You are on page 1of 139

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA HÓA HỌC


BỘ MÔN HÓA PHÂN TÍCH

NGUYỄN THANH KHUYẾN – NGUYỄN THỊ XUÂN MAI


CÙ THÀNH LONG – VŨ ĐỨC VINH – NGUYỄN VĂN ĐÔNG

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

KẾT HỢP VỚI PHƯƠNG PHÁP


XỬ LÝ THỐNG KÊ HIỆN ĐẠI

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019.


LỜI TỰA
Cuốn sách Hướng dẫn thực hành được biên soạn theo sát với giáo trình Cơ
sở Lý thuyết Hóa Phân tích, đây là môn học cốt lõi của sinh viên khoa Hóa
học – trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh.
Sách gồm hai phần:
Phần 1 gồm các bài thực hành về cân bằng ion trong dung dịch, qua đó sinh
viên có thể quan sát các hiện tượng đặc trưng xảy ra đối với các phản ứng
hóa học của một số anion và cation tiêu biểu. Bằng cách hiểu rõ các quá trình
cân bằng, sinh viên có thể điều chỉnh các cân bằng trong việc tách các hỗn
hợp ion bằng các phản ứng hóa học và định danh các ion này.
Phần 2 gồm 05 bài thực hành cơ bản các phương pháp hóa học của Phân
tích định lượng giúp sinh viên nắm vững và vận dụng phần lý thuyết cân bằng
ion trong mỗi bài thực hành và cách tính toán kết quả phân tích.
Với cách nhìn mới “Hóa học phân tích coi như Hóa học đo lường –
Analytical Chemistry as Metrological Chemistry”, cuốn sách này đặc biệt chú
trong áp dụng Phương pháp xử lý thống kê hiện đại (theo tiêu chuẩn ISO/IEC
17025) trong tất cả các bài thực hành. Hy vọng một khi đã biết cách xử lý các
kết quả đo lường trong hóa học, sinh viên có thể áp dụng tương tự trong các
đo lường hóa lý và vật lý khác.
Ngoài đối tượng sử dụng chính là sinh viên năm thứ hai khoa Hóa học –
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, sách này còn có thể có ích cho sinh viên
năm cuối khi làm luận văn tốt nghiệp và kỹ thuật viên trong phòng phân tích
hóa học.
Cuốn sách này đã được tái bản nhiều lần từ năm 1990 đến nay, do Bộ môn
Hóa Phân tích tự đứng ra in ấn và phát hành. Nhân lần xuất bản này các tác
giả đã chỉnh lý và bổ sung để cập nhập hóa. Mong được sự góp ý để lần tái
bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh
Các tác giả
MỤC LỤC
1 CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA PHÂN TÍCH ............................................1
1.1 Thuật ngữ hóa học phân tích và phân tích hóa học ...................................1
1.2 Chỉ tiêu phân tích: mỗi loại thành phần hóa học cần phân tích. .................1
1.3 Đơn vị biểu diễn .........................................................................................2
1.4 Phân tích định tính và phân tích định lượng ...............................................4
2 CHƯƠNG 2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH ....5
1.5 Những dấu hiệu đặc trưng của phản ứng trong phân tích định tính ...........5
1.6 Phương pháp hệ thống và phương pháp riêng lẻ của phân tích định tính ..7
1.7 Phân tích theo lỗi ướt và lối khô .................................................................8
1.8 Phân tích thô lượng, bán vi lượng và vi lượng ...........................................9
1.9 Biểu diễn độ nhay của phản ứng đặc trưng ..............................................10
3 CHƯƠNG 3. CÁC THAO TÁC KỸ THUẬT TRONG THỰC HÀNH PHÂN
TÍCH ĐỊNH TÍNH ........................................................................................................13
1.10 Cách làm sạch dụng cụ thủy tinh ..............................................................13
1.11 Kỹ thuật tiến hành phản ứng trong ống nghiệm .......................................14
1.11.1 Các loại ống nghiệm.........................................................................14
1.11.2 Cách cho thuốc thử tác dụng vào ống nghiệm .................................15
1.12 Cách quan sát trong ống nghiệm ..............................................................16
1.13 Cách ly tâm để tách kết tủa ra khỏi dung dịch..........................................18
1.14 Cách thử xem kết tủa đã hoàn toàn chưa sau khi ly tâm ..........................19
1.15 Cách tách dung dịch ta khỏi kết tủa sau ly tâm ........................................19
1.16 Hòa tan kết tủa ..........................................................................................21
1.17 Cách cô dung dịch ....................................................................................21
1.18 Cách đun nóng dung dịch trong ống nghiệm ............................................22
1.19 Thao tác khi thực hiện phản ứng nhỏ giọt trên giấy lọc ...........................23
1.20 Thao tác khi thử màu ngọn lửa .................................................................24
4 CHƯƠNG 4. PHA CHẾ CÁC DUNG DỊCH VÀ THUỐC THỬ CHO PHÂN
TÍCH ĐỊNH TÍNH ........................................................................................................26
1.21 CÁC DUNG DỊCH ĐỂ NGHIÊN CỨU CATION VÀ ANION: ............26
1.21.1 Dung dịch chứa khoảng 50 mg cation/mL. ......................................27
1.21.2 Dung dịch chứa khoảng 50 mg anion/mL. .......................................28
1.22 CÁC DUNG DỊCH ACID ........................................................................28
1.23 CÁC DUNG DỊCH BASE .......................................................................29
1.24 CÁC THUỐC THỬ TÌM CATION VÀ ANION (XẾP THEO NHÓM).29
5 CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH CATION. ...........................................33
CÁC SƠ ĐỒ VÀ QUY TRÌNH..................................................................................33
6 BÀI 1. CÁCH SỬ DỤNG VÀ HIỆU CHUẨN CÁC DỤNG CỤ ĐO KHỐI
LƯỢNG VÀ THỂ TÍCH ...............................................................................................42
6.1 Phép đo chính xác khối lượng ..................................................................42
6.1.1 Các loại cân chính xác......................................................................42
6.1.2 Nguyên lý của phép đo khối lượng ..................................................42
6.2 Cân phân tích macro một đĩa (điện tử) .....................................................46
6.2.1 Cấu trúc ............................................................................................46
6.2.2 Các tính năng kỹ thuật......................................................................46
6.2.3 Hiệu chuẩn cân trước khi đo ............................................................47
6.2.4 Trình tự cân hóa chất ........................................................................48
6.3 Sử dụng bảng hiệu chuẩn khối lượng của quả cân ...................................48
6.4 Quy đổi số đo khối lượng trong không khí về số đo khối lượng trong chân
không (Phép hiệu chuẩn lực nổi Archimedes)..........................................................49
7 BÀI 2. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ACID – BASE ......................................51
7.1 PHA CÁC DUNG DỊCH CHỈ THỊ pH ....................................................51
7.1.1 Các đặc trưng của chỉ thị pH ............................................................51
7.1.2 Các dung dịch chỉ thị pH chủ yếu ....................................................51
7.1.3 Các dung dịch đệm pH dùng làm màu đối chứng ............................53
7.1.4 Cách sử dụng chỉ thị pH và các dung dịch màu đối chứng ..............54
7.2 PHƯƠNG PHÁP BASE ...........................................................................55
7.2.1 Pha dung dịch NaOH không 0.1 N không chứa carbonate ..............55
7.2.2 Xác định chính xác nồng độ NaOH 0.1 N theo chất gốc .................56
7.2.3 Xác định nồng độ HCl bằng NaOH .................................................61
7.2.4 Xác định nồng độ CH3COOH bằng NaOH ......................................63
7.2.5 Xác định nồng độ H3PO4 bằng NaOH 0.1 N ...................................65
7.2.6 Xác định hỗn hợp H2SO4 + H3PO4 bằng NaOH ..............................68
7.2.7 Xác định hàm lượng N% trong NH4Cl bằng phương pháp chuẩn độ
thay thế 71
7.3 PHƯƠNG PHÁP ACID ...........................................................................74
7.3.1 Chuẩn bị dung dịch HCl gần đúng 0.1 N .........................................74
7.3.2 Xác định chính xác nồng độ HCl 0.1 N theo chất gốc .....................74
7.3.3 Xác định nồng độ NH3 bằng HCl .....................................................75
7.3.4 Xác định hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 ...........................................76
8 BÀI 3. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ COMPLEXON .....................................78
8.1 PHA CÁC DUNG DỊCH VÀ CHỈ THỊ MÀU KIM LOẠI ......................78
8.1.1 Dung dịch Complexon III 0.0100 M ................................................78
8.1.2 Dung dịch đệm ammoniac có pH = 10.............................................78
8.1.3 Dung dịch đệm acetate pH = 5 .........................................................79
8.1.4 Dung dịch Mg2+ 0.1000 M ...............................................................79
8.1.5 Dung dịch Zn2+ 0.1000 M ................................................................79
8.1.6 Dung dịch Ca2+ 0.1000 M ................................................................79
8.1.7 Dung dịch Ba2+ 0.1000 M ................................................................80
8.1.8 Dung dịch Cu2+ 0.100 M ..................................................................80
8.1.9 Dung dịch Al3+ 0.1000 M .................................................................80
8.1.10 Dung dịch Fe3+ 0.1000 M .................................................................80
8.1.11 Dung dịch KCN 10% .......................................................................80
8.1.12 Dung dịch NH2OH.HCl 1% .............................................................80
8.1.13 NH4Cl 1 M ........................................................................................81
8.1.14 NH3 1 M ...........................................................................................81
8.1.15 Dung dịch NaOH 1 N .......................................................................81
8.1.16 Dung dịch NaF bão hòa....................................................................81
8.1.17 NH3 25% và HCl (1:1) để điều chỉnh môi trường pH ......................81
8.1.18 Chỉ thị màu kim loại Eriochrome Black T (kí hiệu NET) và cách pha
81
8.1.19 Chỉ thị Fluorexon và cách pha..........................................................82
8.1.20 Chỉ thị Murexide (H4In) và cách pha ...............................................83
8.1.21 Chỉ thị Xylenol Orange – XO (H6In) và cách pha ...........................84
8.1.22 Chỉ thị acid sulfosalicylic .................................................................84
8.2 XÁC ĐỊNH Mg2+ .....................................................................................85
8.2.1 Nguyên tắc .......................................................................................85
8.2.2 Thực hành .........................................................................................85
8.3 XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG CHUNG CỦA NƯỚC MÁY ............................86
8.3.1 Nguyên tắc .......................................................................................86
8.3.2 Thực hành .........................................................................................86
8.4 Xác định Zn2+ ...........................................................................................87
8.4.1 Nguyên tắc .......................................................................................87
8.4.2 Thực hành .........................................................................................87
8.5 XÁC ĐỊNH Ca2+ NỒNG ĐỘ THẤP KHI CÓ THÊM MgY2- .................88
8.5.1 Nguyên tắc .......................................................................................88
8.5.2 Thực hành .........................................................................................89
8.6 XÁC ĐỊNH Ba2+ KHI CÓ THÊM MgY2- ................................................90
8.6.1 Nguyên tắc .......................................................................................90
8.6.2 Thực hành .........................................................................................91
8.7 XÁC ĐỊNH Ca2+ KHI CÓ MẶT Mg2+ VỚI CHỈ THỊ FX .......................91
8.7.1 Nguyên tắc .......................................................................................91
8.7.2 Thực hành .........................................................................................91
8.8 XÁC ĐỊNH Ba2+ VỚI CHỈ THỊ FX .........................................................92
8.8.1 Nguyên tắc .......................................................................................92
8.8.2 Thực hành .........................................................................................92
8.9 XÁC ĐỊNH Cu2+ VỚI CHỈ THỊ MUREXIDE ........................................93
8.9.1 Nguyên tắc .......................................................................................93
8.9.2 Thực hành .........................................................................................93
8.10 XÁC ĐỊNH Pb2+ VỚI CHỈ THỊ NET BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN
ĐỘ THAY THẾ........................................................................................................94
8.10.1 Nguyên tắc .......................................................................................94
8.10.2 Thực hành .........................................................................................94
8.11 XÁC ĐỊNH Pb2+ VỚI CHỈ THỊ XO BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN
ĐỘ TRỰC TIẾP .......................................................................................................95
8.11.1 Nguyên tắc .......................................................................................95
8.11.2 Thực hành .........................................................................................95
8.12 XÁC ĐỊNH HỖN HỢP Al3+ + Fe3+ VỚI CHỈ THỊ XO VÀ SSA ............95
8.12.1 Nguyên tắc .......................................................................................95
8.12.2 Thực hành .........................................................................................97
9 BÀI 4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG .....................................99
9.1 XÁC ĐỊNH SO42- TRONG MgSO4.7H2O dưới dạng cân BaSO4............99
9.1.1 Hóa chất và dung dịch ......................................................................99
9.1.2 Nguyên tắc .......................................................................................99
9.1.3 Thực hành .......................................................................................100
9.2 XÁC ĐỊNH Fe3+ trong phèn sắt dưới dạng cân Fe2O3 ...........................102
9.2.1 Hóa chất và dung dịch ....................................................................102
9.2.2 Nguyên tắc .....................................................................................102
9.2.3 Thực hành:......................................................................................103
9.3 PHẦN 3. CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA .........................................................105
9.3.1 PHA CÁC DUNG DỊCH VÀ CHỈ THỊ .........................................105
9.3.2 XÁC ĐỊNH Cl- THEO PHƯƠNG PHÁP MOHR .........................105
9.3.3 XÁC ĐỊNH Cl- THEO PHƯƠNG PHÁP FAJANS ......................106
9.3.4 XÁC ĐỊNH Cl- THEO PHƯƠNG PHÁP VOLHARD .................107
10 BÀI 5. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ OXY HÓA – KHỬ ........................109
10.1 Pha các dung dịch và chỉ thị ...................................................................109
10.1.1 Dung dịch KMnO4 ~ 0.05 N không chứa vết MnO2 ......................109
10.1.2 Dung dịch oxalic acid 0.05000 N ...................................................109
10.1.3 Các dung dịch H2SO4 (1:1); HCl (1:2); H3PO4 đặc .......................109
10.1.4 Dung dịch SnCl2 10% ....................................................................109
10.1.5 Dung dịch HgCl2 bão hòa (~ 4.5%) ................................................109
10.1.6 Hỗn hợp bảo vệ Zymmerman.........................................................109
10.1.7 Dung dịch Fe III 0.1000 M ............................................................110
10.1.8 Dung dịch K2Cr2O7 0.05000 N ......................................................110
10.1.9 Dung dịch Fe II 0.1000 M ..............................................................110
10.1.10 Dung dịch SO32- 0.1000 M .............................................................110
10.1.11 Chỉ thị diphenylamine 0.1% ...........................................................110
10.1.12 Chỉ thị diphenylamine sulfonate 0.5% ...........................................111
10.1.13 Chỉ thị phenylantranilic acid 0.2% .................................................111
10.1.14 Dung dịch thiosulfat ~ 0.02N ........................................................111
10.1.15 Dung dịch KI 10% .........................................................................112
10.1.16 Dung dịch NH4CSN 10% ...............................................................112
10.1.17 Dung dịch Cu2+ 0.1000M ...............................................................112
10.1.18 Dung dịch KIO3 1.5% ....................................................................112
10.1.19 Dung dịch chuẩn HCl 0.1000N ......................................................112
10.1.20 Dung dịch K2Cr2O7 0.02000N .......................................................112
10.1.21 Chỉ thị hồ tinh bột 0.5% .................................................................112
10.1.22 Nước cất đun sôi để nguội ..............................................................113
10.1.23 Dung dịch K4[Fe(CN)6]..................................................................113
10.1.24 Dung dịch ZnSO4 0.05000M..........................................................113
10.1.25 Dung dịch K3[Fe(CN)6] 1% ...........................................................113
10.1.26 Chỉ thị diphenylamin 1% ...............................................................113
10.1.27 Dung dịch (NH4)2SO4 10% ............................................................113
10.2 PHƯƠNG PHÁP PERMANGANATE ..................................................113
10.2.1 Xác định nồng độ chính xác KMnO4 theo H2C2O4.2H2O ..............114
10.2.2 Xác định Fe3+ .................................................................................115
10.2.3 Xác định nồng độ H2O2 trong hóa chất thương phẩm ....................116
10.3 PHƯƠNG PHÁP BICHROMATE .........................................................117
10.3.1 Xác định Fe2+ trong muối Mohr .....................................................117
10.3.2 Xác định 𝑆𝑂32 − trong Na2SO3 ....................................................118
10.3.3 Xác định nồng độ K2Cr2O7 bằng Fe2+ với chỉ thị Ferroin ..............119
10.4 PHƯƠNG PHÁP THIOSULFATE ........................................................121
10.4.1 Xác định chính xác nồng độ Na2S2O3 theo K2Cr2O7 .....................122
10.4.2 Xác định Cu2+ .................................................................................123
10.4.3 Xác định nồng độ acid....................................................................125
10.4.4 Xác đinh nồng độ Ocl- trong nước Javel ........................................126
10.5 PHƯƠNG PHÁP FERROCYANUR .....................................................128
10.5.1 Nguyên tắc .....................................................................................128
10.5.2 Thực hành .......................................................................................128
1 CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA PHÂN TÍCH
PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
Người ta định nghĩa: “Hóa học phân tích là ngành khoa học chuyên
nghiên cứu các phương pháp phân tích thành phần hóa học của các
chất tự nhiên và nhân tạo”.
Ta cần làm sáng tỏ một số khái niệm nêu trong định nghĩa này và
do đó nêu lên mối quan hệ giữa phân tích định tính và phân tích định
lượng.
1.1 Thuật ngữ hóa học phân tích và phân tích hóa học
Phân tích hóa học là sự thực hiện một quy trình phân tích cụ thể đã
đươc thiết lập bởi Hóa Phân tích. Khi cần phải phân tích hóa học một
chất nào đó, nhà thực nghiệm lựa chọn một quy trình phân tích thích
hợp cho đối tượng của mình. Rất nhiều quy trình phân tích hiện nay
đã được tiêu chuẩn hóa bởi các tổ chức quốc tế, ví dụ tổ chức ISO
(International Standard Organisation). Hóa phân tích cung cấp những
kiến thức cần thiết để lý giải những phản ứng hóa học, những hiện
tượng và đặc biệt là những thao tác thực hành mà nhà thực nghiệm
nhất thiết phải tuân thủ. Với những kiến thức này, nhà thực nghiệm
khi cần có thể cải tiến quy trình cũ hoặc sáng tạo ra quy trình.
1.2 Chỉ tiêu phân tích: mỗi loại thành phần hóa học cần phân
tích.
Ví dụ, có một số chỉ tiêu phân tích đạm trong nước chấm. Tuy đều
là đạm (nguyên tố Nitrogen) nhưng chỉ tiêu đạm ammoni được coi là
thành phần có hại trong đạm tổng số.

1
Ví dụ khác, có hai chỉ tiêu phân tích sắt để đánh giá chất lượng của
nước tự nhiên: đó là chỉ tiêu sắt (II) và chỉ tiêu sắt tổng số. Chỉ tiêu sắt
(II) cho biết mức độ sạch của nước tự nhiên.
Các chỉ tiêu phân tích có thể là một đặc điểm nào đó có liên quan
đến cấu trúc của vật liệu. Ví dụ chỉ số iodine, chỉ số xà phòng hóa, chỉ
số ester,… là những chỉ tiêu về một số nhóm chức hữu cơ có mặt trong
dầu mỡ tự nhiên. Các chỉ tiêu này cho phép đánh giá chất lượng của
dầu thực vật.
Tóm lại, mỗi chỉ tiêu phân tích đều mang mọt ý nghĩa đánh giá chất
lượng rất xác định, đề xuất ra do kinh nghiệm sử dụng vật liệu, kinh
nghiệm sản xuất hoặc do nhu cầu cạnh tranh thị trường. Mỗi chỉ tiêu
phân tích được coi là một thành phần hóa học. Vì vậy khái niệm “thành
phần hóa học” nói tới trong định nghĩa tổng quát trên kia cần được
hiểu theo nghĩa rất rộng rãi, cụ thể là:
- Thành phần nguyên tố hóa học
- Thành phần nguyên tố đồng vị
- Thành phần phân tử và ion
- Thành phần nhóm chức và cấu trúc phân tử
- Thành phần pha (cho hợp kim và quặng)
1.3 Đơn vị biểu diễn
Ví dụ lượng độc tố trong các mẫu lỏng (như nước tự nhiên, rượu
cồn và nước chấm,…) thường được biểu diễn theo số mg/L. Thành
phần nguyên tố hóa học trong các mẫu rắn (như quặng, đất, xi măng,
hợp kim,…) thường biểu diễn theo % khối lượng.
Dù biểu diễn theo đơn vị nào, một cách tổng quát, ta có thể định ra
ba mốc hàm lượng cho mỗi chỉ tiêu phân tích: m0 < m1 < m2

2
Trong đó mốc m0 là hàm lượng nhỏ nhất có thể phát hiện được bởi
quy trình phân tích đã cho. Căn cứ vào các mốc này, người ta phân
loại chỉ tiêu phân tích thành chỉ tiêu định tính hay chỉ tiêu định lượng.
Giả thiết gọi mx là hàm lượng thành phần X có trong mẫu đem đi
phân tích.
Chỉ tiêu định tính không cho biết mx cụ thể là bao nhiêu nhưng cho
biết chắc chắn mx lớn hơn hay nhỏ hơn mốc m0.

Chỉ tiêu định lượng cho biết nhiều thông tin hơn: chắc chắn mx lớn
hơn m0 và mx nằm trong khoảng giữa m1 và m2 với điều kiện:
Δm = m2 – m1 khá nhỏ so với mx. Ta có:
a. m1 < mx < m2
b. Δm/mx đủ nhỏ
Tỉ số Δm/mx quyết định mức độ chính xác của chỉ tiêu định lượng
đã thực hiện. Tỷ số này càng nhỏ thì phép định lượng càng chính xác.
Phép định lượng chính xác thường đạt tới Δm/mx < 0.01. Nếu tỉ số này
lớn hơn 1 thì chỉ tiêu định lượng trở thành chỉ tiêu bán định lượng.
HỆ QUẢ:
a. Khi ta trả lời thành phần X vắng mặt trong một mẫu phân tích nào
đó thì chỉ có nghĩa là thành phần ấy có mx < m0. Mỗi quy trình
phân tích có một mốc riêng m0. Vì vật khi trả lời cần ghi thêm tên
gọi của quy trình đó.
b. Khi trả lời câu hỏi thành phần X có hàm lượng mà mx thì chỉ nên
hiểu hàm lượng ấy xấp xỉ bằng mx. Thực ra mx nằm giữa m1 và
m2. Vì vậy khi trả lời cần ghi thêm đại lượng Δm. Đặt εx = Δm/2.

3
Các hệ quả trên cho thấy thực chất của phép phân tích hóa học là
phép đo lường hóa học. phép đo lượng nào cũng đòi hỏi thao tác chính
xác, dù là phân tích định lượng hay phân tích định tính.
1.4 Phân tích định tính và phân tích định lượng
Phân tích định tính và phân tích định lượng là hai khâu kế tiếp nhau
của quá trình phân tích hóa học. Phân tích định tính thực hiện trước.
Có hai loại phương pháp phân tích định tính: phương pháp hóa học và
phương pháp dụng cụ. phương pháp hóa học sử dụng các phản ứng
hóa học đặc trưng để nhận biết một thành phần nào đó. Phương pháp
dụng cụ sử dụng một thiết bị phân tích chuyên dụng để nhận biết các
thành phần của chất. Người ta dựa vào các tín hiệu đặc trưng của mỗi
thành phần, chủ yếu là các tính chất hóa lý của thành phần ấy. ví dụ
căn cứ vào các vạch phổ phát xạ đặc trưng của mỗi nguyên tố hóa học
để nhận biết chúng.
Trong khuôn khổ chương trình của môn “Thực hành phân tích định
tính”, ta sử dụng chủ yếu các phương pháp hóa học. ngoài ra ta giới
hạn việc nghiên cứu của các phản ứng nhận biết đối với các ion vô cơ
thường gặp nhất, tồn tại được trong dung dịch nước ở điều kiện khí
quyển thông thường. Tất cả các phản ứng biểu diễn bằng phương trình
ion.
CÂU HỎI CHƯƠNG 1
1. Định nghĩa hóa học phân tích là gì?
2. Phân biệt thuật ngữ “Hóa phân tích” và “Phân tích hóa học”
3. Phân biệt “chỉ tiêu định tính” và “chỉ tiêu định lượng”, “phân
tích định tính” và “phân tích định lượng”.

4
2 CHƯƠNG 2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
CỦA PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH
1.5 Những dấu hiệu đặc trưng của phản ứng trong phân tích định tính
Các phản ứng dùng trong phân tích định tính có một số dấu hiệu đặc trưng,
ta căn cứ vào đó để nhận biết một ion nào đó là có mặt hay vắng mặt trong dung
dịch. Những phản ứng như thế gọi là phản ứng đặc trưng của ion khảo sát, còn
thuốc thử tương ứng gọi là thuốc thử đặc trưng. Những dấu hiệu đặc trưng quan
trọng nhất là:
- Xảy ra sự thay đổi màu sắc của dung dịch.
- Xuất hiện một pha mới: tạo ra kết tủa hoặc thoát ra chất khí
- Biến mất một pha: hòa tan kết tủa
- Màu sắc và dạng kết tủa
- Màu sắc của chất khí thoát ra
- Mùi đặc trưng của chất khí thoát ra
- Vận tốc của quá trình phản ứng
Trong các sách về thực hành phân tích định tính thường chỉ mô tả một vài
dấu hiệu đặc trưng nổi bật nhất và rất ngắn gọn. phần còn lại, sinh viên phải tự
mình khám phá. “Mục thị sở tại” vẫn là hơn hết. vì thế rèn luyện và nâng cao
khả năng quan sát những dấu hiệu đặc trưng của phản ứng phân tích là khâu rất
quan trọng, nó quyết định phần lớn sự thành công của sinh viên khi báo cáo kết
quả phân tích định tính.
Ví dụ, thuốc thử HCl là thuốc thử đặc trưng cho các ion Hg22+, Ag+, Pb2+ với
dấu hiệu đặc trưng như sau:
Ion Hg22+/:
1. Xuất hiện kết tủa Hg2Cl2, calomen, trong môi trường acid
2. Kết tủa xuất hiện ngay lập tức

5
3. Kết tủa ở dạng vi tính thể, màu trắng, gồm những sợi nhỏ trông như dải
lụa
4. Kết tủa không tan trong nước nóng. Dưới tác dụng của NH3 thì hóa đen
(Hg0 đen + HgNH2Cl trắng)
Ion Ag+:
1. Xuất hiện kết tủa trong môi trường acid (AgCl)
2. Kết tủa xuất hiện ngay lập tức
3. Kết tủa có màu trắng và ở dạng vô định hình, làm cho dung dịch trở nên
trắng đục. Khi Ag+ có nồng độ cao thì kết tủa vón lại lắng xuống hoặc
lơ lửng trong dung dịch.
4. Kết tủa không tan trong nước nóng nhưng tan trong NH3 làm cho dung
dịch trở nên trong suốt, không màu (tạo phức Ag(NH3)2+).
Ion Pb2+:
1. Xuất hiện kết tủa trong môi trường acid (PbCl2).
2. Kết tủa không xuất hiện ngay lập tức, nồng độ Pb2+ càng nhỏ càng chậm
xuất hiện. Thường phải đợi 5-10 phút.
3. Kết tủa ở dạng tinh thể không màu, lắng xuống đáy ống thử
4. Kết tủa tan khi đun nóng dung dịch.
Ta nhận thấy dấu hiệu đầu tiên “Xuất hiện kết tủa trong môi trường acid” là
dấu hiệu đặc trưng giống nhau ở cả ba loại ion. Dấu hiệu này gây nhiễu sự quan
sát những dấu hiệu còn lại nếu dung dịch có cả ba loại ion này. Đó là tác dụng
cơ hại, tuy nhiên về một phương diện khác nó lại có tác dụng có lợi ở chỗ nó
cho phép tách riêng nhóm ba ion này ra khỏi tất cả các ion khác có mặt trong
dung dịch. Sau khi tách riêng nhóm ion này dưới dạng kết tủa, ta có thể lợi dụng
những dấu hiệu khác nhau của các kết tủa này để nhận biết sự hiện diện của từng
ion. Với ý nghĩa đó, thuốc thử HCl được gọi là thuốc thử nhóm của các ion
Hg22+, Ag+, Pb2+. Phản ứng của thuốc thử nhóm gọi là phản ứng tách nhóm.

6
Theo nghĩa hẹp của thực hành phân tích định tính các ion vô cơ, thuốc thử
nhóm là thuốc thử cho phép tách ra một nhóm các ion nào đó dưới dạng kết tủa
trong những điều kiện xác định. Đây là những điều kiện rất nghiêm ngặt mà nhà
thực nghiệm nhất thiết phải tuân thủ mỗi khi thực hiện sự tách nhóm, ví dụ:
nồng độ và lượng thuốc thử nhóm, môi trường pH, nồng độ và lượng thuốc thử
phụ trợ, nhiệt độ, thứ tự cho các chất, cách cho tác chất,…
1.6 Phương pháp hệ thống và phương pháp riêng lẻ của phân tích định tính

Khi có một dung dịch chứa nhiều loại ion khác nhau ta có hai phương pháp
dùng để tìm ra từng ion: phương pháp hệ thống và phương pháp riêng lẻ.
Theo phương pháp hệ thống, từ dung dịch đầu tiên ta lần lượt tách ra từng
nhóm ion riêng biệt bằng cách sử dụng những thuốc thử nhóm thích hợp. sau đó
sử dụng các phản ứng đặc trưng để tìm ion trong mỗi nhóm theo một trình tự
nhất định. Có thể tách riêng các ion trong cùng một nhóm.
Theo phương pháp riêng lẻ, mỗi ion được tìm ngay từ một phần của dung
dịch đầu, thứ tự ion không quan trọng. Mỗi ion được tìm theo một quy tình
riêng. Thông thường mới đầu ta thực hiện phản ứng tách nhóm thích hợp: các
ion cần tìm có thể nằm trong kết tủa hoặc có thể nằm trong kết tủa hoặc còn lại
trong nước lọc. dù nằm trong pha nào thì nó cũng lẫn với một số ion khác nhưng
chúng không gây nhiễu khi ta nhận biết ion phải tìm bằng một phản ứng đặc
hiệu cho ion đó.
Phản ứng đặc hiệu của một ioi là phản ứng cho phép nhận biết đích thực ion
ấy trong sự có mặt của một tổ hợp nhất định các ion khác. Như vậy phản ứng
đặc hiệu là một phản ứng đặc trưng rất khác biệt: những dấu hiệu đặc trưng của
phản ứng đặc hiệu không bị nhiễu bởi sự có mặt của các ion khác trong tổ hợp
ion. Tính đặc hiệu cần phải hiểu một cách có điều kiện. một phản ứng đặc trưng
có thể trở thành một phản ứng đặc hiệu với một tổ hợp ion này nhưng cũng có
thể trở nên không đặc hiệu với một tổ hợp ion khác.

7
Ví dụ: với một tổ hợp gồm các ion 𝐻𝑔!!" , Ag+, Ba2+ thì thuốc thử HCl không
phải thuốc thử đặc hiệu có ion 𝐻𝑔!!" vì kết tủa Hg2Cl2 có thể lẫn với kết tủa
AgCl. ở đây thuốc thử đặc hiệu cho 𝐻𝑔!!" là NH3 vì chỉ có Hg22+ mới tạo ra kết
tủa màu đen rất đặc trưng. Ta cũng dễ dàng nhận thấy, thuốc thử H2SO4 là thuốc
thử đặc hiệu cho ion Ba2+ trong tổ hợp này. Ngược lại nếu cho tổ hợp Ag+, Ba2+,
Pb2+ thì hiển nhiên thuốc thử H2SO4 không còn đặc hiệu cho ion Ba2+ nữa vì kết
tủa BaSO4 có thể lẫn với kết tủa PbSO4.
Vậy sự thành công của phương pháp riêng lẻ là ở chỗ nhà thực nghiệm có
thể tách ra được một tổ hợp ion thích hợp để từ đó có thể tìm ion khảo sát bằng
một thuốc thử đặc hiệu. theo tính toán lý thuyết, khi có k ion cùng có mặt ta có
thể tích ra những tổ hợp khác nhau, mỗi tổ hợp có p ion (p = 2, 3, …, k). gọi np
là số tổ hợp bậc p ta tính được: 𝑁! =

Np = k!/p!/(k-p)!
Ví dụ: k = 5; p = 3; np = n3 = 5!3!(5-3)! = 10, nghĩa là có thể có 10 tổ hợp
khác nhau, mỗi tổ hợp gồm có 3 ion. Vậy nhà thực nghiệm phải lựa chọn những
tổ hợp thích hợp để có thể tìm ion bằng một phản ứng đặc hiệu.
Phương pháp riêng lẻ rất tiện lợi nhưng thực tế chỉ áp dụng được cho một số
ion. Ví thể trong giáo trình thực nghiệm này này ta nghiên cứu chủ yếu là
phương pháp hệ thống và kết hợp các phương pháp riêng lẻ khi có thể.
1.7 Phân tích theo lỗi ướt và lối khô
Một cách tổng quát, một phản ứng định tính có thể biểu diễn như sau:
X + R → P
Ion cần tìm Thuốc thử Sản phẩm
Nếu X và R đều ở pha rắn, ta đem nghiền chúng với nhau rồi quan sát sự biến
đổi màu sắc để nhận biết sự hiện diện của X, thì cách làm như vậy được gọi là
định tính theo lối khô.

8
Nếu X và R cuối cùng đều chuyển sang trạng thái tan trong nước thì cách
thực hiện phản ứng như vậy gọi là phân tích định tính theo lối ướt.
Lối khô được sử dụng chủ yếu cho phân tích định tính khoáng vật trong điều
kiện dã ngoại (ví dụ ở nơi có mỏ quặng)
Lối ướt được sử dụng rộng rãi hơn trong phòng thí nghiệm. nếu mẫu phân
tích là mẫu rắn thì ta phải tìm cách hòa tan mẫu trong acid, trong kiềm hoặc
trong các thuốc thử phụ trợ khác. Nếu không tan thì phải nung chảy mẫu với
chất trợ nung thích hợp (thường là Na2CO3), sau đó hòa tan phần đã nung chảy
trong nước hoặc trong acid. Nếu là chất hữu cơ thì thường dùng các dung môi
khác nước thích hợp.
Giáo trình này chỉ đề cập đến phương thức phân tích định tính các ion vô cơ
theo lối ướt, dung dịch là nước.
Nước là dung môi có hằng số điện môi cao nhất trong các dung môi đã biết.
Vì vậy các phản ứng trong dung dịch nước thực chất là phản ứng giữa các ion.
Việc tìm nguyên tố X nào đó trong một mẫu phân tích rắn hay lỏng trở thành
việc tìm ion X – cation hay anion tồn tại trong dung dịch nước ở điều kiện khí
quyển thông thường. Các phản ứng giữa X và thuốc thử R được biểu diễn theo
phương trình ion.
Ví dụ không viết dưới dạng HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 mà viết Cl- + Ag+
→ AgCl
1.8 Phân tích thô lượng, bán vi lượng và vi lượng
Phép phân tích định tính theo lối ướt thường được thực hiện trong ống nghiệm:
đổ dung dịch R vào dung dịch X hoặc ngược lại. tùy theo thể tích của dung dịch
R và X thường dùng cho mỗi lần thực hiện phản ứng phân tích, người ta phân
loại phép phân tích định tính thành phân tích thô lượng, bán vi lượng và vi
lượng.

9
Sự khác nhau giữa chúng có thể thấy từ bảng dưới đây:
Đặc điểm Phương pháp phân tích
Thô lượng Bán vi lượng Vi lượng
V mL dung
dịch X 1÷2 0.1 ÷ 0.2 0.01 ÷ 0.02
V mL dung >1 > 0.1 > 0.01
dịch R
Loại bình - ống nghiệm cỡ 2 ÷ 8 mL
thực hiện ống nghiệm cỡ 20 - trên bản sứ có lỗ đường Trên tấm kính và soi
phản ứng ÷ 50 mL kính 𝜙 ~ 1 cm trên kính hiển vi
phân tích - trên giấy lọc

Thiết bị lọc - phễu lọc, giấy lọc - ly tâm ống nghiệm - Thiết bị riêng để lọc
kết tủa và lấy - lấy dung dịch bằng - Lấy dung dịch bằng ống - Lấy dung dịch bằng
dung dịch ống nhỏ giọt mao quản và ống nhỏ giọt micropipet

Như vậy, sự khác nhau giữa các phương pháp chỉ là về mặt kỹ thuật thực hiện
phản ứng phân tích. Cũng không có một ranh giới rõ rệt giữa các kỹ thuật này.
Trong thực hành phân tích định tính hiện nay, ta sử dụng chủ yếu kỹ thuật bán
vi lượng kết hợp một phần với kỹ thuật thô lượng và vi lượng.
1.9 Biểu diễn độ nhay của phản ứng đặc trưng
Có một số cách biểu diễn:
q Lượng cực tiểu phát hiện mmin:
Là khối lượng nhỏ nhất của ion có thể phát hiện bằng phản ứng đặc trưng đã
dùng. Thường chọn đơn vị là gamma (γ)
1 gamma = 1 γ = 1 µg = 10-6 g
Ví dụ: Phản ứng tìm ion Pb2+ dưới dạng kết tủa PbI2 có mmin = 4γPb (theo kỹ
thuật bán vi lượng); mmin = 0.2γPb (theo kỹ thuật vi lượng).
q Nồng độ cực tiểu phát hiện (Cmin):

10
Là nồng độ nhỏ nhất của ion có thể phát hiện bằng các phản ứng đặc trưng đã
dùng. Thường chọn đơn vị là γ/mL.
Giữa Cmin và mmin liên hệ với nhau qua công thức:
𝑚"#$
𝐶"#$ =
𝑉
o mmin: lượng cực tiểu phát hiện, γ
o V: thể tích của dung dịch ion X đã lấy mỗi lần để thực hiện phản ứng, mL.

Ví dụ:
Đã lấy 0.05 mL (1 giọt) dung dịch để tìm ion Pb2+ dưới dạng PbI2. Với mmin =
%
4γPb →𝐶"#$ = &.&( = 80𝛾 𝑃𝑏/𝑚𝐿

Việc xác định lượng cực tiểu phát hiện là một vấn đề có liên quan tới nhiều
yếu tố. chẳng hạn, nếu phản ứng đặc trưng là phản ứng kết tủa (hầu hết là như
vậy) thì lượng cực tiểu phát hiện phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Kỹ thuật thực hiện phản ứng: bán vi lượng hay vi lượng
- Độ tan thực tế của ion khảo sát trong điều kiện của phản ứng kết tủa. có thể
ước lượng độ tan theo tích số tan.
- Đặc điểm của kết tủa: vô định hình hay tinh thế, khối lượng riêng của kết
tủa.
- Màu sắc và tính chất phản xạ của kết tủa.
Cho nên, đại lượng mmin được xác định một cách rất gần đúng, chỉ mang tính
chất tham khảo của nhà thực nghiệm.
Theo quy luật tích số tan, thì tích số nồng độ ion của kết tủa phải lớn hơn tích
số tan thì mới xảy ra phản ứng kết tủa. nếu tích số nồng độ ion nhỏ hơn tích số
tan thì cho dù khối lượng chất mx có lớn hơn gấp nhiều lần mmin thì cũng không
thể quan sát thấy sự kết tủa. điều này cho thấy các đại lượng mmin và Cmin ràng

11
buộc nhau, trong đó ít nhất Cmin cũng phải lớn hơn độ tan thực tế của kết tủa
khảo sát.
Vậy sự biểu diễn độ nhay một cách đầy đủ phải căn cứ vào cả hai đại lượng
mmin và Cmin. cách tính Cmin từ mmin theo công thức chihr có thể chấp nhận nếu
quả thực Cmin lớn hơn độ tan thực tế của ion khảo sát.
Ví dụ:
Theo sách tra cứu, ta biết được độ tan của PbI2 ở 25oC trong nước là S = 60
γ Pb/mL. độ tan thực tế Stt = 60 γ Pb/mL (có thể nhỏ hơn 60 γ Pb/mL do cho
thuốc thử KI phải đủ lớn). trong ví dụ trước đã tính được Cmin = 80γ Pb/mL, vậy
điều này phù hợp với quy tắc tích số tan.
CÂU HỎI CHƯƠNG 2
1. Hãy liệt kê những dấu hiệu đặc trưng quan trọng nhất của một phản ứng
phân tích dùng trong phân tích định tính.
2. Thế nào là phản ứng đặc trưng? Khi nào một phản ứng đặc trưng trở
thành một phản ứng đặc hiệu?
3. Thế nào là thuốc thử nhóm hiểu theo nghĩa hẹp của phân tích định tính
các ion vô cơ?
4. Phân biệt phân tích hệ thống và phân tích riêng lẻ
5. Một dung dịch có chưa các ion sau đây: Ag+, Ba2+, Pb2+, Fe3+, Mn2+.
Hãy liệt kê đầu\y đủ các tổ hợp gồm 3 ion trong các ion này?
Trường hợp nào có thể có phản ứng đặc hiệu cho Ag+, Ba2+, Pb2+?
6. Phát biểu quy tắc tích số tan.
7. Phản ứng đặc trưng của Ag+ với HCl có mmin = 2γ Ag/mL.
Tính Cmin của 1 giọt dung dịch nghiên cứu (0.05 mL).
Cho biết pTAgCl = 9.8. Vậy giá trị Cmin có phù hợp quy tắc tích số tan.

12
3 CHƯƠNG 3. CÁC THAO TÁC KỸ THUẬT TRONG THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH
1.10 Cách làm sạch dụng cụ thủy tinh
Những dụng cụ thủy tinh (chai, lọ, ống nhỏ giọt, ống nghiệm, ống mao quản,
đũa thủy tinh, …) dùng trong phân tích định tính cần phải rất sạch.
Sau đây là những trình tự cần tuân theo khi làm sạch dụng cụ:
1. Cần rửa sạch dụng cụ ngay sau khi kết thúc thí nghiệm
2. Trước hết cần rửa cơ học: dùng chổi lông và nước mát để sơ bộ tẩy đi
những chất bẩn bám vào thành thủy tinh. Đôi khi lấy giấy báo xé nhỏ
cho vào bình rồi lắc với nước máy.
3. Sau đó là rửa hóa học, đổ dung dịch rửa thích hợp vào bình, lắc và ngâm
trong một thời gian (vài phút) để làm tan tất cả các chất còn bám chặt
vào thành bình.
a. Nếu biết được bình đã đựng kết tủa gì thì dùng ngay dung môi thích
hợp để hòa tan chúng. Ví dụ nếu ống nghiệm từng chưa tủa
hydroxide sắt thì dùng vài giọt HCl đặc vì acid này hòa tan dễ dàng
màng hydroxide còn bám chặt trên thành bình.
b. Nếu không biết bình đã đựng chất gì thì lần lượt làm như sau:
- Đổ nước xà phòng hoặc soda (Na2CO3 kỹ thuật) vào bình, dùng chổi
lông cọ nếu cần. Nếu thấy vết bản đã đi hết (thủy tinh trong suốt) thì rửa
tiếp bằng nước máy rồi sau đó tráng vài lần bằng nước cất.
Nếu cần thì dùng dung dịch rửa nóng sẽ làm tăng hiệu lực rửa.
- Nếu cách trên không có hiệu quả thì dùng dung dịch rửa là KMnO4 +
NaOH (5 g KMnO4 hòa tan trong 100 mL NaOH 10%, đun nóng dung
dịch rửa có màu xanh lục có thể dùng lại nhiều lần). nên ngâm trong một
thời gian và nếu cần thì cọ bằng chổi lông cán nhựa, sau đó đổ lại dung
dịch vào bình chứa để dùng lại lần sau. Nếu thấy dung dịch mất màu xanh
thì chứng tỏ đã hết hiêu lực, cần pha dung dịch mới.

13
- Nếu cách thứ hai không có hiệu quả thì dùng dung dịch rửa là
sulfochromic. Dung dịch rửa này được điều chế như sau:
o Nghiền nhỏ trong cối sứ 15 g K2Cr2O7 (kỹ thuật) rồi hòa tan trong
100 mL nước nóng đựng trong cốc chịu nhiệt hoặc cốc sứ. để nguội,
rồi thêm từ từ 100 mL dung dịch H2SO4 đặc (loại kỹ thuật). dung
dịch rửa có màu nâu thẫm, trong suốt.
o Đổ dung dịch rửa sulfochromic vào ngập bình chứa, đợi một thời
gian, sau đó đổ lại bình đựng nước rửa dung dịch để dùng lại lần
sau. Khi thấy dung dịch rửa sáng màu dần thì phải thay. Nếu thấy
dung dịch rửa xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu K2Cr2O7 thì cần thêm
H2SO4 đặc, đun nóng cho tan và dùng tiếp.
Chú ý: Các dung dịch rửa thứ 2 và thứ 3 có tác dụng phá hủy thủy tinh nên
tránh ngâm quá lâu. Ngoài ta cần rất thận trọng nếu dùng dung dịch rửa này
để rửa dụng cụ đo lượng như pipet hay buret, … nói chung, nếu tuân thử
những trình tự đã nêu thì dụng cụ đo lường bằng thủy tinh đã được làm sạch
ngay khi dùng dung dịch rửa bằng xà phòng.
Rửa bình thủy tinh như thế nào gọi là sạch? Khi thấy bình trong suốt, khi đổ
nước cất vào thì thấy nước dâng lên đều đặn. còn khi đổ nước đi thì trên thành
bình không còn sót lại một giọt chất lỏng nào treo lơ lửng ngang trên thành
bình.
1.11 Kỹ thuật tiến hành phản ứng trong ống nghiệm
1.11.1 Các loại ống nghiệm
Trong phân tích bán vi lượng, ta sử dụng hai loại ống nghiệm: loại hình trụ
và loại hình nón. ống nghiệm hình nón dùng cho trường hợp cần ly tâm để tách
kết tủa ra khỏi dung dịch. Đây là loại ống nghiệm được dùng thường xuyên nhất.
Ống nghiệm hình trụ cùng được dùng để tiến hành phản ứng như ống nghiệm
hình nón. Thường dùng khi đun nóng trực tiếp trên đèn cồn, bến điện để cô bớt
dung dịch.
14
Hình 1. Ống nghiệm hình trụ và hình nón

1.11.2 Cách cho thuốc thử tác dụng vào ống nghiệm
Tùy loại phản ứng mà ta cho dung dịch R vào ống nghiệm, trước khi hoặc
sau khi cho dung dịch X. ngoài ra, trong nhiều trường hợp phải cho thêm dung
dịch thuốc thử phụ R’ để tạo môi trường (rất quan trọng là môi trường pH). Cần
ghi nhớ mỗi phản ứng phân tích thường chỉ xảy ra trong môi trường pH nhât
định.
Tóm lại, nói chung ta cần cho các dung dịch R, R’, X theo thứ tự nhất định
bởi các phản ứng đặc trưng.
Những dung dịch cho trước tiên (ví dụ X, R’) vào ống nghiệm thì cần tránh
để rớt lại trên thành bình, vì vậy khi nhỏ dung dịch cần giữ ống nghiệm ở tư thế
thẳng đứng. khi đã đoán chắc rằng môi trường là phù hợp mới tiến hành cho
dung dịch sau cùng. Cách thử môi trường theo giấy pH vạn nang là như sau:
Cắt giấy lọc thành từng mẫu nhỏ theo chiều ngang của băng giấy lọc, kích
thước khoảng 3x5 mm rồi trải trên tấm kính thủy tinh trên bản sứ trắng. lấy đũa
thủy tinh bằng đầu, sạch, nhúng vào dung dịch cần thử rồi chấm vào mẫu giấy
lọc với thang màu chuẩn của giấy pH.

15
Dung dịch nào cho sau cùng thì cần cho từ từ để nó chảy nghiên trên thành
bình, vì vậy kho nhỏ dung dịch cần giữ ống nghiệm ở tư thế nghiêng với góc
30-45o. trong điều kiện đó ra có thể quan sát hiện tượng xảy ra khi hai dung dịch
tiếp xúc với nhau.
1.12 Cách quan sát trong ống nghiệm
Phải có đủ ánh sách, tốt nhất là ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đèn neon
trên nền một bảng giấy trắng hoặc bản sứ trắng.
Rất quan trọng là thời điểm đầu tiên khi dung dịch tiếp xúc với nhau. Khi đó
phản ứng thường xảy ra mãnh liệt nhất, những biến đổi đặc trưng thường dễ
dàng nhận thấy nhất.
- Nếu phản ứng chỉ tạo ra một chất màu tan thì ta sẽ thấy vết màu lan rộng
khắp dung dịch, từ trên xuống dưới.
- Nếu phản ứng tạo ra kết tủa trắng hoặc có màu thì nhanh chóng phân loại
để kết luận được đó là kết tủa vô định hình hay kết tủa tinh thể. Đặc biệt
nếu là kết tủa tinh thể thì cố gắng phỏng đoán dạng của nó (ví dụ dạng tinh
thể nhỏ, tinh thể lớn, hình kim, chìm ngay xuống đáy hay lơ lửng, …).
o Biểu hiện chung của kết tủa vô định hình:
Thường xuất hiện ngay lập tức trên đường ranh giới tiếp xúc giữa hai
dung dịch, nhưng lắng xuống đáy rất chậm. những kết tủa vô định hình
thường rất dễ dàng tạo thành dung dịch keo. Khi đun nóng, kết tủa vón
cục và đông tụ lại. các kết tủa vô định hình thường đòi hỏi thời gian ly
tâm lâu hơn kết tủa tinh thể.
Tóm lại, kết tủa vô định hình có các dạng sau đây:
• Dạng bột: BaCO3. Dạng bột thể hiện là những huyền phù nhỏ, lắng
chậm và dễ chui qua giấy lọc. Nếu quan sát dưới kính lúp hay kính
hiển vi ta sẽ thấy những kết tủa gồm những hạt tròn.
• Dạng vón cục: AgCl. Dạng này thường lơ lửng trong dung dịch.

16
• Dạng keo: Fe(OH)3 và nhiều hydroxide khác. Dạng keo thường
choáng khắp toàn bộ thể tích dung dịch, ta thường thấy tựa như dung
dịch đang bị đông lại.
o Biểu hiện của kết tủa tinh thể
Thông thường không xuất hiện ngay mà phải trải qua vài giây hoặc có khi
vài phút sau đó. Có khi phải dùng đũa khuấy cọ vào thành bình thì tinh thể
mởi xuất hiện.
Các kết tủa tinh thể thường lắng nhanh xuống đáy ống nghiệm. ta quan sát
thấy phần dung dịch trên kết tủa vẫn trong suốt. việc quan sát dạng kết tủa
tốt nhất là qua kính lúp hoặc kính hiển vi.
Nếu có điều kiện quan sát kết tủa trên kính hiển vi thì trong nhiều trường
hợp, các tinh thể thường có dạng rất đặc trưng khiến ta có thể nhận ra đó là
tính thể của ion nào không chút lầm lẫn. tuy nhiên, đây thuộc lĩnh vực phép
phân tích vi lượng còn gọi là phương pháp vi lượng tinh thể, nên các sinh
viên chỉ có điều kiện kiến tập.
Một điểm đáng chú ý là các hạt tinh thể sẽ to lên khi ta đặt trong ống
nghiệm trong bếp cách thủy một thời gian, kết quả có khi ta thu được dạng
ánh kim rất đặc trưng. Ví dụ: kết tủa tinh thể PbI2 có màu vàng óng ánh.
Nói chung, các kết tủa tinh thể nhanh chóng lắng xuống khi ly tâm. Dung
dịch nước cái phía trên kết tủa khi đó trong suốt.
Vấn đề nhận đúng dạng kết tủa là một trong những yếu tố quyết định sự
thành công của phép phân tích, bởi vì hầu hết các phản ứng đặc trưng đều là
phản ứng kết tủa.
Sau đây là vài dạng tinh thể quan sát thấy trong kính hiển vi (khi đó phép
phân tích được thực hiện trên tấm kính thủy tinh: nhỏ một giọi dung dịch R
bên cạnh một giọt dung dịch X, dùng đũa thủy tinh vuốt nhọn nối hai dung
dịch với nhau, đưa lên kính hiển vi quan sát).

Hình 2. Một số dạng tinh thể soi trong kính hiển vi

17
1.13 Cách ly tâm để tách kết tủa ra khỏi dung dịch
Trong phép phân tích bán vi lượng, kết tủa thường được tách khỏi dung dịch
bằng máy ly tâm quay tay hay máy ly tâm điện.
Khi sử dụng máy ly tâm, cần tuân theo những quy tắc sau đây:
a. Các ống nghiệm đặt trên máy ly tâm phải cùng loại kích thước và hình
dạng thích hợp.
b. Dung dịch chứa trong ống nghiệm không vượt ngoài phần hình nón của
ống nghiệm
c. Các ống nghiệm cần ly tâm đặt đối nhau phải có cùng khối lượng (quy
tắc đối trọng).
d. Cho máy ly tâm chạy liên tục (tránh giật cục khi dùng máy ly tâm quay
tay), không cưỡng bức máy ly tâm để dùng lại, thời gian quay ly tâm cho
kết tủa tinh thể thường ngắn hơn kết tủa vô định hình. Theo hướng dẫn
cụ thể của giáo viên hướng dẫn.

Thời gian ly tâm


Loại kết tủa
1000 vòng/phút 2000 vòng/phút
Tinh thể 0.5 ÷ 1.5 phút
Vô định hình 2 ÷ 3 phút

e. Khi ly tâm điện thì phải đậy nắp. lập tức ngắt điện khi thấy tiếng máy
kêu to bất thường.
f. Nếu gặp trường hợp kết tủa vô định hình không tách ra hoặc nổi lên mặt
thoáng dung dịch (do kết tủa không thấm ướt) thì nên cho quay tiếp. Nếu
vẫn không được thì chuyển qua phễu lọc thông thường.

18
1.14 Cách thử xem kết tủa đã hoàn toàn chưa sau khi ly tâm
Khi cần phải tìm ion còn lại trong dung dịch ly tâm thì nhất thiết phải kiểm tra
xem ta đã kết tủa hết những ion cần phải tách ra hay chưa. Có những cách sau
để kiểm tra một chất đã kết tủa hoàn toàn hay chưa. Trước hết, cần giữ cho dung
dịch ly tâm trong suốt.
- Thêm một giọt dung dịch cuối cùng (thường là dung dịch R), nghiêng
ống nghiệm và quan sát sự xuất hiện bổ sung của kết tủa. nếu không thấy
xuất hiện ở phần ranh giới tiếp xúc giữa hai dung dịch thì chứng tỏ kết
tủa đã hoàn toàn, và ngược lại, nếu thấy kết tủa thêm thì phải cho tiếp
một vài giọt dung dịch nữa. tiến hành ly tâm lần nữa.
- Trong một số trường hợp, có thể thử pH của dung dịch ly tâm (dùng đũa
thủy tinh như đã nói ở phần IIb) và do đó biết chắc đã kết tủa hết.
Ví dụ nếu pH > 7 thì chứng tỏ đã kết tủa hoàn toàn Fe(OH)3, không
cần cho thêm NaOH.
1.15 Cách tách dung dịch ta khỏi kết tủa sau ly tâm
Sau khi biết chắc chắn đã tách hết các ion cản trở dạng kết tủa thì mới tiến
hành lấy dung dịch ly tâm ra để nghiên cứu tìm những ion có mặt trong dung
dịch này.
Dùng những biện pháp sau:
- Nếu kết tủa lắng chặt vào phần đáy ống nghiệm thì gạn phần nước phía
trên qua ống nghiệm khác mà không sợ kết tủa lẫn sang.
- Nếu kết tủa không lắng chặt thì dùng ống mao quản có hay không có
ống bóp cao su để lấy dung dịch ra. Cách nghiên ống nghiệm lấy 3 dung
dịch ly tâm

19
Hình 2. Thao tác tách tủa dùng ống mao quản: a. thao tác đúng; b. thao tác sai

Khi cần phải tìm ion có trong kết tủa phải rửa tủa cẩn thận. những sinh viên
coi thường khâu này chắc chắn sẽ cho kết quả không đúng. Lý do rất đơn giản:
tất cả các kết tủa đều hấp phụ ở các mức khác nhau các ion không phải là các
ion cấu thành kết tủa. Sự có mặt của các ion ngoại lai làm cho nhiều phản ứng
tìm ion trở nên kém đặc trưng khiến ta kết luận kém phần tin tưởng dẫn đến tình
trạng là ta võ đoán chứ không phải là khẳng định về sự có mặt của một ion nào
đó.
Cách rửa một kết tủa dùng trong phân tích định tính như sau:
a. Chọn nước rửa thích hợp: nói chung dùng nước cất để rửa. Tuy nhiên,
để hạn chế sự tan tủa có thể dùng nước rửa có pha thêm thuốc thử đã
dùng để kết tủa ion đó. Ví dụ, cho thêm vài giọt HCl loãng vào nước rửa
tủa để rửa kết tủa AgCl, PbCl2, Hg2Cl2. Nếu kết tủa thuộc loại keo, ta
cần cho thêm một chất điện ly thích hợp để ngăn ngừa hiện tượng peptid
hóa. Ví dụ cho thêm vài giọt NH4NO3 vào nước rửa tủa vô định hình
Fe(OH)3.
b. Cho nước rửa ngập tới phần hình nón của ống nghiệm, dùng đũa thủy
tinh khuấy đều hoặc lắc nhẹ ống nghiệm cho kết tủa bong ra khỏi đáy
ống nghiệm. nếu muốn tăng hiệu lực của phép rửa thì đặt ống nghiệm
lên bình đun cách thủy khoảng 1-2 phút, sau đó đem ly tâm. Thông

20
thường rửa một hai lần là đủ. Trước khi rửa lần sau phải gạn bỏ phần
nước rửa cũ cho hết.
c. Ta chỉ cần rửa kết tủa ngay khi cần xử lý tiếp kết tủa này để tìm các ion
có trong đó. Cho nên, đối với loại kết tủa này phải tiến hành rửa ngay
sau khi kết tủa, sau đó tiến hành hòa tan ngay kết tủa này. Điều này đặc
biệt cần thiết khi kết tủa này thuộc loại vô định hình, ví dụ kết tủa
Fe(OH)3, MnO(OH)2.
1.16 Hòa tan kết tủa
a. Chọn đúng thuốc thử để hòa tan kết tủa
- Chất tạo phức: NH3 hòa tan AgCl
- Acid mạnh: Hòa tan các oxide và hydroxide. Ví dụ Fe(OH)3,
Al(OH)3, các muối của acid yếu BaF2, CaF2.
- Base mạnh: Hòa tan các oxide lưỡng tính: Zn(OH)2, Al(OH)3
b. Cho từng giọt thuốc thử kết hợp lắc mạnh ống nghiệm. Kiên nhẫn chờ
cho kết tủa tan hết. Tránh cho quá nhiều và quá dư thuốc thử làm loãng
dung dịch chứa ion cần tìm, tức là có thể làm cho nồng độ ion nhỏ hơn
nồng độ cực tiểu phát hiện Cmin của phản ứng đặc trưng.
c. Khi vừa thu được kết tủa thì nên tiến hành hòa tan ngay.
1.17 Cách cô dung dịch
Mục đích của cô dung dịch là để nâng cao nồng độ của ion cần xác định, giúp
cho việc phân tích được tin cậy hơn. Khi cô cần chuyển dung dịch sang bình có
mặt thoáng rộng, ví dụ bát sứ, cốc thủy tinh.
Trong thực hành phân tích định tính, việc cô đặc dung dịch cần được tiến hành
trong ống nghiệm dài để hạn chế dung dịch trào ra ngoài khi sôi mạnh. Có thể
cô bằng biện pháp sau:
a. Đặt bình cô vào bình cách thủy. Cách này an toàn nhất nhưng mất thời
gian nhất.

21
b. Đặt bình cô trên tấm lưới amiang rồi đun bằng ngọn lửa đèn cồn (hoặc
đèn khí, bếp điện). khi đó phải theo dõi thường xuyên, nhất là lúc dung
dịch gần cạn khô
1.18 Cách đun nóng dung dịch trong ống nghiệm
Mục đích của việc đun nóng dung dịch là để thực hiện một số phản ứng hóa
học cần có nhiệt độ, hoặc để thu được một dạng kết tủa có tính chất mong muốn.

Hình 3. Đun nóng ống nghiệm trên đèn cồn (đèn khí)

Có thể đun nóng bằng biện pháp sau:


a. Đặt ống nghiệm hình trụ hay hình nón vào bình cách thủy. Cách này an
toàn nhất, đặc biệt khi dung dịch có kết tủa.
b. Đun trực tiếp trên đèn cồn hay đèn khí: chỉ dùng ống nghiệm hình trụ,
không dùng hình nón. Mới đầu nghiêng ống nghiệm di chuyển toàn
chiều dài ống nghiệm trên ngọn lửa cho thủy tinh dãn nở đều, không bị
vỡ. sau đó, hướng ngọn lửa vào phần chứa dung dịch, phần trên nước,
phần dưới sau để tránh văng bắn dung dịch. Tuyệt đối không đun nóng
ở ngay dưới đáy ống nghiệm. Khi đun cần luận chuyển vị trí đốt nóng,
nhưng phải giữ sao cho phần trên nóng hơn phần dưới. Cần lắc ống

22
nghiệm liên tục để tránh hiện tượng quá nhiệt cục bộ trong lòng dung
dịch có thể làm bắn dung dịch ra ngoài vừa làm tăng diện tích bề mặt
thúc đẩy quá trình bay hơi nhanh hơn.
Cần tránh hướng miệng ống nghiệm về phía người bên cạnh.
1.19 Thao tác khi thực hiện phản ứng nhỏ giọt trên giấy lọc
Giấy lọc gồm nhiều sợi giấy đóng vai trò như những mao quản đặc biệt nên
giấy lọc có bề mặt tiếp xúc rất lớn và có tính chất hấp phụ cao.
Phản ứng định tính thực hiện trên giấy lọc gọi là phản ứng nhỏ giọt. các ion
bị thấm vào giấy lọc với tốc độ khác nhau và bị giữ lại ở mức độ khác nhau khi
đi qua chiều dài sợi giấy lọc. vì vậy, khi thực hiện một phản ứng kết tủa trên
giấy lọc, ta sẽ thu được những vòng màu đặc trưng xung quanh điểm tiếp xúc
của giọt dung dịch.
Để thực hiện phản ứng nhỏ giọt, ta dùng mao quản để đưa dung dịch nghiên
cứu lên giấy lọc.
Ví dụ để tìm ion Al3+ trong dung dịch làm như sau:
- Nhỏ một giọt K4[Fe(CN)6] lên giấy lọc cho tạo một vết loang.
- Dùng mao quản lấy một lượng dung dịch nghiên cứu rồi đặt vào tâm của
vết loang (hình bên dưới).
- Nhỏ một giọt dung dịch Alizarin 0.5% rồi úp lên lọ NH3 đặc → xuất hiện
màu tím.
- Hơ khô trên bếp điện.
- Đặt úp giấy lọc lên miệng bình CH3COOH 1M, xuất hiện vòng màu hồng,
bên trong là xanh. Chứng tỏ có Al3+.

23
Hình 4. Tìm Al3+bằng phản ứng nhỏ giọt

1.20 Thao tác khi thử màu ngọn lửa


Một số ion phát ra màu đặc trưng trong ngọn lửa. vì vậy có thể căn cứ vào màu
sắc của ngọn lửa để nhận biết các ion này. Ngọn lửa đèn khí (đèn Bunsen) có sự
phân bố nhiệt không đều.
Các thử như sau:
- Nhúng phần giây platin uống cong ở đầu vào dung dịch acid HCl 6M rồi
đặt vào vị trí nóng nhất của ngọn lửa. làm vài lần tới khi chỉ thấy sợi
platin nóng sáng nhưng ngọn lửa vẫn không màu.
- Nhúng đầu platin vào dung dịch ion cần tìm (thường ở dạng muốn
cloride tan), acid hóa bằng HCl 6M. Rồi đặt vào cùng nhiệt độ thấp tới
khi giọt dung dịch bốc hơi hóa rắn. Làm như vậy lần thứ hai. Sau cùng,
dịch đầu platin lên vùng nhiệt độ cao và quan sát màu ngọn lửa.
Phương pháp thử ngọn lửa này dùng để tìm ion nhóm kim loại kiềm và kiềm thổ.
Đỏ: Sr2+ (460 nm)
Da cam: Ca2+ (427 nm)
Vàng: Na+ (590 nm)
Vàng lục: Ba2+ (553 nm)
Tím: K+ (404 nm)

24
Màu ngọn lửa của từng ion sẽ rất đặc trưng sau khi tách chúng riêng rẽ nhờ
các phản ứng hóa học.
CÂU HỎI CHƯƠNG 3
1. Hãy nêu trình tự khái quát khi rửa sạch một bình phản ứng?
2. Tại sao dung dịch rửa KMnO4 + NaOH lại có màu xanh lục? Hãy viết
phản ứng tạo ra màu xanh này. Dung dịch này có tính oxi hóa mạnh hay
có tính khử mạnh?
3. Một ống nghiệm có kết tủa Cu(OH)2 và Al(OH)3. Nên dùng dung dịch
rửa nào tiện lợi hơn?
4. Giải thích tại sao khi có bọt nước treo lơ lửng trên thành bình thì lại kết
luận bình chưa được rửa sạch?
5. Tại sao cần nghiên ống nghiệm khi nhỏ giọt dung dịch cuối cùng vào
ống nghiệm để quan sát một phản ứng đặc trưng.
6. Hãy nêu những biểu hiện chung của một kết tủa vô định hình và kết tủa
tinh thể.
7. Quy tắc đối trọng là gì? Tại sao khi quay ly tâm phải tuân thủ theo
nguyên tắc này?
8. Phát biểu quy tắc tích số tan. Khi nào một ion đi vào kết tủa? Khi nào
thì việc cho thêm thuốc thử không thấy rõ rệt sự kết tủa bổ sung?
9. Cách thao tác sử dụng mao quản và ống hút để lấy dung dịch ra khỏi kết
tủa trong ống nghiệm?
10. Khi nào cần rửa kết tủa?
11. Tại sao cần cho thêm chất điện ly khi rửa một kết tủa dạng keo?
12. Tại sao khi rửa lần sau phải loại bỏ hết phần nước rửa cũ?
13. Hãy nêu các quy tắc cần khi hòa tan một kết tủa.
14. Tại sao cần nghiêng ống nghiệm khi đun nóng dung dịch?
15. Hãy nêu cách tiến hành tìm ion Al3+ bằng phản ứng nhỏ giọt trên giấy lọc.
16. Tại sao lại hay chuyển ion kim loại sang dạng muối Cl khi thử màu ngọn
lửa?
25
4 CHƯƠNG 4. PHA CHẾ CÁC DUNG DỊCH VÀ THUỐC THỬ CHO
PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH
Phần này để phòng thí nghiệm pha chế thống nhất nhưng cũng rất có ích
cho sinh viên khi bàn luận kết quả và kết luận.
1.21 CÁC DUNG DỊCH ĐỂ NGHIÊN CỨU CATION VÀ ANION:
Mỗi dung dịch chứa khoảng 50 mg ion/mL. Từ dung dịch này phòng thí
nghiệm pha loãng 10 lần để được dung dịch chứa khoảng 5 mg ion/mL. Các
dung dịch đã pha loãng này được đặt ở phòng thí nghiệm, dùng để học viên tự
nghiên cứu phản ứng đặc trưng của ion. Mỗi thí nghiệm, lấy từ 1 đến 3 giọt dung
dịch này.
Phòng thí nghiệm cũng để nguyên dung dịch ≈ 50 mg ion/mL đặt ở hộp
dung dịch cation và anion 50mg/m L để các học viên tự pha hỗn hợp ion để tự
kiểm tra. Khi đó các học viên phải tự pha loãng bằng nước cất sac ho dung dịch
tự pha chứa khoảng 5 mg/mL cho mỗi ion. Ví dụ cần pha hỗn hợp chứa Ag+,
Al3+, Ca2+ làm như sau:
2 giọt 𝐴𝑔) 50 mg/mL
2 giọt 𝐴𝑙 *) 50 mg/mL
2 giọt 𝐶𝑎+) 50 mg/mL
∑ = 6 giọt + 14 giọt nước cất = 20 giọt dung dịch tự pha (khoảng 1 mL)
Các dung dịch tự kiểm tra, phòng thí nghiệm cũng pha từ dung dịch khoảng
50 mg ion/m L rồi pha loãng tương ứng sao cho dung dịch cuối chứa khoảng 5
mg/mL cho mỗi ion.
Các dung dịch chứa anion được pha từ muối sodium.
Tất cả các dung dịch đều pha loãng bằng nước cất. Khi cần thiết thì cho thêm
acid theo chỉ dẫn kế bên.
26
1.21.1 Dung dịch chứa khoảng 50 mg cation/mL.
NHÓM I.
1. Hg2+: Hg2(NO3)2.2H2O 70g/L. Thêm 2 giọt HNO3 đặc.
2. Ag+: AgNO3 20g/L. Thêm 2 giọt HNO3 đặc, đựng trong lọ thủy tinh màu.
3. Pb2+: Pb(NO3)2 80g/L. Thêm 2 giọt HNO3 đặc.
NHÓM IIA.
4. HgII: Hg(NO3)2.1/2H2O 85g/L, thêm 2 giọt HNO3 đặc.
5. FeIII: Fe(NO3)3.H2O 32g/L pha trong HNO3 0.1M
FeCl3.6H2O 240g/L pha trong HCl 0.1M
II
6. Fe : FeSO4.7H2O 248g/L pha trong H2SO4 0.1M
7. BiIII: Bi(NO3)3.5H2O 115g/L, thêm 2 giọt HNO3 đặc
NHÓM IIIB
8. AlIII: Al(NO3)3.9H2O 695g/L, pha trong HNO3 0.1M
9. CrIII: Cr(NO3)3.9H2O 385g/L, pha trong HNO3 0.1M
CrCl3.6H2O 255g/L, pha trong HNO3 0.1M
10. SnIV: SnCl4.5H2O 145g/L, pha trong HCl đặc, thêm nước cất thành 1 lít
11. SbIII: SbCl3 95g/L, pha trong HCl (1:1)
NHÓM III.
12. BaII: Ba(NO3)2, 95g/L
BaCl2 90g/L
II
13. Sr : Sr(NO3)2.4H2O 160g/L
14. CaII: Ca(NO3)2.4H2O 295g/L
CaCl2.6H2O 261g/L
15. MgII: Mg(NO3)2.6H2O 530g/L
NHÓM IVA.

27
16. MnII: Mn(NO3)2.6H2O 260g/L
MnCl2.4H2O 180g/L
MnSO4.7H2O 252g/L
II
17. Cu : Cu(NO3)2.3H2O 190g/L pha trong HNO3 0.1M
18. CoII: Co(NO3)2.6H2O 246g/L pha trong HNO3 0.1M
19. NiII: Ni(NO3)2.6H2O 248g/L pha trong HNO3 0.1M
20. CdII: Cd(NO3)2.4H2O 137g/L pha trong HNO3 0.1M
NHÓM IVB.
21. ZnII: Zn(NO3)2.6H2O 230g/L
Chú ý: đối với các cation có gạch dưới thì dung dịch có màu. Các sinh viện cần quan
sát để ghi nhận màu của chúng.

1.21.2 Dung dịch chứa khoảng 50 mg anion/mL.


NHÓM I.
1. 𝑆𝑂% +, : Na2SO4.10H2O 167.5 g/L
2. 𝑃𝑂% *, : Na2HPO4 49 g/L
NHÓM II.
3. 𝐶𝑙 , : NaCl 86.6 g/L
4. 𝑆 +, : Na2S.H2O 376 g/L
NHÓM III.
5. 𝑁𝑂* , : NaNO3 68.5 g/L
1.22 CÁC DUNG DỊCH ACID
1. HNO3 (15M): đậm đặc, d=1.41
(6M) : 380 mL HNO3 đậm đặc + H2O → 1 lít
(1M): 63 mL HNO3 đậm đặc + H2O → 1 lít

28
2. HCl (12M): đậm đặc, d = 1.19
(6M): 500 mL HCl đậm đặc + H2O → 1 lít
(2M): 162 mL HCl đậm đặc + H2O → 1 lít
(1M): 81 mL HCl đậm đặc + H2O → 1 lít
3. H2SO4 (18M): đậm đặc, d = 1.84
H2SO4 (3M): 170 mL H2SO4 đậm đặc rót từ từ vào 830 mL nước cất
4. CH3COOH (17M): đậm đặc (băng), d = 1.059
(6M): 350 mL acid “băng” + H2O → 1 lít
(1M): 118 mL acid “băng” + H2O → 1 lít
1.23 CÁC DUNG DỊCH BASE
1. NaOH (6M) : 240 g NaOH + H2O → 1 lít
2. NH3 (15M): đậm đặc (25%)
(6M) : 450 mL NH3 đậm đặc + H2O → 1 lít
3. “Nước vôi trong”: 1.7g Ca(OH)2 + H2O → 1 lít hoặc Ca(OH)2
(≈0.025M): 1.3g CaO + H2O → 1 lít.
1.24 CÁC THUỐC THỬ TÌM CATION VÀ ANION (XẾP THEO
NHÓM).
(không kể các dung dịch acid và baz ở mục II và III).
CATION NHÓM I
1. KI (0.1M) : 17g/L (để tìm Pb2+).
CATION NHÓM IIA
2. NH4Cl (4M): 214 g/L (để rửa tủa T(II)).
3. K4Fe(CN)6.3H2O (0.1M): 42.2 g/L (để tìm FeIII).
4. H2O2 (3%): 10 mL H2O2 30% +nước → 100 mL.

29
CATION NHÓM IIB
5. H2O2 (1: 4): 1 thể tích H2O2 30% + 4 thể tích nước cất (để tìm CrIII).
6. Ethyl acetate: dung môi hữu cơ chiết H3CrO8..
7. Alizarin S (0.5%): 0.5 g/100 mL H2O (để tìm AlIII).
8. Đinh sắt.
9. H2C2O4 bão hòa: > 14.3g pha trong 100 mL H2O ở 30℃.
10. Na2S (0.1 M): 7.8 g/L
Na2S.9H2O (0.1 M): 24 g/L
11. NH4NO3 (M): 80 g/L (nước rửa)
CATION NHÓM III
1. NH4F (10 M): 37 g/100 mL. Pha trong chai nhựa.
2. H3BO3 bão hòa: > 6.7g pha trong 100 m L H2O ở 30℃.
3. NH4Cl rắn.
4. (NH4)2CO3 (6 M): 576 g/L.
(NH4)2CO3.H2O (6 M): 684 g/L.
5. Hỗn hợp [(NH4)2CO3 (6 M): NH3 (6 M)]: trộn các thể tích bằng nhau của
dung dịch (NH4)2CO3 (6M) và NH3 (6 M).
6. K2CrO4 (0.1 M): 19.4 g/L (để tìm BaII , SrII).
7. Cồn 96° .
8. (NH4)2C2O4 bão hòa: > 6.09g pha trong 100 mL H2O ở 30℃.
9. Na2HPO4.12H2O (1M): 35.8 g/ 100 mL (tìm MgII).
CATION NHÓM IV
1. H2O2 (1: 4): 1 thể tích H2O2 30% + 4 thể tích nước cất.
2. KIO4 rắn (dùng để tìm MnII).
3. Na2SO3 rắn.
4. NH4SCN (4 M): 304 g/L (dùng để tìm CuII).
5. Ethyl acetat: dung môi hữu cơ để chiết H2Co(SCN)4.

30
6. Dimethylglyoxin (1% trong ethanol): dùng để tìm NiII.
7. KCN (0.1 M): 6.5 g/100 mL (che ion cản trở).
8. Na2S (0.1 M): 7.8 g/L (tìm CdII và ZnII).
ANION NHÓM I
1. Na2CO3 (10%): 100g Na2CO3 + 900 mL H2O (dùng điều chế “dung dịch
anion”).
2. BaCl2 (1M): 244g BaCl2.2H2O/L
3. Ba(NO3)2 (1M) 261 g/L
4. “Hỗn hợp Mg”: 100g MgCl2.6H2O + 100g NH4Cl + 500mL H2O. Hòa tan.
Thêm 50mL NH3 đặc.
5. Dung dịch molybdate: 75g ammonium molybdate hòa tan trong 500mL
nước cất.
6. NH4Cl bão hòa: 420 g/L ở 30oC.
ANION NHÓM II
7. (NH4)2CO3 (12%): 120g (NH4)2CO3 + 880 mL H2O.
8. AgNO3 (0.1M): 17 g/L. Có thể thay bằng dung dịch chứa 50mg Ag+ /mL
tương đương dung dịch AgNO3 (~0.12M).
ANION NHÓM III
9. Rượu amylic.
Ghi chú: các thuốc thử gạch dưới thì có màu. Học viên cần quan sát ghi nhận màu của
chúng.
V. CÁC THUỐC THỬ RẮN
1. NH4Cl (để tách cation nhóm II, nhóm III).
2. Đinh sắt (để tìm Sn4+ - nhóm II).
3. NaBiO3.
4. PbO2.

31
5. FeSO4.7H2O.
6. Lá đồng vụn (để tìm NO,
* - anion nhóm II).

VI. DUNG MÔI HỮU CƠ.


1. Ethyl acetate (để tìm Cr3+ - nhóm II).
2. Rượu amylic (tìm CH3COO- - anion nhóm III).
VI. THUỐC THỬ HỮU CƠ.
1. Alizarin S (để tìm Al3+ - nhóm II).
2. Dimethylglyoxim (để tìm Ni2+ - nhóm IV).
Ghi chú: Các dung dịch pha chế và thuốc thử được sắp xếp trong 3 hộp thuốc thử sắp xếp
theo một thứ tự cố định.
1. Hộp thuốc thử cá nhân: đặt ở mỗi bàn thí nghiệm.
2. Hộp dung dịch cation và anion 50mg/mL. Dùng chung cả phòng.
3. Hộp thuốc thử đặc biệt: dùng chung cả phòng.
Các sinh viên không được tự ý xáo trộn thứ tự trong hộp.

32
5 CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH CATION.

CÁC SƠ ĐỒ VÀ QUY TRÌNH


BÀI THỰC TẬP HÓA PHÂN TÍCH 1
Phần 1: CÂN BẰNG ION -ĐỊNH TÍNH
(20 tiết)
1. Định tính các ion 𝑪𝒍# , 𝑺𝑶𝟐# 𝟑# #
𝟒 , 𝑷𝑶𝟒 , 𝑵𝑶𝟑 , 𝑯𝟐 𝑩𝑶𝟑
#

1.1 Tìm 𝑪𝒍#


a. Lấy 3-4 giọt dung dịch anion, cho từng giọt AgNO3 (0.1M) (khoảng 3-4 giọt),
nếu thấy xuất hiện kết tủa (𝑝𝑇'()* = 9.75): có thể có ion 𝐶𝑙 # . Ly tâm lấy kết
tủa. Rửa kết tủa bằng nước vài lần thêm vào 3 giọt (NH4)2CO3. Lắc kỹ 1 phút,
đun nóng nhẹ để kết tủa hòa tan một phần (𝑝𝐾'((,-! )#" = 7.24, 𝑝𝑇'(" )/! =
11.09). Ly tâm kỹ. Chuyển dung dịch trong suốt bên trên qua một ống nghiệm
khác, đun đuổi bớt nước, thêm vài giọt HNO3 (6M). Nếu thấy kết tủa trắng
lại xuất hiện chứng tỏ dung dịch có chứa ion 𝐶𝑙 # .
1.2 Tìm 𝑺𝑶𝟐# 𝟒
a. Lấy 2-3 giọt dung dịch anion + 4-5 giọt HNO3 (6M) + 3-4 giọt BaCl2 (0.25M).
Ly tâm lấy kết tủa, rửa bằng nuớc vài lần, tách bỏ phần lỏng. Thêm vào kết
tủa vài giọt HCl (6M), nếu kết tủa không tan chứng tỏ đó là kết tủa BaSO4,
(𝑝𝑇012/$ = 9.97)
b. Lấy 5 giọt dung dịch anion, + 5 giọt HNO3 (6M) + từng giọt KMnO4 cho đến
khi có màu tím thật đậm (nếu thấy có kết tủa nâu đó là do sự khử KMnO4 bởi
các ion khử trong dung dịch). Trong trường hợp có kết tủa xuất hiện thì ly
tâm bỏ kết tủa, nếu cần thiết thì thêm vào phần dung dịch trong vài giọt
KMnO4 để được màu tím đậm. Thêm tiếp vài giọt Ba(NO3)2. Lắc cho dung
dịch trộn đều. Đợi 1 phút. Thêm từng giọt H2O2 và lắc đều cho đến khi dung
dịch mất màu tím của KMnO4. Ly tâm ta được kết tủa màu hồng, chứng tỏ có
𝑆𝑂3!# .
1.3 Tìm 𝑷𝑶𝟑# 𝟒
a. Lấy 2-3 giọt dung dịch anion + 5-6 giọt “hỗn hợp Mg”, dùng NH3 chỉnh pH
dung dịch về 8.0. Đun nóng nhẹ 1-2 phút. Để nguội sẽ xuất hiện tinh thể
trắng mịn MgNH4PO4 (𝑝𝑇,-$ 4(5/$ = 12.6), chứng tỏ có 𝑃𝑂36# .
b. Lấy 2-3 giọt dung dịch anion + 5-6 giọt HNO3 (6M). Đun sôi 2-3 phút để
chuyển các dạng phosphorus về dạng 𝑃𝑂36# . Thêm 10 giọt ammonium

33
molybdate và 4 giọt HNO3 đđặc. Đun sôi 1-2 phút. Để nguội xuất hiện kết tủa
màu vàng mịn (NH4)3H4[P(Mo2O7)6], chứng tỏ có 𝑃𝑂36# . Kết tủa này chuyển
sang màu xanh khi thêm chất khử như SnCl2, FeSO4 hay acid ascorbic.
1.4 Tìm 𝑵𝑶# 𝟑
a. Lấy 2-3 giọt dung dịch anion + 3 giọt H2SO4 đậm đặc + vài lá đồng nhỏ
hoặc bột đồng. Đun thật nhẹ (gần sôi). Nếu thấy phần khí quyển bên trong
ống chuyển từ không màu (không khí) sang màu nâu chứng tỏ có 𝑵𝑶# 𝟑.
b. Lấy 2-3 giọt dung dịch anion + 5 giọt H2SO4 đậm đặc. Lắc đều. Làm nguội
thật kỹ dưới vòi nước máy đang chảy, thêm tiếp vào đó 1 mL dung dịch
FeSO4. (Đặt nghiêng ống nghiệm, thêm chậm theo thành ống nghiệm sao
cho phần dung dịch FeSO4 chảy xuống không trộn lẫn với phần dung dịch
chứa mẫu thử có sẵn). Để yên dung dịch vài phút, quan sát thấy xuất hiện
vòng nâu đặc trưng hiện ra ở mặt phân cách 2 lớp dung dịch (không được
khuấy trộn dung dịch).
1.5 Tìm 𝑯𝟐 𝑩𝑶# 𝟑

Tẩm lên giấy lọc vài giọt curcumin, để vài phút cho dung dịch bay hơi hết. Lấy
10 giọt dung dịch anion + 10 giọt HCl 2M. Nhúng một mẫu giấy lọc tẩm thuốc thử
curcumin vào dung dịch thu được. Giấy lọc sẽ có màu đỏ. Tiếp tục thêm lên giấy
lọc 1 giọt NH3 đặc. Giấy sẽ chuyển sang màu đen hơi xanh lục.
Lưu ý là HCl đặc, Fe3+, 𝑀𝑜𝑂3!# , Ti4+, Zr4+ cản trở phản ứng vì cũng tạo màu đỏ
với curcumin. Tuy vậy màu của chúng sẽ không cản trở khi cho tác dụng với kiềm.
2. Định tính các ion 𝑵𝑯" 2+ 3+ 3+ 3+
𝟒 (nhóm 0), Pb (nhóm I), Fe , Al , Cr (nhóm II)

2.1 Thực hành từ các dung dịch chứa từng ion riêng rẽ
2.1.1 Tìm 𝑵𝑯"
𝟒

Lấy 4-5 giọt dung dịch cation +2-3 giọt NaOH (6M) (thao tác thật cẩn thận
sao cho dung dịch NaOH không dính trên thành trong ống nghiệm gần miệng
ống nghiệm), lắc đều. Dung dịch nếu có xuất hiện kết tủa là một dấu hiệu sự
tồn tại của các ion kim loại tạo hydroxide không tan. Chuẩn bị sẵn một miếng
giấy lọc có tẩm phenolphthalein, giấy lọc cần phải ướt. Đun ống nghiệm, đặt
miếng giấy lọc trên miệng ống nghiệm sao cho hơi nước bay ra tiếp xúc trực
tiếp với phần giấy lọc ướt tẩm phenolphthalein, tránh không để giấy lọc chạm

34
vào ống nghiệm. Nếu thấy giấy lọc có đổi sang màu hồng khi tiếp xúc với hơi
nuớc và màu hồng biến mất nhanh khi hơi nuớc bay đi chứng tỏ có 𝑵𝑯" 𝟒.

2.1.2 Tìm Pb2+


Lấy 3 giọt dung dịch cation + 3 giọt HCl 6M. Ngâm lạnh dung dịch trong
chậu nước đá. Nếu thấy có kết tủa màu trắng, có thể có PbCl2 (𝑝𝑇57)*" = 4.79).
Ly tâm lấy kết tủa. Thêm vào 1mL nước. Đun sôi 1-2 phút, một phần hoặc toàn
bộ kết tủa sẽ tan ra. Ly tâm lấy phần dung dịch trong:
- Nếu thêm vào 5 giọt KI 0.1M. Ngâm lạnh. Nếu thấy tinh thể vàng PbI2
(𝑝𝑇578" = 8.98) thì xác nhận có Pb2+.

- Nếu thêm vào 5 giọt K2CrO4 0.5M. Nếu thấy kết tủa vàng PbCrO4
(𝑝𝑇57)9/$ = 13.75) thì xác nhận có Pb2+.

2.1.3 Tìm Fe3+


Lấy 3 giọt dung dịch cation + 4 giọt K4[Fe(CN)6]. Ly tâm, có kết tủa
Fe4[Fe(CN)6]3 (𝑝𝑇:;$[:;(),)%] = 40.52) xanh Pruss.
6

Lấy 3 giọt dung dịch cation + 4 giọt KSCN, nếu thấy dung dịch có màu đỏ
máu (𝑝𝐾:;2),# = 3.03) chứng tỏ có Fe3+.
2.1.4 Tìm Al3+
Lấy 3 giọt dung dịch cation + 2 giọt alizarin đỏ (0.5 %) + NH3 (6M) đến pH
= 9. Ly tâm, có kết tủa sơn nhôm màu hồng.
2.1.5 Tìm Cr3+
Lấy 5 giọt dung dịch cation, thêm từ từ NaOH vừa lắc đều cho đến khi kết
tủa vừa xuất hiện tan hết (tránh thêm quá dư NaOH). Thêm 2 giọt H2O2. Đun
sôi 1 phút. Để nguội, thêm vào 10 giọt etylacetat + 2 giọt H2O2 + HCl (6M)
đến pH = 2 (tránh dùng dư HCl). Lắc chờ phân lớp. Quan sát sẽ thấy tướng
hữu cơ chuyển sang màu xanh (H3CrO8), nhanh chóng biến mất (do chất màu
bị phân hủy). (2H2CrO4 + 7H2O2 = 2H3CrO8 + 6H2O).

35
2.2 Sơ đồ phân tích các ion nhóm 0, I, II từ dung dịch đầu
Dung dịch đầu, tìm Dung dịch đầu ≈ 2 mL, cô cạn còn 0.5 mL, thêm 2 mL HCl 6M. Ngâm lạnh 10 phút trong chậu nước đá. Ly tâm đuợc T(I) và L(II)
NH4+ (Nhóm 0)

T (I): Thêm vào 1mL nước, L (II): Đun nhẹ, lắc đều để cô dung dịch còn khoảng 0.5 mL (tránh dung dịch bắn ra ngoài). Thêm
lắc nhẹ. Ngâm lạnh trong 5 NH4Cl rắn đến bão hòa + NH3 6M đến pH = 9. Đun sôi nhẹ 2 phút. Ly tâm nếu có tủa. Tách lấy riêng
phút, ly tâm bỏ dịch trong, lấy phần tủa T(II), và phần dung dịch (L(II)).
tủa. Thêm vào tủa 1 mL nuớc,
𝑝𝑇&'()*)! = 32; 𝑝𝑇,-()*)! = 30.2; 𝑝𝑇./()*)! = 37.5;
à Tìm Pb2+ (xem phần trước)

T (II): có thể gồm Fe(OH)3↓, Al(OH)3↓, Cr(OH)3↓. Rửa tủa: thêm 1 mL NH4Cl 4 M, lắc mạnh, ly tâm thật kỹ, bỏ
phần dịch trong. Thêm 2 giọt HCl 6 M, đun nhẹ, nếu thấy tủa chưa tan hết thì thêm vài giọt HCl 6M nữa. Tránh dư
HCl. Thêm NaOH 6 M đến pH = 14, đun nhẹ, lắc đều. Ly tâm kỹ. Tách lấy phần tủa (T(IIa) và phần dịch trong L(IIa)

T(IIa): Fe(OH)3↓. Thêm vài giọt HCl 6 M, đun nóng, L (IIa): Al(OH)4-, Cr(OH)4-
nếu tủa chưa tan: thêm vài giọt HCl đến tan. Thêm
không màu tím nhạt
K4[Fe(CN)6] đến dư. Ly tâm. ↓ Fe4[Fe(CN)6]3
Thêm 2 giọt H2O2. Đun sôi 1 phút. Chia làm 2 phần bằng
Xanh Pruss: có Fe3+
nhau L(IIa1) và L(IIa2).

L (IIa1): Thêm HCl 6M đến pH = 2-3 + 1 giọt L (IIa2): Thêm 10 giọt etylacetat + 2 giọt H2O2 + HCl
alizarin đỏ (0.5 %) + NH3 (6 M) đến pH = 9. Ly (6 M) đến pH = 2 (tránh dùng dư HCl). Lắc chờ phân lớp.
tâm. ↓ Sơn nhôm ↓ màu hồng. có Al3+ ↓ H3CrO8. Tướng hữu cơ chuyển sang màu xanh, nhanh
chóng biến mất (do chất màu bị phân hủy). Có Cr3+

36
3. Định tính các ion Ba2+, Ca2+ (III), Mn2+, Cu2+, Ni2+, Co2+, Cd2+ (IVA), Zn2+
(IVB)
3.1 Thực hành từ các dung dịch riêng rẽ
3.1.1 Tìm Ba2+
a. Lấy 3 giọt dung dịch cation + 3 giọt nước + 3 giọt H2SO4 1M. Ly tâm, chắt bỏ
phần dung dịch, lấy kết tủa (𝑝𝑇012/$ = 9.97). Thêm vào kết tủa 3 giọt HNO3
2M. Đun nóng. Kết tủa không tan chứng tỏ có ion Ba2+.
b. Lấy 3 giọt dung dịch cation + 3 giọt nước + 2 giọt CH3COOH 6M + 3 giọt
NH4CH3COO 3M+ 4 giọt K2CrO4 1M. Kết tủa BaCrO4 (𝑝𝑇01)9/$ = 9.93) tinh
thể vàng. Ly tâm, cho vào kết tủa 2 giọt HCl 2M. Kết tủa sẽ tan ra.
3.1.2 Tìm Ca2+
Lấy 3 giọt dung dịch cation + 3 giọt nước +.thêm 4 giọt (NH4)2C2O4 bão hòa,
lắc kỹ, để yên 5 phút. Ly tâm. Quan sát thấy kết tủa tinh thể trắng CaC2O4.2H2O
(𝑝𝑇)1)" /$ = 8.64).

3.1.3 Tìm Mn2+


Lấy 1 giọt dung dịch cation + 6 giọt HNO3 đậm đặc, thêm 2 mL nước. Thêm
KIO4 rắn vào (cỡ hạt đậu) (𝐸-@0 8/% ,- # /8/1 = 1.6𝑉). Đun sôi. Nếu thấy màu
!
@
hồng tím của ion MnO4-, → có Mn2+; (𝐸4A/ 1 #
$ ,- /4A
"# = 1.51𝑉).

3.1.4 Tìm Cu2+


Lấy 3 giọt dung dịch cation + 3 giọt HCl 6M, thêm 0.5 mL nước. Thêm một
ít Na2SO3 rắn. Đun nhẹ (chỉ cần hơ nóng) cho đến khi dung dịch chuyển sang
@
không màu (𝐸)B "# ,)*/)B)*↓ = 0.54𝑉). Thêm 1mL NH4SCN 4M. Lắc, sẽ thấy

kết tủa trắng CuSCN; (𝑝𝑇)B)* = 5.92; 𝑝𝑇)B2), = 14.32). Ly tâm lấy kết tủa,
rửa sạch kết tủa bằng nước vài lần, đổ bỏ hết nước rửa. Thêm vào kết tủa 2 giọt
@
HNO3 15M; (𝐸,/ 1 #
! ,- /,/" ↑
= 0.8𝑉). Đun sôi để hòa tan kết tủa, để nguội.
Thêm vào vài giọt NH3 6M sẽ thấy dung dịch có màu xanh đậm Cu(NH3)42+.

37
3.1.5 Tìm Co2+
Lấy 1 giọt dung dịch cation + 3 giọt nước + 5 giọt NH4SCN 4M. Thêm 1mL
etylacetat. Lắc. Để yên sẽ thấy tướng hữu cơ có màu xanh dương
(H2Co(SCN)4).
3.1.6 Tìm Ni2+
Lấy 2 giọt dung dịch cation (thuờng pha trong acid) + 3 giọt nước. Chỉnh pH
đến 8 bằng dung dịch NH3 + 5 giọt dimetylglyoxim. Ly tâm sẽ thấy kết tủa
hồng (Dioxim)2Ni.
3.1.7 Tìm Cd2+:
Lấy 2 giọt dung dịch cation + 3 giọt Na2S 0.1M. Ly tâm sẽ thấy kết tủa vàng
CdS; (𝑝𝑇)E2 = 26.1).
3.1.8 Tìm Zn2+: Lấy 2 giọt dung dịch cation + 3 giọt Na2S 0.1M. Ly tâm sẽ thấy
kết tủa trắng ZnS; (𝑝𝑇FA2 = 23.8).

38
3.2 Sơ đồ phân tích các ion nhóm III, IV từ dung dịch đầu
Dung dịch đầu (L III, IV) ≈ 2 mL. Thêm NH4Cl rắn đến bão hòa + NH3 6M đến pH = 9. Thêm 5 giọt NH4F 1M. Để yên 5-10 phút. Ly tâm kỹ thu được tủa T(III) có dạng như
thạch trong suốt và dung dịch trong suốt L(IV). Cẩn thận chuyển phần dung dịch sang một ống nghiệm khác
T (III): BaF2↓, CaF2↓ L (IV): Mn(NH3)62+, Cu(NH3)42+, Co(NH3)63+, Ni(NH3)62+, Cd(NH3)42+, Zn(NH3)42+
(𝑝𝑇!"#! = 5.98; 𝑝𝑇$"#! = 10.4) hồng xanh dương đậm đỏ lục không màu không màu
Thêm 3 giọt HCl đđ + 10 giọt H3BO3 Thêm 1 giọt H2O2, lắc đều, đun nhẹ, nếu có Mn thì có tủa MnO(OH)2↓, ly tâm lấy tủa T (IVa1) thử Mn2+.
bão hòa, đun sôi thật kỹ để đuổi BF3 Phần dung dịch chứa các ion khác: thêm 10 giọt NaOH 6M, cẩn thận đun sôi gần cạn (3 phút) để đuổi NH3. Bổ sung 5 giọt NaOH
(tránh đun quá mạnh, văng dung 6M mỗi lần. Đun sôi. Lặp lại 2 lần thí nghiệm sẽ thấy xuất hiện kết tủa CuO màu đen (nếu có Cu2+). Ly tâm thật kỹ. Tách riêng phần
dịch). Thêm 3 giọt AcOH 6M + 5 giọt kết tủa và phần dung dịch lỏng. Rửa tủa 1 lần bằng 1 mL nước. Ly tâm, gộp phần dung dịch này với phần dung dịch lần ly tâm trước.
NH4OAc 3M. Lắc. + 4 giọt K2CrO4 1M. 𝑝𝐾'((*+# )!%
$
= 9; 𝑝𝐾$-(*+#)!% "
= 12.03; 𝑝𝐾$.(*+#)#%
$
= 35.21; 𝑝𝐾*/(*+#)!%
$
= 8.01; 𝑝𝐾$0(*+#)!%
$
= 4.56; 𝑝𝐾1((*+#)!% "
= 8.7
Ly tâm. 𝑝𝑇$"$%&" = 3.15
T(IIIa): L (IIIa): Thêm HAc 6M T (IVa1): MnO(OH)2↓ T (IVa2): CuO↓, Co(OH)3↓, Ni(OH)2↓, Cd(OH)2↓ L (IVa): ZnO22-
BaCrO4↓. đến pH 3-4. Đun nóng Thêm 2 giọt HNO3 15M + 1 giọt H2O2 Thêm 3 giọt HCl đậm đặc, đun nhẹ cho tan. Thêm một ít Thêm HCl 6M đến pH 7-8 +
Tinh thể + 4 giọt (NH4)2C2O4 (𝐸'(& .
%
! ,+ /'(
.
!% = 1.23𝑉;),𝐸& ,+ % /+ & = 0.68𝑉
! ! !
Na2SO3 rắn. Đun nhẹ. Nếu thiếu màu xanh dung dịch chưa 4 giọt Na2S. Ly tâm kỹ. Tách
vàng: có bão hòa. Lắc. Ngâm đun nhẹ cho tan tủa, thêm 1 mL nước để pha biến mất thì thêm Na2SO3, hơ nóng Thêm 1mL NH4SCN 4M. lấy kết tủa đen, rửa tủa 1 lần
bằng nước, ly tâm lấy kết tủa.
Ba2+. lạnh Ly tâm. Tinh thể loãng. Lấy ra 1 giọt dung dịch + 20 giọt nước + Lắc, ly tâm. Tách riêng phần kết tủa T (IVa2) và phần dung Thêm 0.5 mL nuớc và 5 giọt
𝑝𝑇!"$%&" trắng CaC2O4.2H2O↓
5 giọt HNO3 15M + KIO4 rắn. Đun sôi. Dung dịch dịch trong L (IVa2).𝑝𝑇'((&+)" = 50; 𝑝𝑇$-(&+)! = CH3COOH 4M, đun nhẹ đến
= 9.93 :có Ca2+ 19.66 ; 𝑝𝑇$.(&+)# = 44.4; 𝑝𝑇*/(&+)! = 17.2; 𝑝𝑇$0(&+)! = gần sôi, ly tâm kỹ, tách lấy
có màu hồng tím (MnO4-) có Mn2+.
.
14.23; 𝐸4& !& %
" ,+ /+! 4&#
= 0.17𝑉; phần dung dịch trong, bỏ tủa,
T (IVa2): CuSCN↓ trắng. Kiểm tra: Thêm 2 giọt HNO3 15M, đun →tan. L (IVa2): Co2+, Ni2+, Cd2+. Thêm 2 mL ethylacetate. trung hòa bằng NH3 2M đến
Để nguội, thêm NH3 15M. Ddịch xanh dương đậm (Cu(NH3)42+): có Cu2+ Lắc mạnh. Dung dịch chia làm 2 pha. pH~8 → ZnS↓
Tủa trắng
E(IVa3): H2Co(SCN)4 L(IVa3): Ni , Cd .
2+ 2+
Có Zn2+
Tướng hữu cơ có màu xanh Trung hòa bằng NH3 6M đến pH~8+ 1
dương: có Co2+. mL dimetylglyoxim, lắc đều. Ly tâm kỹ.
T (IVa4): (Dioxim)2Ni↓ Tinh L(IVa4): thêm 10 giọt KCN 0.1M + 3 giọt
thể hồng: có Ni2+. Na2S 0.1M. Ly tâm. Tủa vàng: có Cd2+

39
4. Sơ đồ phân chia các nhóm cation
Dung dịch đầu, tìm NH4+ (Nhóm
Dung dịch đầu ≈ 2 mL. Thêm 10 giot HCl 6M, ngâm lạnh 10 phút trong nước đá. Ly tâm.
0)

T (I): Tìm
L (II, III, IV): Thêm NH4Cl rắn đến bão hòa + NH3 6M đến pH = 9. Đun sôi 2 phút. Ly tâm.
Pb2+

T (II): Tìm Fe3+, Al3+, Cr3+ L (III, IV): Thêm NH4F 1M. Để yên 5-10 phút. Ly tâm.

T (III): Tìm Ba2+, Ca2+ L (IV): Mn2+, Cu2+, Co2+, Ni2+, Cd2+, Zn2+

40
PHẦN 2: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
CHỈ DẪN CHUNG VỀ THỰC HÀNH PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
1. Trước các buổi thực tập (chuẩn bị): xem kỹ các nội dung bài thực tập để
nắm vững các nguyên tắc, cách tính toán và cách thực hiện thí nghiệm
trong bài. Cần nghiên cứu cả phần thí nghiệm do phòng thí nghiệm thực
hiện mà đáng lẽ sinh viên phải tự chuẩn bị. Cần biết rằng “Phần lớn giá
trị của một thí nghiệm sẽ tiêu tan nếu trước khi bước vào phòng thí
nghiệm sinh viên không hiểu thấu đáo nguyên lý của thí nghiệm ấy”
– L. W. Taylor).
2. Đến phòng thí nghiệm đúng giờ quy định, nộp đầy đủ bài tường trình của
buổi thí nghiệm trước và bài chuẩn bị cho buổi thí nghiệm sắp thực hiện
cho giáo viên phụ trách.
3. Nghe và thực hiện đúng các chỉ dẫn cụ thể của giáo viên về bài thực hành
trước khi tiến hành các thí nghiệm.
4. Đúng đúng vị trí thí nghiệm theo quy định (nếu có). Kiểm tra dụng cụ,
nếu thiếu hoặc hỏng thì báo cáo ngay với giáo viên.
5. Có thái độ nghiêm túc, khoa học trong buổi thí nghiệm: ghi chép kết quả
thí nghiệm đầy đủ, rõ rang, trung thực. Giữ sạch sẽ, gọn gang vị trí làm
thí nghiệm. Không tự ý di chuyển các hóa chất, chỉ thị, … dung chung
cho cả phòng thí nghiệm.
6. Chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành phân tích định lượng: đo chính xác
khối lượng và thể tích, cách xác định đúng điểm cuối chuẩn độ, cách bảo
quản dung dịch chuẩn, kỹ thuật lọc rửa, sấy nung kết tủa, …
7. Chú ý rèn luyện kỹ năng tính toán trong phân tích định lượng. Thành thạo
sử dụng các số Logarit và đối Logarit, thuật toán hàm “p”. Lưu ý sử dụng
phần thống kê của máy tính cầm tay.
8. Trước khi ra về rửa sạch các dụng cụ thủy tinh, sắp xếp theo đúng quy
định và báo giáo viên.
9. Cần nhớ theo quy định hiện hành, sinh viên không được thi lý thuyết kết
thúc học phần Thực tập Phân tích 1 nếu vắng quá 20% thời gian học.

41
6 BÀI 1. CÁCH SỬ DỤNG VÀ HIỆU CHUẨN CÁC DỤNG CỤ
ĐO KHỐI LƯỢNG VÀ THỂ TÍCH
6.1 Phép đo chính xác khối lượng
6.1.1 Các loại cân chính xác
Cân là dụng cụ cơ bản để đo khối lượng.
Căn cứ cấu trúc của cân người ta phân loại thành cân hai đĩa và cân một đĩa.
Căn cứ khối lượng cân tối đa cho phép người ra phân loại thành cân kỹ thuật
và cân phân tích. Cả hai loại này đều được xếp vào loại cân chính xác vì
lượng cân không quá nhỏ thì có thể đo khối lượng với 4 chữ số có nghĩa.
Bảng dưới đây so sánh tính năng của một số loại cân chính thường dùng
trong phòng phân tích định lượng:
Bảng 6-1. So sánh tính năng của một số loại cân

Cân phân tích


Tính năng kỹ thuật Cân kỹ thuật
Macro Micro
Lượng cân tối đa < 1.000 g < 200 g < 20 g
Lượng cân tối thiểu để có 4 chữ số
> 10 g > 0.1 g > 0.1 g
có nghĩa
Giá trị một vạch chia trên thang trắc
0.1 g/vạch 1 mg/vạch 0.01 mg/vạch
vi s̅
Độ lệch chuẩn σ ± 0.02 g ± 0.2 mg ± 0.02 mg

Các tính năng kỹ thuật có thể thay đổi và bổ sung thêm tùy theo các hãng
sản xuất cân. Các cân chính xác, nhất là cân phân tích, đã qua nhiều giai đoạn
cải tiến và nay rất hoàn thiện: cân nhanh chóng, tiện lợi, có độ chính xác cao.
Tuy nhiên phép đo khối lượng vẫn dựa trên cùng một nguyên lý.
6.1.2 Nguyên lý của phép đo khối lượng
Theo định luật 2 Newton, một vật có khối lượng m1 sẽ chịu lực hút F1 của
trọng tường tỷ lệ với m1:

42
𝐹- = 𝑚- 𝑔
Hệ số g là gia tốc trọng trường của vật rơi tự do, thay đổi theo vĩ độ và độ
cao của vật so với mực nước biển. Nếu chọn cao độ đồng nhất 100 m, hệ số
g ở một số địa phương được trình bày trong bảng 1-2 dưới đây.
Mọi phép đo khối lượng m1 (đơn vị kg) đều dựa vào việc đo trọng lượng F1
(đơn vị N).
Bảng 6-2. Hệ số gia tốc g tại các địa phương

Địa phương Vĩ độ Hệ số g m/s2


Đường xích đạo 0 9.77384
Bắc cực và Nam cực 90B và 90N 9.82614
Paris 49B 9.80946
Hà Nội 21B 9.78670
TP Hồ Chí Minh 11B 9.78197

Có hai phương pháp đo trọng lượng F1 là cân bằng momen lực và ứng lực
biến dạng.
6.1.2.1 Phương pháp cân bằng momen lực trong hệ đòn bẩy
Phương pháp này là cơ sở thiết kế các loại cân cổ điển như một hệ đòn bẩy.
Cân hai đĩa là hệ đòn bẩy loại một, có ba điểm tác dụng nằm thẳng hàng.
Điểm chính giữa đòn cân là điểm tựa, hai điểm kia treo hai đĩa cân. Toàn hệ
dao động tự do quanh điểm tựa (Hình 1.1).

Hình 6-1. Cân hai đĩa

43
Khi hệ đạt cân bằng và đòn cân nằm ngang ta có hệ thức cân bằng momen lực:

𝐹- 𝑙- = 𝐹+ 𝑙+
𝑚- 𝑔𝑙- = 𝑚+ 𝑔𝑙+ (1)
Vì 𝑙- = 𝑙+ = 𝑙 là độ dài nửa đòn cân nên suy ra:
𝑚- = 𝑚+
m2 là tổng khối lượng của các quả cân đặt vào một đĩa cân. Vậy phép cân
trên hai đĩa cân được thực hiện bằng cách thêm dần các quả cân cho tới khi
𝑚- = 𝑚+ . Nếu 𝑚- ≠ 𝑚+ thì đòn cân bị lệch một góc α. Góc α sẽ tương ứng
với n vạch chia trên thang trắc vi có độ nhạy 𝑠̅ .
𝑚- = 𝑚+ + 𝑛𝑠̅ 𝑘ℎ𝑖 𝛼 > 0
𝑚- = 𝑚+ − 𝑛𝑠̅ 𝑘ℎ𝑖 𝛼 < 0
Độ nhạy 𝑠̅ đo bằng đơn vị mg/vạch.
Khoảng dao động của α tương ứng với khối lượng 10 mg và được tính gộp
vào khối lượng m2.
Cân một đĩa là hệ đòn bẩy loại hai, chỉ có một điểm tựa và một điểm tác
dụng ở một đầu của đòn cân. Đầu này treo sẵn một đĩa cân duy nhất và đồng
thời toàn bộ các quả cân. Đầu kia của đòn cân không có điểm tác dụng mà
thế vào đó là một đối trọng lớn sao cho khi hệ cân bằng thì đòn cân nằm
ngang (góc α = 0).
Khi đặt khối lượng m1 vào đĩa cân thì đòn cân bị lệch. Ta bớt dần các quả
cân cho tới khi đòn cân trở về trạng thái nằm ngang như cũ. Khối lượng m2
của các quả cân bớt ra chính là m1. Nếu bớt chưa đủ quả cân thì góc α > 0.
Góc α cũng sẽ tương ứng với n vạch chia trên thang trắc vị có độ nhạy 𝑠̅ . Ta
tính được
𝑚- = 𝑚+ + 𝑛𝑠̅
Khoảng dao động của α tương ứng với khối lượng 1000 mg.
Cân một đĩa có nhiều ưu việt hơn cân hai đĩa và hiện nay trở thành loại cân
cơ khí phổ biến nhất.
44
Trong khi đó, những năm gần đây loại cân một đĩa dựa trên nguyên tắc
khác: đo trọng lực F1 dựa theo ứng lực biến dạng.
6.1.2.2 Phương pháp ứng lực biến dạng
Theo phương pháp này ta cho lực F1 tác dụng lên một phần tử đặc biệt có
tính chất như một chiếc lò xo cực kỳ cứng. Sự biến dạng hình học của phần
tử tạo ra một ứng lực và kéo theo sự thay đổi của một tính chất vật lý nào đó
của phần tử, tỷ lệ với lực F1. Thường chọn một tính chất về điện từ của phần
tử để có thể dễ dàng đo đạc.
Những phần tử có đặc tính như trên gọi chung là những phần tử cảm biến
lực. Hiện nay, người ta đã chế được một số loại cảm biến lực (Tenso –
resistor). Loại này có điện trở tăng tuyến tính với lực tác dụng lên nó. Tín
hiệu điện được khuếch đại, chuyển đổi và báo khối lượng m1 trền màn hình
hiện số. Từ đây người ta gọi chung các cân một đĩa loại này là cân điện tử để
phần biệt với cân cơ khí.
Như đã trình bày ở trên, lực F1 thay đổi theo địa điểm nên mỗi khi di chuyển
cân điện tử đến một điểm mới thì nhất thiết phải tiến hành hiệu chuẩn hệ số
gia tốc trọng trường g căn cứ theo một quả cân chuẩn đặt sẵn trong cân (hiệu
chuẩn theo khối lượng trong) hoặc theo một quả cân chuẩn tự chọn nào đó
(hiệu chuẩn theo khối lượng ngoài). Đây là điểm khác biệt căn bản so với
phương pháp cân bằng lực momen cổ điển.
Hiện nay ở nước ta có đủ loại cân phân tích cơ khí và điện tử. Nhưng cân
cơ khí còn khá phổ biến nên dưới đây sẽ nếu cách dùng loại cân cơ khí.

45
6.2 Cân phân tích macro một đĩa (điện tử)
6.2.1 Cấu trúc

Hình 6-2. Sơ đồ cấu tạo cân điện tử Sartorius Quintix 124-1S

6.2.2 Các tính năng kỹ thuật


- Model: BSA124S
- Hãng sản xuất: Sartorius (Đức)
- Lượng cân tối đa: 120 g
- Độ chính xác: 0.1 mg
- Thời gian đo: 2 s
- Nhiệt độ nơi sử dụng: 10° C to 30° C
- Nguồn điện: 120 V
46
6.2.3 Hiệu chuẩn cân trước khi đo
Ø Mỗi lần cân khởi động, cân phát hiện nhiệt độ tay đổi, độ cao thay đổi, vị
trí thay đổi, cân sẽ tự hiệu chuẩn cân – isoCAL. Có hai lựa chọn để hiệu
chuẩn
- Nhấn trực tiếp isoCAL, hoặc cân sẽ tự động chạy.
- Nếu đĩa cân không có bất kỳ vật nào đặt lên và lưới bạc được tháo ra
khỏi cân, cân sẽ tự hiệu chuẩn. Sau hiệu chuẩn, màn hình hiện lên kết
quả hiệu chuẩn. Nhấn vào dấu x để trở về ban đầu.
Nếu cân có báo lỗi do có vật nặng trên cân hoặc lưới bạc chưa tháo khỏi cân
thì nhấn x để hủy isoCAL.
Ø Hiệu chuẩn bằng quả cân chuẩn bên trong
- Đặt cân tại vị trí ổn định, điều chỉnh giọt nước về trung tâm, lấy ra tất
cả các vật trên đĩa cân (bao gồm cả lưới bạc dùng trong cân vàng).
- Chỉnh cân về 0.0000
- Chọn menu của cân
- Chọn CAL để sử dụng chức năng hiệu chuẩn, cửa sổ calibrate
balance xuất hiện
- Chọn CAL-inter. Trong quá trình hiệu chuẩn không thao tác gì trên
cân (màn hình hiển thị “Internal calibration active. Please do touch
the balance!”).
- Sau hiệu chuẩn, màn hình hiện lên kết quả hiệu chuẩn. Nhấn vào dấu
x để trở về ban đầu.
Ø Hiệu chuẩn bằng quả cân chuẩn bên ngoài
- Đặt cân tại vị trí ổn định, điều chỉnh giọt nước về trung tâm, lấy ra tất
cả các vật trên đĩa cân (bao gồm cả lưới bạc dùng trong cân vàng).
- Chỉnh cân về 0.0000
- Chọn menu của cân
- Chọn CAL để sử dụng chức năng hiệu chuẩn, cửa sổ calibrate
balance xuất hiện
- Chọn CAL-extern. Màn hình hiện lên yêu cầu về quả cân chuẩn.
- Đặt quả cân chuẩn theo yêu cầu lên đĩa cân. Màn hình xuất hiện
“External Calibration Active”.
47
- Sau hiệu chuẩn, màn hình hiện lên kết quả hiệu chuẩn. Nhấn vào dấu
x để trở về ban đầu.
6.2.4 Trình tự cân hóa chất
- Cắm điện, chờ cân ổn định
- Mở cửa kính, đặt bì cân lên đĩa cân rồi đóng cửa kính
- Chờ khối lượng của bì cân xuất hiện và ổn định trên màn hình
- Ấn TARE chỉnh cân về 0.0000 g
- Mở cửa kính, cho hóa chất rắn cẩn thận vào bì cân và đóng cửa kính
- Ghi lại khối lượng hóa chất sau khi ổn định trên màn hình 2 s
6.3 Sử dụng bảng hiệu chuẩn khối lượng của quả cân
Mỗi hộp quả cân của cân phân tích đều có một bảng hiệu chuẩn khối lượng
quả cân do chính hãng sản xuất đã kiểm định.
Dưới đây là bảng sai số hệ thống của mỗi quả cân có trong hộp.
Bảng 6-3. Bảng hiệu chuẩn quả cân chuẩn
Khối lượng danh định Số hiệu chuẩn r
0.0100 g + 0.00006 g
0.0200 g - 0.00007 g
0.0200Ÿ g - 0.00001 g
0.0500 g - 0.00005 g
0.1000 g - 0.00004 g
0.2000 g - 0.00001 g
0.2000Ÿ g - 0.00012 g
0.5000 g - 0.00007 g
1.0000 g - 0.00004 g
2.0000 g - 0.00009 g
5.0000 g - 0.00019 g
10.0000 g - 0.00000 g
10.0000 g - 0.00009 g
20.0000 g - 0.00045 g
50.0000 g - 0.00050 g

48
Cách sử dụng:
Ví dụ: vật cân được m1 = 6.2676 g (theo danh định)
5.0000 - 0.00019
1.0000 - 0.00004
0.2000 - 0.00001
0.0500 - 0.00005
0.0100 + 0.00006
6.2676 - 0.00023 = 6.26737
Làm tròn m1 = 6.2674 g
Sau một thời gian sử dụng, giá trị r có thể bị thay đổi nên hộp quả cân phải
được đem đi kiểm định lại ở các Trung tâm đo lường để được cấp lại bảng
hiệu chuẩn mới. Ở các nước thường quy định thời hạn kiểm định là 6 tháng.
Ở các Trung tâm đo lường sự kiểm định tbheo một phương pháp riêng, căn
cứ vào các quả cân mẫu quốc tế.
Đối với các cân điện tử hiện nay thì cán bộ của Trung tâm đo lường đến tận
nơi để kiểm định rồi cấp giấy chứng nhận sử dụng cân. Hiện nay, tại thành
phố Hồ Chí Minh, cân phân tích đặt tại các tiệm vàng được kiểm định thường
xuyên 3 tháng một lần và được cấp giấy chứng nhận bởi Trung tâm III (cấp
vùng) hoặc Cục đo lường (cấp thành phố).
6.4 Quy đổi số đo khối lượng trong không khí về số đo khối lượng trong
chân không (Phép hiệu chuẩn lực nổi Archimedes)
Như đã đề cập về nguyên lý của phép đo khối lượng m1 (vật cân) = m2 (quả
cân).
Do phép cân được thực hiện trong không khí nên m1 chỉ đúng bằng m2 khi
vật cân và quả cân đều có cùng một tỷ khối. Khi tỷ khối khác nhau, chúng
chịu lực Archimedes khác nhau. Sự khác nhau giữa m1 và m2 càng trở nên
đáng kể thì tỷ khối càng khác nhau. Cho nên trong các phép đo khối lượng
có yêu cầu cao về độ đúng, ta cần quy đổi số đo khối lượng trong không khí

49
về số đo khối lượng trong chân không, căn cứ tỷ khối của các quả cân và vật
cân. Công thức quy đổi lại:
𝑚- 𝑚23 𝑚45
𝑚& = 𝑚- + 𝑑.. + K − − L (∗)
𝑑/ậ1 𝑑23 𝑑45

mo: khối lượng của vật cân trong chân không, g.


m1: khối lượng của vật cân đo được trong không khí, g.
ddd: tỷ khối của không khí, bằng 0.0012 g/cm3 ở nhiệt độ thông thường.
dvật: tỷ khối vật cân, g/cm3.
dcu: tỷ khối của quả cân bằng hợp kim đồng, có tổng khối lượng mà mcu.
- hợp kim đồng thau: dcu = 8.4 g/cm3.
- hợp kim đồng đỏ: dcu = 8.9 g/cm3.
- dal: tỷ khối của quả cân bằng nhôm, có tổng khối lượng mAl: dAl = 2.6
g/cm3
𝑚- = 𝑚23 + 𝑑45
Ví dụ: Kết tủa AgCl (tỷ khối 5.6 g/cm3) có m1 = 0.5000 g. Hãy tính mo theo
công thức (*)
0.5000 0.5000
𝑚6 = 0.5000 + 0.0012 Q − S = 0.4999 𝑔
5.6 2.6
Ví dụ: Lượng nước trong pipet (tỷ khối ở 20oC bằng 0.9982 g/cm3) có m1 =
9.9250 g. Tính mo.
9.9250 9 0.9250
𝑚6 = 9.9250 + 0.0012 Q − − S = 9.9356 𝑔
0.9982 8.4 2.6
Ở ví dụ 1, mo sai khác không đáng kể với m1, nhưng ở ví dụ 2, mo sai khác
đáng kể.
Trong thực tế, công thức (*) có giá trị quan trọng trong phép hiệu chuẩn thể
tích bình đo vì tỷ khối của nước rất nhỏ so với tỷ khối của quả cân đồng thau.

50
7 BÀI 2. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ACID – BASE
7.1 PHA CÁC DUNG DỊCH CHỈ THỊ pH
7.1.1 Các đặc trưng của chỉ thị pH
- Khoảng pH đổi màu và màu của dạng acid và dạng base
- Chỉ số pT = pHcuối
Khi khoảng pH đổi màu rộng (xấp xỉ 2 đơn vị) thì pH cuối ứng với màu
trung gian giữa dạng acid và dạng base. Ví dụ màu cam là màu trung gian
giữa màu đỏ và màu vàng. Các chất chỉ thị đơn (chỉ có một chất mày) có
khoảng pH đổi màu rộng đều có pT ứng với màu trung gian. Ở phía dưới sẽ
nói các cách để nhận biết chính xác màu trung gian. Các chất chỉ thị hỗn hợp
(thường gồm hai chất màu, trong đó cả hai đều lại chất chỉ thị pH hoặc có
một chất là chỉ thị pH còn chất kia là màu trơ) có khoảng pH đổi màu khá hẹp
(xấp xỉ 0.4 đơn vị pH), màu sắc giữa dạng acid và dạng base rất tương phản,
vì vật khi chuẩn độ không cần để ý màu trung gian, chỉ cần biết đến màu của
mỗi dạng là đủ. Dùng chất chỉ thị hỗn hợp thường cho kết quả chuẩn độ chính
xác hơn.
7.1.2 Các dung dịch chỉ thị pH chủ yếu
Để pha một bộ chỉ thị pH trong khoảng pT từ 4 đến 10 cần tới các hóa chất:
Methyl cam (3.1 – 4.4) Cresol đỏ (7.0 – 8.8)
Methyl đỏ (4.4 – 6.2) Thymol chàm (1.2 – 2.8) và (8.0 – 9.6)
Indigo carmine (màu trơ) Thymolphtalein (9.3 – 10.5), (10.2 – 12.1)
Bromocresol chàm (3.0 -4.6) Phenolphtalein (8.0 – 9.8)
Methylene chàm (màu trơ) Alizarin vàng (1.9 – 3.3)
Chlorophenol đỏ (4.8 – 6.6) Bromothymol chàm (6.0 – 7.6)
Bromocresol đỏ (5.2 – 6.8) Cồn tinh khiết
Đỏ trung tính (7.0 – 7.4) Dung dịch NaOH 0.05 N
Phenol đỏ (6.8 – 8.4) Nước cất

51
Bảng 7-1. Danh sách các chỉ thị pH

STT Thành phần chỉ thị Khoảng pH đổi màu pT


3.1 – 4.4
1 Methyl cam 0.1% trong nước 4.0
Đỏ - Vàng
A. Methyl cam 0.1% trong nước
3.9 – 4.3
2 B. Indigo carmine 0.25% trong nước 4.1
Tím – Lục
Tỉ lệ thể tích A:B = 1:1
A. Methyl cam 0.2% trong nước
B. Bromocresol chàm 0.1% trong nước có thêm 2.9 mL 4.1 – 4.5
3 4.3
NaOH 0.05 N cho mỗi 0.1 g Vàng – Lục chàm
Tỉ lệ thể tích A:B = 1:1
A. Methyl đỏ 0.2% trong cồn
4.9 – 5.3
4 B. Bromocresol chàm 0.1% trong cồn 5.1
Đỏ nho – Lục
Tỷ lệ thể tích A:B=1:3
Chỉ thị Tashiro
A. Methyl đỏ 0.2% trong cồn 5.2 – 5.6
5 5.4
B. Methylene chàm 0.1% trong cồn Tím hồng –Lục
Tỷ lệ thể tích A:B = 1:1
4.4 – 6.2
6 Methyl đỏ 0.2% trong cồn 5.5
Đỏ - Vàng
A. Bromocresol chàm 0.1% trong nước có thêm 2.9 mL
NaOH 0.05 N cho mỗi 0.1 g
5.9 – 6.3
7 B. Chlorophenol đỏ 0.1% trong nước có thêm 4.7 mL 6.1
Lục vàng – Tím chàm
NaOH 0.05 N cho mỗi 0.1 g
Tỷ lệ thể tích A:B = 1:1:
A. Bromocresol đỏ tía (purple) 0.1% trong nước có thêm
3.7 mL NaOH 0.05 N cho mỗi 0.1 g
6.5 – 6.9
8 B. Bromothymol chàm 0.1% trong nước có thêm 3.2 mL 6.7
Vàng – Tím chàm
NaOH 0.05 N cho mỗi 0.1 g
Tỷ lệ thể tích A:B = 1:1
A. Đỏ trung tính 0.1% trong cồn
7.0 – 7.4
9 B. Bromothymol chàm 0.1% trong cồn 7.2
Hồng – Lục
Tỷ lệ thể tích A:B = 1:1
A. Bromothymol chàm 0.1% trong nước có thêm 3.2 mL
NaOH cho mỗi 0.1 g
7.3 – 7.7
10 B. Phenol đỏ 0.1% trong nước có thêm 5.7 mL NaOH 0.05 7.5
Vàng – Tím
N cho mỗi 0.1 g
Tỷ lệ thể tích A:B = 1:1
A. Cresol đỏ 0.1% trong nước có thêm 5.3 mL NaOH 0.05
N cho mỗi 0.1 g 8.1 – 8.5
11 B. Thymol chàm (thymolsulfophtalein) 0.1% trong nước có Vàng – Tím 8.3
thêm 4.3 mL NaOH 0.05 N cho mỗi 0.1 g
Tỷ lệ thể tích A:B = 1:1
8.0 – 9.9
12 Phenolphtalein 0.1% trong cồn 9.0
Không màu – Đỏ
7.0 – 9.0
13 Phenolphtalein 1% trong cồn 8.0
Không màu – Tím
A. Phenolphtalein 0.1% trong cồn
9.4– 9.8
14 B. Thymolphtalein 0.1% trong cồn 9.6
Không màu – Tím
Tỷ lệ thể tích A:B = 3:1
A. Thymolphtalein 0.1% trong cồn
10.0 – 10.4
15 B. Alizarin vàng P 0.1% trong cồn 10.2
Vàng - Tím
Tỷ lệ thể tích A:B = 2:1

52
Lưu ý: các dung dịch chỉ thị pH cần đựng trong bình thủy tinh tối màu để
tránh bị phân hủy bởi ánh sáng.
7.1.3 Các dung dịch đệm pH dùng làm màu đối chứng
Để pha một số dung dịch đệm có pH chính xác, dùng để nhận biết màu trung
gian của chất chỉ thị đơn hoặc chỉ thị hỗn hợp, bước đầu ta pha chính xác các
dung dịch sau đây:
- Dung dịch (1) NaOH 0.1 M
- Dung dịch (2) HCl 0.1 M
- Dung dịch (3) potassium hydrogen phthalate KHC8H4O4 0.2 M (40.853 g/L)
- Dung dịch (4) sodium tetraborate 0.05 M (19.069 Na2B4O7. 10H2O/L)
Các dung dịch đệm pha được:
- Dung dịch đệm pH = 4.0: lấy 50.00 mL dung dịch (3), thêm 0.80 mL dung
dịch (1) thêm nước cất thành 200 mL.
- Dung dịch đệm pH = 4.5: lấy 50.00 mL dung dịch (3), thêm 19.30 mL dung
dịch (1) thêm nước cất thành 200 mL.
- Dung dịch đệm pH = 5.0: lấy 50.00 mL dung dịch (3), thêm 75.60 mL dung
dịch (1) thêm nước cất thành 200 mL.
- Dung dịch đệm pH = 6.0: lấy 50.00 mL dung dịch (3), thêm 90.90 mL dung
dịch (1) thêm nước cất thành 200 mL.
- Dung dịch đệm pH = 8.0: lấy 55.85 mL dung dịch (4), thêm 19.30 mL dung
dịch (2) thêm nước cất thành 200 mL.
- Dung dịch đệm pH = 8.5: lấy 62.25 mL dung dịch (4), thêm 19.30 mL dung
dịch (2) thêm nước cất thành 200 mL.
- Dung dịch đệm pH = 9.0: lấy 85.60 mL dung dịch (4), thêm 19.30 mL dung
dịch (2) thêm nước cất thành 200 mL.
- Dung dịch đệm pH = 9.5: lấy 21.00 mL dung dịch (1), thêm 19.30 mL dung
dịch (4) thêm nước cất thành 100 mL.
- Dung dịch đệm pH = 10.0: lấy 41.00 mL dung dịch (1), thêm 19.30 mL dung
dịch (4) thêm nước cất thành 100 mL.

53
7.1.4 Cách sử dụng chỉ thị pH và các dung dịch màu đối chứng
Tùy theo thể tích cuối cừng của dung dịch chuẩn độ mà ta dùng các lượng
chỉ thị khác nhau:
Vcuối ≈ 25 mL dùng 1 giọt (0.05 mL)
Vcuối ≈ 50 mL dùng 2 giọt (0.10 mL)
Vcuối ≈ 100 mL dùng 4 giọt (0.20 mL)
Muốn nhận biết màu trung gian của các chỉ thị đơn như methyl đỏ hay
methyl cam, ta thực hiện như sau:
- Lấy khoảng 20 mL dung dịch đệm pH = 4 cho vào erlen, thêm 1 giọt chỉ
thị methyl cam sẽ thấy màu cam. Làm tương tự với methyl đỏ nhưng dùng
20 mL dung dịch đệm pH = 5.5. Phép chuẩn độ với các chỉ thị này sẽ kết
thúc khi thêm 1 giọt thuốc thử từ buret, dung dịch chuyển màu từ đỏ sang
cam (trong phương pháp base) hoặc từ vàng sang cam (trong phương pháp
acid).
Vì methyl cam và methyl đỏ là chất chỉ thị đơn và chỉ có một khoảng pH
đổi màu nên có thể nhận ra màu trung gian (vàng cam) bằng một phương
pháp khác: Lấy 2 erlen, thêm nước bằng thể tích cuối của phương pháp chuẩn
độ đang tiến hành, thêm chỉ thị vào mỗi bình. Dùng HCl hoặc NaOH 0.1 N
để tạo ra pH thích hợp cho dạng acid và dạng base của chỉ thị (ứng với khoảng
đổi màu đã ghi cho từng chỉ thị). Màu của dung dịch nghiên cứu kết thúc lúc
chuẩn độ là màu trung gian giữa hai màu trong erlen đối chứng. Ví dụ, methyl
cam xem hình dưới

Hình 7-1. So sánh màu chỉ thị tại các pH khác nhau khi chuẩn độ

54
7.2 PHƯƠNG PHÁP BASE
Dung dịch chuẩn độ: NaOH 0.1 N
7.2.1 Pha dung dịch NaOH không 0.1 N không chứa carbonate
Mới đầu pha dung dịch NaOH có nồng độ xấp xỉ 0.1 N và không chưa
carbonate. Cách làm như sau:
- Pha dung dịch NaOH 50%
Cân 1.0 kg NaOH loại tinh khiết phân tích cho vào cốc chịu nhiệt, hòa tan
trong 1 L nước cất, để nguội và cho vào chứa trong chai nhựa PE đậy kín nắp
và để lắng một tuần trước khi dùng. Trong điều kiện này Na2CO3 rất ít tan,
kết tủa lắng xuống đáy bình chứa. Khi dùng lấy dung dịch ra bằng cách lọc
qua bông thủy tinh. Dung dịch NaOH thu được có nồng độ khoảng 19 N dùng
để pha các nồng độ loãng hơn của NaOH mà không chứa Na2CO3. Dùng xong
đậy kín nắp.
- Pha dung dịch NaOH gần đúng 0.1 N và bảo quản
Đun sôi nước cất trong 15 phút, để nguội cho vào chai. Lấy ra một thể tích
(theo tính toán tùy vào thể tích của chai chứa) dung dịch NaOH 50% và hòa
tan vào nước cất chứa trong chai. Đậy nắp chai lại. Sinh viên lấy dung dịch
này nạp vào buret, đậy buret bằng cốc nhỏ và tiến hành chuẩn độ ngay để hạn
chế sự xâm nhập của CO2 có trong không khí.
Nếu có điều kiện và trong những nghiên cứu chính xác thì phải đậy buret
bằng nắp đặc biệt có chứa ascarit.
- Điều chế ascarit để bảo quản dung dịch chuẩn (PTN chuẩn bị)
Cân 0.5 kg NaOH loại kỹ thuật, hòa tan trong 0.5 L nước trong cốc chịu
nhiệt, thêm dần dần 1 kg bột NaOH đã nghiền nhỏ. Khuấy đều và thêm sợi
amiante (asbestos) tới khi thấm hết dung dịch này. Sấy hỗn hợp trong 4h ở
150 – 180 oC. Lúc đầu đun nóng, khi thấy hỗn hợp nóng chảy ra thì thêm sợi
amiante vào tới khi có dạng giống như trước khi đun nóng. Để nguội nghiền
nhỏ cỡ hạt đậu, cho vào chai đậy kín.

55
7.2.2 Xác định chính xác nồng độ NaOH 0.1 N theo chất gốc
7.2.2.1 Nguyên tắc
Pha dung dịch H2C2O4 từ tinh thể H2C2O4.2H2O (chất chuẩn gốc) có nồng
độ chính xác 0.1 N (hoặc xấp xỉ 0.1 N với 5 chữ số có nghĩa). Hút ra một thể
tích xác định cho vào erlen rồi chuẩn độ bằng dung dịch NaOH.
Phản ứng chuẩn độ:
H+ C+ O% + 2OH , ⟶ C+ O+,
% + 2H+ O

Acid oxalic H2C2O4 có pKA1 = 1.25 và pKA2 = 4.27. Vì các giá trị pKA quá
gần nhau nên chuẩn độ chính xác tổng hai nấc. Khoảng bước nhảy pH gần
đúng là 7.27 ÷ 9.7 (hệ số pha loãng D=2) nên có thể dùng các chỉ thị có pT
8.0; 8.3; 9.0 và tốt nhất là có khoảng đổi màu nằm gọn trong khoảng 7.27 <
pH < 9.7.
7.2.2.2 Thực hành
Cân chính xác khoảng 0.63033 g H2C2O4.2H2O để pha được 100 mL dung
dịch có nồng độ chính xác khoảng 0.1 N (4-5 CSCN). M7! 8! 9" = 63.033.
Dùng pipet hút 10.00 mL dung dịch H2C2O4 cho vào erlen 250 mL. Thêm
1 giọt phenolphtalein loại 0.1%. Từ buret thêm từng giọt dung dịch NaOH
cần xác định nồng độ. Lắc đều cho đến khi dung dịch trong erlen chuyển từ
không màu sang màu hồng nhạt không biến mất trong 30 giây. Ghi thể tích
NaOH tiêu tốn.
Thực hiện ít nhất 3 thí nghiệm lặp, mỗi lần ghi kết quả chính xác tới < ½
vạch chia nhỏ nhất trên buret, các lần không được sai khác nhau quá 0.1 mL.
Tính thể tích trung bình 𝑉[:;<= của các thí nghiệm lặp.
• Tính nồng độ đương lượng NNaOH và biểu diễn kết quả phân tích kèm
theo khoảng bất ổn 𝑈&.>(,: ?
Cách tính toán:

56
- Để hiệu chuẩn sai số hệ thống ta dùng các bảng hiệu chuẩn khối lượng
quả cân, đồ thị hiệu chỉnh thể tích buret và các thể tích đúng của pipet,
bình mức đã tìm được trong thực nghiệm hiệu chuẩn thể tích bình đo.
- Để tính 𝑈&.>(,: : cần nhận thức rõ các nguồn đóng góp bất ổn từ thí
nghiệm thực tế. Trong bài này, dựa vào công thức tính toán nồng độ
NaOH, ta thấy bất ổn của nồng độ NaOH xuất phát từ bất ổn của các
nguồn chính sau:
o Nồng độ acid oxalic chuẩn
o Thể tích acid oxalic (từ pipet)
o Thể tích NaOH đọc được trên buret.
- Bất ổn của nồng độ acid oxalic xuất phát từ khối lượng cân của acid
oxalic, trọng lượng phân tử của acid oxalic, thể tích bình định mức và
độ tinh khiết của acid oxalic. Phần bất ổn này nên được tính khi pha
chế để có được giá trị 𝑁=! 2! <" ± 𝑈:#!$!%" .
o Bất ổn từ khối lượng cân được tính bằng giá trị bất ổn (mở rộng)
của cân, 𝑈"&â( . Giá trị này có được từ giấy chứng nhận của nhà
sản xuất cân (nếu cân mới) hoặc từ giấy chứng nhận hiệu chuẩn
cân. Độ không đảm bảo đo được tính theo phân bố chuẩn, 𝑢"&â( =
@)&â(
+
.
o Bất ổn của trọng lượng phân tử được tính từ tổ hợp bất ổn của các
trọng lượng nguyên tử, 𝑎A , các nguyên tố cấu tạo nên hợp chất hóa
học. Các giá trị bất ổn này có thể được tra trong các cẩm nang hay
tài liệu phát hành có cập nhật hàng năm của IUPAC. Độ bất ổn tiêu
chuẩn của các nguyên tố được tính theo phân bố chữ nhật, 𝑢A =
;*
. Cách thức tính độ bất ổn tổ hợp của phân tử từ các nguyên tử
√*
thành phần được thực hiện theo định luật lan truyền độ không đảm
bảo đo (lan truyền sai số ngẫu nhiên) đối với phép cộng.
o Bất ổn của thể tích bình định mức được tính tương tự như bất ổn
của pipet được trình bày bên dưới.
o Bất ổn của độ tinh khiết của hóa chất được tính qua thông tin độ
tinh khiết ghi trên chai hóa chất hay ghi trên giấy chứng nhận

57
(Certificate of Analysis, CA) khi mua hóa chất. Độ không đảm bảo
đo tiêu chuẩn của độ tinh khiết được tính theo phân bố chữ nhật,
;+
𝑢C = . Thực tế gặp các hình thức ghi độ tinh khiết như P≥99.5%;
√*
99.5<P<100.5 hay P=99% tương ứng với các giá trị 𝑎C : 0.25%,
0.5% hay 1%.
- Bất ổn của thể tích pipet có thể xác định qua một trong các phương
thức sau:
o Qua phép hiệu chuẩn thể tích pipet. Phép hiệu chuẩn này cho giá
trị 𝑉!#!D1 ± 𝑈E,-,./ . Độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn được tính
@0,-,./
theo phân bố chuẩn 𝑢E,-,./ = +
.
o Nếu pipet chưa được hiệu chuẩn, ta có thể dùng giá trị dung sai ghi
trên pipet. Ví dụ: đối với pipet bầu 10 mL, thủy tinh loại A, giá trị
dung sai ghi trên pipet là 𝑎 = ±0.02 𝑚𝐿. Khi dùng pipet này lấy
mẫu phân tích lặp, thể tích mỗi lần lấy chỉ có ghi là 10 mL (thể tích
danh định) mặc dù chắc chắn thể tích mỗi lần là khác nhau. Giá trị
độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn được tính theo phân bố tam giác
;
𝑢E,-,./ = .
√F
o Trong các thí nghiệm lặp, dùng giá trị thể tích trung bình của n lần
lặp, độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn của giá trị trung bình được
dùng thay cho độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn (1 lần
30,-,./
lặp): 𝑢EG,-,./ =
√$
- Bất ổn của buret cũng được tính tương tự như pipet.
o Nếu chuẩn độ chỉ có 1 lần, độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn được
tính từ giá trị dung sai ghi trên buret và theo phân bố tam giác,
;
𝑢E123./ = .
√F
o Nếu chuẩn độ nhiều lần lặp và dùng giá trị trung bình để tính toán
thì độ không đảm bảo đo trung bình được tính qua độ lệch chuẩn
của giá trị trung bình của các kết quả thể tích chuẩn độ lặp ghi trên
H0,-,./
buret, 𝑢EG123./ = 𝑆EG123./ = .
√$

58
- Sau khi có được các giá trị độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn của từng
yếu tố riêng lẻ, 𝑢# , ta cần tính tổ hợp chúng lại thành độ không đảm
bảo đo tiêu chuẩn, 𝑢I , của đại lượng đang quan tâm. Cách tổ hợp này
theo định luật lan truyền độ không đảm bảo đo.
- Biểu diễn kết quả cuối cùng: dùng độ không đảm bảo đo mở rộng, U,
tính từ độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn tổ hợp, 𝑢I , kết hợp với hệ số
phủ, k, đại diện cho mức xác suất P (hay mức tin cậy P): 𝑈 = 𝑘 × 𝑢I
Ví dụ 1: Đã cân m = 0.6313 g H2C2O4.2H2O hòa tan trong bình định mức
100 mL. Hút ra 3 lần mỗi lần 10.00 mL và chuẩn độ bằng dung dịch NaOH
hết 9.82; 9.85; 9.87 mL. Tính NaOH và biểu diễn kết quả kèm theo
𝑈&.>(,:,:;<= ? Biết giấy chứng nhận hiệu chuẩn cân cho giá trị Ucân = 0.0002
g (với các lượng cân <10 g), các giá trị dung sai ghi trên pipet 10 mL và bình
định mức 100 mL lần lượt là ±0.02 mL và ±0.02 mL. Tra bảng trọng lượng
nguyên tử của IUPAC: 𝑚= = 1.00784 − 1.00811, 𝑚2 = 12.0096 −
12.0116, 𝑚< = 15.99903 − 15.99977. Độ tinh khiết của H2C2O4.2H2O là
>99.9%. Pipet, buret và bình định mức không có thông tin về hiệu chuẩn nên
dùng các giá trị danh định trong tính toán.
Ý Tính NNaOH theo biểu thức sau:

dJK97 × 1000
mLMKNOP × PLMKNOP × V
NJK97 = = 0.100626 … N
MLMKNOP × VQđS × V dLMKNOP

Ý Tính 𝑈:,:;<=

!
uZ2345 u^ ! u_ ! u` ! uab ua ! uab !
= GH J + H J + H J + N P 2345 Q + R 6đ8 S + R P 9:3;<= S
NZ[\] m P M VZ[\] Vcđ^ Vef[ghi

UPâU
uS = = 0.0001 g
2
uV
uVG4567 = 4567 = 0.01453 mL
√3
aV8đ: 0.03
uV8đ: = = = 0.012247 mL
√6 √6

59
uV@>@AB aV@>@AB 0.02
uVG;<5=>? = = = = 0.004714 mL
√3 √3√6 √18
aW;<5=>? 0.1
uW;<5=>? = = = 0.057735%
√3 √3

a] ! a\ ! aj !
u`9:3;<= = T6u!] + 6u!\ + 2u!j = G6 R S + 6R S + 2 R S = 0.0008944
√3 √3 √3

u5'()* 0.0001 9 0.057735 9 0.0008944 9 0.01453 9 0.012247 9 0.004714 9


= mn o +n o +n o +n o +n o +n o
N5678 0.6313 99.9 63.032725 9.86467 100 10

u5'()*
= q2.51 × 10:; + 33.8 × 10:; + 0.02 × 10:; + 226.9 × 10:; + 1.5 × 10:; + 22.2 × 10:;
N5678

uJ4567
= 16.94 × 10,% → uJ4567 = 0.0000100626 N
NJK97
Theo ISO/IEC 17025: 𝑈 = 𝑘 × 𝑢I = 2 × 0.0000100626 = 0.00002 𝑁
NJK97 = 0.10063 ± 0.00002 N
Tuy nhiên ta nhận thấy phần bất ổn do buret đóng góp chiếm áp đảo nên
thay hệ số k=3 (theo phân bố Gauss) bằng hệ số t0.95,2=4.3 (theo phân bố
Student)
U = t &.>(,+ × uP = 4.3 × 0.0000100626 = 0.000044
NJK97 = 0.10063 ± 0.000044 N
Vài điểm lưu ý khi chuẩn độ:
- Khi chuẩn độ không nên cho chảy quá nhanh, khoảng 2-3 giọt/s, gần cuối
chuẩn độ (có dấu hiệu chuyển màu) thì chạm đầu buret vào thành erlen,
dùng bình tia tráng thành bình. Sau đó thêm từng giọt, khóa buret kịp thời
để không cho dư, quan sát màu và đọc kết quả.
- Giữa các lần chuẩn độ song song, các kết quả được phép chênh lêch nhau
1-2 giọt, mỗi giọt thể tích ~ 0.03 mL, tức là lệch nhau trong phạm vi ½ vạch
chia (0.05 mL).

60
Buret cỡ 25 mL thường có thể tích của 1 giọt là ~ 0.03 mL nên có thể chấp
nhận 𝑎X3YD1 = 0.03 mL. Do đó
K8CDAB
o đối với 1 phép chuẩn độ đơn bất kỳ U&.>(,QZ[\] = 2 × =
√*
0.03464.
o Đối với một phép chuẩn độ lặp n lần, độ không đảm bảo đo của giá
K8CDAB &.&*%F%
trị trung bình: U&.>(,QZ[\] = 2 × = .
√*√U √U

Đây là cách tính 𝑈&.>(,X3YD1 dựa theo định luật phân bố Gauss.
Bản thân phép chuẩn độ lặp n lần có giá trị độ lệch chuẩn do sự sai khác
của các lần lặp (bất ổn do đọc buret, bất ổn do quy trình lấy hóa chất, nhận
điểm cuối, thao tác chuẩn độ…) nên độ bất ổn thường được áp dụng theo
chuẩn Student. Tuy nhiên nếu kết quả chuẩn lặp in hệt nhau, tức độ chính
xác của phép chuẩn lặp vượt độ chính xác của dung cụ đo lường, lúc này
nếu tính toán thấy S=0, cần dùng cách ước lượng theo chuẩn Gauss như
trên.
- Để xác định thể tích của một giọt làm như sau: ghi biến đổi thể tích trên
buret cho chảy khoảng 30 giọt; từ đó tính ra thể tích trung bình của 1 giọt
với 2 chữ số có nghĩa.
Các buret cỡ 25 và 50 mL thường có thể tích giọt từ 0.02 – 0.05 mL. Nếu
thấy thể tích giọt ứng với quá nửa vạch chia thì phải sửa lại đầu buret. Cách
làm như sau: lấy đầu buret hơ trên đèn cồn rối nhúng vào parafin cho nóng
chảy ở chỗ tiếp xúc, lấy ra và nhanh chóng thổi qua miệng buret. Với cách
này ra có thể đạt được thể tích giọt bằng 0.02 mL hay nhỏ hơn.
7.2.3 Xác định nồng độ HCl bằng NaOH
7.2.3.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ một thể tích chính xác của dung dịch HCl (acid mạnh) bằng dung
dịch chuẩn NaOH.
Phản ứng chuẩn độ: 𝐻) + 𝑂𝐻, ⟶ 𝐻+ 𝑂

61
Với các dung dịch HCl cỡ HCl 0.1 N thì khoảng bước nhảy pH tính gần
đúng là 4.3 ÷9.7 (hệ số pha loãng DF=2) nên có thể dùng hầu hết các chỉ thị
đã dẫn.
7.2.3.2 Thực hành
- Dùng pipet hút 10.00 mL dung dịch HCl (pha gần đúng) cho vào erlen
cỡ 250 mL. Thêm 1 giọt phenonphtalein 0.1%. Tiến hành chuẩn độ
bằng dung dịch NaOH tương tự như thí nghiệm trên. Ghi thể tích VNaOH
đã tiêu tốn. Làm 3 lần rồi lấy kết quả trung bình.
- Sinh viên tự chế dung dịch mẫu đối chứng để biết cách nhận điểm cuối
chuẩn độ. Lưu ý: phép chuẩn độ với methyl cam kết thúc khi màu
chuyển từ đỏ sang cam hơi vàng (màu trung gian ứng với pHcuối = 4)
chứ không phải chuyển từ đỏ sang vàng. Màu cam bền sau khi kết thúc
chuẩn độ (khác với phenolphtalein). Kết quả xác định với methyl cam
không được sai khác với phenolphtalein quá 0.1 mL.
Ý Tính NHCl và biểu diễn kết quả phân tích kèm theo khoảng bất ổn
𝑈:#$E khi chuẩn độ với methyl cam và với phenolphtalein.

Ví dụ 2: Hút 3 lần, mỗi lần V2 = 10 mL dung dịch HCl rồi chuẩn độ bằng
dung dịch NaOH 0.10063 N (𝑈:FG%# = 0.00044 N) hết V3 = 12.73; 12.85;
12.80. Tính 𝑁=25 và biểu diễn kết quả phân tích kèm theo 𝑈:#$E .

Ý Tính NHCl theo biểu thức:

𝑁:;<= × 𝑉*
𝑁=25 =
𝑉+
𝑁:;<= = 0.10063 𝑁
V2 = 10 mL
(12.73 + 12.85 + 12.80)
𝑉[* = = 12.7933 … 𝑚𝐿
3
0.10063 × 12.793
𝑁=25 = = 0.128736 … 𝑁
10
@FFG%#
Ý 𝑢:FG%# = = 0.00022 𝑁
.

62
3 0H H 0H
Ý 𝑢EGH = = = 0.0348
√* √*
;0,-,./ ;0,-,./ &.&+
Ý 𝑢EG! = = = = 0.004714
√F √*√F √-^

Ý Tính 𝑢:FG%# ?
! !
𝑢,>?@ 𝑢, ! 𝑢sb 𝑢sb
= GR ABC> S + N Y ABC> Q + N Y >?@ Q
𝑁-)* 𝑁,1/- 𝑉,1/- 𝑉-)*
! ! !
𝑢,>?@ 0.00022 0.0348 0.004714
= GN Q +N Q +N Q
𝑁-)* 0.10063 12.7933 10
𝑢,>?@
= √4.78 × 10−6 + 7.4 × 10−6 + 0.22 × 10−6 = 0.00352
𝑁-)*
𝑢,>?@ = 0.00352 × 0.128736 = 0.0004533 𝑁
𝑈,>?@ = 𝑘 × 𝑢,>?@ = 4.3 × 0.0004533 = 0.0020 𝑁
Ý Biểu diễn kết quả: làm tròn NHCl theo 𝜀&.>(,J,78N , ta được

𝜇𝑁𝐻𝐶𝑙 = 0.1297 ± 0.0020 ứng với P = 0.95

Nhận thấy nguồn đóng góp bất ổn chủ yếu vẫn là do bất ổn từ thể tích buret
(chiếm 60%), ngoài ra bất ổn do nồng độ NaOH cũng góp phần khá quan
trọng (chiếm 40%). Như vậy để nâng cao độ chính xác của phép đo, cần thiết
phải nâng cao thao tác chuẩn độ lặp (chuẩn độ xác định NaOH và HCl).
Vài điểm lưu ý khi tính toán:
- Các giá trị 𝑈&.>(,_ luôn làm tròn tới hai chữ số có nghĩa (không tin cậy)
và nhất thiết phải làm tròn lên bất kể chữ số sau ≥5 hay <5. Sau đó làm
tròn 𝜇_ theo 𝑈&.>(,_ .
7.2.4 Xác định nồng độ CH3COOH bằng NaOH
7.2.4.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ một thể tích chính xác của dung dịch CH3COOH (acid yếu) bằng
dung dịch chuẩn NaOH.
Phản ứng chuẩn độ:

63
𝐶𝐻* 𝐶𝑂𝑂𝐻 + 𝑂𝐻, → 𝐶𝐻* 𝐶𝑂𝑂, + 𝐻+ 𝑂
CH3COOH có pKa = 4.75, với dung dịch có nồn độ cỡ 0.1 N thì khoảng
bước nhảy pH tính gần đúng bằng 7.75 ÷ 9.7 (DF≈2) nên có thể dùng các chỉ
thị có pT 8.0; 8.3; 9.0.
7.2.4.2 Thực hành
- Dung dịch kiểm tra: hút 10.00 mL cho vào erlen 250 mL, thêm 1 giọt
phenolphtalein 0.1% và tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH tới
khi dung dịch chuyển từ không màu sang màu hồng nhạt (bền trong 30
s). Thực hiện phép chuẩn lặp 4 lần rồi lấy kết quả trung bình.
- Tính 𝑁2=H 2<<= và biểu diễn kết quả phân tích kèm theo 𝑈,𝐶𝐻 𝐶𝑂𝑂𝐻 , (cách
3

tính toán tương tự ví dụ 2).


- Dung dịch kiểm tra: sinh viên rửa sạch một bình định mức cỡ 100 mL
(đã được sinh viên hiệu chuẩn bình đo lần trước), dán nhãn và nộp cho
cán bộ phụ trách để nhận dung dịch kiểm tra. Định mức bằng nước cất,
dùng pipet (cũng đã được hiệu chuẩn lần trước), hút 10.00 mL cho vào
bình nón cỡ 250 mL, thêm 1 giọt phenolphtalein 0.1% và tiến hành
chuẩn độ bằng dung dịch NaOH như thí nghiệm ở trên. Thực hiện phép
chuẩn lặp 4 lần rồi lấy kết quả trung bình.
- Tính số biết 𝑚2=H 2<<= có trong dung dịch kiểm tra và biểu diễn kết quả
phân tích làm theo 𝑈u𝐶𝐻 . Cho biết 𝑀2=H 2<<= = 60.052.
3 𝐶𝑂𝑂𝐻

Ví dụ 3: Hút 4 lần, mỗi lần V2=10 mL (𝑎E+ =0.020 mL) dung dịch 𝐶𝐻* 𝐶𝑂𝑂𝐻
đựng trong bình định mức V1= 100 mL (𝑎E- = 0.03𝑚𝐿) rồi chuẩn độ bằng
dung dịch NaOH 0.10063 N (𝑈&.>(,𝑁𝑁𝑎𝑂𝐻 = 0.00044𝑁) hết V3= 10.15; 10.22;
10.12; 10.19 mL (𝑎E* = 0.03𝑚𝐿). Tính 𝑚2=H 2<<= có trong dung dịch kiểm
tra và biểu diễn kết quả kèm theo 𝑈u𝐶𝐻 ?
3 𝐶𝑂𝑂𝐻

• Tính 𝑚2=H 2<<= theo công thức:


𝑁:;<= × 𝑉* × 𝑉- × 60.052
𝑚2=H 2<<= = (𝑔)
𝑉+ × 1000
(10.15 + 10.22 + 10.12 + 10.19)
𝑉[* = = 10.17 𝑚𝐿
4
64
𝑢EH 𝑆EH
𝑢EGH = = = 0.0127 𝑚𝐿
√4 √4
0.10063 × 10.170 × 100 × 60.052
𝑚2=H 2<<= = = 0.619837𝑔
10 × 1000
BJ
𝐶𝐻3 𝐶𝑂𝑂𝐻
• Tính 𝑚𝐶𝐻3 𝐶𝑂𝑂𝐻

𝑢M!"#!$$" 0.00022 Q 0.025386 Q 0.03 Q


0.02 Q
'
= ( / +( / +( / +( /
𝑚NO#NPPO 0.10063 10.170 × √4 100 × √6 10 × √6√4
= ]4.78 × 10#v + 6.23 × 10#v + 0.015 × 10#v + 0.167 × 10#v = 0.00345
𝑢M!"#!$$" = 0.00345 × 0.619837𝑔 = 0.00207 𝑔
• Biểu diễn kết quả: làm tròn 𝑚2=H 2<<= theo 𝑈&.>(,𝑚𝐶𝐻3𝐶𝑂𝑂𝐻 ta được:
𝜇𝑚𝐶𝐻3𝐶𝑂𝑂𝐻 = (0. 6198 ± 0.0021)𝑔/bình mức, ứng với P = 0.95.
Lưu ý: có thể thấy bất ổn từ bình định mức và từ pipet là không đáng kể. Cần khắc phục
vẫn là bất ổn từ phép chuẩn độ có liên quan tới thể tích chuẩn lặp từ buret.
CÂU HỎI
1. Trình bày nguyên tắc chọn chất chỉ thị pH.
2. Dùng chỉ thị hỗn hợp có lợi gì so với chỉ thị đơn?
3. So sánh độ chính xác của các kết quả phân tích sau đây và sắp xếp thứ
tự theo độ chính xác:
𝐶:;<= = (0.10063 ± 0.00044)𝑁
𝐶=25 = (0.12965 ± 0.0020)𝑁
𝑚2=H 2<<= = (0.6198 ± 0.0021)𝑔
Hãy giải thích thứ tự này?
7.2.5 Xác định nồng độ H3PO4 bằng NaOH 0.1 N
7.2.5.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ một thể tích chính xác dung dịch H3PO4 (đa acid) bằng NaOH
đến nấc 1 (tạo thành NaH2PO4) hay chuẩn độ liền đến nấc 2 (tạo thành
Na2HPO4).
Phản ứng chuẩn độ:
Đến nấc 1: 𝐻* 𝑃𝑂% + 𝑂𝐻, → 𝐻+ 𝑃𝑂%, + 𝐻+ 𝑂

65
Đến nấc 2: 𝐻+ 𝑃𝑂%, + 𝑂𝐻, → 𝐻𝑃𝑂%+, + 𝐻+ 𝑂
H3PO4 có pKA1 = 2.12; pKA2 = 7.21; pKA3 = 12.33. Nấc 1 có khoảng bước
nhảy pH tính gần đúng là 4.12 ÷ 5.21 (độ chính xác > 99%), vì vậy chúng ta
dùng chỉ thị hỗn hợp có pT = 5.1 (chỉ thị này chuyển màu rõ rệt, các chỉ thị
khác không phù hợp). Tính ra nồng độ H3PO4 theo công thức sau:
𝑉- × 𝑁:;<=
𝐶=H C<" = (1)
𝑉=H C<"

Nấc 2 có khoảng bước nhảy pH tính gần đúng là 9.21 ÷ 10.36 (độ chính xác
> 99%) vì vậy ra có thể dùng các chỉ thị hỗn hợp pT = 9.9 (phenolphthalein
0.1%/alcohol +thymolphthalein 0.1%/alcohol; 1:1 (v/v)) hoặc pT = 10.2 (alizarin yellow
0.1%/alcohol +thymolphthalein 0.1%/alcohol; 2:1 (v/v)). Tính ra nồng độ của H3PO4
theo công thức sau:
𝑉+ × 𝑁:;<=
𝐶=H C<" = (2)
2 × 𝑉=H C<"

Kết quả xác định được gọi là chính xác nếu V2 sai khác 2V1 không quá
0.1 mL.
7.2.5.2 Thực hành
- Dùng pipet hút 10.00 mL dung dịch H3PO4 (nồng độ ~ 0.1 M) cho vào erlen
250 mL. Thêm 1 giọt chỉ thị pT = 5.1, từ buret cho NaOH 0.1 N thêm từ từ
xuống erlen tới khi chuyển màu rõ rệt từ đỏ sang xanh lục. Ghi thể tích V1,
làm 3 lần rồi lấy kết quả trung bình của các kết quả không sai nhau quá 0.1
mL.
- Dùng pipet hút 10.00 mL dung dịch H3PO4 (trong phòng thí nghiệm có
nồng độ ~ 0.1 M) cho vào erlen 250 mL. Thêm 1 giọt chỉ thị pT = 9.9 hoặc
10.2, từ buret cho NaOH 0.1 N thêm từ từ xuống erlen đến thể tích khoảng
(2V1 -1) mL. Sau đó thêm từ từ từng giọt NaOH tới khi chuyển từ không
màu sang tím chàm (pT 9.9) hoặc vàng sang tím (pT 10.2). Ghi thể tích V2
làm 3 lần và lấy trung bình kết quả không sai nhau quá 0.1 mL.
- Tính 𝐶=H C<" theo công thức (1) và biểu diễn kết quả kèm theo 𝑈&.>(,2#H+%" .
- Tính 𝐶=H C<" theo công thức (2) và biểu diễn kết quả kèm theo 𝑈&.>(,2#H+%" .

66
Ví dụ 4: Hút 3 lần, mỗi lần V2 = 9.930 mL (σV2 = 0.0070 mL) dung dịch
H3PO4 rồi chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0.10063± 0.00044 N) với chỉ thị
hỗn hợp pT = 9.9 hết 20.92; 21.03; và 20.98 mL.
Tính 𝐶=H C<" và biểu diễn kết quả kèm theo giá trị 𝑈&.>(,2#H+%" .

Ý Tính 𝐶=H C<" theo công thức (2):


(20.92 + 21.03 + 20.98)
𝑉[* = = 20.9766 … 𝑚𝐿
3
0.10063 × 20.9766
𝐶=H C<" = = 0.105543 … 𝑀
2 × 10
Ý Tính 𝑈&.>(,2# +% .
H "

𝑢E! 𝑆E!
𝑆E! = 0.055076 → 𝑢EG! = = = 0.0318
√3 √3
Tra bảng Student: 𝑡&.>(,ab+ = 4.30.

! !
0.055076 0.00022 ! 0.02
𝑢w.xy,)>!KC$ = ±0.10554 × GR S +R S +R S
20.9768 × √3 0.10063 10 × √6√3
= ±0.105543 × ]7.3 × 10#v = ±0.000285 𝑀
𝑈w.xy,)>!KC$ = 𝑘 × 𝑢w.xy,)>!KC$ = 𝑡w.xy,! × 𝑢w.xy,)>!KC$ = 0.001226

Ý Biểu diễn kết quả: làm tròn 𝐶=H C<" theo 𝑈w.xy,)> , ta có:
! KC$

𝜇2#H+%" = (0.1055 ± 0.0013)𝑀 ứng với P = 0.95

Ví dụ 5: Tương tự như ví dụ 4, nhưng hút 4 lần và sử dụng chỉ thị pT = 5.1


(chỉ thị Tashiro) đã thu được kết quả chuẩn độ là 10.43; 10.49; 10.39; 10.51
mL. Tính 𝐶=H C<" và biểu diễn kết quả phân tích kèm theo 𝜀&.>(,2,=H C<" .

Ý Tính 𝐶=H C<" theo công thức (1):


(10.43 + 10.49 + 10.39 + 10.51)
𝑉[- = = 10.455 𝑚𝐿
4
𝑢ES 𝑆ES
𝑆ES = 0.055076 → 𝑢EGS = = = 0.0275. . 𝑚𝐿
√4 √4

67
0.10063 × 10.455
𝐶=H C<" = = 0.105208 … 𝑀
10
Ý Tính 𝜀&.>(,2,=H C<"

! !
0.055076 0.00022 ! 0.02
𝑢w.xy,)>!KC$ = ±0.10521 × GR S +R S +R S
10.455 × √3 0.10063 10 × √6√4
= ±0.10521 × ]14.2 ∗ 10#v = ±0.000396 𝑀
𝑈w.xy,)>!KC$ = 𝑘 × 𝑢w.xy,)>!KC$ = 𝑡w.xy,6 × 𝑢w.xy,)>!KC$ = 0.00126

Ý Biểu diễn kết quả: làm tròn 𝐶=H C<" theo 𝑈w.xy,)> , ta có:
! KC$

𝜇2#H+%" = (0.1052 ± 0.0013)𝑀 ứng với P = 0.95

Ý Biểu diễn kết quả: 𝐶=H C<" làm tròn theo 𝜀&.>(,2,=H C<" ta được:

𝜇2#H+%" = (0.1052 ± 0.0013)𝑀 ứng với P = 0.95

7.2.6 Xác định hỗn hợp H2SO4 + H3PO4 bằng NaOH


7.2.6.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ một thể tích chính xác của hỗn hợp acid bằng NaOH với chỉ thị
pT = 5.1 và pT = 10.2.
H2SO4 có pKA1 = -3.00 và pKA2 = 1.9
H3PO4 có pKA1 = 2.12, pKA2 = 7.21 và pKA3 = 12.36
Ý Khi dùng chỉ thị pT = 5.1 xảy ra phản ứng chuẩn độ:
𝐻+ 𝑆𝑂% + 2𝑂𝐻, → 𝑆𝑂%+, + 𝐻+ 𝑂 tiêu hao Va dung dịch NaOH
𝐻* 𝑃𝑂% + 𝑂𝐻, → 𝐻+ 𝑃𝑂%, + 𝐻+ 𝑂 tiêu hao Vb dung dịch NaOH
V 1 = Va + Vb
Ý Khi dùng chỉ thị pT = 10.2 xảy ra phản ứng chuẩn độ:
𝐻+ 𝑆𝑂% + 2𝑂𝐻, → 𝑆𝑂%+, + 𝐻+ 𝑂 tiêu hao Va dung dịch NaOH
𝐻* 𝑃𝑂% + 2𝑂𝐻, → 𝐻𝑃𝑂%+, + 𝐻+ 𝑂 tiêu hao 2Vb dung dịch NaOH
68
V2 = Va + 2Vb
Vậy V2 – V1 = Vb; 2V1 – V2 = Va
𝑉; 𝑁:;<= (2𝑉- − 𝑉+ )𝑁:;<=
𝐶=! H<" = =K L (1)
2𝑉cc 2𝑉cc

𝑉X 𝑁:;<= (𝑉+ − 𝑉- )𝑁:;<=


𝐶=H C<" = =K L (2)
𝑉cc 𝑉cc
7.2.6.2 Thực hành
Từ bình mẫu phòng thí nghiệm cung cấp, sinh viên định mức bằng nước cất
đến vạch mức. Lấy 10.00 mL hỗn hợp H2SO4 + H3PO4 cho vào erlen 250 mL,
thêm 1 giọt chỉ thị pT = 5.1 rồi chuẩn độ bằng NaOH 0.1 N đến khi chuyển
màu đột ngột từ màu đỏ nho sang xanh lục. Ghi thể tích V1, làm 3 lần và lấy
kết quả trung bình.
Dùng pipet lấy 10.00 mL dung dịch mẫu cho vào erlen 250 mL, thêm 2 giọt
chỉ thị pT = 9.9. Từ buret cho xuống V1 mL dung dịch NaOH 0.1 N, sau đó
thêm chậm từng giọt NaOH đến khi dung dịch chuyển từ vàng sang tím. Ghi
V2, làm 3 lần và lấy kết quả trung bình.
Ý Tính 𝐶=! H<" theo công thức (1) và biểu diễn kết quả kèm theo
𝑈&.>(,2#!T%"
Ý Tính 𝐶=H C<" theo công thức (2) và biểu diễn kết quả kèm theo
𝑈&.>(,2#H+%"

Ví dụ 6: Hút 3 lần, mỗi lần Vhh = 10 mL (𝑎EUU = 0.020 𝑚𝐿) rồi chuẩn độ
bằng dung dịch NaOH 0.10063 ±0.00044 N với chỉ thị pT =5.1 và chỉ thị pT
= 9.9. Thu được kết quả như sau:
V1 = 15.15; 15.25; 15.19 mL
V2 = 22.49; 22.59; 22.52 mL
Hãy tính 𝐶=! H<" ± 𝑈&.>(,2#!T%" và 𝑈&.>(,2#H+%" .

69
15.15 + 15.25 + 15.19
𝑉[- = = 15.195 𝑚𝐿
3
𝑆ES
𝑆ES = ±0.05033 𝑚𝐿 → 𝑢&.>(,EGS = 𝑆EGS =
√3
0.05033
𝑈w.xy,sbL = 𝑘 × 𝑢w.xy,sbL = 𝑡w.xy,z × 𝑢w.xy,sbL = ±4.30 × = ±0.1250 𝑚𝐿
√3
22.49 + 22.59 + 22.52
𝑉[+ = = 22.593 𝑚𝐿
3
𝑆E!
𝑆E! = ±0.05132 𝑚𝐿 → 𝑢&.>(,EG! = 𝑆EG! =
√3
0.05132
𝑈w.xy,sb" = 𝑘 × 𝑢w.xy,sb" = 𝑡w.xy,z × 𝑢w.xy,sb" = ±4.30 × = ±0.1274 𝑚𝐿
√3
Ý Tính 𝐶=! H<" ± 𝑈&.>(,2#!T%" dựa theo công thức (1)
(2 × 15.196 − 22.533) × 0.10063
𝐶=! H<" = = 0.03954256 𝑀
2 × 10
Đặt 𝑊- = 2 × 15.96 − 22.533 = 7.859 𝑚𝐿

+ +
0.05132 0.05033
𝑢&.>(,_S = uQ2 × S +Q S = 0.0066 𝑚𝐿
√3 √3
𝑈&.>(,_S = 𝑘 × 𝑢&.>(,_S = 𝑡&.>(,+ × 𝑢&.>(,_S = 4.3 × 0.066 = 0.2838 𝑚𝐿
!
0.066 ! 0.00022 ! 0.020
𝑢w.xy,)>"MC$ = 0.03954 × GR S +R S +R S
7.859 0.10063 10 × √6 × √3
= 0.03954 × ]𝟕. 𝟎𝟓 × 𝟏𝟎#𝟓 + 0.48 × 10#y + 0.022 × 10#y = ±0.000344 𝑀
𝑈V.XY,N")*$+ = 𝑘 × 𝑢V.XY,N")*$+ = 𝑡V.XY,Q × 𝑢V.XY,N")*$+ = 4.3 × 0.000344 = 0.0015 𝑀
𝐶=! H<" ± 𝑈&.>(,2#!T%" = 0.0395 ± 0.0015 𝑀
Ý Tính 𝐶=H C<" ± 𝑈0.95,2#H+%" dựa theo công thức (2)

(22.533 − 15.196) × 0.10063


𝐶=H C<" = = 0.0738322 𝑀
10
Đặt 𝑊+ = 22.533 − 15.196 = 7.337 𝑚𝐿
70
+ +
0.05132 0.05033
𝑢&.>(,_! = uQ S +Q S = 0.04165 𝑚𝐿
√3 √3
Q
0.04165 Q 0.00022 Q 0.020
𝑢V.XY,N"#,$+ = ±0.0738322 × '( / +( / +( /
7.859 0.10063 10 × √6 × √3
= ±0.07383 × >𝟐. 𝟖 × 𝟏𝟎^𝟓 + 0.48 × 10^Y + 0.022 × 10^Y = ±0.000423 𝑀
𝑈V.XY,𝐶𝐻 𝑃𝑂 = 𝑘 × 𝑢V.XY,𝐶𝐻 𝑃𝑂 = 𝑡V.XY,Q × 𝑢V.XY,𝐶𝐻 𝑃𝑂 = 4.3 × 0.000344 = 0.0019 M
3 4 3 4 3 4

𝐶=H C<" ± 𝜀&.>(,2,=H C<" = 0.0738 ± 0.0019 𝑀


Nhận xét: có thể thấy rằng, khi chuẩn độ hỗn hợp hai acid, khoảng bất ổn tăng gấp bội
và bất ổn lớn nhất vẫn do thao tác chuẩn độ gây ra. Cần hạn chế tối đa bất ổn này nếu
muốn phép chuẩn độ có độ tin cậy cao hơn.

7.2.7 Xác định hàm lượng N% trong NH4Cl bằng phương pháp chuẩn độ
thay thế
7.2.7.1 Nguyên tắc
Ion 𝑁𝐻%) tạo ra khi hòa tan NH4Cl trong nước là một acid Bronted rất yếu
có pKa = 9.25. Vì vậy không thể chuẩn độ trực tiếp NH4+ bằng NaOH. Người
ta dùng cách chuẩn độ thay thế như sau:
Lấy một thể tích chính xác dung dịch NH4Cl, thêm lượng dư dung dịch
formaldehyde HCHO. Xảy ra phản ứng thay thế như sau:
1. 4𝑁𝐻%) + 6𝐻𝐶𝐻𝑂 ⟶ (𝐶𝐻+ )F 𝑁% 𝐻) + 3𝐻) + 6𝐻+ 𝑂
(𝐶𝐻+ )F 𝑁% 𝐻) : acid liên hợp của urotropin (𝐶𝐻+ )F 𝑁%
Phản ứng chuẩn độ
2. (𝐶𝐻+ )F 𝑁% 𝐻) + 3𝐻) + 4𝑂𝐻, → (𝐶𝐻+ )F 𝑁% + 4𝐻+ 𝑂
Phản ứng 1 xảy ra theo chiều thuận trong môi trường kiềm.
Kết quả, từ một acid Bronted rất yếu NH4+ ta chuyển thành một
acid Bronted mạnh hơn, do đó đủ điều kiện để chuẩn độ bằng
NaOH (phản ứng 2).

71
Urotropin là một base yếu, có pKb = 8.87 tức pKa = 5.13. Sự có mặt của
base này làm cho pHtđ nằm trong vùng kiềm và rút ngắn lại khoảng bước
nhảy pH của đường cong chuẩn độ. Đối với dung dịch NH4Cl cỡ 0.1 N thì
khoảng bước nhảy tính gần đúng là 7.13÷10.7 (độ chính xác > 99%) hoặc
8.13÷9.7 (độ chính xác > 99.9%). Vậy chỉ thị phù hợp nhất là phenolphtalein
0.1% có pT = 9.0.
Cần lưu ý là dung dịch formaldehyde – formalin trong không khí thường bị
oxi hóa một phần nên bao giờ cũng lẫn một ít acid formic HCOOH. Acid này
có pKa = 3.75 mạnh hơn cả acid acetic nên cũng bị chuẩn độ bởi NaOH với
chỉ thị phenolphtalein. Để loại trừ ảnh hưởng này ta phải trung hòa trước acid
formic bằng NaOH sau đó mới cho tác dụng với NH4Cl.
7.2.7.2 Thực hành
Chuẩn bị mẫu thử (PTN thực hiện): cân 5.5 g mẫu phân bón vô cơ chứa
𝑁𝐻%) , hòa tan và pha loãng mẫu đến 1L bằng nước cất khử ion. Lấy 10 mL
dung dịch này cho mỗi lần xác định bằng phương pháp chuẩn độ.
Cho vào erlen 250 mL cỡ 6.5 mL HCHO 30%, 10 mL nước cất, 2 giọt chỉ
thị phenolphtalein 0.1%, thêm từng giọt NaOH đến khi dung dịch chuyển
hồng nhạt và màu hồng không mất sau 30 s.
- Dùng pipet rút chính xác 10.00 mL dung dịch NH4Cl định phân vào erlen
250 mL, lắc đều và đợi 30 phút để chuyển hóa hết NH4+ thành urotropin.
- Từ buret (đã đưa về đúng vạch 0) thêm từng giọt NaOH đến khi xuất hiện
mà hồng nhạt không biến mất sau 30 s. Ghi thể tích NaOH, thực hiện 3 lần
và tính độ không đảm bảo đo tiêu chuẩn (độ lệch chuẩn) u = S3. Các kết
quả chuẩn độ không được sai khác nhau quá 0.1 mL.
:FG%# ×-%.&&Fg
- Tính 𝑇:;<=/: = -&&&
(gọi là chuẩn độ theo chất xác định) và
𝑈&.>(,2FG%#
hFG%#/F ×EFG%#
- Tính% 𝑁 = E,-,./
× 100 trong dung dịch do mẫu phòng thí
nghiệm chuẩn bị.

72
- Sinh viên tự thiết lập các công thức tính độ không đảm bảo đo và tính toán,
biểu diễn hàm lượng%N trong dung dịch mẫu theo quy trình pha chế bên
trên.

73
7.3 PHƯƠNG PHÁP ACID
Dung dịch chất chuẩn HCl 0.1 N
7.3.1 Chuẩn bị dung dịch HCl gần đúng 0.1 N
Lấy 8.4 mL HCl đậm đặc (~12 N, d = 1.19) bằng pipet cho vào bình cỡ 1000
mL, thêm nước cất đến vạch mức và lắc đều. Dung dịch được sử dụng để nạp
lên buret.
7.3.2 Xác định chính xác nồng độ HCl 0.1 N theo chất gốc
7.3.2.1 Nguyên tắc
Pha dung dịch Na2B4O7 từ tinh thể borax Na2B4O7. 10H2O (chất gốc) có
nồng độ chính xác 0.1 N (hoặc xấp xỉ 0.1 N với 5 chữ số có nghĩa). Hút ra
một thể tích xác định cho vào erlen rồi chuẩn độ bằng dung dịch HCl.
Phản ứng thủy phân 𝐵% 𝑂g+, : 𝐵% 𝑂g+, + 5𝐻+ 𝑂 → 2𝐻+ 𝐵𝑂*, + 2𝐻+ 𝐵𝑂* (1)
Phản ứng chuẩn độ: 2𝐻+ 𝐵𝑂*, + 2𝐻) → 2𝐻+ 𝐵𝑂* (2)
Phản ứng chung: 𝐵% 𝑂g+, + 5𝐻+ 𝑂 + 2𝐻) → 4𝐻+ 𝐵𝑂*
Từ phương trình ta thấy thực chất của phản ứng chuẩn độ này là phản ứng
trung hòa đơn base yếu 𝐻+ 𝐵𝑂*, bằng acid mạnh HCl (phản ứng 2). Acid boric
𝐻+ 𝐵𝑂* (coi như 𝐻𝐵𝑂+ ) có pKa = 9.24 do đó base liên hợp 𝐻+ 𝐵𝑂*, có pKb =
4.76. Đối với các nồng độ xấp xỉ 0.1 N của borax và HCl có thể tính gần đúng
khoảng bước nhảy pOH là 7.76 ÷ 9.7 (DF≈2), tức là khoảng bước nhảy pH là
6.24 ÷ 4.3 (ứng với độ chính xác 99.9%). Vậy có thể sử dụng chỉ thị methyl
đỏ (pT = 5) hoặc chỉ thị hỗn hợp pT = 5.1, pT = 5.4 (chỉ thị Tashiro) để xác
định điểm cuối chuẩn độ.
Nồng độ chính xác của HCl được tính theo công thức:
𝑁X6Y;i × 𝑉X6Y;i
𝑁=25 =
𝑉=25
j1c3Gd
Borax Na2B4O7. 10H2O có đương lượng 190.69 (= +
)

74
7.3.2.2 Thực hành
Cân chính xác khoảng 1.9069 g borax để pha được 100 mL dung dịch có
nồng độ chính xác khoảng 0.1 N (4-5 CSCN).
Dùng pipet hút 10.00 mL dung dịch borax cho vào erlen 250 mL, thêm 1
giọt chỉ thị hỗn hợp pT = 5.4 (hoặc pT = 5.1). Thêm từng giọt dung dịch HCl
từ buret đến khi dung dịch chuyển từ màu lục sang tím hồng (hoặc màu lục
sang đỏ nho). Ghi thể tích HCl dử dụng, làm 3 lần lấy giá trị trung bình.
Ý Tính 𝑁=25 và 𝑈&.>(,:#$E

Chú ý: Kể từ đây mọi kết quả tính toán đều phải biểu diễn kèm theo khoảng
tin cậy ứng với P = 0.95. Sinh viên tự thiết lập các công thức phù hợp để tính
độ không đảm bảo đo 𝑈&.>( .
7.3.3 Xác định nồng độ NH3 bằng HCl
7.3.3.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ một thể tích chính xác của dung dịch NH3 (base yếu) bằng dung
dịch chuẩn HCl.
Phản ứng chuẩn độ: 𝑁𝐻* + 𝐻) → 𝑁𝐻%)
NH3 có pKb = 4.75, đối với nồng độ xấp xỉ 0.1 N của NH3 và HCl thì khoảng
bước nhảy pOH tính gần đúng bằng 7.75 ÷ 9.7 (DF≈2) độ chính xác 99.9%,
tức khoảng bước nhảy pH 6.25 ÷ 4.3. Vậy có thể dùng các chỉ thị có pT =
5.1; 5.4; và 5.5.
7.3.3.2 Thực hành
- Sinh viên rút 10.00 mL dung dịch mẫu trong bình định mức cho vào erlen
250 mL, thêm 1 giọt chỉ thị Tashiro có pT = 5.4.
- Từ buret thêm từng giọt dung dịch HCl 0.1 N đến khi chuyển từ màu lục
sang tím hồng. Ghi thể tích HCl, làm lặp 3 lần và lấy trung bình. Các kết
quả không chênh nhau quá 0.1 mL.
:#$E ×-g.&*&%
Ý Tính 𝑇=25/:=H = -&&&
và 𝑈&.>(,h#$E/F#H .
Ý Tính số gam NH3 có trong mẫu theo công thức:

75
𝑇=25/:=H × 𝑉=25 × 𝑉kĐj
𝑚:=H = (𝑔)
𝑉!#!D1

Ý Tính 𝑈&.>(,"F#H và biểu diễn kết quả phân tích

𝜇"F#H = 𝑚:=H ± 𝑈&.>(,"F#H

7.3.4 Xác định hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3


7.3.4.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ một thể tích chính xác của dung dịch hỗn hợp NaHCO3 và
Na2CO3 bằng dung dịch chuẩn HCl 0.1 N đến nấc 1 xác định riêng Na2CO3.
Lấy một thể tích tương tự khác của dung dịch hỗn hợp đem chuẩn độ bằng
dung dịch HCl 0.1 N đến nấc 2 để xác định tổng NaHCO3 và Na2CO3. Phản
ứng chuẩn độ:
Nấc 1: Chỉ chuẩn độ 𝐶𝑂*+, (hết V1 mL)
𝐶𝑂*+, + 𝐻) → 𝐻𝐶𝑂*,
Nấc 2: chuẩn độ 𝐶𝑂*+, luôn đến nấc 2 và 𝐻𝐶𝑂*, (đã có sẵn trong hỗn hợp
ban đầu) đến nấc 2 (hết V2 mL)
𝐶𝑂*+, + 2𝐻) → 𝐻+ 𝐶𝑂* → 𝐻+ 𝑂 + 𝐶𝑂+
𝐻𝐶𝑂*, + 𝐻) → 𝐻+ 𝐶𝑂* → 𝐻+ 𝑂 + 𝐶𝑂+
H2CO3 là một acid yếu có pKa1 = 6.35 và pKa2 = 10.30. Vì hai giá trị pKa
khác nhau chưa quá 4 đơn vị nên phép chuẩn độ ở nấc 1 chỉ đạt tới độ chính
xác ~ 95%. Khoảng bước nhảy rất hẹp, ứng với pH nằm giữa 8.30 và 8.35
(điểm tương đương ~ 8.33) cho nên chỉ thị phù hợp cho nấc 1 là chỉ thị hỗn
hợp có pT = 8.3.
Đối với nấc 2, cuối phản ứng chuẩn độ tạo ra H2CO3. Nếu không đuổi hết
H2CO3 thì khoảng bước nhảy pH tính gần đúng là 4.35 ÷ 3.3 (độ chính xác
99% đối với nồng độ tổng cộng NaHCO3 và Na2CO3 là 0.1 M), khi đó có thể
dùng chỉ thị methyl cam có pT = 4.0

76
Tuy nhiên, nếu gần kết thúc phép chuẩn độ ra đun nhẹ để đuổi gần hết CO2
thì khoảng bước nhảy được nới rộng và có thể sử dụng các chỉ thị pT = 5.1;
5.4; 5.5.
7.3.4.2 Thực hành
- Sinh viên lấy 10.00 mL dung dịch mẫu cho vào erlen 250 mL, thêm 1 giọt
chỉ thị pT = 8.3 và chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0.1 N đến khi dung dịch
chuyển từ màu tím sang vàng. Làm 3 lần và ghi kết quả trung bình V1, tính
𝑈&.>(,ES .
- Sinh viên rút 10.00 mL dung dịch mẫu của phòng thí nghiệm ho vào erlen
250 mL, thêm 1 giọt chỉ thị methyl cam và chuẩn độ bằng dung dịch HCl
0.1 N đến khi dung dịch chuyển từ màu vàng sang da cam (nhận ra ánh màu
hồng). Làm 3 lần và ghi kết quả trung bình V2, tính 𝑈&.>(,E! .
- Tính giá trị nồng độ NaHCO3 và Na2CO3 và các giá trị 𝑈&.>( có trong dung
dịch mẫu kiểm tra.
CÂU HỎI
1. Thiết lập công thức tính 𝑈&.>(,2FG!$%H và 𝑈&.>(,:;=2<H .
2. Đề xuất phương án xác định thành phần% của hỗn hợp NaOH và
Na2CO3 trong dung dịch hỗn hợp. Thiết lập các công thức tính toán
cần thiết cho kết quả đưa ra.

77
8 BÀI 3. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ COMPLEXON
Tên gọi khác của Complexon: Complexon III, Complexon 3, Trilon B, EDTA
8.1 PHA CÁC DUNG DỊCH VÀ CHỈ THỊ MÀU KIM LOẠI
8.1.1 Dung dịch Complexon III 0.0100 M
Cân chính xác 3.7220 g complexon III (công thức Na2H2Y.2H2O loại tính
khiết phân tích, đã sấy khô ở 80oC), hòa tan bằng nước cất thành 1 L dung
dịch.
Biễu diễn kết quả Cm ± 𝑈&.>(,8e .

Lưu ý:
- Dùng nước cất tốt (không chứa cation đa điện tích) để pha hoặc tốt hơn là
dùng nước khử cation.
- Trong hầu hết các phép phân tích thông thường, có thể coi Na2H2Y.2H2O
hoặc Na2H2Y như chất chuẩn gốc: nếu cần thì xác định lại nồng độ theo
chất chuẩn gốc MgSO4.7H2O).
- Trong thực tế còn dùng nồng độ 0.05000 M và 0.1000 M.
- Pha loãng 10 lần được dung dịch 0.001000 M hay 5*10-4 M trong các thí
nghiệm Ca2+ nồng độ thấp và xác định độ cứng của nước.
8.1.2 Dung dịch đệm ammoniac có pH = 10
Lấy 100 g NH4Cl loại tinh khiết phân tích và 350 mL NH4OH đậm đặc (loại
tinh khiết phân tích 25%) pha với nước cất thành 1 L dung dịch. Kiểm tra pH
bằng máy đo pH hoặc chỉ thị pH lần lượt như sau:
- 10 mL dung dịch đệm + 1 giọt phenolphtalein 0.1% có pT = 9.0, thấy màu
hồng rõ rệt (nếu hồng nhạt hay không màu thì cho thêm NH4OH đến màu
hồng).
- 10 mL dung dịch đệm + 1 giọt chỉ thị hỗn hợp pT = 10.2 thấy màu vàng
(nếu thấy màu tím thì thêm một ít NH4Cl rắn đến khi dung dịch chuyển
sang màu vàng).
Dung dịch đệm này dùng để tạo môi trường đệm pH khi chuẩn độ với chỉ
thị NET.
78
8.1.3 Dung dịch đệm acetate pH = 5
80 mL CH3COOH đậm đặc (d = 1.050 g/cm3 hoặc 99%) pha loãng thành
1.4 L bằng nước cất.
40 g NaOH loại tinh khiết phân tích pha loãng bằng nước cất thành 1 L dung
dịch.
Thả vào dung dịch CH3COOH một mẩu giấy chỉ thị Congo đỏ. Đổ từ từ
dung dịch NaOH vào CH3COOH đến khi chuyển màu từ xanh chàm sang đỏ.
Kiểm tra lại bằng máy đo pH hoặc dùng chỉ thị pH lần lượt như sau:
- 10 mL dung dịch + 1 giọt chỉ thị Tashiro: màu hồng tím
- 10 mL dung dịch + 1 giọt chỉ thị methyl cam: màu vàng rõ rệt
Chỉ thị congo đỏ có khoảng pH đổi màu 3.0 ÷ 5.0 (đỏ → chàm).
8.1.4 Dung dịch Mg2+ 0.1000 M
Cân chính xác 24.647 g MgSO4.7H2O tinh khiết phân tích hòa tan trong 1
L nước cất, từ đây pha loãng để được dung dịch 0.01000 M và các dung dịch
có nồng độ khác.
Biểu diễn Cjn!f ± 𝑈&.>(,8gh!f

8.1.5 Dung dịch Zn2+ 0.1000 M


Cân chính xác 28.754 g ZnSO4.7H2O hoặc 21.950 g Zn(CH3COO)2.2H2O
tinh khiết phân tích hòa tan trong 1 L nước cất, từ đây pha loãng để được
dung dịch 0.01000 M và các dung dịch có nồng độ khác.
Biểu diễn Co$!f ± 𝑈&.>(,8i(!f

8.1.6 Dung dịch Ca2+ 0.1000 M


Cân chính xác 10.009 g CaCO3 đã sấy khô ở 100 – 150oC, hòa tan trong
lượng HCl vừa đủ (~ 10 mL), thêm nước cất thành 1 L dung dịch, từ đây pha
loãng để được dung dịch 0.001000 M và các dung dịch có nồng độ khác.
Biểu diễn C2;!f ± 𝑈&.>(,8$G!f

79
8.1.7 Dung dịch Ba2+ 0.1000 M
Cân chính xác 24.427 g BaCl2.2H2O tinh khiết phân tích hòa tan trong 1 L
nước cất, từ đây pha loãng để được dung dịch 0.01000 M và các dung dịch
có nồng độ khác.
Biểu diễn Ck;!f ± 𝑈&.>(,8jG!f

8.1.8 Dung dịch Cu2+ 0.100 M


Cân 24.968 g CuSO4.5H2O hòa tan bằng nước cất thành 1 L dung dịch. Từ
đây pha các dung dịch có nồng độ thấp hơn.
Tính C23!f ± 𝑈&.>(,8$2!f

8.1.9 Dung dịch Al3+ 0.1000 M


Cân 47.43 g phèn nhôm kali KAl(SO4)2.12H2O (hoặc 45.32 g phèn
nhôm ammoni NH4Al(SO4)2.12H2O) hòa tan bằng nước cất có thêm vài
giọt H2SO4 đậm đặc thành 1 L dung dịch. Từ dung dịch này pha loãng
thành các dung dịch có nồng độ thấp hơn.
Tính C45Hf ± 𝑈&.>(,8kEHf .

8.1.10 Dung dịch Fe3+ 0.1000 M


Cân 48.218 g phèn sắt ammoni NH4Fe(SO4)2.12H2O hòa tan trong nước cất
có thêm vài giọt H2SO4 đậm đăc thành 1 L dung dịch. Từ dung dịch này pha
loãng thành các dung dịch có nồng độ thấp hơn.
8.1.11 Dung dịch KCN 10%
10 g KCN hòa tan trong 90 mL nước cất, đựng trong chai nhỏ giọt. Cẩn thận
vì rất độc, tuyệt đối không để acid mạnh rơi vào. Hóa chất này dùng làm chất
che kim loại nặng như Cu2+ trong phép chuẩn độ với chỉ thị NET.
8.1.12 Dung dịch NH2OH.HCl 1%
1 g NH2Cl.HCl (hydroxylamine hydrocloride) hòa tan trong 100 mL nước
cất. Dùng ngăn ngừa sự oxi hóa chỉ thị NET trong môi trường kiềm khi có
mặt ion Mn2+.

80
8.1.13 NH4Cl 1 M
Hòa tan 5.335 g NH4Cl thành 1 L dung dịch
8.1.14 NH3 1 M
67 mL NH3 đậm đặc (d = 0.90 g/cm3) hòa vào 735 mL nước cất
8.1.15 Dung dịch NaOH 1 N
Cân 40 g NaOH tinh khiết phân tích hòa tan với nước cất thành 1 L dung
dịch
8.1.16 Dung dịch NaF bão hòa
Hòa tan 5 g NaF trong 100 mL nước cất.
8.1.17 NH3 25% và HCl (1:1) để điều chỉnh môi trường pH
8.1.18 Chỉ thị màu kim loại Eriochrome Black T (kí hiệu NET) và cách pha
8.1.18.1 Công thức và khoảng đổi màu
Chỉ thị NET có công thức H3In

Đỏ Đỏ chàm cam
⇆ ⇆ ⇆
^ Q^
𝐻l 𝐼𝑛 𝐻Q 𝐼𝑛 𝐻𝐼𝑛 𝐼𝑛l^
pKa2=6.3 pKa3=11.6
Thực tế, trong khoảng pH 7 ÷ 11 chỉ thị NET tồn tại ở dạng 𝐻𝐼𝑛+, và dung
dịch có màu chàm.

81
Các phức của ion kim loại với chỉ thị NET thường có màu đỏ, vì thế các
phép chuẩn độ compexon với chỉ thị NET thường được tiến hành trong
khoảng pH 7 ÷ 11 để sự chuyển màu có tính tương phản.
Phản ứng chỉ thị (chuyển màu ở điểm cuối chuấn độ):
𝑀𝐼𝑛, + 𝑌 p → 𝑀𝑌 +, + 𝐼𝑛p
Đỏ nho Xanh chàm
Với M2+ là Mg2+, Ca2+, Zn2+ ta có:
𝑝𝐾jnq$ = 7.0; 𝑝𝐾2;q$ = 5.4; 𝑝𝐾o$q$ = 12.9

Tại pH = 10 đệm ammoniac có thể tính gần đúng:


p p
𝑝𝐾jnq$ = 5.4 𝑝𝐾2;q$ = 3.8
p
𝑝𝐾jnm = 8.24 p
𝑝𝐾2;q$ = 10.24
p p
Vậy nói chung 𝑝𝐾jq$ < 𝑝𝐾jq$ (phức Mn kém bền hơn phức MY). Khi cho
dự 1 giọt dung dịch complexon III màu sẽ biến đổi từ đỏ nho sang xanh chàm.
Tuy nhiên do khoảng đổi màu khá rộng nên ngoài các màu trên ta còn thấy
màu trung gian giữa đỏ nho và xanh chàm (còn gọi là chớm chàm). Nếu phép
p p
chuẩn độ dừng tại màu trung gian thì 𝑝𝑀I3ố# = 𝑝𝐾jq$ , nếu phép chuẩn độ
p p
dừng ở màu xanh chàm rõ rệt thì 𝑝𝑀I3ố# = 𝑝𝐾jq$ + 1.
8.1.18.2 Pha chỉ thị NET ở dạng hỗn hợp rắn, cách dùng và bảo quản
Nghiền 0.25 g chỉ thị với 100 g KCl (đã sấy khô) trong cối sứ thành bột mịn,
cũng có thể thay KCl khan bằng NaCl khan, hỗn hợp chất rắn có nồng độ chỉ
thị là 0.25%. Mỗi lần dùng khoảng 20 mg hỗn hợp, dùng thìa nhỏ để lấy cỡ
một hạt đậu cho thể tích dung dịch cuối cùng khoảng 30 mL. Nếu dùng nhiều
hơn ta sẽ thấy màu trung gian rõ rệt. Bảo quản chỉ thị trong chai tối màu, đậy
kín sau mỗi lần sử dụng, tốt nhất bảo quản chỉ thị trong bình hút ẩm.
8.1.19 Chỉ thị Fluorexon và cách pha
Fluorexon (FX) còn có tên là Calcein, Fluorescein complexon, có công thức
H6In.

82
Trong môi trường KOH có pH ~ 12, chỉ thị có màu hồng và không phát
huỳnh quang, khi tạo phức với Ca2+ hoặc Ba2+ thì phức phát huỳnh quang mà
xanh lục.
Cách pha: hỗn hợp rắn 1%: 1g chỉ thị nghiền với 100 g KNO3 rắn trong cối
sứ thành bột mịn, bảo quản chỉ thị trong chai tối màu, đậy kín sau mỗi lần
dùng. Mỗi lần sử dụng khoảng 20 mg.
8.1.20 Chỉ thị Murexide (H4In) và cách pha

Tím hồng Tím Chàm


⇌ ⇌
Hm In^ Hl InQ^ HQ Inl^
𝑝𝐾nQ = 9.2 𝑝𝐾nl = 10.9

Phức 𝐶𝑢𝐻+ 𝐼𝑛, màu cam; 𝑝𝐾23=! q$o = 15.0

Phức 𝐶𝑎𝐻+ 𝐼𝑛, màu đỏ; 𝑝𝐾2;=! q$o = 5.0

Cách pha chỉ thị 0.2%: nghiền 0.2 g chỉ thị murexide với 100 g NaCl khan
trong cối sứ thành bột mịn. Bảo quản trong chai tối màu, đậy kín, mỗi lần sử
dụng khoảng 20 mg.

83
8.1.21 Chỉ thị Xylenol Orange – XO (H6In) và cách pha

Cam Vàng Vàng Vàng Đỏ tím Tím Chàm


⇌ ⇌ ⇌ ⇌ ⇌ ⇌
𝐻N 𝐼𝑛 𝐻O 𝐼𝑛P 𝐻Q 𝐼𝑛RP 𝐻S 𝐼𝑛SP 𝐻R 𝐼𝑛QP 𝐻𝐼𝑛NP 𝐼𝑛NP

𝑝𝐾"> = 1.09 𝑝𝐾TR = 2.6 𝑝𝐾TS = 3.2 𝑝𝐾TQ = 6.4 𝑝𝐾TO = 10.5 𝑝𝐾TN = 12.3

Thực tế, trong khoảng pH 1 ÷ 6 chỉ thị XO tồn tại ở các dạng
H( In, ; H% In+, ; H* In*, , tất cả chúng đều có màu vàng trong dung dịch.
Hầu hết các phức của ion kim loại với chỉ thị XO có màu đỏ tím hoặc tím,
vì vậy phép chuẩn độ complexon với chỉ thị XO đều được tiến hành
trongkhoảng pH từ 1 ÷ 6 để sử chuyển màu có tính tương phản.
Cách pha chỉ thị 1%: nghiền 1 g chỉ thị XO rắn với 100 g NaCl khan trong
cối sứ thành bột mịn. Bảo quản trong chai tối màu, đậy kín, mỗi lần sử dụng
20 mg.
8.1.22 Chỉ thị acid sulfosalicylic
pKa1 = 2.51; pKa2 = 11.70
Chất chỉ thị không màu, tan trong nước
Phức FeIn bền trong môi trường pH = 1.8 ÷ 2.5 có
màu hồng tím, pKFeIn = 14.05.
Phức AlIn không màu, pKAlIn = 13.20.
Cách pha chỉ thị 25%: pha 5 g SSA trong 75 mL
nước cất.
84
8.2 XÁC ĐỊNH Mg2+
8.2.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ một thể tích chính xác muối Mg2+ bằng dung dịch complexon III
0.01 M trong môi trường đệm pH 10 với chỉ thị NET đến khi màu chuyển từ
đỏ nho sang chớm xanh chàm.
Phản ứng chuẩn độ:
𝑀p + 𝑌 p → 𝑀𝑌 +,
Thực chất của phản ứng chuẩn độ:
𝑀𝑔+) + 𝑌 p → 𝑀𝑔𝑌 +,
Tất cả đều không màu
Khi cho dư 1 giọt complexon III có phản ứng chỉ thị:
𝑀𝐼𝑛, + 𝑌 p → 𝑀𝑌 +, + 𝐼𝑛p
Đỏ nho Xanh chàm tại pH 10
Có nồng độ Co = CY = 0.01 M, khoảng bước nhảy pMg tính gần đúng bằng
4.3 ÷ 6.24.
8.2.2 Thực hành
- Dùng pipet hút 10.00 mL dung dịch mẫu phòng thí nghiệm cho vào erlen
250 mL.
- Thêm 5 mL đệm pH 10, 20 mg chỉ thị NET.
- Chuẩn độ bằng dung dịch Complexon III 0.01 M đến khi dung dịch chuyển
từ màu đỏ nho sang chớm xanh chàm.
- Ghi lại giá trị VY, làm lặp 3 lần.
Tính Cjn!f ± 𝑈&.>(,8gh!f

85
8.3 XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG CHUNG CỦA NƯỚC MÁY
8.3.1 Nguyên tắc
Độ cứng chung của nước máy là do sự có mặt của muối Mg2+, Ca2+ tan trong
nước, được biểu diễn bằng số mili đương lượng gam ion kim loại (𝑚𝜖𝑔)có
trong 1 L nước cứng (không phân biệt tỷ lệ Mg2+: Ca2+ là bao nhiêu).
Ta chuẩn độ một thể tích chính xác của nước cứng trong môi trường đệm
pH 10 bằng dung dịch Complexon III 0.01 M với chỉ thị NET. Trong điều
kiện có cation Ca2+ và Mg2+ đồng thời được chuẩn độ vì đạt điều kiện:
p p
𝑝𝐾jnm = 8.24 > 𝑝𝐾jnq$ = 5.4
p p
𝑝𝐾2;q$ = 10.24 > 𝑝𝐾2;q$ = 3.8
Sự có mặt Mg2+ trong nước cứng là cho sự đổi màu càng rõ rệt. Ta phải
thêm KCN để liên kết kim loại nặng có trong nước cứng (nhất là hàm lượng
vết Cu2+). Ta cho thêm NH2OH để ngăn sự tạo thành Mn(IV) trong môi
trường kiềm (trong nước cứng thường có Mn2+) bởi Mn(IV) là chất oxy hóa
mạnh nên dễ dàng phá hủy chỉ thị NET.
8.3.2 Thực hành
- Lấy Vmẫu = 100 mL nước cứng (nước máy của phòng thí nghiệm) cho vào
erlen 250 mL. Thêm 10 mL đệm pH = 10 rồi thêm 10 giọt dung dịch KCN
10%, 10 giọt dung dịch NH2OH.HCl 1%, khoảng 40 mg chỉ thị NET. Tiến
hành chuẩn độ bằng dung dịch Complexon III 0.01 M đến khi màu chuyển
từ đỏ nho sang xanh chàm rõ rệt. Ghi lại thể tích Complexon tiêu tốn, làm
thí nghiệm lặp lại 3 lần.
- Làm thí nghiệm “rỗng” (blank) để hiệu chỉnh VY: Cách làm tương tự thí
nghiệm trên nhưng thay 100 mL nước máy bằng nước cất. Đếm số giọt
Complexon III 0.01 M tiêu tốn để chuyển dung dịch từ màu đỏ nho sang
xanh chàm rõ rệt từ đó tính Vrỗng (mL).
Tính độ cứng chung của nước máy 𝐻s và giá trị 𝑈&.>(,=p .
𝑉-&&&
𝐻s = €𝑉m − 𝑉Yỗ$n • × 𝐶m × 2 ×
𝑉"ẫ3

86
8.4 Xác định Zn2+
8.4.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ một thể tích chính xác của dung dịch muối Zn2+ bằng Complexon
0.01 M trong đệm ammoniac pH = 10 với chỉ thị NET đến khi chuyển màu
từ đỏ nho sang xanh chàm rõ rệt.
Phản ứng chuẩn độ:
𝑍𝑛p + 𝑌 p → 𝑍𝑛𝑌
Tất cả đều không màu
Trong đó Zn’ tại pH = 10 tồn tại chủ yếu ở dạng 𝑍𝑛(𝑁𝐻* )+)
% .

Phản ứng chỉ thị khi cho dư 1 giọt Complexon 0.01 M tương tự như Mg2+
𝑀𝐼𝑛, + 𝑌 p → 𝑀𝑌 +, + 𝐼𝑛p
Đỏ nho xanh chàm tại pH 10
8.4.2 Thực hành
- Sinh viên lấy 10.00 mL dung dịch phòng thí nghiệm chuẩn bị cho vào erlen
250 mL. Thêm 5 mL đệm pH = 10, 20 mg chỉ thị NET và chuẩn độ bằng
Complexon 0.01 M đến khi chuyển màu từ đỏ nho sang xanh chàm rõ rệt.
- Tính toán kết quả: Co$!f ± 𝑈&.>(,8i(!f .

CÂU HỎI
1. Tại sao trong phép chuẩn độ Complexon phải dùng dung dịch đệm?
2. Tại sao chỉ thị NET chỉ dùng cho phép chuẩn độ Complexon trong
khoảng pH 7 ÷ 11?
3. Tại sao khi xác định Mg2+ thì chuẩn độ đến chớm xanh chàm trong khi
xác định Ca2+ thì cần đến màu xanh chàm rõ rệt?

87
8.5 XÁC ĐỊNH Ca2+ NỒNG ĐỘ THẤP KHI CÓ THÊM MgY2-
8.5.1 Nguyên tắc
Khi nồng độ Co ban đầu của Ca2+ tương đối lớn (> 0.001 M) ta có thể chuẩn
độ Ca2+ bằng Complexon III hoàn toàn tương tự như khi chuẩn độ Mg2+: dùng
đệm ammoniac pH = 10 và chỉ thị NET.
Tuy nhiên, khi Co càng thấp (< 0.001 M) thì sự chuyển màu của chỉ thị NET
càng xảy ra sớm hơn và điểm cuối chuẩn độ càng nằm ngoài khoảng bước
nhảy. Đó là vì khi Co càng nhỏ thì khoảng bước nhảy pCa càng thu hẹp và
điểm đầu của bước nhảy càng cao lên, trong khi 𝑝𝐶𝑎I3ố# đối với chỉ thị NET
thì hầu như cố định nếu phản ứng chuẩn độ vẫn giữ nguyên điều kiện pH.
Chẳng hạn, tại pH = 10 với chỉ thị NET thì
p
𝑝𝐶𝑎I3ố# = 𝑝𝐾2;q$ + 1 = 3.8 + 1 = 4.8
Nếu Co = CY = 0.001 M thì trong điều kiện đó khoảng bước nhảy chính xác
tính gần đúng là rpCa = 5.3 ÷ 8.24 (độ chính xác 99.9%) ta có 𝑝𝐶𝑎I3ố# =
4.8 < 5.3. Vậy nằm ngoài bước nhảy pCa!
Tình trạng trên có thể khắc phục bằng cách khi chuẩn độ Ca2+ nồng độ thấp
ta cho thêm một lượng nhất định 𝑀𝑔𝑌 +, , khi đó, ở trước điểm tương đương
của phép chuẩn độ Ca2+ ta quan sát thấy sự phá hủy 𝐶𝑎𝐼𝑛, (màu hồng nhạt)
để tạo thành phức 𝑀𝑔𝐼𝑛, bền hơn (màu đỏ nho). Sự tạo thành 𝑀𝑔𝐼𝑛, được
giải thích bằng sự chuyển dịch đáng kể của cân bằng phản ứng:
𝐶𝑎𝐼𝑛, + 𝑀𝑔𝑌 +, → 𝑀𝑔𝐼𝑛, + 𝐶𝑎𝑌 +, (1)
pK 5.4 8.7 7.0 10.7
14.1 17.7
pK cân bằng = 17.7 – 14.1 = 3.6 của phản ứng (1)
Sau điểm tương đương của phép chuẩn độ Ca2+, khi Ca2+ đã chuẩn độ hết,
thì với 1 giọt Complexon III dư lập tức xảy ra phản ứng chỉ thị sau:
𝑀𝐼𝑛, + 𝑌 p → 𝑀𝑌 +, + 𝐼𝑛p (2)
Đỏ nho xanh chàm tại pH 10
88
Vậy lượng 𝑀𝑔𝑌 +, bị mất đi trong phản ứng (1) trước điểm tương đương
lại được hoàn trả lại trong phản ứng (2) sau điểm tương đương.
- Hãy tính 𝑝𝐶𝑎I3ố# trong điều kiện có mặt 𝑀𝑔𝑌 +, từ điều kiện bằng
nhau của [Y4-] ta có:
𝐾2;m 𝐶𝑎𝑌 +, 𝐾2;m 10,-&.g
[𝐶𝑎I3ố# ] = [𝑀𝑔I3ố# ] … †; = = 10,+
𝐾jnm 𝑀𝑔𝑌 +, 𝐾jnm 10,^.g

Khi chuyển màu từ đỏ nho sang xanh chàm thì


p
𝑝𝑀𝑔I3ố# = 𝑝𝐾jnq$ + 1 = 6.4

Thay vào trên ta có:


[𝐶𝑎𝑌 +, ]
[𝐶𝑎I3ố# ] = 10,^.%
[𝑀𝑔𝑌 +, ]
Vậy nếu cho thêm những lượng 𝑀𝑔𝑌 +, khác nhau ta sẽ có các giá trị pCacuối
v2;m !o w
khác nhau. Ví dụ nếu [jnm !o ] = 10 thì pCacuối = 7.4, nằm gọn trong khoảng
bước nhảy pCa 5.3 ÷ 8.24.
8.5.2 Thực hành
- Điều chế 𝑀𝑔𝑌 +, ngay trong dung dịch chuẩn độ: Hút 2 mL dung dịch Mg2+
(≈ 0.001 M) cho vào erlen 250 mL; 10 mL đệm ammoniac pH = 10; 20 mg
chỉ thị NET, lắc đều cho tan. Chuẩn độ bằng dung dịch Complexon 0.001
M đến chuyển màu rõ rệt từ đỏ nho sang xanh chàm. Ghi thể tích V1, tuyệt
đối không cho dư Complexon III.
- Nạp thêm dung dịch Complexon III đến vạch 0.00 của buret. Hút 10.00 mL
dung dịch kiểm tra chứa Ca2+ vào erlen vừa điều chế 𝑀𝑔𝑌 +, . Màu lập tức
biến trở lại đỏ nho; chuẩn độ tiếp cho tới khi chuyển sang màu xanh chàm,
ghi thể tích V2 đã tiêu hao cho chuẩn độ Ca2+. Làm lại 3 lần ghi các giá trị
trung bình của V1 vàV2.
- Tính C2;!f ± 𝑈&.>(,8$G!f
E
- Tính pCacuối theo công thức [𝐶𝑎I3ố# ] = 10,^.% × ES .
!

89
8.6 XÁC ĐỊNH Ba2+ KHI CÓ THÊM MgY2-
8.6.1 Nguyên tắc
-
Tương tự như phép chuẩn độ Ca2+ có thêm 𝑀𝑔𝑌 +, , tuy nhiên vì phức
𝐵𝑎𝐼𝑛, rất kém bền (pKBaIn = 3) nên không thể chuẩn độ riêng Ba2+ với chỉ
thị NET ngay cả khi Co khá lớn. Mặt khác vì pKBaY = 7.8 (khá nhỏ) nên với
biện pháp cho thêm 𝑀𝑔𝑌 +, cũng không cho phép chuẩn độ Ba2+ ở nồng độ
thấp.
-
Giả sử Co = CY = 0.01 M, tại pH = 10 thì khoảng bước nhảy pBa tính gần
đúng là 4.3 ÷ 5.34 (độ chính xác 99%).
Khi có mặt 𝑀𝑔𝑌 +, trước điểm tương đương có phản ứng chuyển 𝐵𝑎𝐼𝑛,
thành 𝑀𝑔𝐼𝑛,
𝐵𝑎𝐼𝑛, + 𝑀𝑔𝑌 +, → 𝑀𝑔𝐼𝑛, + 𝐵𝑎𝑌 +, (1)
pK 3.0 8.7 7.0 7.8
11.7 14.8
pKcb = 14.8 – 11.7 = 3.1 (của phản ứng (1))
Sau điểm tương đương, khi cho dư 1 giọt Complexon III hoàn toàn tương
tự như khi chuẩn độ Ca2+.
𝑀𝑔𝐼𝑛, + 𝑌 p → 𝑀𝑔𝑌 +, + 𝐼𝑛p (2)
Đỏ nho xanh chàm tại pH 10
Do đó, lượng 𝑀𝑔𝑌 +, mất đi trong phản ứng (1) sẽ hoàn lại trong phản ứng
(2).
- Hãy tính pBacuối khi có mặt 𝑀𝑔𝑌 +,
𝐾 𝐵𝑎𝑌 +,
[𝐵𝑎I3ố# ] = k;m [𝑀𝑔I3ố# ] … †;
𝐾jnm 𝑀𝑔𝑌 +,

10,g.^ ,(.%
𝐵𝑎𝑌 +, ,%.(
𝐵𝑎𝑌 +,
[𝐵𝑎I3ố# ] = × 10 × … † = 10 × … †
10,^.g 𝑀𝑔𝑌 +, 𝑀𝑔𝑌 +,
vk;m !o w
Vậy cũng như trong trường hợp Ca2+, ở đây pBacuối phục thuộc tỷ số [jnm !o].

90
Trong thực tế, ta phải thêm đáng kể 𝑀𝑔𝑌 +, , tỷ số [MgY]:[BaY] ≈ 1. Phép
chuẩn độ dừng lại khi màu từ đỏ nhơ chuyển sang chớm xanh chàm (pMgcuối
= 5.4 → pBacuối =4.5).
8.6.2 Thực hành
- Điều chế 𝑀𝑔𝑌 +, ngày trong dung dịch chuẩn độ. Làm tương tự như khi
chuẩn độ Ca2+, nhưng hút 10 mL dung dịch Mg2+ 0.01 M, 10 mL đệm
ammoniac pH = 10, 20 mg chỉ thị NET. Chuẩn độ bằng dung dịch
Complexon III 0.01 M đến khi màu chuyển từ đỏ nho sang chớm xanh
chàm. Không cho dư Complexon III. Ghi thể tích V1.
- Châm thêm Complexon III lên đến vạch 0.00 của buret. Hút 10.00 mL dung
dịch Ba2+ cho vào erlen vừa điều chế 𝑀𝑔𝑌 +, . Chuẩn độ tới khi chuyển màu
từ đỏ nho sang chóm xanh chàm. Ghi thể tích V2. Làm lặp 3 lần, lấy giá trị
trung bình của V1 và V2.
- Tính Ck;!f ± 𝑈&.>(,8jG!f .

8.7 XÁC ĐỊNH Ca2+ KHI CÓ MẶT Mg2+ VỚI CHỈ THỊ FX
8.7.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ một thể tích chính xác của dung dịch Ca2+ (có thể chứa hoặc
không chứa Mg2+) bằng dung dịch Complexon III trong môi trường KOH
(không dùng NaOH) có pH ~ 12 với chỉ thị FX.
Phản ứng chỉ thị:
𝐶𝑎𝐼𝑛, + 𝑌 p → 𝐶𝑎𝑌 +, + 𝐼𝑛p
Phát huỳnh quang xanh lục không phát huỳnh quang,
có màu hồng
8.7.2 Thực hành
- Hút 10.00 mL dung dịch mẫu của phòng thí nghiệm cho vào erlen 250 mL,
thêm 0.5 mL KOH 1 N, lắc đều, thêm 20 mg chỉ thị FX. Chuẩn độ bằng
Na2H2Y 0.001 M, cho tới khi tắt huỳnh quang. Ghi thể tích V2.
- Làm 3 lần, lấy kết quả trung bình.
- Tính toán C2;!f ± 𝑈&.>(,8$G!f .

91
8.8 XÁC ĐỊNH Ba2+ VỚI CHỈ THỊ FX
8.8.1 Nguyên tắc
Hoàn toàn tương tự như khi chuẩn độ xác định Ca2+. Thực hiện ở pH > 12.5.
8.8.2 Thực hành
- Hút 10.00 mL dung dịch mẫu của phòng thí nghiệm cho vào erlen 250 mL,
thêm 1 mL KOH 1 N, lắc đều, thêm 20 mg chỉ thị FX. Chuẩn độ bằng
Na2H2Y 0.01 M tới khi tắt huỳnh quang. Ghi thể tích V1.
- Làm lặp 3 lần, lấy kết quả trung bình.
- Tính toán Ck;!f ± 𝑈&.>(,8jG!f .

CÂU HỎI
1. Nêu nguyên tắc xác định 𝑆𝑂%+, bằng phương pháp chuẩn độ
Complexon.
2. Giải thích vì sao khi dùng chỉ thị FX thì có thể chuẩn độ Ca2+ khi hiện
diện Mg2+?
3. Nếu nguyên tắc xác định hỗn hợp Ca2+ + Mg2+. Cho biết 𝑇2;(<=)! =
7.96 × 10,( và 𝑇jn(<=)! = 1.32 × 10,--
4. Khi chuẩn độ hỗn hợp Ca2+ và Mg2+, chất nào được chuẩn độ sau
cùng? Tại sao lại chuẩn độ đến màu chàm rõ rệt.

92
8.9 XÁC ĐỊNH Cu2+ VỚI CHỈ THỊ MUREXIDE
8.9.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ Cu2+ bằng Na2H2Y với chỉ thị murexide trong môi trường đệm
pH 8.
Phản ứng chuẩn độ:
𝐶𝑢(𝑁𝐻* )+) p
% + 𝑌 ⟶ 𝐶𝑢𝑌
+,
+ 𝑁𝐻*p
Phản ứng chỉ thị:
𝐶𝑢𝐻+ 𝐼𝑛, + 𝑌 p ⟶ 𝐶𝑢𝑌 +, + 𝐼𝑛p
Cam Tím hồng
p
Tại pH = 8, 𝑝𝛼m(=) = 2.3; 𝑝𝛼=p ! q$ = 4.1
p
𝑝𝛼23(:=H)
= 3.5 𝑣ớ𝑖 [𝑁𝐻* ] = 10,+.+(
p
𝑝𝐾23m = 18.8 𝑑𝑜 đó 𝑝𝐾23m = 18.8 − 2.3 − 3.5 = 13.0
Giả sử CCu = CY = 0.01 M. Khoảng bước nhảy tính gần đúng với độ chính
p p
xác > 99% là pCu’ = 7.8 ÷ 14.5. Ta tìm được: 𝑝𝐶𝑢I3ố# = 𝑝𝐶𝑢23=! q$
+1=
15.0 − 4.1 − 3.5 + 1 = 8.4
Những tính toán trên cho thấy phép chuẩn độ Cu2+ cần phải được thực hiện
trong môi trường pH không quá cao và nồng độ NH3 tự do không quá lớn vì
phức amiacat của Cu2+ khá bền. Thực tế chỉ cần giữ pH = 7 ÷ 8 và [NH3] ~
0.05 M. Nếu tuân thủ các điều kiện này, sự chuyển màu ở điểm cuối chuẩn
độ sẽ rõ rệt.
Dĩ nhiên đệm NH3 không thể thật tốt ở pH 8. Vì vậy cần kết hợp điều chỉnh
pH căn cứ theo sự xuất hiện màu vàng cam của phức 𝐶𝑢𝐻+ 𝐼𝑛. Sự có mặt của
NH4Cl ngăn cản sự tăng vọt của pH khi điều chỉnh pH bằng cách cho thêm
NH3.
8.9.2 Thực hành
- Rút 10.00 mL dung dịch Cu2+ của phòng thí nghiệm cho vào erlen 250 mL.
- Thêm 1 mL NH4Cl, 20 mg chỉ thị Murexide, lắc đều.

93
- Thêm từ từ từng giọt NH3 1 M đến khi xuất hiện màu vàng, dung dịch hóa
đục của Cu(OH)2 (hoặc vàng lục tùy nồng độ Cu2+).
- Chuẩn độ bằng dung dịch Na2H2Y 0.01000 M đến khi dung dịch chuyển từ
màu vàng sang tím.
- Làm 3 lần, lấy trung bình thể tích 3 lần chuẩn độ.
- Tính toán C23!f ± 𝑈&.>(,8$2!f .

8.10 XÁC ĐỊNH Pb2+ VỚI CHỈ THỊ NET BẰNG PHƯƠNG PHÁP
CHUẨN ĐỘ THAY THẾ
8.10.1 Nguyên tắc
Đầu tiên điều chế dung dịch MgY2- bằng cách chuẩn độ Mg2+ bằng Na2H2Y
với chỉ thị NET tại pH = 10. Sau đó cho dung dịch Pb2+ cần xác định vào
dung dịch vừa chuẩn độ. Xảy ra phản ứng thay thế định lượng:
𝑃𝑏 +) + 𝑀𝑔𝑌 +, ⟶ 𝑃𝑏𝑌 +, + 𝑀𝑔+)
pKMgY = 8.7 pKPbY = 18.04
Chuẩn độ Mg2+ vừa được giải phóng ra bằng dung dịch chuẩn Na2H2Y.
8.10.2 Thực hành
- Điều chế dung dịch MgY2-: rút khoảng 1.8 mL dung dịch Mg2+ 0.1 M cho
vào erlen 250 mL. Thêm 10 mL dung dịch đệm pH = 10, 20 mg chỉ thị
NET, lắc đều và chuẩn độ bằng dung dịch Na2H2Y 0.01 M đến khi dung
dịch chuyển từ màu đỏ nho sang xanh chàm. Không cần ghi thể tích tiêu
hao nhưng không cho dư Na2H2Y.
- Châm Na2H2Y lên vạch 0.00 của buret.
- Rút 10.00 mL dung dịch mẫu của phòng thí nghiệm cho vào erlen vừa điều
chế MgY2-, lắc đều cho phản ứng thay thế hoàn toàn, chuẩn độ dung dịch
bằng Na2H2Y 0.01 M đến khi màu chuyển từ đỏ nho sang chớm xanh chàm.
- Làm lặp 3 lần, tính giá trị thể tích trung bình
- Tính toán CCX!f ± 𝑈&.>(,8+1!f .

94
8.11 XÁC ĐỊNH Pb2+ VỚI CHỈ THỊ XO BẰNG PHƯƠNG PHÁP
CHUẨN ĐỘ TRỰC TIẾP
8.11.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ trực tiếp Pb2+ bằng Na2H2Y với chỉ thị XO tại môi trường đệm
acetate pH = 5 hoặc đệm urotropin.
Phản ứng chuẩn độ:
𝑃𝑏 +) + 𝑌 p ⟶ 𝑃𝑏𝑌 +,
Phản ứng chỉ thị:
𝑃𝑏𝐻+ 𝐼𝑛+) + 𝑌 p ⟶ 𝑃𝑏𝑌 +, + 𝐼𝑛p
Đỏ tím Vàng chanh
8.11.2 Thực hành
- Rút 10.00 mL dung dịch của phòng thí nghiệm cho vào erlen 250 mL, thêm
5 mL đệm pH 5, 20 mg chỉ thị XO.
- Chuẩn độ bằng dung dịch Na2H2Y 0.01 M tới khi dung dịch chuyển từ màu
đỏ tím sang vàng chanh.
- Làm 3 lần, tính giá trị thể tích trung bình.
- Tính toán CCX!f ± 𝑈&.>(,8+1!f .

8.12 XÁC ĐỊNH HỖN HỢP Al3+ + Fe3+ VỚI CHỈ THỊ XO VÀ SSA
8.12.1 Nguyên tắc
Mới đầu xác định tổng 𝐴𝑙 *) +𝐹𝑒 *) sau đó xác định riêng 𝐴𝑙 *) hoặc 𝐹𝑒 *) .
- Xác định tổng 𝐴𝑙 *) +𝐹𝑒 *) bằng phương pháp chuẩn độ ngược
Hút một lượng dư chính xác dung dịch chuẩn Na2H2Y cho vào một thể tích
chính xác của hỗn hợp 𝐴𝑙 *) +𝐹𝑒 *) trong môi trường đệm pH = 5. Sau đó
chuẩn lượng dư Na2H2Y bằng dung dịch chuẩn 𝑍𝑛+) với chỉ thị XO tới khi
dung dịch chuyển màu từ vàng chanh sang hồng tím. Khi đó 𝑍𝑛+) chỉ phản
ứng với lượng dư Na2H2Y nhưng không phá hủy được phức AlY- và FeY- đã
hình thành. Tức thỏa mãn điều kiện:

95
p p p p
𝑝𝐾o$m < 𝑝𝐾45m 𝑣à 𝑝𝐾o$m + 𝑝𝐾|Dm
(điều kiện chuẩn độ ngược nói chúng)
- Xác định riêng 𝐴𝑙 *) bằng phương pháp chuẩn độ thay thế
Tiếp tục cho thêm NaF bão hòa vào dung dịch vừa chuẩn độ (gồm AlY-,
FeY-, ZnY2-, không có Y4- dư). Khi đó chỉ có phức AlY- bị phân hủy và
chuyển thành phức 𝐴𝑙𝐹F*, bền hơn trong điều kiện pH = 5.
𝐴𝑙𝑌 , + 6𝐹 p ⟶ 𝐴𝑙𝐹F*, + 𝑌 p
Từ NaF
p p
𝑝𝐾45m = 9.15; 𝑝𝐾45|q
= 20.19 𝑡ạ𝑖 𝑝𝐻 = 5

Kết quả lượng Y’ tạo ra tương đương với lượng 𝐴𝑙 *) có mặt trong hỗn hợp.
Ta chuẩn độ Y’ bằng dung dịch 𝑍𝑛+) đến khi chuyển màu từ vàng chanh sang
hồng tím.
Chú ý: 𝐴𝑙 *) +𝐹𝑒 *) đều phản ứng chậm với Y’ nên trong thí nghiệm xác định
tổng 𝐴𝑙 *) và 𝐹𝑒 *) cần đun sôi các dung dịch để tạo phức Complexonate hoàn
toàn. Sau đó để nguội rồi mới cho chỉ thị XO để tránh làm phân hủy chỉ thị.
- Xác định riêng 𝐹𝑒 *) bằng phương pháp chuẩn độ trực tiếp ở pH thấp
Chuẩn độ trực tiếp một thể tích chính xác của hỗn hợp 𝐴𝑙 *) +𝐹𝑒 *) bằng
Na2H2Y tại pH = 2 với chỉ thị SSA đến khi mất màu hồng tím. Cần đun nóng
dung dịch tới 70oC để phản ứng xảy ra tức thời.
Trong điều kiện đó, 𝐴𝑙 *) không bị chuẩn độ bởi Na2H2Y và không cản trở
phép chuẩn độ 𝐹𝑒 *) .
Giải thích cụ thể:
Tại pH = 2 ta tính được
p p
𝑝𝐾|Dm = 11.44; 𝑝𝐾45m = 1.69
p p
𝑝𝐾|Dq$ = 14.05 − 𝑝𝐾q$(=) = 3.72
p p
𝑝𝐾45q$ = 13.20 − 𝑝𝐾q$(=) = 2.87

96
Giả sử CFe = CY = 0.01 M. Khoảng bước nhảy ứng với độ chính xác > 99%
tính gần đúng pFe’ = 4.3 ÷ 9.44. Vậy pFepI3ố# = 3.72 + 1 = 4.72.
Các tính toán cho thấy chỉ thị SSA còn có tác dụng che Al3+ khi tiến hành
p
chuẩn độ trực tiếp 𝐹𝑒 *) (phức nhôm salicylate có 𝑝𝐾45q$ = 2.87 tại pH = 2).
8.12.2 Thực hành
8.12.2.1 Xác định nồng độ 𝑍𝑛+) theo dung dịch chuẩn Na2H2Y
- Nạp dung dịch 𝑍𝑛+) vào buret.
- Rút 10.00 mL dung dịch chuẩn Na2H2Y 0.01000 M vào erlen 250 mL.
Thêm 5 mL dung dịch đệm pH = 5, 20 mg chỉ thị XO, lắc đều. Chuẩn độ
bằng dung dịch 𝑍𝑛+) đến khi dung dịch trong erlen chuyển màu từ vàng
chanh sang hồng tím.
- Ghi thể tích Vo$!f , làm lặp thí nghiệm 3 lần
- Tính Co$!f ± 𝑈&.>(,8i(!f .

8.12.2.2 Xác định tổng số 𝐴𝑙 *) + Fe3+


- Rút 10.00 mL dung dịch hỗn hợp của phòng thí nghiệm cho vào erlen 250
mL.
- Thêm chính xác 25 mL Na2H2Y 0.01000 M, lắc đều.
- Thêm 10 mL đệm pH = 5. Đun sôi 2 phút, để nguội. Thêm 20 mg chỉ thị
XO, lắc đều và chuẩn độ bằng dung dịch 𝑍𝑛+) đến khi màu dung dịch trong
erlen chuyển từ vàng chanh sang hồng tím. Ghi thể tích V1 của dung dịch
𝑍𝑛+) .
8.12.2.3 Xác định 𝐴𝑙 *)
- Tiếp tục cho thêm 5 mL dung dịch NaF bão hòa vào erlen sau khi xác định
tổng 𝐴𝑙 *) + 𝐹𝑒 *) . Đun sôi, để nguội.
- Thêm 20 mg chỉ thị XO, lắc đều và chuẩn độ bằng dung dịch 𝑍𝑛+) đến khi
dung dịch chuyển từ màu vàng chanh sang hồng tím.
- Ghi thể tích V2 của dung dịch 𝑍𝑛+) .
Làm 3 lần các thí nghiệm “Xác định tổng 𝐴𝑙 *) + 𝐹𝑒 *) ” và “Xác định 𝐴𝑙 *) ”.
Tính toán nồng độ 𝐴𝑙 *) và 𝐹𝑒 *) có trong hỗn hợp

97
8.12.2.4 Xác định riêng Fe3+
- Nạp dung dịch Na2H2Y 0.01000 M vào buret.
- Rút 10.00 mL hỗn hợp 𝐴𝑙 *) + 𝐹𝑒 *) cho vào erlen 250 mL.
- Thêm từng giọt NH3 25% và lắc mạnh cho tới khi dung dịch thoáng đục.
Thêm 1 – 2 giọt HCl 1:1 đến tan.
- Thêm 0.5 mL HCl 1:1 rồi pha loãng thành 25 mL.
- Đun nóng dung dịch đến ~ 70 oC.
- Thêm 4 giọt chỉ thị SSA, xuất hiện màu hồng tím.
- Chuẩn độ bằng dung dịch Na2H2Y 0.01000 M đến khi dung dịch chuyển từ
màu hồng tím sang không màu hoặc vàng nhạt.
- Ghi thể tích V3, làm lặp 3 lần lấy kết quả trung bình.
- Tính toán nồng độ 𝐹𝑒 *) có trong hỗn hợp và so sánh với kết quả ở các thí
nghiệm trên.
Công thức tính toán:
𝑉+ × 𝐶o$!f
𝐶45Hf = (1)
𝑉!#!D1
(2.5𝑉o$!f − 𝑉- − 𝑉+ ) × 𝐶o$!f
𝐶|D Hf = (2)
𝑉!#!D1
𝑉* × 𝐶m
𝐶|D Hf = (3)
𝑉!#!D1

Tính và biểu diễn kết quả: C45Hf ± 𝑈&.>(,8kEHf

C|D Hf ± 𝑈&.>(,8r.Hf

CÂU HỎI
1. Hãy giải thích tại sao ở pH = 5 không xảy ra phản ứng
𝐹𝑒𝑌 , + 5𝐹 , ⟶ 𝐹𝑒𝐹(+, + 𝑌 %,
2. Nguyên tắc và điều kiện chuẩn pK’ của phương pháp chuẩn độ ngược
và chuẩn độ thay thế?
98
9 BÀI 4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG
PHẦN 1. KẾT TỦA TINH THỂ
9.1 XÁC ĐỊNH SO42- TRONG MgSO4.7H2O dưới dạng cân BaSO4
9.1.1 Hóa chất và dung dịch
- MgSO4.7H2O kỹ thuật
- HCl 2N
- BaCl2.2H2O pha thành dung dịch nước nồng độ 1%.
- Giấy lọc không tan, băng xanh
9.1.2 Nguyên tắc
Hòa tan mẫu sulfate trong nước cất. Tiến hành kết tủa sulfate dưới dạng
BaSO4 trong môi trường acid, đun nóng, thêm từng giọt dung dịch BaCl2
loãng đến kết tủa hoàn toàn. Phản ứng kết tủa.
SO+, 2+
% + Ba (cho dư) = BaSO4

BaSO4 là kết tủa tinh thể trắng, được làm muồi để kết tủa trở nên tinh khiết
và dễ lọc. Lọc gạn và rửa gạn trên giấy lọc mịn (băng xanh). Nung đến khối
lượng không đổi ở 900 0C
Các sai số hệ thống cần lưu ý loại bỏ:
- Cần kết tủa trong môi trường acid để tránh kết tủa của muối ít tan khác của
Ba2+ như BaCO3, Ba3(PO4)2. Tuy nhiên nếu quá nhiều acid mạnh thì có thể
làm tan rõ rệt BaSO4 để tạo thành Ba(HSO4)2 tan (sai số âm).
- Cần làm muối kết tủa để loại trừ sự cộng kết các sulfate kim loại (Fe3+,
Mg2+ …). Chúng có phân tử lượng thấp hơn BaSO4, làm thấp kết quả xác
định (sai số âm)
- Sự có mặt Cr3+ làm cho kết tủa BaSO4 kém hoàn toàn vì Cr3+ tạo phức
sulfate tan làm giảm kết quả xác định (sai số âm)
- Sự cộng kết các ion Cl-, 𝑁𝑂*, , 𝐶𝑙𝑂*, trên tủa BaSO4 có tác dụng làm cao
kết quả xác định (sai số dương)
- Khi nung kết tủa BaSO4 quá nhanh (không dư oxy để đốt cháy giấy
lọc) có thể xảy ra phản ứng khử BaSO4 bởi cacbon của giấy lọc.

99
𝐵𝑎𝑆𝑂% + 4𝐶 = 𝐵𝑎𝑆 + 4𝐶𝑂 ↑
từ giấy lọc đốt cháy không hoàn toàn dẫn tới làm thấp kết quả chính xác (sai số âm)
9.1.3 Thực hành
- Cân chính xác đến 0.2mg khoảng 0.3 ÷ 0.4g mẫu cho vào cốc cỡ 250 mL.
Hòa tan trong khoảng 50 mL nước cất và thêm 2 mL HCl 2N. Nếu thấy có
cặn không tan thì đem lọc trên giấy lọc băng đỏ hoặc trắng. Rửa giấy lọc và
thu hồi giấy lọc lẫn nước rửa, thêm nước cất thành khoảng 100 mL. Đun nóng
tới 60 ÷ 70oC. Từ buret thêm từng giọt dung dịch BaCl2.2H2O 1%, vừa thêm
vừa khuấy đều bằng đũa thủy tinh đầu bịt cao su. Khi cho tiếp mà không thấy
kết tủa thêm, thì căn cứ vào số mL đã dùng trên buret, cho thêm dư khoảng
50% nữa để sự kết tủa BaSO4 được hoàn toàn. Khuấy đều dung dịch một lần
nữa và đặt cốc vào bình cách thủy để làm muồi từ 1 đến 2 giờ (nếu có điều
kiện thì để cách đêm).
- Lọc gạn kết tủa trên giấy lọc mịn không tàn (băng xanh) rửa gạn kết tủa
3 lần bằng nước cất đun nóng và sau cùng chuyển định lượng toàn bộ kết tủa
trong cốc lên giấy lọc. Lượng kết tủa bám vào thành cốc thì lấy ra bằng cách
dùng một mẩu giấy lọc nhỏ không tàn lau mặt trong của thành cốc, mẫu giấy
lọc này đem gộp vào giấy lọc trên phễu. Cũng có thể dùng đũa thủy tinh đầu
bịt cao su để lấy ra vết kêt tủa bám vào thành cốc, sau đó chùi sạch đầu đũa
này vào giấy lọc đã kết tủa.
Gói giấy lọc có kết tủa theo chỉ dẫn của cán bộ phụ trách rồi đặt vào chén
sứ có đánh số và được đun nóng trước ở 900 oC đến khối lượng không đổi và
đã cân chính xác khối lượng m1(g). Đặt chén mới đầu ở phần ngoài của lò
nung để tro hóa hoàn toàn sau đó đẩy chén nung vào sâu trong lò, đậy nắp lò
lại. Nung ở 900 oC đến khối lượng không đổi. Coi là đạt khi hai lần cân liên
tiếp sai nhau dưới 0.2mg. Cân khối lượng m2 trên đúng chiếc cân đã dùng để
cân m1. Tính 𝑆𝑂%+, (%) theo công thức:
0.4116 × (𝑚+ − 𝑚- )
𝑆𝑂%+, (%) = × 100
𝐺
G: lượng cân mẫu, g; 0.4116: hệ số chuyển 𝑆𝑂%+, /BaSO4

100
Tính 𝑈&.>(,H<"!o (%) ?

CÂU HỎI
1. Nêu tác dụng của sự làm muồi kết tủa BaSO4, nếu kéo dài có hại không?
Khi nào thì sự làm muồi trở nên có hại?

2. Tại sao khi kết tủa thì cần môi trường HCl loãng, còn khi rửa thì rửa bằng
nước nóng không lẫn HCl?

3. Tại sao phải lọc gạn và rửa gạn?

4. Tại sao phải nung chén không có kết tủa cũng ở nhiệt độ 900 oC trước
khi cân m1?

5. Nếu sơ ý để một phần BaSO4 biến thành BaS thì xử lý như thế nào?

101
PHẦN 2. KẾT TỦA VÔ ĐỊNH HÌNH
9.2 XÁC ĐỊNH Fe3+ trong phèn sắt dưới dạng cân Fe2O3
9.2.1 Hóa chất và dung dịch
- Dung dịch Fe3+ chưa 10.00mg Fe3+/ mL.
Cân 86.35g phèn sắt - amoni FeNH4(SO4)2.12H2O TKPT. Hòa tan vào nước
có chứa 25 mL dung dịch H2SO4 16% (~ 3.6N). Thêm nước cất thành 1 lít.
Từ dung dịch này sẽ pha các dung dịch kiểm tra cho sinh viên. Biểu diễn:
𝑚|D/"~ ± 𝑈&.>(,"r./)s

- HCl đặc
- HNO3 đặc
- NH3 đặc
- NH4NO3 2% trong nước
- AgNO3 1% trong lọ nhỏ giọt màu
Giấy lọc không tàn, băng trắng (mịn trung bình)
9.2.2 Nguyên tắc
Dùng NH3 đặc để kết tủa nhanh chóng Fe3+ dưới dạng hydroxit trong dung
dịch nóng:
2Fe3+ + 6NH3 + (x + 6)H2O = ↓2Fe(OH)3.xH2O + 6NH4+

dạng kết tủa
Dạng kết tủa thuộc loại vô định hình (sol) nên cần nhanh chóng đem lọc và
rửa, không làm muồi. Nung kết tủa để chuyển thành Fe2O3:
to
2Fe(OH)3.xH2O = Fe2O3 + (x + 3)H2O
9000C
↑ ↑
dạng kết tủa dạng cân
Các sai số hệ thống cần lưu ý loại bỏ:

102
1. Cần kết tủa từ dung dịch NH3 đặc, dung dịch Fe3+ đặc và nóng để kết tủa
vô định hình nhanh chóng đông tụ thành khối tách ra khỏi tướng lỏng, giảm
công kết (sai số dương).

2. Lọc gạn lấy kết tủa bằng giấy lọc không tàn, mịn trung bình (băng trắng
hoặc băng đỏ) để chảy nhanh, giảm cộng kết (sai số dương).

3. Dung dịch rửa cần giải phóng và có thêm chất điện ly mạnh để phân hủy
ở nhiệt độ cao. Chất điện ly có tác dụng ngăn chặn quá trình peptit hóa kết
tủa đông tụ (sai số âm)

4. Cần nung kết tủa đủ oxy, tăng nhiệt độ từ từ lên tới 900 - 10000C để ngăn
ngừa sự khử một phần Fe3+ → Fe2+ tạo ra Fe3O4 (kiểm tra bằng nam châm).
Nếu thấy còn lẫn Fe3O4 thì tẩm vài giọt HNO3 đặc, dùng đũa thủy tinh dầm
nhỏ thành bột mịn, lau đũa thủy tinh bằng mẩu giấy lọc không tàn và tiếp
tục nung tới khi khối lượng không đổi (sai số âm).

5. Nếu dung dịch chỉ có muối Fe3+ (không lẫn Fe2+) thì khi cho dư NH3
(thấy mùi NH3) phải thu được kết tủa màu đỏ, nếu thấy màu đen hoặc gần
như đen thì chứng tỏ đã lẫn Fe2+. Tốt hơn hết là bỏ đi làm lại, hoặc trước
khi nung thì tẩm HNO3 đặc để oxy hóa Fe2+ → Fe3+ (sai số âm).

6. Dung dịch NH3 đặc để lâu trong bình thủy tinh thường có lẫn một phần
oxid silic nên trước khi dung phải lọc (sai số dương).

7. Vì kết tủa Fe(OH)3.xH2O rất ít tan nên có thể rửa bằng NH4NO3 nhiều
lần cho đến khi hết ion Cl- (dùng AgNO3 thử). Lưu ý acid hóa nước rửa
bằng vài giọt HNO3 rồi mới thêm AgNO3 (sai số dương).

9.2.3 Thực hành:


- Sinh viên rửa sạch một cốc cỡ 500 mL để nhận dung dịch kiểm tra. Thêm 5
mL HCl đặc, 3 mL HNO3 đặc. Đặt đũa thủy tinh vào cốc, đậy bằng nắp
kính đồng hồ và đun nóng. Tráng đũa thủy tinh, kính đồng hồ và thành
trong của cốc bằng nước cất sao cho thể tích trong cốc không vượt quá 20
- 30 mL.

103
- Khuấy liên tục và đổ nhanh 10 mL NH3 đặc (loại 25%) phải thấy mùi NH3,
tiếp tục khuấy và đổ vào đó 50 mL nước cất nóng. Tiếp tục đun 10 phút rồi
bắt đầu lọc gạn lên giấy lọc băng trắng. Rửa bằng NH4NO3 2% đến khi hết
ion Cl- (1 giọt AgNO3 1% cho vào 5 mL nước rửa đã acid hóa bằng HNO3).
Sau cùng chuyển định lượng toàn bộ kết tủa lên giấy lọc, dùng đũa thủy tinh
đầu bịt cao su và một mẩu giấy lọc không tàn lau sạch vết kết tủa còn bám
trên thành cốc. Gói giấy lọc và chuyển sang chén sứ đã nung trước ở 900 oC
và đã cân trước khối lượng m1(g). Nung từ từ tới 900 oC cho đến khi khối
lượng m2(g) không đổi. Kiểm tra sự có mặt của oxyd sắt từ bằng cục nam
châm.
l Tính 𝑚|D/"~ ± 𝑈&.>(,"r./)s .

𝑚|D/"~ = 0.6994(𝑚+ − 𝑚- ) (𝑔)

0.6994: hệ số chuyển 𝐹+|D/|D! <H

CÂU HỎI
1. Từ các điều kiện cụ thể của việc xác định Fe3+ hãy nêu các qui tắc
chung nhất để thu được một kết tủa vô định hình tinh khiết và dễ lọc?

2. Tại sao cần lọc ngay Fe(OH)3.xH2O nhưng phải nâng chậm nhiệt độ
khi nung kết tủa ? Nếu làm ngược lại sẽ dẫn tới sai số hệ thống nào,
giải thích?

104
9.3 PHẦN 3. CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA
9.3.1 PHA CÁC DUNG DỊCH VÀ CHỈ THỊ
Ø Dung dịch AgNO3 0.01000M
Cân 1.6987g muối AgNO3 loại TKPT, hòa tan bằng nước cất thành 1 lít.
Nồng độ chính xác của dung dịch có thể xác định theo chất gốc NaCl bằng
phương pháp Mohr.
Ø Dung dịch NaCl 0.1000M
Cân chính xác khoảng 5.8443g NaCl TKPT (đã nung ở 500 – 600oC đến
khối lượng không đổi), hòa tan thành 1 lít bằng nước cất. Dung dịch chứa
khoảng 3.545mg Cl/ mL. Từ dung dịch này pha loãng thành dung dịch
0.01000M và các dung dịch kiểm tra.
Biểu diễn kết quả: 𝐶25o ± 𝑈&.>(,2$Eo
Ø Dung dịch K2CrO4 5%:
Pha trong nước cất, dùng làm chỉ thị cho phương pháp Mohr.
Ø Dung dịch NaHCO3 5%: Pha trong nước cất.
Ø Fluorescein 0.5%: Pha trong rượu, dùng làm chất chỉ thị cho phương
pháp Fajans.
Ø Dung dịch KSCN 0.01000M
Cân 0.9718g (loại TKPT, đã sấy khô 140 oC đến khối lượng không đổi) hòa
tan thành 1 lít nước cất. Biểu diễn kết quả 𝐶H2:o ± 𝑈&.>(,2T$Fo để sinh viên
sử dụng sau này.
Ø Dung dịch phèn sắt ammoni bão hòa
FeNH4(SO4)2.12H2O hòa tan trong 100 mL (≈0.25M). Dùng làm chất chỉ
thị cho phương pháp Volhard
9.3.2 XÁC ĐỊNH Cl- THEO PHƯƠNG PHÁP MOHR
9.3.2.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ 𝐶𝑙 , bằng dung dịch AgNO3 0.01000M trong môi trường đệm
NaHCO3 khi có mặt K2CrO4
Phản ứng chuẩn độ:
𝐶𝑙 , + 𝐴𝑔) → 𝐴𝑔𝐶𝑙 ↓ (trắng) 𝑝𝑇4n25 = 9.75

105
Phản ứng chỉ thị: khi cho dư 1 giọt Ag+
𝐶𝑟𝑂%+, + 𝐴𝑔) → 𝐴𝑔+ 𝐶𝑟𝑂% ↓ (đỏ gạch) 𝑝𝑇4n! 2Y<" = 11.95

9.3.2.2 Thực hành:


- Sinh viên chuẩn bị một bình định mức 100 mL để nhận dung dịch kiểm
tra. Định mức bằng nước cất đến vạch mức sử dụng cho các thí nghiệm II,
III, IV.
- Chuyển 10.00 mL mẫu vào erlen 250 mL. Thêm 2 mL dung dịch
NaHCO3 5% + 10 giọt K2CrO4 5%. Từ buret thêm từ từ dung dịch AgNO3
0.01000M lắc mạnh, gần tới điểm tương đương dung dịch trở nên trong
ra, kết tủa AgCl vón lại, ta cho từng giọt AgNO3, lắc mạnh đến khi kết tủa
trắng nhuộm màu nâu nhạt (lượng nhỏ kết tủa 𝐴𝑔+ 𝐶𝑟𝑂% đỏ gạch bám trên
kết tủa trắng).
- Làm 3 lần và lấy kết quả trung bình.
• Tính 𝑇4n:<H /25o ± 𝑈&.>(,4n:<H /25o
• Tính 𝑚25o ± 𝑈&.>(,"$Eo
• Tính sai số chỉ thị của phép xác định này (giả thiết 1 giọt K2CrO4 có
thể tích 0.05 mL)
• Giải thích tác dụng của NaHCO3.
9.3.3 XÁC ĐỊNH Cl- THEO PHƯƠNG PHÁP FAJANS
9.3.3.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ 𝐶𝑙 , bằng dung dịch AgNO3 0.01000M trong môi trường đệm
NaHCO3 khi có mặt Fluorescein (HFI) làm chỉ thị.
Phản ứng chuẩn độ:
𝐶𝑙 , + 𝐴𝑔) → 𝐴𝑔𝐶𝑙 ↓ (trắng) 𝑝𝑇4n25 = 9.75
Phản ứng chỉ thị: khi cho dư 1 giọt Ag+, hạt keo (AgCl)m tích điện dương
sẽ hấp phụ anion FI- và trở thành màu hồng.
{(𝐴𝑔𝐶𝑙)" 𝐴𝑔i }i) 𝑥𝑁𝑂*, + 𝑥𝐹𝑙 , → {(𝐴𝑔𝐶𝑙)" 𝐴𝑔i }i) 𝑥𝐹𝑙 , + 𝑥𝑁𝑂*,
9.3.3.2 Thực hành:
- Hút ra 10.00 mL dung dịch kiểm tra, cho vào erlen 250 mL, 2 mL NaHCO3
5%, 3 giọt chỉ thị Fluorescein 0.5% (pha trong rượu). Từ buret thêm từ từ
dung dịch AgNO3 0.01000M lắc mạnh. Gần đến điểm tương đương, hạt keo

106
trở nên trung hòa điện nên vón lại, dung dịch trong ra. Tiếp tục thêm từng
giọt dung dịch Ag+, lắc mạnh, kết tủa trắng nhuốm màu hồng.
- Làm 3 lần và lấy kết quả trung bình
• Tính 𝑚25o ± 𝑈&.>(,"$Eo
• Giải thích tác dụng của NaHCO3.
9.3.4 XÁC ĐỊNH Cl- THEO PHƯƠNG PHÁP VOLHARD
(Chuẩn độ ngược bằng KSCN)
9.3.4.1 Nguyên tắc
Kết tủa 𝐶𝑙 , dưới dạng AgCl bằng một lượng dư chính xác AgNO3
0.01000M. Chuẩn độ AgNO3 còn lại bằng dung dịch KSCN 0.0100M khi có
mặt muối Fe3+.
Phản ứng chuẩn độ:
𝐶𝑙 , + 𝐴𝑔) → 𝐴𝑔𝐶𝑙 ↓ (trắng) + (𝐴𝑔) )•ư
𝑆𝐶𝑁 , + 𝐴𝑔) → 𝐴𝑔𝑆𝐶𝑁 ↓ (trắng)
Phản ứng chỉ thị: Cho dư một giọt KSCN sẽ xuất hiện màu hồng:
𝑆𝐶𝑁 , + 𝐹𝑒 *) → 𝐹𝑒𝑆𝐶𝑁 +)
Mắt nhận ra màu hồng khi [𝐹𝑒𝑆𝐶𝑁 +) ] ≥ 10,(.( 𝑀.
Vì 𝑝𝑇4nH2: > 𝑝𝑇4n25 nên có thể xảy ra phản ứng:
𝑆𝐶𝑁 , + 𝐴𝑔𝐶𝑙 → 𝐶𝑙 , + 𝐴𝑔𝑆𝐶𝑁
Để ngăn ngừa phản ứng này, tủa AgCl được lọc tách sau khi cho dư AgNO3.
9.3.4.2 Thực hành:
- Chuyển 10.00 mL dung dịch kiểm tra cho vào cốc cỡ 250 mL thêm 2 giọt
HNO3 đậm đặc. Từ buret thêm từng giọt AgNO3 0.01000M đến khi kết tủa
hết ion 𝐶𝑙 , (kết tủa vón lại, dung dịch trong ra), thêm tiếp 5 mL AgNO3
nữa. Ghi thể tích V1 của AgNO3.
- Lọc bỏ kết tủa AgCl, rửa kỹ kết tủa bằng nước cất cho tới khi nước rửa
không còn Ag+ nữa.
- Nước lọc + nước rửa thu hồi toàn bộ vào erlen 250 mL thêm 1 mL dung
dịch phèn sắt ammoni. Từ buret cho từng giọt dung dịch KSCN 0.01000M,
lắc mạnh đến khi dung dịch chuyển màu từ vàng nhạt sang màu đỏ cam.
Ghi thể tích V2 của 𝑆𝐶𝑁 , .

107
- Làm 3 lần, lấy kết quả trung bình.
• Tính 𝑚25o ± 𝑈&.>(,"$Eo ?
• Tính sai số chỉ thị của phép xác định này?

CÂU HỎI
1. Phương pháp Mohr, Volhard còn dùng để xác định những ion nào,
ngoài 𝐶𝑙 , ? Nêu các điều kiện để thực hiện (xem bài giảng lý thuyết).
2. Vai trò của NaHCO3 trong phép xác định 𝐶𝑙 , theo phương pháp Mohr
và Fajans?
3. Thêm 2 giọt HNO3 đặc khi thực hiện phương pháp Volhard để làm gì?
GHI CHÚ
a. H2CO3 có pKa1 = 6.35; pKa2 = 10.30
HFI có pKa = 8.0
H2CrO4 có pKa2 = 6.5
𝐹𝑒𝑆𝐶𝑁 +) có 𝑝𝐾|DH2:!f = 3.03
b. Sinh viên chỉ được nhận một lần dung dịch kiểm tra xác định 𝐶𝑙 ,
c. Vì muối Ag+ đắt tiền, nên tất cả các dung dịch và kết tủa Ag+ phải
đổ vào một bình hứng chung của PTN để thu hồi.

108
10 BÀI 5. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ OXY HÓA – KHỬ
DUNG DỊCH CHUẨN LÀ PERMANGANATE, BICHROMATE
10.1 Pha các dung dịch và chỉ thị
10.1.1 Dung dịch KMnO4 ~ 0.05 N không chứa vết MnO2
Hòa tan ~ 1.6 g KMnO4 (KMnO4 = 158.034) trong một lít nước cất đun sôi
và duy trì nhiệt độ gần sôi trong 1 giờ. Đậy kín và để lắng 7÷ 10 ngày. Lọc
hoặc xiphông để lấy dung dịch trong. Nếu lọc thì dùng phễu lọc thủy tinh xốp
loại mịn nhất (số 4 hoặc số 5), không lọc bằng giấy lọc.
Bảo quản dung dịch trong bình thủy tinh màu và để trong tối
Dung dịch này sẽ đươc sinh viên xác định chính xác nồng độ bằng chất gốc
H2C2O4.2H2O
10.1.2 Dung dịch oxalic acid 0.05000 N
Cân chính xác 3.1520g H2C2O4.2H2O loại tinh khiết phân tích, hoàn tan bằng
nước cất thành 1 L. Biểu diễn kết quả: 𝑁6i;5#I +Noxalic ± U0.95, N-oxalic để sinh
viên sử dụng sau này.
10.1.3 Các dung dịch H2SO4 (1:1); HCl (1:2); H3PO4 đặc
10.1.4 Dung dịch SnCl2 10%
Hòa tan 100g SnCl2.2H2O trong 100 mL HCl đặc. đun nogs (trong tủ hút)
cho đến tan. Thêm nước cất thành 1 lít. Cho vào một mẫu thuốc thiếc kim
loại để bảo quản dung dịch khỏi tác dụng oxy không khí.
10.1.5 Dung dịch HgCl2 bão hòa (~ 4.5%)
Hòa tan 4.5 g HgCl2 trong 100 mL nước cất. Đun nóng. Nếu đục thì lọc
Lưu ý HgCl2 rất độc, liều lượng 0.2 ÷ 0.4 g gây chết người
10.1.6 Hỗn hợp bảo vệ Zymmerman
67 g MnSO4 khan hòa tan trong 500 mL nước cất, thêm 138 g H3PO4 (d =
1.70 g/ mL), 130 mL H2SO4 đặc (d=1.84 g/ mL) thêm nước thành 1 lít.

109
10.1.7 Dung dịch Fe III 0.1000 M
Hòa tan 48.218 g phèn sắt ammoni FeNH4(SO4)2.12H2O vào bình mức có
chứa 25 mL dung dịch H2SO4 16% (~3.6 N), thêm nước thành 1 lít
Dung dịch có chứa 5.58 mg FeIII/ mL dùng để pha các dung dịch kiểm tra
(PTN xác định chính xác bằng cách chuẩn độ bằng phương pháp
permanganate ghi dưới đây.
Biểu diễn kết quả 𝑁|D ± 𝑈&.>(,:r.Hf

10.1.8 Dung dịch K2Cr2O7 0.05000 N


Cân chính xác 4.9051 g K2Cr2O7 tinh khiết phân tích (chất gốc) hòa tan trong
nước cất, định mức thành 2 lít.
Biểu diễn kết quả 𝑁2Y! <t!o ± 𝜀&.>(,: để sinh viên sử dụng về sau.
$3! %!o
t

10.1.9 Dung dịch Fe II 0.1000 M


Hòa tan 3.9213 g muối Mohr tinh khiết phân tích Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O trong
nước có thêm 0.4 mL H2SO4 16% (~3.6 N), thêm nước thành 1 lít.
Dung dịch có chứa 5.58 mg FeII/ mL dùng để pha các dung dịch kiểm tra
(PTN xác định chính xác bằng cách chuẩn độ bằng phương pháp bichromate
ghi dưới đây. Biểu diễn kết quả 𝑁|D ± 𝑈&.>(,:r.!f .

10.1.10Dung dịch SO32- 0.1000 M


Hòa tan 12.604 g Na2SO3 khan (hoặc 25.215 g Na2SO3.7H2O) trong nước cất
định mức thành 1 lít.
Dung dịch có chứa 8.01 mgSO32-/ mL dung để pha các dung dịch kiểm tra
(PTN xác định bằng cách dung phương pháp bichromate ghi dưới đây). Biểu
diễn kết quả: 𝑁H! <H!o ± 𝑈&.>(,: !o
T! % H

10.1.11Chỉ thị diphenylamine 0.1%


Diphenylamine (C6H5)2NH (ký hiệu là DPh) là một chất chỉ thị thế điện cực.
trong dung dịch dưới tác dụng của chất oxy hóa mạnh (khi có dư 1 giọt
K2Cr2O7 chẳng hạn), diphenylamine bị oxy hóa bất thuận nghịch thành
diphenylbenzidin C6H5NH–(C6H4)2–NHC6H5. Chất sau có thế điện cực tiêu
110
chuẩn EIn0 = +0.76 V dạng khử không màu, dạng oxy hóa có màu tím. Tuy
nhiên dạng oxy hóa không bền nên phản ứng với phần còn lại của dạng khử
tạo thành hợp chất kết tủa màu xanh chàm. Nếu cho dứ chất oxy hóa thì dạng
màu tím có thể bị oxy hóa tiếp tục thành sản phẩm không màu. Thường ta tạo
điều kiện đểsự chuyển màu từ không màu thành màu tím hoặc thành màu
xanh chàm. Có thể biểu diễn phản ứng chuyển màu như sau:
Người ta chấp nhận Ecuối 0 = 0.76 V
Các pha: 0.1 g chỉ thị hòa tan trong 100 mL H2SO4 đặc hoặc 100 mL H3PO4
đặc
10.1.12Chỉ thị diphenylamine sulfonate 0.5%
Natri diphenylamine sulfonate (ký hiệu DPhS) khác với diphenylamine là dễ
dàng hòa tan trong nước. cơ chế đổi màu tương tự như diphenylamine nhưng
dạng oxy hóa có màu đỏ tím bền vững.
E0 = +0.85 V, dạng khử không màu, dạng oxy hóa màu tím hồng.
Cách pha: 0.5 g chỉ thị hòa tan trong 100 mL nước cất.
10.1.13Chỉ thị phenylantranilic acid 0.2%
Acid N-phenylantranilic hay o-anilinobenzoic (ký hiệu PhA) có tính chất hỉ
thị tương tự như diphenylamine sulfonate
Công thức cấu tạo:
E0 = +1.08 V, dạng khử không màu, dạng oxy hóa màu hồng tím
Cách pha: 0.2 g chỉ thị hòa tan trong 100 mL nước cất nóng có thêm 2 g
Na2CO3
10.1.14Dung dịch thiosulfat ~ 0.02N
Hòa tan 5.0g Na+ S+ O* .5H2O TKPT trong 1 lít nước cất đun sôi để nguội.
Thêm 0.1g Na2CO3 để duy trì môi trường hơi kiềm, ngăn ngừa tác dụng CO2
phân hủy thiosulfat:
𝐻+ 𝐶𝑂* + 𝑁𝑎+ S+ O* = 2𝑁𝑎𝐻𝐶𝑂* + 𝑁𝑎+ 𝑆𝑂* + ↓ 𝑆
Nếu có Na2CO3 thì: 𝑁𝑎+ 𝐶𝑂* + 𝐻+ 𝐶𝑂* = 2𝑁𝑎𝐻𝐶𝑂*

111
Sau một ngày, dung dịch thiosulfat sẽ có nồng độ ổn định và có thể xác định
chính xác nồng độ này theo chất gốc K2Cr2O7 (xem dưới đây). Bảo quản dung
dịch trong chai đậy nắp kín đặc biệt có nạp ascarit để ngăn ngừa CO2 (như
cách bảo quản dung dịch NaOH, nói ở mục II.1, bài 2).
10.1.15Dung dịch KI 10%
100g KI hòa tan trong 1 lít nước cất đun sôi để nguội. Dung dịch có màu
vàng nhạt của I2 (nồng độ thấp) này nếu để lâu hoặc nếu hóa chất không tốt.
Vì vậy không nên pha quá dư và khi sử dụng cần thực hiện phép chuẩn độ
rỗng (blank).
10.1.16Dung dịch NH4CSN 10%
100g NH4CSN hòa tan trong 1 lít nước cất đun sôi để nguội.
10.1.17Dung dịch Cu2+ 0.1000M
Hòa tan 24.958g CuSO4.5H2O TKPT trong nước cất đun sôi để nguội. Thêm
1 mL H2SO4 đậm đặc, định mức thành 1 lít.
Dung dịch chứa 6.35mg Cu/ mL dùng để pha các dung dịch kiểm tra. Biểu
diễn kết quả: m8Z/ S‚ ± U&.>(,SuC/ :w

10.1.18Dung dịch KIO3 1.5%


Hòa tan 15g KIO3 TKPT trong 1 lít nước cất đun sôi để nguội, lắc kỹ hoặc
đánh siêu âm cho tan.
10.1.19Dung dịch chuẩn HCl 0.1000N
Để pha dung dịch kiểm tra. Biểu diễn kết quả: 𝑁78N ± U&.>(,:7u=

10.1.20Dung dịch K2Cr2O7 0.02000N


Biểu diễn 𝑁2Y! <t!o và U&.>(,: theo mục I – bài 11.
$3! %!o
t

10.1.21Chỉ thị hồ tinh bột 0.5%


2.5g tinh bột + 0.01g HgI2 hoặc ZnCl2 (chất bảo quản nghiền nhỏ với 1 lít
nước cất thành chất đồng nhất). Đổ từ từ, khuấy đều vào cốc có chứa sẵn 500

112
mL nước đang sôi. Đun tiếp tới khi dung dịch trong suốt (2 phút). Để lắng,
khi dùng thì gạn lấy phần trong ở phía trên.
Thử dung dịch hồ tinh bột vừa pha chế với iod cho màu xanh là hồ tinh bột
đạt yêu cầu sử dụng được. Nếu thấy xuất hiện màu nâu chứng tỏ tinh bột đã
bị hỏng. Nên nhớ nhiều chất hữu cơ làm giảm độ nhạy của hồ tinh bột với
iod.
10.1.22Nước cất đun sôi để nguội
10.1.23Dung dịch K4[Fe(CN)6]
Hòa tan khoảng 21.12g K4[Fe(CN)6] và 0.2g Na2CO3 trong một lít nước cất.
10.1.24Dung dịch ZnSO4 0.05000M
Hòa tan 14.378g ZnSO4.7H2O TKPT bằng nước cất, định mức thành 1 lít.
Biểu diễn mƒU/S‚ ± U&.>(,Sxy/:w để sinh viên sử dụng về sau.

10.1.25 Dung dịch K3[Fe(CN)6] 1%


1g muối hòa tan trong 100 mL nước cất đun sôi để nguội. Đựng trong chai
màu.
10.1.26Chỉ thị diphenylamin 1%
Xem mục I.11 bài 11
10.1.27Dung dịch (NH4)2SO4 10%
10.2 PHƯƠNG PHÁP PERMANGANATE
Dung dịch chuẩn KMnO4 (thường pha nồng độ 0.05 N hoặc 0.02 N) được
xác định nồng độ chính xác theo acid oxalic (chất gốc).
Trong môi trường acid, xảy ra bán phản ứng khử tổng cộng:
MnO, ) ,
% + 8𝐻 + 5𝑒 → 𝑀𝑛
+)
+ 4𝐻+ 𝑂

6
𝐸„U9 o ,= f /j$ !f = +1.51 𝑉
"

113
Thực ra phản ứng qua các giai đoạn trung gian, liên tục tạo ra dạng 𝑀𝑛+)
rất hoạt động, có thể oxy hóa 𝐹𝑒 +) thành 𝐹𝑒 E , sau đó 𝐹𝑒 E có thể oxy hóa
2Cl- thành Cl2 thất thoát vào không khí. Vì vậy thường tiến hành chuẩn độ
trong môi trường H2SO4. Nếu có mặt ion Cl- và có mặt 𝐹𝑒 +) hay 𝐹𝑒 *) thì
phải dùng hỗn hợp bảo vệ Zymmerman, trong đó có mặt 𝑀𝑛+) để làm giảm
thế điện cực của cặp 𝑀𝑛*) /𝑀𝑛+) do đó ngăn ngừa tạo thành Cl2.
KMnO4 là chất oxy hóa mạnh, dễ dàng bị khử tới MnO2 bởi các chất hữu
cơ (giấy lọc, cao su, bụi,…), chính MnO2 là chất xúc tác tăng cường phân
hủy KMnO4:
4KMnO4 + 2H2O = 4MnO2 + 3O2 + 4KOH
Vì vậy, ta không dùng KMnO4 làm chất gốc được và phải pha dung dịch
chuẩn MnO4- không chứa vết MnO2 (cách làm ghi ở mục 1.1 bài 11). Nồng
độ chính xác của KMnO4 tiện nhất là được xác định theo H2C2O4.2H2O. Cũng
có thể dùng Na2C2O4, As2O3, K4Fe(CN)6.
Trong phương pháp permanganate, người ta lợi dụng màu riêng của ion
MnO4- để nhận ra điểm cuối chuẩn độ. Khi 𝑁j$<"o ≈ 10,( đã có thể nhận ra
màu hồng của nó bằng mắt thường. Khi đó mắc sai số chỉ thị “dương”. Tuy
nhiên khi chuẩn độ bằng phương pháp permanganate có thể dùng chỉ thi PhA.
10.2.1 Xác định nồng độ chính xác KMnO4 theo H2C2O4.2H2O
10.2.1.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ dung dịch H2C2O4 0.05000 N trong môi trường H2SO4 ≈ 2 N đến
khi xuất hiện màu hồng nhạt bền vững. Phản ứng chuẩn độ tổng cộng:
2MnO4- + 5C2O42- + 16H+ = 2Mn2+ + 10CO2↑ + 8H2O
Thực ra, trong giai đoạn tung gian tạo ra Mn3+ và do đó tạo phức oxalate
của Mn3+: Mn(C2O4)n(3-2n). Sau đó:
Mn(C2O4)n(3-2n) = Mn2+ + 2nCO2
Mặt khác, sản phẩm Mn2+ là xúc tác cho phản ứng này, vì vậy phản ứng
chuẩn độ xảy ra nhanh dần (đặc điểm của phản ứng tự xúc tác). Tuy nhiên
vẫn cần đun nóng đến 800 – 900 oC để làm tăng tốc độ phản ứng.

114
10.2.1.2 Thực hành
Rút 10.00 mL dung dịch acid oxalic 0.05000 N cho vào erlen 250 mL, them
1 mL H2SO4 (1:1). Đun nóng đến 80 – 90 oC (không đun sôi để ngăn ngừa
phân hủy acid oxalic). Chuẩn độ bằng cách cho từng giọt dung dịch KMnO4
để cho màu hồng kịp biến mất mới cho tiếp. Nếu nhiệt độ hạ xuống dưới 60
o
C thì đun nóng tiếp tục rồi mới chuẩn độ. Điểm cuối chuẩn độ là lúc xuất
hiện màu hồng nhạt bền vững.
Làm 3 lần, lấy kết quả trung bình
Tính 𝑁j$<"o ± 𝑈&.>(,:g(%o
"

10.2.2 Xác định Fe3+


10.2.2.1 Nguyên tắc
Gồm 3 bước như sau:
Bước 1: Tiến hành khử trước Fe3+ → Fe2+ bằng SnCl2:
2FeCl3 + SnCl2 = 2FeCl2 + SnCl4
Màu vàng trong HCl
Điều kiện: đun nóng tới 60 ÷ 70 oC, chỉ được phép dư SnCl2
Bước 2: Loại bỏ lượng dư SnCl2 bằng dung dịch HgCl2:
SnCl2 + HgCl2 = Hg2Cl2↓ + SnCl4
Điều kiện: pha loãng dung dịch để nguội, cho ngay toàn bộ dung dịch HgCl2
lắc mạnh. Như vậy sẽ tránh được phản ứng tạo kết tủa đen:
HgCl2 + SnCl2 = Hg + SnCl4
Màu đen xuất hiện khi cho SnCl2 quá dư
Bước 3: Chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 đến khi xuất hiện màu hồng nhạt
bền vững
Phản ứng chuẩn độ:
5Fe2+ + MnO4- + 8H+ = 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

115
Điều kiện: có mặt hỗn hợp bảo vệ Zymmerman
10.2.2.2 Thực hành
- Sinh viên nhận dung dịch kiểm tra của phòng thí nghiệm, định mức bằng
nước cất đến vạch 100 mL.
- Hút 10.00 mL dung dịch kiểm tra cho vào erlen 250 mL. Thêm 5 mL HCl
(1:2) đun nóng tới 600 ÷ 70 oC. Thêm từng giọt SnCl2 10% và lắc đều đến
khi vừa mất màu vàng. Thêm 1÷2 giọt SnCl2 rồi pha loãng bằng nước cất
tới thể tích ~ 100 mL. Thêm 10 mL dung dịch HgCl2 bão hòa (≈4.5%) ngay
một lần. Nếu thấy kết tủa xám đen thì phải hút 10.00 mL khác làm lại từ
đầu
- Sau đó thêm vào 10 mL hỗn hợp bảo vệ Zymmerman. Chuẩn độ bằng dung
dịch KMnO4 (từ từ từng giọt) đến khi xuất hiện màu vàng bền vững.
- Làm 3 lần, lấy kết quả trung bình
- Tính ra 𝑚|D ± 𝑈&.>(,"r.

10.2.3 Xác định nồng độ H2O2 trong hóa chất thương phẩm
10.2.3.1 Nguyên tắc
- Do dễ bị phân hủy, nồng độ H2O2 trong các sản phẩm thương mại rất dễ bị
phân hủy thành khí O2 và vì vậy mất dần hoạt tính trong suốt thời gian bảo
quản. Xác định đúng nồng độ H2O2 giúp việc sử dụng chúng hiệu quả hơn.
Xác định trực tiếp hàm lượng H2O2 qua phản ứng với chất chuẩn KMnO4
trong môi trường acid sulfuric. Điểm cuối của phản ứng khi lượng dư
KMnO4 giữa màu hồng nhạt bền trong 30 s.
Phản ứng chuẩn độ:
Hai bán phản ứng oxi hóa khử:
6
𝑀𝑛𝑂%, + 8H+ + 6e- → Mn2+ + 4H2O 𝐸j$< o f
" ,= /j$
!f = 1.51𝑉 ;

H2O2 + 2e- → 2H+ + O2 EOo ,H + / H O = 0.682V


2 2

Phản ứng tổng cộng:


5H2O2 +2𝑀𝑛𝑂%, + 6H+ → 2Mn2+ + 8H2O + 5O2

116
10.2.3.2 Thực hành
- Hút 10 mL dung dịch H2O2 xác định cho vào erlen 250 mL đã có sẵn 20
mL nước cất và 5 mL H2SO4 1:1. Chuẩn độ với KMnO4 0.1 N cho đến
khi dung dịch chuyển sang màu hồng bền trong 30s. Tiến hành thí nghiệm
3 lần, lấy giá trị trung bình VI.
- Tính phần trăm về khối lượng H2O2- trong dung dịch chất rửa:
… :g(%o Eg(%o E -&&
- % / 𝐻+ 𝑂+ = "
E #! %!
"
× E1z)!{| × 34.0147 × -&&&
,-,./S|

10.3 PHƯƠNG PHÁP BICHROMATE


Dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0.05000 N pha ngay từ muối TKPT vì đây là
một trong các chất gốc điển hình. Dung dịch chuẩn rất ổn định trong điều
kiện thông thường, là chất oxy hóa tương đối mạnh trong môi trường acid,
bán phản ứng khử:
𝐶𝑟+ 𝑂g+, + 14H+ + 6e- = 2Cr3+ + 7H2O
𝐸2Y! <t!o /2Y Hf = 1.33 𝑉

Hầu hết các phép chuẩn độ bằng permanganate có thể thay bằng bichromate
nhưng phải dùng chất chỉ thị để xác định điểm cuối chuẩn độ. Có ưu điểm là
có thể sử dụng môi trường HCl mà không cần cho hỗn hợp bảo vệ
Zymmerman
10.3.1 Xác định Fe2+ trong muối Mohr
10.3.1.1 Nguyên tắc
Muối Mohr Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O để lâu sẽ bị oxy hóa trong không khí làm
cho hàm lượng Fe2+ bị giảm so với công thức.
Ta hòa tan muối Mohr rồi chuẩn độ trực tiếp Fe2+ trong môi trường H2SO4
đặc hoặc HCl cho tới khi dung dịch biến màu theo chỉ thị thế điện cực (DPh
E0In = +0.76 V, PhA E0In = +1.08 V). Phản ứng chuẩn độ
6Fe2+ + 𝐶𝑟+ 𝑂g+, + 14H+ = 6Fe3+ + 2Cr3+ + 7H2O
𝐸|D Hf /|D !f = 0.77 𝑉

117
10.3.1.2 Thực hành
- Sinh viên nhận dung dịch kiểm tra của phòng thí nghiệm thêm vài giọt HCl
(1:2) (để ngăn ngừa Fe2+ → Fe3+ trong không khí) và định mức thành 100
mL
- Hút 10.00 mL dung dịch kiểm tra cho vào erlen 250 mL. Thêm 1 mL H3PO4
đặc + 10 mL HCl (1:2) + 3÷4 giọt chỉ thị DPh 0.1%. pha loãng bằng nước
cất đến thể tích ~ 30 mL (để sau này màu riêng của Cr3+ không cản màu chỉ
thị). Từ burette thêm từng giọt dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0.05000 N đến
khi dung dịch xuất hiện màu tím chàm.
- Làm 3 lần, lấy kết quả trung bình.
- Tính 𝑚|D ± 𝑈&.>(,"r.

Ghi chú:
Màu của dung dịch lúc cuối chuẩn độ tùy thuộc vào mức độ pha loãng của
dung dịch. Nếu dung dịch đủ loãng thì màu Cr3+ sẽ không ảnh hưởng đến
màu tím của chỉ thị DPh
Nếu dùng acid PhA thay cho DPh thì tiến hành tương tự nhưng không cần
cho H3PO4. Chuẩn độ bằng K2Cr2O7 đến khi xuất hiện màu tím hồng.
10.3.2 Xác định 𝑆𝑂*+, trong Na2SO3
10.3.2.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ trực tiếp 𝑆𝑂*+, bằng dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4
hoặc HCl tới khi biến màu của DPh hoặc PhA. Phản ứng chuẩn độ:
3𝑆𝑂*+, + 𝐶𝑟+ 𝑂g+, + 8𝐻) → 3𝑆𝑂%+, + 2𝐶𝑟 *) + 4𝐻+ 𝑂
6
𝐸H< !o ,= f /H< !o = 0.17 𝑉
" H

10.3.2.2 Thực hành


- Pha chế mẫu xác định: chuyển 1.5 g Na2SO3 rắn vào bình định mức 100
mL, thêm nước khử ion đã đun sôi để nguội (để loại bỏ hầu hết oxy hòa
tan) đến vạch. Đậy nắp, lắc đều hoặc đặt vào bể siêu âm đánh cho tan. Dung
dịch này không thể lưu trữ lâu vì ion sulfite rất dễ bị oxygen không khí oxy
hóa.

118
- Chuyển 10.00 mL dung dịch kiểm tra cho vào erlen 250 mL, thêm 10 mL
HCl (1:2) + 3÷4 giọt chỉ thị DPh. Pha loãng thành ~ 30 mL. Chuẩn độ bằng
K2Cr2O7 0.05000 N đến khi xuất hiện màu tím chàm.
- Làm 3 lần, lấy kết quả trung bình
- Tính %:;! H<H ± 𝑈&.>(,%FG!T%H .

10.3.3 Xác định nồng độ K2Cr2O7 bằng Fe2+ với chỉ thị Ferroin
10.3.3.1 Nguyên tắc
- Khác với phương pháp permangannat, phương pháp bicromat cần phải sử
dụng chất chỉ thị thế điện cực để nhận ra điểm cuối chuẩn độ. K2Cr2O7 được
chuẩn độ trực tiếp với dung dịch Fe2+ có nồng độ chính xác từ pha từ chất
gốc là muối Mohr với sự có mặt của chỉ thị ferroin. Quá trình chuẩn độ kết
thúc khi màu của chỉ thị thế điện cực chuyển từ xanh sang đỏ (E0In = 1.06V).
Phản ứng chuẩn độ:
Hai bán phản ứng oxi hóa khử:
6
𝐶𝑟+ 𝑂g+, + 6𝑒 + 14𝐻) → 2𝐶𝑟 *) + 7𝐻+ 𝑂 𝐸2Y !o f
! < ,= /2Y
Hf = 1.33𝑉
t
6
3+ -
Fe + e → Fe 2+
𝐸|D Hf /|D !f = 0.77𝑉

Phản ứng tổng cộng:


6𝐹𝑒 +) + 𝐶𝑟+ 𝑂g+, + 14𝐻) → 6𝐹𝑒 *) + 2𝐶𝑟 *) + 7𝐻+ 𝑂 Δ𝐸 6 = 0.56V
10.3.3.2 Thực hành
- Chuyển 10.00 mL K2Cr2O7 0.05 N vào erlen 250 mL, thêm 5 mL H2SO4
(1:1) + 2 giọt chỉ thị Ferroin. Chuẩn độ dung dịch với dung dịch Fe2+ cho
đến khi màu thay đổi từ xanh tới đỏ nâu bền trong một phút. Làm thí nghiệm
3 lần lặp lại, lấy giá trị trung bình VI..
- Thí nghiệm rỗng được tiến hành chuẩn độ tương tự cho dung dịch chứa 10
mL nước cất + 5 mL H2SO4 (1:1) + 2 giọt Ferroin. Làm 3 lần, lấy kết quả
trung bình.
(E} ,E| )
- Tính: 𝑁2Y! <t!o = E × 𝑁|D !f
$3! %!o
t

- Biểu diễn kết quả: 𝜇: = 𝑁2Y! <t!o ± 𝑈&.>(,:


$3! %!o
t $3! %!o
t

119
Ứng dụng thực tế: phép chuẩn độ này thường được sử dụng để đánh giá chỉ tiêu ô
nhiễm chất hữu cơ trong môi trường: tổng carbon hữu cơ (TOC: total organic carbon)
và nhu cầu oxygen hóa học (COD: chemical oxygen demand).

CÂU HỎI
1. Hãy nêu công dụng của từng thành phần trong hỗn hợp bảo vệ
Zymmerman khi chuẩn độ Fe2+ bằng phương pháp permanganate
2. Những thành phần nào còn có công dụng khi thay bằng phương pháp
bichromate
3. Tại sao khi dùng PhA thay cho DPh để chuẩn độ Fe2+ bằng phương
pháp bichromate thì lại không cần tới H3PO4?
4. So sánh phương pháp permanganate và phương pháp bichromate.

120
10.4 PHƯƠNG PHÁP THIOSULFATE
Dung dịch chuẩn là Na2S2O3 0.05 N, pha từ Na2S2O3.H2O. Nồng độ chính
xác được xác định theo các bước sau đây:
1. Mới đầu sử dụng một lượng chính xác K2Cr2O7 để oxi hóa 𝐼 , → 𝐼*,

3𝐼 , − 2𝑒 , → 𝐼*, 𝐸q&Ho = +0.545𝑉


†*q o
• &
𝐶𝑟+ 𝑂g+, + 14𝐻) + 6𝑒 , → 2𝐶𝑟 *) + 7𝐻+ 𝑂 𝐸2Y !o
! < /+2Y
Hf = +1.33𝑉
t

9𝐼 , + 𝐶𝑟+ 𝑂g+, + 14𝐻) → 2𝐶𝑟 *) + 3𝐼*, + 7𝐻+ 𝑂


Phản ứng trong tối, đậy kín 10 phút.
2. Sau đó chuẩn độ lượng tương đương 𝐼*, bằng dung dịch Na2S2O3 với
chỉ thị hồ tinh bột:
𝐼*, + 2𝑒 , → 3𝐼 , 𝐸q&Ho† = +0.545𝑉
*q o
ž𝑆 𝑂+, + 2𝑒 , → 𝑆 𝑂+, 𝐸 & = +0.219𝑉
% F + * H" < !o q ‡
H! <H!o

𝑆+ 𝑂*+, + 𝐼*, → 𝑆% 𝑂F+, + 3𝐼 ,


(Phản ứng chuẩn độ)
Để thực hiện các phản ứng trên cần có:
pH = 0÷7
Đủ dư KI để tạo phức I*, tan. Phức triiodur I*, có màu đỏ nâu khi nồng độ
lớn. Khi nồng độ I*, giảm, dung dịch trở nên vàng rơm nhạt. Chỉ khi có màu
vàng rơm nhạt này ta mới cho chỉ thị hồ tinh bột. Phản ứng chuẩn độ coi là
kết thúc khi màu xanh của chỉ thị hồ tinh bột biến mất đột ngột. Hồ tinh bột
không phải là chất chỉ thị thế điện cực mà là chất chỉ thị đặt biệt cho I*, . Khi
NˆoH ≈ 10,( ta thấy rõ màu xanh bằng mắt thường.

Phương pháp thiosulfat cho phép xác định các chất oxy hóa Xox khi

121
€ €
E‰6;< /‰~• > Eˆ6oH /*qo = +0.545V. Thực chất đây là phép chuẩn độ thay thế:
thay Xox bằng lượng tương đương I*, rồi chuẩn độ bằng Na+ S+ O* với chỉ thị
hồ tinh bột.
Để xác định các chất khử Xkh, trong đó
€ €
E‰6;< /‰~• < Eˆ6oH /*qo = +0.545V, ta có thể thực hiện phép chuẩn độ ngược.
Ví dụ, để xác định SO+, , +,
* ta thường dùng I* oxy hóa SO* → SO% , sau đó
+,

chuẩn độ lượng dư I*, còn lại bằng Na+ S+ O* .với chỉ thị hồ tinh bột.
10.4.1 Xác định chính xác nồng độ Na2S2O3 theo K2Cr2O7
10.4.1.1 Nguyên tắc
Lấy một thể tích chính xác dung dịch chuẩn K2Cr2O7 cho phản ứng với
lượng dư KI trong môi trường acid để tạo ra lượng tương đương I*, . Chuẩn
độ I*, trực tiếp bằng Na+ S+ O* với chỉ thị hồ tinh bột.
Dichromate là chất oxy hóa mạnh, khi phản ứng trực tiếp với thiosulfate,
sinh ra nhiều hợp chất chứa S có số oxy hóa khác nhau tùy vào các điều kiện
tiến hành chuẩn độ (rất khó kiểm soát). Điều nay vi phạm điều kiện tiên quyết
trong phản ứng chuẩn độ: 1 sản phẩm duy nhất có công thức xác định. Việc
cho phản ứng với I- dư thành I2 giúp “giảm xóc” mức độ oxy hóa của
dichromate thành I2 có tính oxy hóa yếu hơn phù hợp với thiosulfate.
Phản ứng thay thế tương đương:
𝐶𝑟+ O+, , )
g + 6𝐼 + 14𝐻 = 2𝐶𝑟
*)
+ 3𝐼+ + 7𝐻+ 𝑂
¡ , ,
3𝐼+ + 3𝐼 = 3I*
𝐶𝑟+ O+, , )
g + 9𝐼 + 14𝐻 = 2𝐶𝑟
*)
+ 3I*, + 7𝐻+ 𝑂
Lượng tương đương
Phản ứng chuẩn độ:
I*, + 2S+ O+, , +,
* = 3𝐼 + S% OF

122
10.4.1.2 Thực hành: (dùng nước cất đun sôi để nguội)
- Hút 10.00 mL K2Cr2O7 0.02000N cho vào erlen 250 mL, thêm 15 mL nước
cất + 3 mL H2SO4 đặc + 5 mL KI 10%. Lắc nhẹ. Đậy kín và để yên 10 phút
để khử hoàn toàn K2Cr2O7.
- Từ buret thêm từng giọt dung dịch chuẩn Na+ S+ O* ~ 0.02N xuống erlen
tới màu vàng rơm nhạt. Sau đó thêm từng giọt dung dịch hồ tinh bột cho
tới khi được màu xanh chàm rõ rệt, vừa thêm vừa lắc đều.
- Tiếp tục thêm từng giọt Na+ S+ O* xuống tới khi dung dịch mất màu xanh
chàm. Ghi thể tích V1. Làm 3 lần, lấy kết quả trung bình.
- Thí nghiệm “rỗng”: lấy 25 mL nước cất, thêm thêm 3 mL H2SO4 đặc + 5
mL KI 10%. Đậy kín, để yên 1 phút. Thêm từ từ dung dịch hồ tinh bột tới
khi được màu xanh chàm rõ rệt. Chuẩn độ bằng Na+ S+ O* ~ 0.02N tương tự
như trên. Ghi thể tích V0. Làm 3 lần, lấy kết quả trung bình.
• Tính 𝑁Š! <H!o và U&.>(,: !o
•! %H

V‹O‹\] × 𝑁2Y! 9!o


t
𝑁Š! <H!o =
V- − V&
10.4.2 Xác định Cu2+
10.4.2.1 Nguyên tắc
Trong môi trường acid (pH 1÷2) Cu2+ oxy hóa I , để tạo thành kết tủa ↓CuI
và một lương tương đương I*, . Chuẩn độ lượng I*, bằng dung dịch thiosulfat
với chỉ thị hồ tinh bột.
- Phản ứng thay thế tương đương:
6
𝐶𝑢+) + 𝐼 , + 1𝑒̅ = ↓ 𝐶𝑢𝐼 ; E23 !f ,q o /23q = 0.78𝑉
¢
3𝐼 , − 2𝑒̅ = I*, ; Eˆ6oH /qo = 0.545𝑉
2𝐶𝑢+) + 5𝐼 , = ↓ 2𝐶𝑢𝐼 + I*, (1)
Lượng tương đương
- Phản ứng chuẩn độ:
I*, + 2S+ O+, ,
* = 3𝐼 + S% OF
+,
(2)
Phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn vì

123
L L
E23 !f ,q o /8Zˆ = E23 !f /23 f − 0.059pT23q = 0.17 + 0.61 = 0.78V

L
EˆLoH /*qo = +0.545V < +0.78V = E23 !f ,q o /8Zˆ

Để cho phản ứng (2) xảy ra hoàn toàn hơn trong thực tế ta cho thêm
NH4SCN (hoặc KSCN) vì kết tủa CuSCN ít tan hơn CuI:
↓ 𝐶𝑢𝐼 + 𝑆𝐶𝑁 , ↔ ↓ 𝐶𝑢𝑆𝐶𝑁 + 𝐼 , (3)
𝑝𝑇23q = 11.96; 𝑝𝑇23H2: = 14.32
Mặc khác kết tủa CuSCN không hấp phụ mạnh I*, như kết tủa CuI (quy tắc
hấp phụ Panet – Fajans).
10.4.2.2 Thực hành
- Sinh viên nhận dung dịch kiểm tra, định mức thành 100 mL bằng nước cất.
- Chuyển 10.00 mL dung dịch kiểm tra cho vào erlen 250 mL, thêm 3 mL
H2SO4 đặc + 5 mL KI 10% + 5 mL NH4SCN 10%. Lắc nhẹ. Đậy kín và để
trong tối 15 phút. Sau đó pha loãng thành ~ 40 mL bằng nước cất. Từ buret
thêm từng dung dịch chuẩn Na+ S+ O* ~ 0.02N đến khi dung dịch có màu
vàng nhạt. Thêm vài giọt hồ tinh bột cho tới khi được màu xanh chàm rõ
rệt. Tiếp tục thêm từng giọt Na+ S+ O* xuống tới khi dung dịch mất màu
xanh chàm. Ghi thể tích V1. Làm 3 lần, lấy kết quả trung bình.
- Thí nghiệm “rỗng”: lấy 10.00 mL nước cất thay vì 10.00 mL dung dịch
kiểm tra rồi tiếp tục làm như trên. Ghi thể tích Vo. Làm 3 lần, lấy kết quả
trung bình.
• Tính 𝑇Š! 9!oH /8Z
và U&.>(,h !o 𝑀23 = 63.546
•! 6H /uC

• Tính số gam m8Z ± U&.>(,SuC có trong mẫu kèm theo


(V- − VL ) × 𝑇Š! 9!o
H /8Z
× VSẫZ
m8Z = (𝑔)
V‹O‹\]

124
10.4.3 Xác định nồng độ acid
10.4.3.1 Nguyên tắc
- Trong môi trường trung tính, KIO3 không oxy hóa được KI để giải phóng
ra I2. Tuy nhiên khi có mặt acid, cân bằng của phản ứng dịch chuyển rõ rệt,
giải phòng ra một lượng I2 (dưới dạng I*, ) tương đương với lượng acid mạnh
có mặt. Ta chuẩn độ lượng I*, giải phóng ra bằng dung dịch chuẩn Na+ S+ O*
rồi tính ra nồng độ acid mạnh.
- Phản ứng thay thế tương đương:
1 , 1 , 6
IO, )
* + 6𝐻 + 𝐼 + 5𝑒̅ = 3𝐻+ 𝑂 + I* ; Eˆ9o f o = 1.173 𝑉
H ,= /ˆH
ž 2 3
5 , 15
I* + 5𝑒̅ = 𝐼 , ; Eˆ6oH /qo = 0.545 𝑉
2 2
IO* + 8𝐼 , = 3𝐻+ 𝑂 + 3I*,
,
(1)
Lượng tương đương
6 6
Vì Eˆ9oH ,= f /ˆoH > EˆoH /qo nên phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn.
- Phản ứng chuẩn độ:
I*, + 2S+ O+, ,
* = 3𝐼 + S% OF
+,
(2)
+
Từ phản ứng (1) ta nhận thấy cứ 6 ion H của acid mạnh sẽ giải phóng ra 3
ion triiodur I*, . Phản ứng (1) sẽ dừng khi thực tế không còn lại acid mạnh
trong dung dịch; dung dịch trở nên trung tính.
10.4.3.2 Thực hành
- Sinh viên nhận dung dịch kiểm tra chứa acid mạnh, định mức thành 100
mL bằng nước cất.
- Chuyển 10.00 mL dung dịch kiểm tra cho vào erlen 250 mL đã chứa sẵn 5
mL KIO3 1.5% và 5 mL KI 10%. Lắc đều hỗn hợp trong 1÷2 phút. Chuẩn
độ lượng I*, thoát ra bằng dung dịch chuẩn Na+ S+ O* , khi dung dịch có màu
vàng rơm thì thêm từ từ hồ tinh bột để được màu xanh chàm rõ rệt. Tiếp tục
chuẩn độ đến mất màu xanh chàm. Ghi thể tích V1. Làm 3 lần, lấy trung
bình.

125
- Thí nghiệm “rỗng”: thay vì 10 mL dung dịch kiểm tra lấy 10 mL nước cất,
cho các hóa chất và nồng độ giống như trên. Làm 3 lần, lấy kết quả trung
bình Vo.
• Tính nồng độ acid NKPOŒ và U&.>(,J5?>‚
(V- − VL ) × NŠ! 9!o
H
NKPOΠ=
V‹O‹\]

10.4.4 Xác đinh nồng độ Ocl- trong nước Javel


10.4.4.1 Nguyên tắc
- Nước tẩy rửa thương mại thường chứa NaOCl. Trong dung dịch, NaOCl
phân hủy thành Na+ và 𝑂𝐶𝑙 , . Ion 𝑂𝐶𝑙 , trong nước tẩy tham gia phản ứng
oxi hóa khử và bị khử thành ion 𝐶𝑙 , với tác nhân khử là chất màu hoặc vết
bẩn trên vải. Hoạt tính của nước Javel có thể giảm theo thời gian nếu điều
kiện bảo quản không tốt. Đánh giá hoạt tính thực tế của sản phẩm này qua
nồng độ NaClO có trong dung dịch. Xác định hàm lượng 𝑂𝐶𝑙 , bằng phản
ứng phản ứng với lượng dư tác nhân khử I- trong môi trường acid. Sau đó
chuẩn độ lượng tương đương I2 sinh ra được chuẩn độ bằng Na2S2O3 với
chỉ thị hồ tinh bột.
Phản ứng chuẩn độ:
𝑂𝐶𝑙 , + 3𝐼 , + 2𝐻) → 𝐼*, + 𝐶𝑙 , + 𝐻+ 𝑂
I*, + 2S+ O+, , +,
* = 3𝐼 + S% OF

10.4.4.2 Thực hành


- Pha loãng 10 mL dung dịch nước tẩy rửa thương mại với nước cất thành 1L
dung dịch dùng để chuẩn độ (PTN thực hiện).
- Lấy 10 mL dung dịch xác định cho vào erlen 250 mL đã có sẵn 20 mL nước
cất và 5 mL KI 10%. Thêm 2 mL HCl 1:1, lắc đều.
- Chuẩn độ với Na2S2O3 0.1 N cho đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng
nhạt. Thêm 10 giọt hồ tinh bột và chuẩn độ tiếp cho đến khi màu lam của
dung dịch biến mất.
- Tiến hành thí nghiệm 3 lần, lấy giá trị trung bình VI.

126
- Thí nghiệm rỗng: Lấy 20 mL nước cất + 5 mL KI 10% + 2 mL HCl 1:1.
làm tương tự như trên. Làm lặp lại 3 lần, lấy giá trị trung bình V0. Tính
phần trăm về khối lượng chlorine trong dung dịch chất rửa:
𝑤 𝑁H <!o × 𝑉H! <H!o 𝑉kĐj 74.44 100
% 𝑁𝑎𝐶𝑙𝑂 = ! H × × ×
𝑣 (𝑉:;25< − 𝑉& ) 𝑉!#!D1 2 1000

127
10.5 PHƯƠNG PHÁP FERROCYANUR
Phương pháp Ferrocyanur sử dụng dung dịch chuẩn là K4[Fe(CN)6].
Xác định chính xác nồng độ K4[Fe(CN)6] theo ZnSO4.7H2O
10.5.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ trực tiếp dung dịch chất gốc Zn2+ bằng dung dịch K4[Fe(CN)6]
(dung dịch “ferro”) với sự có mặt của một lượng nhỏ K3[Fe(CN)6] (dung dịch
“ferri”) và chỉ thị diphenylamin:
Phản ứng chuẩn độ:
3Zn+) + 2K ) + 2Fe(CN)%,
F = Zn* K + [Fe(CN)F ]+ ↓

Màu trắng ít tan


Phản ứng chỉ thị:
Do kết tủa Zn* K + [Fe(CN)F ]+ rất ít tan nên nồng độ Fe(CN)%,
F trước điểm
L L
tương đương rất nhỏ, làm cho E•\(8J)Ho /•\(8J)"o cao vọt, vượt quá EˆU =
q q

+ 0.76 V của diphenylamin.

e [Fe(CN)6#
v ] [Fe(CN)6#
v ]
E= E|}(jZ) !1 /|}(jZ)$1 + 0.059lg 3# = 0.36 + 0.059lg
% % [Fe(CN)v ] [Fe(CN)3#
v ]

Vì vậy dung dịch có màu chàm tím của diphenylamin benzidin.


Sau điểm tương đương, nồng độ ferro tăng đột ngột làm cho thế
L
E•\(8J) Ho /•\(8J)"o giảm đột ngột, thấp hơn + 0.76V. Vì vậy diphenylamin
q q

benzidin chuyển về dạng không màu.


10.5.2 Thực hành
- Hút 10.00 mL dung dịch Zn2+ 0.05000M cho vào erlen 250 mL. Thêm 2
mL H2SO4 đặc + 3 mL (NH4)2SO4 10% + 2 giọt chỉ thị diphenylamin 1%
(pha trong H2SO4 đặc) + 1 mL dung dịch K3[Fe(CN)6] 1%. Chuẩn độ
bằng dung dịch K4[Fe(CN)6] cho tới khi dung dịch màu chàm tím chuyển
sang màu xanh lá cây nhạt. Chú ý vừa chuẩn độ vừa lắc thật mạnh dung
dịch. Làm 3 lần, lấy trung bình.

128
• Tính TŽ\[[L/ƒU và U&.>(,•ƒADD;/xy
• Tính mƒU/S‚ ± U&.>(,Sxy/:w

CÂU HỎI
1. Những chất oxy hóa Xox nào và chất khử Xkh nào có thể xác định bằng
phương pháp thiosulfate? Nguyên tắc chung để xác định bằng phương
pháp này?
2. Trình bày quy trình xác định Zn trong quặng chì kẽm ở nước ta dựa
theo phương pháp Ferrocyanur (quy trình của Tiêu chuẩn Việt Nam).

129

You might also like