You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN TẬP THI CHỌN HSG VÀ ĐỘI

TÀI LIỆU BD HSG TUYỂN DH ĐBBB SỐ 2


-------------
-----------------

ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi: HÓA HỌC 10
(Đề thi có 4 trang) Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (5 điểm):
1. a) Viết cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) ở trạng thái cơ bản và cho biết vị trí của nó
trong bảng hệ thống tuần hoàn.
b) Khi bị ion hóa thành ion Fe2+, nguyên tử Fe có thể nhường electron ở phân lớp 4s hoặc ở phân
lớp 3d. Sử dụng phương pháp gần đúng của Slater, hãy tính năng lượng của ion Fe2+ ứng với mỗi
trường hợp. Từ đó cho biết cấu hình electron của ion Fe2+ ở trạng thái cơ bản.
2. a) Viết công thức Lewis cho PF5. Sử dụng mô hình VSEPR cho biết dạng hình học của phân tử này.
b) Ở trạng thái rắn photpho pentaclorua có cấu trúc ion với sự có mặt hai ion PCl +4 và PCl 6− . Sử
dụng mô hình VSEPR hãy cho biết dạng hình học của các ion này.
3. Có một học sinh nhận xét rằng: “Cơ chế hình thành ion–phân tử NH +4 là cơ chế cho–nhận cặp
electron giữa nguyên tử N trong NH3 và H+. Từ đó suy ra không thể tồn tại ion–phân tử CH5+ vì
nguyên tử C trong CH4 không còn cặp electron tự do”. Tuy nhiên, thực nghiệm chỉ ra rằng có tồn
tại ion CH5+ . Trên cơ sở các kiến thức về liên kết hóa học, hãy mô tả các liên kết hóa học và so sánh
độ dài giữa các liên kết trong ion–phân tử CH5+ .
4. a) Mặc dù được biết đến như là một nguyên tố trơ nhất nhưng nguyên tử He vẫn tạo được hợp
chất (phân tử gồm hai nguyên tử) với H+, He+ và He2+. Áp dụng thuyết MO, hãy viết cấu hình
electron và xác định bậc liên kết của các phân tử nói trên.
b) Các cation có công thức XHe2+ thường chỉ có thể tồn tại được khi năng lượng ion hóa của X+
nhỏ hơn của He (IX+ < IHe): nghĩa là, khi năng lượng cần thiết để ion hóa tiếp ion X+ nhỏ hơn năng
lượng cần thiết để ion hóa He. Không cần dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết trong các nguyên tố có
số thứ tự nằm trong khoảng từ H đến Ne, nguyên tử nào phù hợp nhất với tiêu chuẩn này?
Câu 2 (5 điểm):
1. Đốt cháy hoàn toàn 0,54 gam glucozơ trong bình phản Đũa khuấy Nhiệt kế
ứng (có thể tích không đổi 1,0 L, có chứa sẵn O 2 ở 298 K và
2,20 atm) của một nhiệt lượng kế (cách nhiệt tuyệt đối với
môi trường). Sau khi phản ứng xảy ra, nhiệt độ của hệ (gồm H2O O2
nhiệt lượng kế, sản phẩm phản ứng và O 2) tăng từ 298,0 K Mẫu Bình phản
lên 299,4 K. Tính: ứng

a) Số mol các chất có mặt (trong bình phản ứng) của nhiệt
lượng kế sau khi phản ứng xảy ra.
b) Nhiệt đốt cháy của glucozơ ở 298 K, 1 atm.
Trang 1/4
c) Nhiệt hình thành chuẩn của glucozơ ở 298 K.
d) Glucozơ được tạo thành nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. Quá trình này được mô tả bởi
phản ứng (giả thiết ở 298K, 1 atm): 6CO2(k) + 6H2O(l) ⎯⎯
→ C6H12O6(r) + 6O2(k) (*)
Tính So298 của phản ứng (*), của môi trường xung quanh và của hệ gồm phản ứng (*) và môi
trường xung quanh. Rút ra nhận xét về vai trò (nhiệt động) của cây xanh đối với phản ứng này.
Cho biết trong điều kiện bài toán:
- Các chất khí đều là khí lí tưởng.
- Nhiệt dung của nhiệt lượng kế: Cnlk = 5996,7 J/K.mol.
- Các đại lượng nhiệt động khác của các chất:
Đại lượng C6H12O6(r) O2(k) CO2(k) H2O(l)
H oht,298 (kJ/mol) - 0 -393,5 -285,2

So298 (J/K.mol) 209,2 205,2 213,8 70,0

CP (J/K.mol) 219,2 29,4 36,4 75,3

CV (J/K.mol) - - - 74,5

2. Phẩm mầu xanh Brilliant Blue FCF (kí hiệu là


E133) được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực
phẩm. Trong dung dịch nước, E133 bị oxi hóa bởi
nước Javel theo phản ứng:
E133 + ClO- → Sản phẩm không màu
Động học của phản ứng này được nghiên cứu bằng
cách theo dõi biến thiên nồng độ E133 theo thời gian
(nhờ phương pháp phân tích quang học). Kết quả Brilliant Blue FCF (C37H34N2Na2O9S3)
cho thấy phản ứng có bậc động học.
Thí nghiệm 1: Trộn 25,0 mL dung dịch E133 có nồng độ C1 = 4,545.10-6 M với 1,0 mL dung dịch
NaClO nồng độ C2 = 1,360.10-2 M. Kết quả theo dõi nồng độ E133 theo thời gian ở 298 K như sau:

t (phút) 2,5 5,0 7,5 10,0


CE133 (10-6 M) 2,222 1,129 0,575 0,292

a) Chứng minh rằng trong điều kiện thí nghiệm, phản ứng tuân theo quy luật động học bậc 1.
b) Tính hằng số tốc độ của phản ứng và thời gian nửa phản ứng trong điều kiện thí nghiệm.
Thí nghiệm 2: Trộn 25,0 mL dung dịch E133 có nồng độ C3 = 5,200.10-6 M với 1,0 mL dung dịch
NaClO nồng độ C4 = 8,500.10-3 M. Kết quả theo dõi nồng độ E133 theo thời gian ở 298 K như sau:

t (phút) 4,1 8,2


CE133 (10-6 M) 2,50 1,25

c) Chỉ ra rằng trong điều kiện thí nghiệm 2, bậc của phản ứng không thay đổi so với thí nghiệm 1
và tính hằng số tốc độ phản ứng trong điều kiện này.
Trang 2/4
d) Từ kết quả thu được ở hai thí nghiệm trên hãy cho biết ngoài E133, tốc độ phản ứng còn phụ
thuộc vào nồng độ của chất nào khác? Xác định bậc riêng phần của chất đó. Từ đó tính hằng số tốc
độ của phản ứng nghiên cứu ở 298 K nếu các chất phản ứng được lấy theo đúng hệ số tỉ lượng của
phương trình phản ứng.

Câu 3 (5 điểm):
Dung dịch X gồm HCl 0,300 M và H2C2O4 0,400 M. Dung dịch Y gồm CaCl2 0,020 M và BaCl2
0,020 M.
1. Tính pH của dung dịch X.
2. Trộn 10,00 mL dung dịch X với 10,00 mL dung dịch Y, thu được 20,00 mL dung dịch hỗn hợp
Z. Bằng tính toán hãy cho biết có kết tủa tách ra từ dung dịch hỗn hợp Z hay không? Nếu có, hãy
cho biết thành phần kết tủa.
3. Cho từ từ NaOH vào 20,00 mL dung dịch hỗn hợp Z đến khi kết tủa hoàn toàn cả hai ion Ca2+ và
Ba2+ với oxalat thì hết m gam NaOH. Tính giá trị của m. Biết rằng các ion được coi là kết tủa hoàn
toàn nếu nồng độ còn lại của ion đó trong dung dịch  10−6 M. Coi thể tích dung dịch không đổi sau
khi thêm NaOH.
4. Lọc tách kết tủa thu được ở ý 3), hoà tan hoàn toàn kết tủa trong 50,00 mL dung dịch HClO4 rồi
điều chỉnh pH của dung dịch đến pH = 0, thu được 50,00 mL dung dịch T. Chuẩn độ 10,00 mL
dung dịch T bằng dung dịch KMnO4 nồng độ 2,00.10–3 M.
a) Viết phản ứng chuẩn độ và tính hằng số cân bằng của phản ứng chuẩn độ.
b) Tính thể tích KMnO4 cần dùng để chuẩn độ đến điểm tương đương.
c) Tính thế của điện cực Pt nhúng trong bình chuẩn độ tại các thời điểm chuẩn độ hết một nửa
lượng axit oxalic (coi pH của dung dịch được giữ cố định bằng 0 trong suốt quá trình chuẩn độ).
Cho biết: pKS(CaC2O4) = 8,75; pKS(BaC2O4) = 6,80; pKa1(H2C2O4) = 1,25; pKa2(H2C2O4) = 4,27;
Eo(MnO4–, H+/Mn2+) = +1,510 V; Eo(CO2(k), H+/H2C2O4) = –0,490 V. Cho hằng số Henry của CO2
là KH = 3,4.10–2 mol.L–1.atm–1.
Bỏ qua các quá trình tạo phức hidroxo của các cation Ca2+ và Ba2+. H = 1, O = 16, Na = 23.
Câu 4 (5 điểm):
1. Người ta thiết kế một pin nhiên liệu hiđro–oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nhúng hai
miếng Pt (có gắn với dây Pt) vào hai cốc đựng dung dịch H2SO4 có nồng độ bằng nhau, một cốc
được sục khí H2 ở áp suất PH2 , cốc còn lại được sục khí O2 ở PO2 . Hai cốc dung dịch được nối với
nhau bằng cầu muối.
a) Viết sơ đồ pin điện và cho biết vai trò của cầu muối.
b) Chỉ ra rằng sức điện động của pin không phụ thuộc vào nồng độ axit sử dụng.
c) Trên thực tế, người ta thường sử dụng dung dịch H2SO4 có nồng độ nằm trong khoảng 1  2 M,
hãy giải thích cách làm này.
d) Tính sức điện động của pin ở 25oC, trong điều kiện chuẩn và trong điều kiện PH2 = PO2 = 2 atm.
e) Viết phương trình phản ứng điện cực và phản ứng tổng quát khi pin làm việc. Tính G o298 và
So298 của phản ứng.
Cho biết: E oO 2 /H 2 O
= 1, 23 V ; ( H o
)
ht,298 H O(l)
2
= −285, 2 kJ / mol .
Trang 3/4
2. Cho biết giản đồ Latimer của iot và mangan trong môi trường axit như sau:
+1,20V

+1,70 V +1,14 V +1,45 V +0,54 V


H 4 IO6− ⎯⎯⎯ → IO3− ⎯⎯⎯ → HIO ⎯⎯⎯ → I3− ⎯⎯⎯→ I−

+1,51V
+0,56 V +2,26 V +0,95 V +1,51 V −1,18 V
MnO−4 ⎯⎯⎯→ MnO42− ⎯⎯⎯→ MnO2 ⎯⎯⎯→ Mn 3+ ⎯⎯⎯ → Mn 2+ ⎯⎯⎯ → Mn
+1,70 V +1,23 V

Lập luận để viết phương trình hóa học (dạng ion thu gọn) của phản ứng xảy ra khi cho dung dịch KI
tác dụng với dung dịch KMnO4 (trong môi trường axit) trong trường hợp:
a) Sau phản ứng còn dư ion I−.
b) Sau phản ứng còn dư ion MnO −4

3. Cho lưu huỳnh tác dụng với khí clo khô ở 130oC thu được một chất lỏng màu vàng A chứa
52,50% Cl và 47,50% S. Tiếp tục cho A tác dụng với khí clo khi có mặt FeCl3 thu được một chất
lỏng màu đỏ B dễ hút ẩm. B tác dụng với oxy thu được chất lỏng không màu C chứa 59,6% Cl,
26,95% S và 13,45% O và một chất D (M = 135 g/mol). Mặt khác C phản ứng với oxy cũng tạo ra
D. Xác định các chất A, B, C, D và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

------Hết------

Trang 4/4

You might also like