You are on page 1of 3

Dành cho lớp CNSH&TP –17/04/ 2019

Bài tập Hóa lý số 3


Chương 4. Dung dịch điện ly. Sự dẫn điện
Câu 1. Ở 25oC, hằng số phân ly của ClH2C-COOH là 1,4.10-3. Cho dung dịch ClH2C-
COOH 0,5M. Hãy tính
a) độ phân ly α của ClH2C-COOH
b) pH của dung dịch
c) điểm kết tinh của dung dịch. Biết hằng số nghiệm lạnh của nước Kℓ = 1,86.
Câu 2.
a) Tính pH của dung dịch NH3 0,1M. Biết rằng hằng số bazơ của NH3 theo phản ứng
NH3 + H2O ⇆ NH4+ + OH- bằng 1,75.10-5.
b) Tính hằng số axit KA của ion NH4+ và pH của dung dịch NH4Cl 0,1M?
Câu 3. Độ hoà tan của Ba(IO3)2 trong nước ở 25oC là 8.10-4 mol/l. Tính độ hoà tan của
muối này trong dung dịch Ba(NO3)20,03M.
Câu 4.
a) Tính pH của dung dịch đệm gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết hằng
số điện ly của CH3COOH là 1,76.10-5.
b) Tính pH của 2 dung dịch thu được khi:
+ Cho 1ml dung dịch HCl 0,1M vào 1lít nước.
+ Cho 1ml dung dịch HCl 0,1M vào 1lít dung dịch đệm trên.
Câu 5. Ở 25oC một bình đo độ dẫn điện đo dung dịch KCl có độ dẫn điện riêng χ =
0,001409 S/cm thì điện trở R đo được là 523Ω. Cũng dùng bình đó để đo dung dịch
NH3 0,1N thì R = 2030Ω. Tính χ, λ, α của dung dịch NH3 này.
Câu 6. Chuẩn một bình đo độ dẫn điện bằng dung dịch KCl 0,02M ở 25oC (χ = 2,768
mS/cm), điện trở đo được là 312Ω. Dùng bình này đo dung dịch NiSO4 0,01M, điện
trở đo được là 1043Ω. Tính χ, λ của dung dịch NiSO4.
Câu 7. Độ dẫn điện riêng của dung dịch Na2SO4 0,001M là 2,6.10-4 S/cm, nếu thêm
CaSO4 (ít tan) vào dung dịch đến bão hòa thì là 7,0.10-4 S/cm. Tính tích số tan của
CaSO4, cho biết độ dẫn điện đương lượng của Na+ và Ca2+ là 50 và 60 S.cm2/đlg.
Câu 8.
a) Dung dịch HCl, NaCl và CH3COONa có độ dẫn điện đương lượng giới hạn (λ∞)
lần lượt bằng 420, 126 và 91 S.cm2/đlg. Tính λ∞ của CH3COOH.
b) Một bình đo độ dẫn điện chứa CH3COOH 0,1M có điện trở 520 Ω; khi hoà tan
thêm tinh thể NaCl vào dung dịch trên tới nồng độ NaCl 0,01M thì điện trở lúc này là
122 Ω.
Tính hằng số bình và nồng độ H+ trong dung dịch.
Dành cho lớp CNSH&TP –17/04/ 2019
Chương 5. Động hoá học-xúc tác
Câu 1. Phản ứng xà phòng hóa axetat etyl có hằng số tốc độ phản ứng k = 5,4
l/(mol.ph)
CH3COOC2H5 + NaOH = CH3COONa + C2H5OH
Hỏi sau bao lâu thì axetat etyl còn lại 50% nếu:
a) cho 1 lít NaOH 0,1N vào 1 lít CH3COOC2H5 0,1N.
b) cho 1 lít NaOH 0,1N vào 1 lít CH3COOC2H5 0,05N.
c) CH3COOC2H5 có nồng độ đầu 0,05N còn NaOH có nồng độ 0,05N được giữ không
đổi trong suốt quá trình phản ứng.
Câu 2. Phản ứng phân hủy N2O5 thành N2O4 và O2 xảy ra theo quy luật động học bậc
nhất, ở 30oC có hằng số tốc độ phản ứng k = 0,003 phút-1. Hỏi sau 2 giờ có bao nhiêu
phần trăm N2O5 bị phân hủy?
Câu 3. Phản ứng giữa 2 chất A và B có hằng số tốc độ ở 298,2K và 328,2K lần lượt là
10-3 và 10-2 l/(mol.ph). Tính tốc độ phản ứng ở 313,2K tại thời điểm đầu phản ứng,
nồng độ đầu của 2 chất đều là 0,01 mol/l.
Câu 4. Một phản ứng bậc hai có năng lượng hoạt hóa là 20 kcal/mol, ở 250C có chu kỳ
bán hủy là 60 phút. Hỏi ở 350C thì chu kỳ bán huỷ là bao nhiêu?.
Câu 5. Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa E = 25 kcal/mol, hằng số trước hàm mũ
A= 5.1013 s-1. Ở nhiệt độ nào chu kỳ bán hủy của phản ứng đó là:
a. 1 phút;
b. 30 ngày.

Chương 6. Các hiện tượng bề mặt. Hấp phụ


Câu 1. Tính độ hấp phụ (tính bằng mol/m2) trên bề mặt phân chia pha lỏng - khí của
dung dịch C4H9OH 0,15M ở 5oC, biết sức căng bề mặt của dung dịch phụ thuộc vào
nồng độ theo phương trình:
σ = 72,5.10-3 - 16,7.10−3.ln(1 + 21,5.C) N/m.
Cho biết ảnh hưởng của nồng độ C4H9OH đến sức căng bề mặt của dung dịch, (giải
thích).
Câu 2. Nêu khái niệm sức căng bề mặt (scbm), năng lượng tự do bề mặt. Tính công
của quá trình hợp thành một giọt nước có bán kính R = 1mm từ các hạt nhỏ có bán
kính r = 10-3mm. Biết ở 25oC, nước có scbm σ =72,75 dyn/cm. (1dyn = 10-5N)
Câu 3. Than gỗ hấp phụ chất tan trong dung dịch theo phương trình đẳng nhiệt
Langmuir với các hằng số: Γm = 4,2.10-3 mol/g, K = 2,8 l/mol. Xác định nồng độ sau
hấp phụ khi cho 5 gam than vào 200ml dung dịch 0,2M.
Câu 4.
a) Giải thích quá trình hình thành và viết sơ đồ của mixen keo thu được khi cho từ từ
H3AsO3 vào dung dịch H2S dư biết phản ứng xảy ra là H3AsO3 + H2S → As2S3 +
6H2O.
Dành cho lớp CNSH&TP –17/04/ 2019
b) Khi đặt hệ vào điện trường các hạt keo sẽ di chuyển về điện cực nào? Ngưỡng keo
tụ của Al2(SO4)3 đối với keo As2S3 là γ = 0,96.10-6 mol/l; hỏi cần bao nhiêu ml dung
dịch Al2(SO4)3 0,01 mol/l để gây keo tụ 100 ml hệ keo As2S3 trên.
c) Nếu thay Al2(SO4)3 bằng FeSO4 thì ngưỡng keo tụ thay đổi như thế nào?

You might also like