặt lượng nhỏ O3 so với O2 (O2 coi như không đổi):
o

p(O3), mmHg ∆P/∆t, mmHg.s-1


7,9 1,21.10-3
17,7 5,8.10-3
a) Nếu áp suất của hệ thay đổi 1,21.10-3 mmHg.s-1 ở 90oC thì tốc độ biến mất của O3 là bao nhiêu mol.L-
1 -1
.s ?
b) Bậc riêng phần của O3 trong điều kiện này? Trong một điều kiện khác, áp suất đầu của O3 được giữ cố
định, tốc độ đầu đo được là hàm của áp suất O2 ở 90oC và ở 100oC.
p(O2), mmHg ∆P/∆t, mmHg.s-1, ở 90oC ∆P/∆t, mmHg.s-1, ở 100oC
200 3,30.10-3 7,40.10-3
400 1,45.10-3 3,64.10-3
c) Xác định bậc của O2? d) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng?
Bài 13: Khử carbon dioxide bởi hydrogen là một trong những phản ứng được nghiên cứu nhiều nhất trong
phase khí. Các nhà nghiên cứu tích cực khám phá với hi vọng sẽ làm giảm hiệu ứng nhà kính của carbon
dioxide và tìm được cách tạo ra nhiên liệu giá rẻ từ không khí. Tiến hành một số thí nghiệm với các hỗn
SCK11 3
ÔN TẬP HSG 11 CHUYÊN HÓA
hợp CO2 và H2 (lấy theo các tỉ lệ khác nhau) được đun nóng trong buồng phản ứng có dung tích không đổi
tới 350oC, có mặt xúc tác Rh. Trong những điều kiện này, chỉ có 2 phản ứng cạnh tranh diễn ra:
CO2 + 4H2 → CH4 + 2H2O (phản ứng 1)
CO2 + H2 → CO + H2O (phản ứng 2)
Một số kết quả của các thí nghiệm được trình bày trong bảng:
Áp suất ban đầu (atm) Áp suất sau 5 phút (atm)
STT Nhiệt độ, K o o
PCO2 PH 2 Pchung PH 2O
1 623 0,20 1,00 1,08 0,16
2 623 0,20 1,50 1,52
3 623 0,10 0,50 0,56
4 663 0,20 1,00 0,90
a) Độ chọn lọc sản phẩm của xúc tác có thể được xác định bởi tỉ lệ lượng chất phản ứng chuyển thành
sản phẩm này với tổng lượng chất tiêu thụ. Tính áp suất riêng phần của sản phẩm CH4 và CO trong thí
nghiệm đầu tiên và tính độ chọn lọc của xúc tác với CH4.
b) Xác định bậc phản ứng của các tác nhân trong phản ứng (1). Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng
tạo thành CH4. Lấy giá trị gần đúng: 1,5  2 .
c) Khi chiếu sáng, độ chọn lọc của chất xúc tác tăng mạnh. Tốc độ tạo thành sản phẩm CH4 tăng 10 lần
ở nhiệt độ 623 K, trong khi đó tốc độ tạo thành sản phẩm CO hầu như không thay đổi. Ước lượng năng
lượng hoạt hóa của phản ứng quang xúc tác tạo thành CH4.
Bài 14: 1. Đối với phản ứng đơn giản A→ B, khi nồng độ đầu của chất A biến thiên từ 0,51 mol/l đến 1,03
mol/l thì thời gian nửa phản ứng giảm từ 150 đến 75 giây ở 250C. Xác định bậc phản ứng và hằng số tốc
độ ở 250C.
2. Trong điều kiện quang phân UV, từ peroxide có thể tạo thành các gốc hydroxyl:
H2O2 → 2OH• (1)
Gốc này nhanh chóng phản ứng với tác nhân HD: OH• + HD → D• + H2O (2)
• •
Gốc D ngay lập tức chuyển thành: D → P
Một lượng nhỏ mẫu được lấy ra đều đặn (theo từng khoảng thời gian) khỏi hỗn hợp phản ứng và nồng độ
của P được đo ở dạng hàm số theo thời gian. Biết nồng độ đầu của tác nhân HD là 1.10-4 M, H2O2 là 3 M,
hằng số tốc độ phản ứng (2) là k2 = 3.107 M-1s-1.
a. Tính tốc độ trung bình của phản ứng tạo thành P (d[P]/dt theo đơn vị mol/l.s), nếu biết giá trị này là
hằng số trong phút đầu tiên của quá trình phản ứng và ở t = 45 giây thì nồng độ P là 1,25.10-5 M.
b. Cho rằng nồng độ của các gốc OH• trong quá trình phản ứng gần như là hằng số. Tính tốc độ tạo thành
các gốc OH• và tính nồng độ ổn định của gốc OH• (bỏ qua biến thiên nồng độ của tác nhân HD).
Bài 15: Trong sự trao đổi chất, ví dụ với glucozơ, oxi không chỉ bị khử thành nước mà còn bị khử thành 1
lượng nhỏ gốc tự do O2- rất hoạt động và rất độc. SOD là tên của 1 loại enzim (kí hiệu là E) xúc tác chuyển
hóa gốc tự do này. Phản ứng chuyển hóa như sau: 2O-2 + 2H+ ⎯⎯ E→ O + H O (1)
2 2 2

Động học của phản ứng (1) được nghiên cứu ở môi trường đệm có pH = 9,1. Nồng độ đầu của enzim E là
4.10-7 mol/L trong mỗi thí nghiệm. Tốc độ ban đầu ro của các phản ứng được đo ở nhiệt độ phòng, tương
ứng với các nồng độ đầu khác nhau của O2-. Kết quả được cho trong bảng sau:
Co(O2-) (mol/L) 7,69.10-6 3,33.10-5 2,00.10-4
ro (mol/L-1.s-1) 3,85.10-3 1,67.10-2 0,100
a) Hãy xác định bậc n trong phương trình tốc độ r = k. [O2 ]
- n

b) Tìm k trong phương trình tốc độ trên.


c) Cơ chế của phản ứng (1) được đề nghị như sau:

Trong đó, E- là 1 tiểu phân trung gian, nó có thể là 1 gốc tự do. Biết quá trình proton hóa ion supeoxit (O22)
là quá trình nhanh. Hãy chứng minh cơ chế này phù hợp với phương trình động học ở trên.

SCK11 4

You might also like