You are on page 1of 63

Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG MÔN HÓA HỌC


LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ĐIỆN HÓA HỌC
(ELECTROCHEMISTRY)

Biên soạn: TS. Nguyễn Minh Thông

Kon Tum, 10/2021

1
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

ĐIỆN HÓA HỌC (ELECTROCHEMISTRY)


PHẦN LÝ THUYẾT

1. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ


1.1. Các khái niệm cơ bản
- Chất oxi hoá là chất nhận electron.
- Quá trình trong đó chất oxi hoá nhận electron để chuyển thành dạng khử liên hợp
gọi là quá trình khử.
- Chất khử là chất nhường electron.
- Quá trình trong đó chất khử nhường electron để chuyển thành dạng oxi hoá liên hợp
được gọi là quá trình oxi hoá.
- Phản ứng oxi hoá - khử gồm 2 quá trình: quá trình khử và quá trình oxi hoá.
Ví dụ: n2Ox1 + n1Kh2 n2Kh1 + n1Ox2
2Fe3+ + Sn2+ 2Fe2+ + Sn4+
1.2. Cân bằng phương trình phản ứng oxy hóa khử
1.2.1. Phương pháp cân bằng số oxy hóa
Phương pháp nàu dựa vào quy luật là trong phản ứng hóa học, nếu nguyên tố này tăng
số oxy hóa thì nguyên tố khác giảm số oxy hóa. Tổng đại số các độ biến thiên số oxy hóa
trong một phản ứng luôn bằng 0. Do đó tìm được hệ số cho chất oxy hóa và chất khử (gọi
là hệ số cơ bản). Tiếp theo cân bằng số nguyên tử ở hai vế sẽ tìm được đầy đủ các hệ số.
Ví dụ: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 MnSO4 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
(GV hướng dẫn HS thực hiện)
1.2.2. Phương pháp ion - electron
Phương pháp này dựa trên việc lập những phương trình riêng của các quá trình khử
và quá trình oxy hóa, sau đó cộng chúng lại ta được phương trìn oxy hóa khử. Muốn vậy,
viết các chất không điện li, điện li yếu, các chất khí hoặc chất kết tủa dưới dạng phân tử,
Các ion không thay đổi trong quá trình phản ứng không được đưa vào sơ đồ ion.
Ví dụ: KMnO4 + HCl MnCl2 + Cl2 + KCl + H2O
(GV hướng dẫn HS thực hiện)
2. PIN ĐIỆN HÓA (PIN GANVANI)
2.1. Cấu tạo hoạt động của pin Ganvani
Hóa năng của các phản ứng oxi hóa – khử có thể chuyển thành nhiệt năng hay điện
năng tùy thuộc vào phương pháp tiến hành phản ứng. Xét ví dụ phản ứng oxi hóa - khử cụ
thể sau:
Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu
- Nếu phản ứng tiến hành theo phương pháp thông thường bằng cách nhúng thanh Zn
vào dung dịch CuSO4, nghĩa là chất khử và chất oxi hóa tiếp xúc trực tiếp với nhau, thì hóa

2
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

năng của phản ứng sẽ chuyển thành nhiệt năng: phản ứng phát ra lượng nhiệt tiêu chuẩn là
-218.66 kJ. Trong trường hợp này các quá trình oxi hóa và khử sẽ xảy ra cùng một nơi và
electron sẽ chuyển trực tiếp từ chất khử Zn sáng chất oxi hóa Cu2+ (minh họa Hình 1)

Hình 1. Phản ứng giữa kẽm và ion Cu2+


- Nếu phản ứng trên được thực hiện cách khác, trong dụng cụ đặc biệt để cho các chất
Zn và CuSO4 không tiếp xúc trực tiếp với nhau, các quá trình oxi hóa Zn và khử Cu2+ xảy
ra ở hai nơi cách nhau trong không gian và các electron chuyển từ Zn sang Cu2+ không trực
tiếp mà qua dây dẫn kim loại, thì trường hợp này hóa năng của phản ứng sẽ chuyển thành
điện năng: có một dòng điện xuất hiện chạy qua dây dẫn với điện lượng 212500 volt-
coulomb. Dụng cụ đặc biệt này được gọi pin Ganvani hay pin điện hóa. Cấu tạo của pin
đồng – kẽm trình bày Hình 2.

A. B.

Hình 2. (A) Cấu tạo pin Ganvani Cu-Zn và (B) Sau một thời gian làm việc điện cực
Zn (bên trái) bị “mòn” đi và điện cực Cu (bên phải) “lớn” lên.

+ Anot (điện cực kẽm): Xảy ra quá trình oxi hóa theo bán phản ứng sau:
Zn Zn2+ + 2e
3
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

+ Catot (điện cực đồng): Xảy ra quá trình khử theo bán phản ứng sau:
Cu2+ + 2e Cu
+ Cầu muối: cân bằng điện tích khi pin hoạt động
+ Sự hoạt động của pin gắn liền với sự xảy ra phản ứng:
Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu
Trong quá trình pin Ganvani hoạt động, ở mạch ngoài (tức dây dẫn) electron từ điện
cực kẽm chuyển sang điện cực đồng, nghĩa là theo quy ước dòng điện chạy từ điện cực
đồng (catot) sang điện cực kẽm (anot).
2.2. Ký hiệu (sơ đồ) pin
Để biểu diễn đơn giản các pin điện hóa, người ta dùng sơ đồ pin với quy ước:
- Dùng 1 vạch đứng (|) để tượng trưng cho ranh giới giữa hai pha rắn, lỏng.
- Dùng 1 vạch kép (||) để tượng trưng cho cầu muối.
- Anot (cực âm) ở bên trái. Ký hiệu (-)
- Catot (cực dương) ở bên phải. Ký hiệu (+)
Pin Ganvani đồng – kẽm được ký hiệu như sau:
(-) Zn | Zn2+ || Cu2+ | Cu (+)
nếu nồng độ của Zn2+ và Cu2+ là 1 M thì ký hiệu pin được biểu diễn như sau:
(-) Zn | Zn2+ (1M) || Cu2+ (1M) | Cu (+)
Tổng quát pin Ganvani được ký hiệu như sau: (-) M1 | dd M1 || dd M2 | M2 (+)
Trong đó: M – là kim loại; dd M – dung dịch muối kim loại.
Đối với các phản ứng oxy hóa khử mà không có chất phản ứng hoặc sản phẩm nào
có khả năng làm điện cực thì sử dụng điện cực trơ (phổ biến là các thanh graphite và Pt).
Điện cực trơ này chỉ đóng vai trò truyền dẫn electron chứ không tham gia vào phản ứng.
Hình 3 trình bày sơ đồ của một pin Ganvani loại đó.

Anot (bán phản ứng oxi hóa):


2I-(dd) I2(r) + 2e

Catot (bán phản ứng khử):


MnO4- (dd) + 8H+(dd) + 5e
Mn2+(dd) + 4H2O(l)

Phản ứng tổng cộng:


MnO4- (dd) + 16H+(dd) + 10I-(dd)
2Mn2+(dd) + 5I2(r) + 8H2O(l)

Hình 3: Pin Ganvani dùng Ký hiệu pin:


điện cực trơ (-) Graphite | I- (dd) | I2(r) || H+(dd), MnO4-(dd), Mn2+ (dd) | Graphite (+)

4
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

2.3. Sức điện động của pin Ganvani


Khi pin làm việc ở một điều kiện nhất định, giá trị đọc được trên vôn kế chính là hiệu
điện thế giữa hai điện cực ở điều kiện đã cho. Hiệu điện thế này được gọi là sức điện động
của pin và ký hiệu là Epin. Sức điện động chuẩn của pin, ký hiệu là E0pin

- Cho dù trong điều kiện chuẩn hay không chuẩn sức điện động
của pin Ganvani luôn bằng thế của điện cực dương trừ đi thế
điện cực của điện cực âm, do đó luôn lớn hơn 0 :
Epin = Eđc(+) – Eđc(-) > 0 (1)
hay Epin = Ecatot - Eanot
- Sức điện động của pin phụ thuộc vào bản chất, nồng độ, nhiệt
độ và áp suất của các chất tham gia vào phản ứng oxi hóa khử
xảy ra trong pin

3. THẾ ĐIỆN CỰC


3.1. Khái niệm
- Thế điện cực là thế xuất hiện khi ta nhúng một thanh kim loại vào dung dịch muối
tan của chúng hoặc ta nhúng một thanh kim loại trơ vào dung dịch chứa một cặp oxi hóa-
khử liên hợp.
- Thế điện cực tiêu chuẩn: là thế điện cực đo được ở điều kiện tiêu chuẩn (nồng độ
dung dịch 1 M, áp suất 1 atm, và nhiệt độ 250C).
- Thế điện cực của từng điện cực riêng biệt gọi là thế điện cực tuyệt đối. Thế điện
cực này rất khó xác định nên trên thực tế người ta thường dùng thế điện cực tương đối. Thế
điện cực tương đối của một điện cực cần xác định được đo bằng cách ghép điện cực đó
với điện cực hydro chuẩn để tạo ra một pin Ganvani và đo sức điện động của pin (theo
IUPAC thì thế điện cực hydro chuẩn được quy ước bằng 0). Do đó, sức điện động của pin
đọc được trên vôn kế sẽ tính được thế điện cực cần đo.
Như vậy, thế điện cực là sức điện động của pin được tạo thành bởi điện cực hiđro
tiêu chuẩn ghép với điện cực nghiên cứu. Ký hiệu là Eđc.
- Theo quy ước, thế điện cực là thế của quá trình khử (hay còn gọi là thế khử). Hay
nói cách khác, khi nói đến thế điện cực của một cặp oxi hoá - khử nào đó là nói đến thế
tương ứng với quá trình khử, dạng bán phản ứng khử tổng quát:
Ox + ne Kh
3.2. Điện cực hydro
Điện cực hiđro tiêu chuẩn gồm 1 bản Pt phẳng phủ muội Pt tinh khiết nhúng trong
dung dịch axit có hoạt độ ion H+ bằng 1. Dung dịch được bão hòa liên tục bởi hiđro nguyên
chất ở áp suất bằng 1atm (Hình 4) và có E0 (2H+/H2) = 0.
Điện cực hydro chuẩn được dùng để xác định thế oxy hoá – khử chuẩn của các cặp oxy
hoá - khử.

5
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Một số lưu ý:
- Điện cực hydro đóng vai trò điện cực catot được ký hiệu như
sau: H+(dd) | H2(g) | Pt

- Điện cực hydro đóng vai trò điện cực anot được ký hiệu như
sau: Pt | H2(g) | H+(dd)

Hình 4. Điện cực Hydro

3.3. Phương pháp xác định thế điện cực


Để xác định thế điện cực chuẩn của Zn người ta tạo một pin Ganvani từ điện cực Zn
chuẩn ghép với điện cực hydro chuẩn như được trình bày ở Hình 5. Vôn kế ở Hình 5 cho
biết sức điện động của pin là 0.76 V và chiều của dòng điện đi từ điện cực hydro sang điện
cực kẽm, tức là điện cực hydro là điện cực dương (catot), điện cực kẽm là cực âm (anot).
Catot (quá trình khử): 2H+ + 2e H2 E0catot
Anot (quá trình oxy hóa): Zn Zn2+ + 2e -E0anot
Zn + 2H+ Zn2+ + H2 E0pin = 0.76 V
Ta có E0pin = E0catot - E0anot = E0 (H2) – E0 (Zn) = 0.76 V
E0 (Zn) = E0 (H2) - E0pin = 0.00 – 0.76 = -0.76 V
Theo quy ước thế điện cực xác định được như trên chính là thế khử chuẩn vì nó liên
quan đến sự khử: Zn2+ + 2e Zn E0 (Zn) = - 0.76 V (sự khử)
Thế của quá trình oxy hóa gọi là thế oxy hóa. Về trị số, thế oxy hóa bằng thế khử
nhưng dấu thì ngược nhau: Zn Zn2+ + 2e - E0 (Zn) = 0.76 V (sự oxi hóa)

Hình 5. Xác định thế điện cực chuẩn của Zn

3.4. Ứng dụng của thế điện cực


3.4.1. So sánh lực tương đối của các chất oxy hóa và chất khử
6
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

- Một trong những ứng dụng của thế điện cực chuẩn là cho phép sắp xếp các chất oxy
hóa và chất khử theo độ mạnh tương đối, tức là theo lực oxy hóa và lực khử của chúng.
- Thế điện cực của một cặp oxi hóa - khử là một đại lượng nhiệt động quan trọng nó
biểu thị khả năng cho nhận electron của cặp oxi hóa - khử đó.
- Thế điện cực chuẩn càng dương thì dạng oxi hóa của điện cực càng mạnh và dạng
khử của nó càng yếu. Thế điện cực chuẩn càng âm thì dạng khử của điện cực càng mạnh
và dạng oxy hóa của nó càng yếu.
Ví dụ: So sánh trật tự lực oxi hóa và lực khử nếu biết thế điện cực chuẩn của các cặp
oxi hóa - khử như sau:

Trật tự về lực oxy hóa (khả năng nhận electron): Cu2+ > H+ > Zn2+
Trật tự về lực khử (khả năng nhường electron): Zn > H2 > Cu.

Bảng 1. Thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hóa – khử

Bán phản ứng E0 (V)

- Cách sắp xếp các nửa phản ứng ở Bảng 1 theo chiều giảm dần thế khử chuẩn E0 từ
trên xuống dưới. Dạng oxy hóa sắp xếp theo chiều giảm lực oxy hóa, còn dạng khử thì theo
chiều tăng lực khử.
- Khi sử dụng Bảng 1 cần chú ý những điểm sau:
+ Tất cả giá trị E0 đều so với điện cực hydro chuẩn
+ Bán phản ứng điện cực được viết như quá trình khử (chất đầu là dạng oxi hóa, sản
phẩm là dạng khử) nên E0 là thế khử chuẩn. Nếu bán phản ứng viết ngược lại tức là quá
trình oxy hóa, thì thế của nó có cùng độ lớn nhưng ngược dấu với E0, được gọi là thế oxy
hóa và ký hiệu là –E0.
7
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

+ Các bán phản ứng đều viết dưới dạng thuận nghịch bởi vì một bán phản ứng có thể
xảy ra như là sự khử hoặc có thể xảy ra như sự oxy hóa (nghĩa là có thể xảy ra ở catot hoặc
anot) tùy thuộc điều kiện cụ thể và vào thế điện cực chuẩn của các bán phản ứng khác ghép
với nó.
3.4.2. Viết phản ứng oxy hóa khử tự diễn biến
Để viết phản ứng oxy hóa khử tự diễn biến từ các cặp oxy hóa khử ta phân tích như
sau:
- Cặp oxy hóa khử nào có thế điện cực (thế khử) dương hơn là cặp oxy hóa mạnh
hơn/khử yếu hơn (Ox1/Kh1). Cặp oxy hóa nào có thế điện cực kém dương hơn là cặp oxy
hóa yếu hơn/khử mạnh hơn (Ox2/Kh2).
- Chất có lực oxy hóa lớn hơn Ox1 và chất có lực khử lớn hơn Kh2 được đặt ở vế trái,
chất có lực oxy hóa nhỏ hơn Ox2 và chất có lực khử nhỏ hơn Kh1 được đặt ở vế phải.
- Phản ứng oxy hóa khử tự diễn biến là tổng của 2 bán phản ứng: Bán phản ứng của
cặp có thế điện cực dương hơn (cặp Ox1/Kh1) được viết theo chiều thuận, tức là chiều
thuận của bán phản ứng ghi trong bảng thế điện cực (Bảng 1); bán phản ứng của cặp có thế
điện cực kém dương hơn (cặp Ox2/Kh2) được viết theo chiều nghịch:
Ox1 + ne Kh1 E0 1
Kh2 Ox2 + ne -E02
Ox1 + Kh2 Kh1 + Ox2 E01 - E02
Ví dụ: Cho biết E0 (MnO4-, H+/Mn2+) = 1.51 V; E0 (Cr2O72-, H+/Cr3+) = 1.33 V.
a. Viết phản ứng tự diễn biến trong pin được xây dựng từ các thế điện cực này.
b. Tính sức điện động của pin.
c. Viết sơ đồ pin.
Hướng dẫn:

a. Viết các bán phản ứng khử từ dữ kiện thế điện cực đã cho

MnO4-(dd) + 8H+(dd) + 5e Mn2+(dd) + 4H2O(l) E0 = 1.51 V


Cr2O72-(dd) + 14H+(dd) + 6e 2Cr3+(dd) + 7H2O(l) E0 = 1.33 V

Xác định bán phản ứng có thế điện cực cao hơn sẽ xảy ra ở cực catot (quá trình khử)
và bán phản ứng còn lại sẽ ra ở cực anot (quá trình oxi hóa). Do vậy, Phản ứng xảy ra
trong pin là sự kết hợp của bán phản ứng permanganate (quá trình khử) và nghịch đảo
của bán phản ứng dichromate, sau đó cân bằng số electron cho nhận.
10Cr3+(dd) + 35H2O(l) 5Cr2O72-(dd) + 70H+(dd) + 30e
6MnO4-(dd) + 48H+(dd) + 30e 6Mn2+(dd) + 24H2O(l)
6MnO4-(dd) + 11H2O(l) + 10Cr3+(dd) 6Mn2+(dd) + 22H+(dd) + 5Cr2O72-(dd)

8
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

b. E0 = 1,51 – 1,33 = 0,18 V

c. Sơ đồ pin
(-) Pt | Cr2O72-, Cr3+, H+ || H+, MnO4-, Mn2+ | Pt (+)

4. NĂNG LƯỢNG GIP VÀ CÔNG ĐIỆN


Ở mục trên ra đã thấy, phản ứng oxy hóa khử tự diễn biến đã làm phát sinh sức điện
động của pin với Epin > 0. Mặt khác theo nhiệt động học, khi phản ứng tự diễn biến thì G
< 0. Như vậy, giữa năng lượng Gip (G) và sức điện động của pin (Epin) có mối quan hệ
như sau:
G tỷ lệ với -Epin
Sức điện động của pin (tính ra von) chính là công (ký hiệu là A, tính ra Jun) sản
sinh ra bởi hệ trên một đơn vị điện lượng (tính ra Culong) chạy trong mạch. Khi không
biến đổi thành nhiệt thì sức điện động của pin chính là công cực đại (Amax) trên một đơn
vị điện lượng. Bởi vì công sản sinh ra bởi hệ mang dấu dương:
Amax = Epin . Điện lượng = -G (3)
hay G = -Epin . Điện lượng
Điện lượng chạy trong pin bằng số mol electron (ký hiệu là n) trao đổi trong phản
ứng oxy hóa khử nhân với điện lượng sinh ra khi 1 mol electron chạy qua mạch (ký hiệu
là F)
Điện lượng = n.F (4)
Điện lượng của 1 mol electron là một hằng số, chính là hằng số Faraday:
F = 96486 C/mol  96500 C/mol
Vì 1 Culong = 1 Jun/von = 1 J/V, do đó hằng số Faraday còn được viết là:
F = 96500 J.V-1.mol-1
Phối hợp các biểu thức trên ta lập được phương trình năng lượng Gip:
G = -n.F.Epin (5)
Ở điều kiện tiêu chuẩn: G0 = -n.F.E0pin (6)
Lưu ý: Giá trị của E0 càng dương thì G0 càng âm nghĩa là phản ứng càng dễ xảy ra theo
chiều đã viết (từ trái sang phải).
5. ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ĐẾN THẾ ĐIỆN CỰC VÀ SỨC ĐIỆN ĐỘNG
CỦA PIN
5.1. Phương trình Nernst
Ở phần trên mới xem xét các pin làm việc ở điều kiện tiêu chuẩn nên mới chỉ xác
định được sức điện động chuẩn E0 của pin. Tuy nhiên phần lớn các pin được cấu tạo từ các

9
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

nửa pin không phải ở trạng thái tiêu chuẩn. Do vậy, ta cần xác điịnh sức điện động Epin ở
điều kiện không phải tiêu chuẩn.
Đối với phản ứng oxy hóa khử có dạng tổng quát:
n1 Ox1 + n2 Kh2 n1Kh1 + n2Ox2
Khi phản ứng xảy ra trong dung dịch loãng, ta có hệ thức:
n1 n2
CKh1 . COx2
G = G + RTln 0 (7)
n1 n2
COx1 . CKh2

Trong đó:
- G: Biến thiên năng lượng Gip của phản ứng ở điều kiện khác với điều kiện chuẩn.
- G0: Biến thiên năng lượng Gip của phản ứng ở điều kiện chuẩn.
n1 n2 n1 n2
- CKh1 , COx2 , COx1 ,và CKh2 , là nồng độ của các chất Kh1, Ox2, Ox1, và Kh2 ở thời
điểm xem xét.
Thay biểu thức (5) và (6) vào (7) ta có:
n1 n2
CKh1 . COx2
-n.F.Epin = -n.F.E0pin + RT ln (8)
n1 n2
COx1 . CKh2

Chia 2 vế cho –n.F ta được phương trình Nernst:


n1 n2
RT CKh1 . COx2
0
Epin = E pin - ln (9)
n1 n2
nF COx1 . CKh2

Đặt:
n1 n2
CKh1 . COx2
Q=
n1 n2
COx1 . CKh2

Q: thương số phản ứng (tỷ số nộng độ sản phẩm/nồng độ chất đầu)


Ta viết được:

RT
Epin = E0pin - ln Q (10)
nF

Thay R = 8,314 J/mol.K, F = 96500 C/mol, T = 298 K, ln = 2,303.lg, ta được dạng


khác của phương trình Nernst:
n1 n2
0,059 CKh1 . COx2 0,059
0
Epin = E pin - lg = E0pin - lg Q (11)
n1 n2
n COx1 . CKh2 n

10
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Phương trình Nernst cũng áp dụng được cho thế điện cực, nó có dạng:

0,059 CKh
Eđc = E0 - lg (12)
n COx

hay:

0,059 COx
0
Eđc = E + lg (13)
n CKh

5.2. Hiệu ứng của sự thay đổi nồng độ, áp suất


Khi thay đổi nồng độ hay áp suất của chất oxi hoá và chất khử thì thế của mỗi điện
cực và sức điện động của pin đều bị thay đổi.
Ví dụ đối với phản ứng oxi hoá-khử sau:
Pb2+(dd) + 2Cr2+(dd) 2Cr3+(dd) + Pb(r) E0pin = 0,28V
Xét ở 250C áp dụng phương trình Nernst ta được:
2
0,059 CCr 3
0
Epin =E pin - ln 2
2 CPb2 .CCr 2

Khi CCr2+ = CCr3+ = CPb2+ = 1M (điều kiện chuẩn) thì E0pin = 0,28V.
Khi CCr2+ = CPb2+ = 0,10M và CCr3+ = 0,01M
thì

0,059 0,012
Epin = 0,28 - lg = 0,31 V
2 0,1 x 0,12

Epin > E0pin, như vậy phản ứng trên có khả năng xảy ra theo chiều thuận dễ dàng hơn
so với ở điều kiện chuẩn. Pb2+ oxi hoá được Cr2+ dễ dàng hơn.
Khi CPb2+ = 0,001M; CCr2+ = 0,0001M và CCr3+ = 1M
thì

0,059 12
Epin = 0,28 - lg = -0,04 V
2
2 0,001 x 0,0001

Trong trường hợp này Epin < 0, phản ứng trên tự diễn biến theo chiều nghịch, nghĩa là
Cr oxi hoá được Pb kim loại.
3+

5.3. Hiệu ứng của sự tạo thành hợp chất ít tan


Xét đối với phản ứng sau:

Ag(r)+H+(aq)+I-(aq) AgI(r)+1/2 H2(k)


Ở điều kiện chuẩn dựa vào E0(Ag+/Ag) = 0,80V và E0(2H+/H2) = 0,00V thì Ag không
11
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

tác dụng được với các dung dịch axit loãng, nhưng thực tế Ag có thể tác dụng với dung
dịch HI 1M giải phóng H2. Nguyên nhân là do AgI tạo thành là hợp chất ít tan (TAgI =
8,3.10-17) làm cho nồng độ Ag+ giảm rất mạnh dẫn đến thế khử của điện cực bạc cũng giảm
rất mạnh và mang giá trị âm nên Ag kim loại khử được ion H+.
Giải thích như sau:
Áp dụng phương trình Nernst cho bán phản ứng:
AgI(r) + e Ag(r) + I-(dd)
Vì nồng độ của Ag coi là 1 nên ta viết được:

1
E = E0 (Ag+/Ag) - 0,059. lg = E0 (Ag+/Ag) + 0,059.lgCAg+
CAg+

Nếu CI- = 1M thì CAg+ = 8,3.10-17 thì E = 0,80 + 0,059.lg(8,3.10-17) = -0,15 V


E = -0,15 V < E0(2H+/H2), do đó bán phản ứng của điện cực Ag phải viết theo chiều
nghịch, tức là phản ứng đã cho xảy ra theo chiều thuận.
Kết quả tính trên cho thấy : ở 298K, khi [I-] = 1M, do ion Ag+ tồn tại chủ yếu ở dạng
AgI, thế điện cực bạc không còn bằng 0,80V mà là -0,15V, âm hơn cả thế của điện cực
hydro chuẩn. Vì vậy, điện cực được ký hiệu là AgI/Ag và thế chuẩn của nó, E0(AgI/Ag) =
-0,15V.
Nói cách khác ta có thể viết: E0(AgI/Ag) = E0 (Ag+/Ag) + 0,059.lgCAg+
5.4. Hiệu ứng của sự tạo phức
Xét phản ứng sau:
2Ag + 4HCN 2H[Ag(CN)2] + H2
Dựa vào thế điện cực chuẩn của Ag thì Ag không phản ứng được với dung dịch HCN
1M nhưng thực tế Ag có thể tác dụng với HCN giải phóng H2 là do có sự tạo thành phức
chất [Ag(CN)2]-.
Ag+ + 2CN-(dd) [Ag(CN)2]- với β=7.1019
Giải thích như sau:
Áp dụng phương trình Nernst cho bán phản ứng:
[Ag(CN)2]- Ag+ + 2CN-(dd)
Ta có: E = E0 (Ag+/Ag) + 0,059.lgCAg+
Khi C[Ag(CN)2]- = CCN- = 1M thì CAg+ = 1/ β = 1 / 7.1019 = 1,4 . 10-20 M
Vậy: E= E0([Ag(CN)2]-/Ag) = 0,80 + 0,059.lg (1,4 . 10-20) = -0,37 V
Vì thế điện cực của bán phản ứng trên âm hơn của thế điện cực hydro chuẩn, do đó
nó tự diễn biến theo chiều nghịch, còn bán phản ứng 2H+ + 2e H2 thì theo chiều thuận.
Tức là Ag đã phản ứng được với dung dịch HCN giải phóng H2.
5.5. Hiệu ứng của môi trường
Đối với các phản ứng oxi hoá-khử có sự tham gia ion H+ hay OH- thì thế của quá trình
phụ thuộc cả vào giá trị pH của môi trường. Vì vậy sự thay đổi pH của dung dịch sẽ ảnh
12
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

hưởng tới chiều diễn biến của phản ứng oxi hoá-khử.
Xét hai cặp oxi hoá khử sau:
MnO4- + 8H+ + 5e Mn2+ + 4H2O E0=1,51V
1
Cl2 +1e Cl- E0=1,36V.
2
Áp dụng phương trình Nernst ta có:
0,059 C Mn2 0,059 CMn2 0,059.8
E(MnO4-+H+/Mn2+) = E0 - lg 8
=E0 - lg + lgCH+
5 C MnO .C H  5 CMnO . 5
4 4

0,059 C Mn2
=E0 - lg - 0,095pH
5 C MnO
4

0
Và E (Cl2/2Cl-) = E - 0,059lgCCl-
Nếu xét ở điều kiện nồng độ các phần tử đều bằng 1M còn nồng độ H+ thay đổi ta
được:
E(MnO4-+H+/Mn2+) = E0 - 0,095pH = 1,51 - 0,095pH (V)
ECl2/2Cl- = E0 = 1,36 (V).
Nếu E(MnO4-+H+/Mn2+) > E(Cl2/2Cl-) tức là 1,51 - 0,095pH > 1,36 hay pH < 1,58. Khi đó ion
MnO4- sẽ oxi hoá được Cl- tạo Mn2+ và Cl2:
5
MnO4- + 8H+ +5Cl- Mn2+ + Cl2 + 4H2O
2
Khi pH > 1,58 thì E(MnO4-+H+/Mn2+) < E(Cl2/2Cl-). Khi đó phản ứng trên xảy ra theo
chiều ngược lại, tức là Cl2 oxi hoá được Mn2+ đến MnO4-.
Trong trường hợp chung, phương trình Nernst đối với cặp MnO4-+H+/Mn2+ được
viết dưới dạng sau:

RT C  .C H8 
MnO4
E(MnO4-+H+/Mn2+) =E0+ ln
5F C Mn2

Ta thấy nếu vừa tăng nồng độ của ion H+ vừa tăng nồng độ ion MnO4- và tăng
nhiệt độ của dung dịch thì thế của cặp oxi hoá-khử đó càng tăng, nghĩa là khả năng oxi
hoá của MnO4- tăng lên. Do vậy trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí clo bằng
cách cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc và đun nóng nhẹ.
6. SỨC ĐIỆN ĐỘNG CỦA PIN VÀ CHIỀU CỦA PHẢN ỨNG OXY HÓA KHỬ
6.1. Sức điện động chuẩn của pin và hằng số cân bằng
Đối với phản ứng oxy hóa khử ở trạng thái chuẩn, giữa G0 và E0pin liên quan với
nhau bởi phương trình sau:
G0 = -nFE0pin
Mặt khác, G0 của phản ứng có liên quan với hằng số cân bằng bởi hệ thức:
G0 = -RTlnK

13
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Phối hợp 2 phương trình trên ta được:


-nFE0pin = -RTlnK

RT
E0pin = lgK (14)
nF

Bảng 2 tóm tắt mối tương quan giữa 3 tham số nhiệt động của phản ứng là G0, E0pin
và hằng số cân bằng K, việc sử dụng chúng để xét chiều của phản ứng oxy hóa khử ở điều
kiện tiêu chuẩn.
Bảng 2. Mối quan hệ giữa các đại lượng G0, E0pin và K

Phản ứng ở điều


G0 K E0pin
kiện tiêu chuẩn

<0 >1 >0 Tự diễn biến

0 1 0 Cân bằng

>0 <1 <0 Không tự diễn biến

6.2. Sức điện động của pin và chiều của phản ứng oxy hóa khử
Trong thực tế, ta cần xét chiều của phản ứng oxy hóa khử không những ở điều kiện
tiêu chuẩn mà cả ở điều kiện không tiêu chuẩn. Ở điều kiện tiêu chuẩn ta sử dụng giá trị
E0pin. Ở điều kiện không tiêu chuẩn ta sử dụng Epin cho bởi phương trình Nernst:
n1 n2
0,059 CKh1 . COx2 0,059
0
Epin = E pin - lg = E0pin - lg Q
n1 n2
n COx1 . CKh2 n

Vì Epin ngược dấu với G, do đó:


- Nếu Epin > 0 phản ứng tự diễn biến theo chiều thuận (còn phải kể đến quá thế, xem
phần sau)
- Nếu Epin = 0 phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng
- Nếu Epin < 0 phản ứng xảy ra theo chiều nghịch

0,059
Thay E 0
pin = lgK vào phương trình (11) ta được:
n

0,059 𝐾
Epin = lg (14)
n Q

Biểu thức trên cho thấy mối quan hệ giữa sức điện động (E) với hằng số cân bằng (K)
14
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

và thương số phản ứng (Q).


Ví dụ: Xét hoạt động của pin Zn-Cu:
Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu
Vì hoạt độn của Zn và Cu coi bằng 1 nên Q là tỷ số nồng độ của ion Zn2+ và ion Cu2+
ở thời điểm bất kỳ

CZn2+
Q=
CCu2+

Thế E0pin = 1,10 V (dương), có nghĩa là phản ứng trên tự diễn biến từ thời điểm mà ở
đó Csản phẩm = Cchất đầu = 1 M (tức là Q = 1) đến thời điểm mà ở đó Csản phẩm > Cchất đầu, (tức
Q > 1).
Giả sử, bắt đầu với pin khi Q < 1, chẳng hạn CZn2+ =1,0.10-4 M và CCu2+ = 2,0 M
Trường hợp này, Epin cao hơn so với thế chuẩn E0pin

0,059 CZn2+ 0,059 1,0.10-4


0
Epin = E pin - lg = 1,10 - lg = 1,23 V
n CCu2+ 2 2,0

Trong khi pin làm việc CZn2+ tăng lên dần (do điện cực Zn tan dần), còn CCu2+ giảm
dần (do Cu kết tủa vào điện cực Cu). Mặc dù quá trình thay đổi là nhỏ, nhưng ta có thể
nhận thấy được 4 giai đoạn chung trong sự hoạt động của pin. Hình 6 chỉ ra 3 giai đoạn
đầu tiên trong 4 giai đoạn:
a) Giai đoạn Q < 1 và Epin > E0pin
Khi bắt đầu làm việ thì Q < 1 (do CCu2+ > CZn2+) nên Epin > E0pin. Khi pin tiếp tục làm
việc, CZn2+ tăng dần, CCu2+ giảm dần, Q lớn dần và Epin giảm dần, nhưng Epin vẫn lớn hơn
E0pin.
b) Thời điểm Q = 1 và Epin = E0pin
Ở thời điểm CCu2+ = CZn2+, Q = 1 thì Epin = E0pin
c) Giai đoạn Q > 1 và Epin < E0pin
CZn2+ tiếp tục tăng, CCu2+ tiếp tục giảm làm cho Q > 1, và Epin < E0pin
d) Giai đoạn Q = K và Epin = 0
Hệ đạt trạng thái cân bằng, Epin = 0. Năng lượng Gip không được giải phóng nữa, pin
không còn làm việc được nữa (hay gọi là pin chết).

15
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Hình 6. Quan hệ giữa Epin và Q của pin Zn-Cu

Nhận xét về sự liên quan giữa thế của pin với tỷ số Q/K:
- Nếu Q/K < 1, Epin > 0: Phản ứng đã cho xảy ra theo chiều thuận, tỷ số Q/K càng
nhỏ Epin càng lớn và công do pin sản ra càng lớn.
- Nếu Q/K = 1, Epin = 0: Pin đạt trạng thái cân bằng
- Nếu Q/K > 1, Epin < 0: Pin hoạt động theo chiều ngược lại. Phản ứng ngược xảy ra
và pin làm việc cho đến khi Q/K = 1, hệ đạt trạng thái cân bằng.
6.3. Yếu tố động học
Về mặt nhiệt động, nếu E > 0, nghĩa là G < 0 thì về nguyên tắc phản ứng có khả
năng tự diễn biến. Tuy nhiên thực tế không hoàn toàn như thế. Không phải cứ G càng có
giá trị âm thì tốc độ của phản ứng càng lớn, phản ứng càng nhanh đạt tới trạng thái cân
bằng. Bởi vì G không cho ta biết con đường chi tiết mà sự khử phải trải qua và cũng
không có mối liên quan nào giữa tốc độ đạt tới cân bằng và vị trí cân bằng. Dưới đây ta xét
một vài yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng oxy hóa khử.
6.3.1. Quá thế
Khi nghiên cứu phản ứng oxy hóa khử, người ta nhận thấy rằng: Thế của phản ứng
(E) phải vượt quá 0 tới một giá trị nào đó thì phản ứng mới xảy ra với tốc độ đủ lớn. Hiện
tượng đó gọi là quá thế. Giá trị của quá thế đối với các phản ứng khác nhau là không giống
nhau, nhưng thường vào khoảng 0,6 V.
Sự tồn tại của quá thế đã giải thích vì sao một số kim loại khử được axit chứ không
khử được nước. Những kim loại đó (bao gồm Fe, Cr, Zn,…) đều có thế khử âm, nhưng thế
khử của chúng không đủ để vượt qua quá thế trong dung dịch trung tính (pH = 7)
Ví dụ 1: Hãy xem xét Fe có bị oxy hóa nhanh thành Fe2+ trong dung dịch có pH = 7 ở 250C
không?
Giải:

16
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Trước tiên, tính thế của phản ứng oxy hóa khử trong điều kiện đã cho
Fe(r) + 2H+(dd) Fe2+(dd) + H2(k)

0,059 pH2.CFe2+
0
E=E - lg
n C2H+

Thay p(H2) = 1 atm, CH+ = 10-7 M (vì pH = 7) và E0pứ = 0,44 V (vì E0 (Fe2+/Fe) = -
0,44V và E0 (2H+/H2) = 0,00 V) vào ta được:

0,059 CFe2+
E = 0,44 - lg
2 10-14

Nếu CFe2+ = 1M thì E = 0,027 V


Mặc dù là E > 0 nhưng nó nhỏ hơn nhiều so với quá thế 0,6V, do đó phản ứng xảy ra
với tốc độ không đáng kể, nghĩa là Fe không phản ứng với nước.
Quá thế là một hiện tượng phức tạp mà không phải đối với mọi trường hợp đã được
giải thích một cách tường tận, nhất là đối với các phản ứng xảy ra trong hệ dị thể như trong
pin hoặc trong thùng điện phân.
6.3.2. Sự che phủ bề mặt kim loại
Khi xét phản ứng oxy hóa khử của kim loại, trong nhiều trường hợp ta cần chú ý đến
một thực tế là có nhiều phản ứng có E khá lớn, vượt cả quá thế nhưng thực tế vẫn không
xảy ra. Đó là do các lớp chất bền vững che phủ bề mặt kim loại.
Ví dụ: Bình thường thì Mg không phản ứng với nước ở 250C, nếu cạo sạch bề mặt thì
nó phản ứng được với nước ở pH = 7
Mg(r) + 2H+(dd) Fe2+(dd) + H2(k)

0,059 pH2.CMg2+
0
E=E - lg
n C2H+

Thay E0 = 2,36 V, p (H2) = 1 atm; CH+ = 10-7 M ta được: E = 1,95 V


Vì E > quá thế (0,6V) nhiều nên thoạt đầu Mg phản ứng khá mạnh với nước, nhưng
do Mg(OH)2 ít tan che phủ nên phản ứng dần dần chậm lại.
7. GIẢN ĐỒ THẾ OXI HOÁ-KHỬ
7.1. Giản đồ Latimer
7.1.1. Khái niệm
Giản đồ Latimer là giản đồ sự khử-thế khử đơn giản nhất đã được Wendell Latimer
đưa ra. Giản đồ sử dụng kí hiệu:
m n
E0 ,V
Ox Kh
Ở đây Ox và Kh là dạng oxi hoá và dạng khử của nửa phản ứng khử,  m,  n là số
oxi hoá của nguyên tố, E0 là thế khử chuẩn của nửa phản ứng đó (tính ra von).
17
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

+7 +1,20 +5
ClO - ClO3- là tương ứng với nửa phản ứng sau:
Ví dụ: Kí hiệu 4

ClO4- (dd) + 2H+(dd)+ 2e ClO3-(dd) + H2O(l) E0=1,20V


Nếu một nguyên tố có thể tồn tại ở một số trạng thái oxi hoá thì biểu diễn các thế
chuẩn tra được từ các bảng tra cứu riêng rẽ thành một dãy các nửa phản ứng dưới dạng
giản đồ Latimer sẽ rất thuận lợi và có ích.
7.1.2. Ứng dụng giản đồ Latimer
a) Dự đoán trạng thái oxi hóa bền của nguyên tố
Xét hai nửa phản ứng cạnh nhau trong giản đồ Latimer:
E0(A/B) E0(B/C)
A B C
Khi ghép thành một phản ứng hoàn chỉnh thì xảy ra hai trường hợp:
Nếu E0 (B/C) > E0 (A/B) thì tiểu phân B kém bền, dễ tự oxi hoá-tự khử thành A và C.
Người ta gọi đó là sự dị phân.
Nếu E0 (B/C) < E0 (A/B) thì tiểu phân B bền, tiểu phân A và C dễ phản ứng với nhau
để tạo thành B. Người ta gọi đó là sự hợp phân.
b) Tính thế khử chuẩn của các cặp oxi hoá không gần nhau
Cho giản đồ latimer sau:
E0(A/B) B E0(B/C) C E0(C/D)
A D
(+n1 e) (+n2 e) (+n3 e)
A + n1e B ΔG0 (A/B)= -n1FE0 (A/B)
B + n2 e C ΔG0 (B/C)= -n2FE0 (B/C)
C + n3 e D ΔG0 (C/D)= -n3FE0 (C/D)
A+(n1+n2e+n3) e D ΔG0(A/D) = ΔG0(A/B)+ ΔG0(B/C)+ ΔG0(C/D)
= -(n1+n2+n3) .F.E0(A/D)
 -F(n1E0(A/B)+ n2E0(B/C)+n3E0(C/D)) = -F (n1+n2+n3) .E0(A/D)
n1 E 0 ( A / B)  n2 E 0 ( B / C )  n3 E 0 (C / D)
 E 0 ( A / D) 
n1  n2  n3
c) Dự đoán sản phẩm của phản ứng
Kết hợp sử dụng hai ứng dụng trước ta xác định được sản phẩm của phản ứng oxi
hoá-khử khi có giản đồ Latimer của hai nguyên tố.
Ví dụ: Xét sản phẩm của phản ứng giữa anion iodua với penmanganat trong dung dịch
accit, cho giản đồ của iot và mangan như sau:

18
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

+7 +5 +4 +3 +2 0
+6
1,51

1,75

0,56 0,27 4,27 0,95 1,5 -1,18


MnO4- MnO42- MnO43- MnO2 Mn3+ Mn2+ Mn

2,27 1,23

1,70

Khi:
a. Nhỏ từng giọt KMnO4 vào dung dịch axit HI
b. Nhỏ từng giọt dung dịch KI vào dung dịch KMnO4 trong dung dịch H2SO4.
Bài giải:
Từ giản đồ ta nhận thấy có 3 tiểu phân không bền đối với sự dị phân là HIO, MnO42,
Mn3+. Ngoài ra Mn cũng không bền trong môi trường axit nên không xét đến chúng. Do
vậy, giản đồ cần xét có dạng đơn giản như sau:

1,70 1,20 0,54


H5IO6 IO3- I3- I-

MnO4- 1,70 MnO2 1,23 Mn2+


a. Nhỏ từng giọt KMnO4 vào dung dịch axit HI: như vậy trong dung dịch luôn có sự
hiện diện của ion I-.
- Xét sản phẩm oxy hóa của iot:
Vì E0(MnO4-/MnO2) = 1,7V > E0(I3-/I-) = 0,54V
E0(MnO4-/MnO2) = 1,7V > E0(IO3-/I3-) = 1,20V
E0(MnO4-/MnO2) = 1,7V = E0(H5IO6/IO3-)
Do vậy MnO4- có thể oxy hóa I-thành I3- hoặc IO3- hoặc H5IO6. Tuy nhiên vì I- luôn
dư và E0(H5IO6/IO3-) > E0(IO3-/I-), và > E0(IO3-/I3-) > E0(I3-/I-). Do vậy, H5IO6 và IO3- không
tồn tại trong dung dịch dư I-, sản phẩm oxy hóa của iot là I3-.
-So sánh E0(I3-/I-)<E0(MnO4-/MnO2) và E0(I3-/I-) <E0(MnO2/Mn2+) và sự chênh lệch thế lớn
do vậy sản phẩm khử cuối cùng tạo thành là Mn2+:
15I-+2MnO4- +16H+ 5I3- + 2Mn2+ +8H2O
b. Nhỏ từng giọt dung dịch KI vào dung dịch KMnO4 trong dung dịch H2SO4
Lúc này trong dung dịch luôn có MnO4- dư:
- Sản phẩm khử của Mn
-Sản phẩm khử của Mn:
Vì E0(I3-/I-) = 0,54V < E0(MnO4-/MnO2) = 1,70V
19
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

E0(I3-/I-) = 0,54V < E0(MnO2/Mn2+) = 1,23V


Nên I- có thể khử MnO4- về tới MnO2 hoặc Mn2+, tuy nhiên vì E0(MnO4-/MnO2) >
E0(MnO2/Mn2+) nên khi vừa tạo Mn2+ thì lập tức tác dụng với MnO4- dư trong dung dịch
tạo thành MnO2, do vậy sản phẩm khử của Mn là MnO2.
- So sánh thế của cặp MnO4-/MnO2 với thế các cặp oxi hoá-khử của iot ta có:
E0(MnO4-/MnO2) = 1,70V > E0(I3-/I-) = 0,54V
E0(MnO4-/MnO2) = 1,70V > E0(IO3-/I3-) = 1,20V
Ta có E0(MnO4-/MnO2) = E0(H5IO6/IO3-) =1,70V, mặt khác vì MnO4- luôn dư nên
thực tế E0(MnO4-/MnO2)>1,70V (E0(MnO4-/MnO2) > E0(H5IO6/IO3-)) vì sự chênh lệch thế
của các bán phản ứng này là không lớn nên MnO4- oxi hoá I- về hỗn hợp các sản phẩm:
I- + 2MnO4- +2H+ IO3-+2MnO2+H2O
3I- + 8MnO4- +11H+ +2H2O 3H5IO6+8MnO2
7.2. Giản đồ Frost
7.2.1. Cách xây dựng giản đồ
Giản đồ Frost đối với một nguyên tố X là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nE0 đối
với các cặp X(N)/X(0) đối với số oxi hoá N của X. Giản đồ Frost là một đường gấp khúc
nối các điểm tương ứng với thế của các cặp.
Ví dụ: Hãy vẽ giản đồ Frost của nguyên tố O dựa trên giản đồ Latimer từ đó nhận
xét về tính bền hay không bền của các phần tử.
0,70 1,76
O2 H 2 O2 H 2O
1,23

Giải:
Xác định toạ độ điểm O2: N=0; nE0=0  O2(0;0).
Xác định toạ độ điểm H2O2: Từ O2  H2O2 số oxi hoá biến đổi từ n=0 đến n=-1
 N=-1; nE0(O2/H2O2)=-0,70V  H2O2(-1; -0,70).
Xác định toạ độ điểm H2O: Từ O2  H2O số oxi hoá biến đổi từ n=0 đến n=-2
 N=-2; nE0(O2/H2O)=-2,46V.  H2O(-2; -2,46).
Dựng ba điểm trên hệ trục toạ độ nE0=f(N):

20
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Nhận xét: H2O2 nằm phía trên đường nối O2 và H2O nên không bền xảy ra sự dị phân
2H2O2 2H2O + O2 tuy nhiên quá trình này xảy ra chậm ở điều kiện thường do yếu tố
động học, khi có ánh sáng hoặc xúc tác phản ứng xảy ra mãnh liệt.
7.2.2. Ứng dụng giản đồ Frost
Dự đoán khả năng phản ứng các chất: chất oxi hoá trong một cặp có độ dốc dương
(E0 dương hơn) thì có khả năng bị khử. Chất khử của cặp có độ dốc kém dương hơn (E0
kém dương hơn) thì có khả năng bị oxi hoá.
Xét sự bền và không bền của các tiểu phân
Một ion hoặc một phân tử B ở giản đồ Frost là không bền chịu sự dị phân nếu nó nằm
ở pha trên đường thẳng nối hai tiểu phân trước nó (A) và sau nó (C). Điều đó được chỉ ra
trên hình (a), ở đó cho thấy năng lượng Gip trung bình của hai tiểu phân A và C thấp hơn
năng lượng Gip của chất B có số oxi hoá trung gian giữa chúng và do đó B không bền đối
với sự dị phân.
Một chất B nằm phía dưới đường thẳng nối hai tiểu phân trước (A) và sau nó (C) trên
giản đồ Frost thì bền hơn hai tiểu phân A, C bởi vì năng lượng Gip trung bình của B thấp
hơn. Theo đó, phản ứng hợp phân của A và C là thuận lợi hơn về mặt nhiệt động.

Hình a Hình b

Ví dụ: Cho giản đồ Frost của nguyên tố N:

a. Vì sao khi HNO3 tác dụng với Cu thì nó đóng vai trò là chất oxi hoá còn Cu đóng
vai trò là chất khử?
b. Các sản phẩm khử có thể có khi cho Cu tác dụng dung dịch HNO3 theo lí thuyết?
Thực tế như thế nào?

21
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Giải:
a) Đường nối axit nitric đến các hợp chất có số oxi hoá thấp hơn cho thấy axit nitric
là chất oxi hoá tốt trong điều kiện chuẩn. Nếu so sánh độ dốc của cặp Cu2+/Cu cho ở nửa
hình tròn phía trên với các cặp nitơ ta thấy rằng HNO3/NO có độ dốc dương hơn so với
Cu2+/Cu, do đó HNO3 có thể oxi hoá được Cu thành Cu2+.
b) Giản đồ cũng chỉ ra độ dốc hầu như là không đổi đến tận N2 có nghĩa là N2 có thể
là sản phẩm nếu dùng dư Cu. Tuy nhiên lại có giới hạn về mặt động học, giới hạn này
thường là chung đối với sự oxi hoá-khử của các nguyên tố họ p. Trong trường hợp này, N2
tạo thành rất chậm và NO là sản phẩm khi đun nóng Cu với axit nitric loãng.
8. PIN TRONG CUỘC SỐNG
8.1. Pin sơ cấp (Pin không nạp điện lại)
8.1.1. Pin khô
Cấu tạo: Catot là một lỗi than chì, bao quanh là hỗn hợp MnO2 và bột than chì (bột
than chì làm tăng độ dẫn điện). Tiếp theo là lớp chất điện giải ở dạng hồ nhão (vữa) gồm
NH4Cl (hoặc KOH), ZnCl2, H2O và tinh bột. Ngoài cùng được bao bởi anot chế tạo từ kẽm
lá (Hình 7).
- Nếu sử dụng chất điện giải là vữa NH4Cl (pin mangan – kẽm)
+ Ở anot (sự oxy hóa) : Zn(r) Zn2+(dd) + 2e
+ Ở catot (sự khử): 2MnO2(r) + 2NH4+(dd) + 2e Mn2O3(r) + 2NH3(dd) + H2O(l)
+ NH3 sinh ra tạo phức với Zn2+, khi tiếp xúc với Cl- thì kết tinh
Zn2+(dd) + 2NH3(dd) + 2Cl-(dd) [Zn(NH3)2]Cl2(r)
+ Phản ứng oxy hóa khử tổng cộng trong pin là
2MnO2(r) + 2NH4Cl(dd) + Zn(r) [Zn(NH3)2]Cl2(r) + Mn2O3(r) + H2O(l) Epin = 1,5V
- Nếu sử dụng chất điện giải là vữa KOH (pin kiềm)
+ Ở anot (sự oxy hóa) : Zn(r) + 2OH-(dd) ZnO(r) + H2O(l) + 2e
+ Ở catot (sự khử): 2MnO2(r) + 2H2O(l) + 2e Mn(OH)2(r) + 2OH-
+ Phản ứng tổng cộng trong pin là
Zn(r) + 2MnO2(r) + H2O(l) ZnO(r) + Mn(OH)2(r) Epin = 1,5V

Hình 7. Cấu tạo pin khô

22
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

8.1.2. Pin thủy ngân và pin bạc


Cấu tạo: Pin thủy ngân và pin bạc rất giống nhau. Cả 2 đều dùng anot là kẽm trong
môi trường bazo và catot làm bằng thép. Pin thủy ngân dung HgO làm chất oxy hóa còn
pin bạc thì dùng Ag2O. Các chất phản ứng rắn được ngăn cách với KOH bởi lớp giấy ẩm
làm cầu muối (Hình 8).

Hình 8. Pin bạc

Pin thủy ngân Pin bạc

Ở anot (sự
Zn(r) + 2OH-(dd) ZnO(r) + H2O(l) + 2e
oxy hóa)

Ở catot (sự HgO(r) + H2O(l) + 2e Ag2O(r) + H2O(l) + 2e


khử) Hg(l) + 2OH-(dd) 2Ag(r) + 2OH-(dd)

Phản ứng Zn(r) + HgO(r) Zn(r) + Ag2O


tổng cộng ZnO(r) + Hg(l) Epin = 1,3 V ZnO(r) + 2Ag(r) Epin = 1,6 V

8.2. Pin cấp 2 (Pin tái nạp, pin nạp điện lại được)
8.2.1. Ắc quy chì
Cấu tạo: Cực âm (anot) của ắc quy được chế tạo từ các tấm lưới chì phủ kín bởi chì
xốp. Cực dương (catot) là các tấm lưới chì phủ kín bởi PbO2. Các điện cực này được nhúng
trong dung dịch H2SO4 (38%) (Hình 9).
Như vậy hình thành 1 pin điện: (-) Pb  H2SO4  PbO2 (+)
Quá trình phóng điện

Ở cực âm (anot) Ở cực dương (catot)

Pb(r) + SO42-(dd) PbO2(r) + H2SO4(dd) + 2H+ + 2e


PbSO4(r) + 2e PbSO4(r) + 2H2O(l)
(Pb Pb2+ + 2e) (Pb4+ + 2e Pb2+)

Phản ứng tổng cộng:

PbO2(r) + Pb(r) + H2SO4(dd) PbSO4(r) + 2H2O(l) Epin = 2,1V

23
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Quá trình sạc điện (nạp điện)

Ở cực âm (anot) Ở cực dương (catot)

PbSO4(r) + 2H+ + 2e PbSO4(r) + SO42- + 2H2O(l)


Pb(r) + H2SO4(dd) PbO2(r) + H2SO4(dd) + 2e
(Pb2+ + 2e Pb) (Pb2+ Pb4+ + 2e)

Phản ứng tổng cộng:

PbSO4(r) + 2H2O(l) PbO2(r) + Pb(r) + H2SO4(dd)

- Sử dụng : trong xe hơi và trong toa tàu…


- Ưu điểm : cung cấp dòng điện lớn để khởi động động
cơ thắp sáng, chạy quạt…Thời gian sống dài (do tái nạp
lại được).
- Nhược điểm : Lớp PbSO4 bám trên điện cực là cần thiết
để tái nạp điện. Nhưng do sức căng, do rung động, lớp
này có thể bị bong ra, làm mất khả năng tái nạp. Trong
quá trình nạp điện, một phần H2O bị điện phân thành H2
và O2 nên có thể gây nổ và làm trào H2SO4. Vì vậy ở các
ắc quy hiện đại, người ta dùng hợp kim chì có tính kìm
Hình 9. Ắc quy chì hãm sự điện phân nước.

8.2.2. Pin Ni-Cd (pin Nicad)

Quá trình phóng điện

- Ở anot (sự oxy hóa): Cd (r) + 2OH-(dd)


Cd(OH)2(r) + 2e

- Ở catot (sự khử): NiO(OH)(r) + H2O(l) + e


Ni(OH)2(r) + OH-(dd)

- Phản ứng tổng cộng :


Hình 10. Pin Ni-Cd Cd(r) + 2NiO(OH)(r) + 2H2O(l)
2Cd(OH)2(r) + Ni(OH)2(r) Epin = 1,4 V

Quá trình nạp điện: 2Cd(OH)2(r) + Ni(OH)2(r) Cd(r) + 2NiO(OH)(r) + 2H2O(l)


- Sử dụng: trong đèn chụp ảnh, các công cụ nhỏ như khoan, cạo râu…
- Ưu điểm: nhẹ
- Nhược điểm: Cd độc

24
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

8.2.3. Pin ion Lithium

Quá trình phóng điện

Ở anot: LixC6 xLi+ + C6(r) + xe

Ở caot: Li1-xMn2O4(r) + xLi+ + xe LiMn2O4(r)

Phản ứng tổng cộng:


Hình 11. Pin ion LixC6 + Li1-xMn2O4(r) LiMn2O4(r) + C6(r) Epin = 3,7 V
Lithium

- Sử dụng: cho máy tính, đồng hồ, máy ghi hình, máy tính xách tay.
- Ưu điểm: Tỷ lệ điện lượng/khối lượng cao tuyệt vời (1 mol e (1F) cần khoảng 7g Li, MLi
= 7 M).
- Nhược điểm: Tương đối đắt, thời gian sống ngắn, điện thế biến đổi.
8.2.4. Pin nhiên liệu

Khi pin hoạt động

Ở anot :
2H2(k) 4H+(dd) + 4e

Ở catot :
O2(k) + H+(dd) + 4e 2H2O

Phản ứng tổng cộng :


2H2(k) + O2(k) 2H2O(k) Epin = 1,2 V
Hình 12. Pin nhiên liệu

- Sử dụng: cung cấp điện năng và nước tinh khiết trong các chuyến bay vũ trụ
- Ưu điểm: Sạch, nhiều pin nhiên liệu hoạt động không gây ô nhiễm môi trường. Tạo nguồn
điện năng di động. Pin nhiên liệu rất hữu hiệu, nó biến khoảng 75% hóa năng thành điện
năng, trong khi các nhà máy điện chỉ biến được khoảng 40%, động cơ ô tô chỉ biến được
khoảng 25% hóa năng của phản ứng oxy hóa trong xăng thành năng lượng chuyển động
xe.
- Nhược điểm : khác với pin thông thường, pin nhiên liệu không tích trữ điện năng, nó chỉ
hoạt động khi dòng nhiên liệu được nạp vào liên tục. Điện cực mau hỏng và đắt.
- Hiệu suất biến đổi của pin nhiên liệu, ký hiệu (%H), được định nghĩa bằng tỷ số giữa
công do pin sinh ra và hiệu ứng nhiệt của phản ứng :
𝐴𝑚𝑎𝑥 𝐺
%H = hay %H = (𝐴𝑚𝑎𝑥 = nEF = -G và Q = -H)
𝑄 𝐻

8.2.5. Pin nhôm – không khí


Ở anot : Al(r) + 4OH-(dd) [Al(OH)4]-(dd) + 3e
25
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Ở catot : O2(k) + 2H2O(l) + 4e 4OH-(dd)


Phản ứng tổng cộng:
4Al(r) + 3O2(k) + 6H2O(l) + 4OH-(dd) 4[Al(OH)4]-(dd) Epin = 2,7V
- Sử dụng: xe hơi chạy điện
- Ưu điểm: có tỷ lệ điện năng/khối lượng rất cao. 1 mol electron cần 9g Al
- Nhược điểm: cần phải nạp định kỳ nước, Al và than chì.
8.2.6. Pin natri – lưu huỳnh
Ở anot : Na(l) Na+(l) + e
n
Ở catot : S8(l) + 2e nS2-(l)
8
n
Phản ứng tổng cộng : Na(l) + S8(l) Na2Sn(l) Epin = 2,1V
8

- Sử dụng : xe hơi chạy điện


- Ưu điểm: có thể cho tới 4-5 lần năng lượng trên một đơn vị khối lượng. Có số lần tái nạp
nhiều gấp 3 lần ắc quy chì.
- Nhược điểm: Tốc độ chậm (xe chỉ chạy được khoảng 60 dặm/giờ). Chóng phải nạp điện.
Cần khoảng 3500C để duy trì hoạt động của pin.
8.3. Pin nồng độ
8.3.1. Hoạt động của pin
Giả sử hai nửa pin đều là điện cực đồng, gồm tấm đồng nhúng trong dung dịch muối
Cu2+ 1M. Khi đó, E0 của pin sẽ bằng 0, vì thế của mỗi bán phản ứng đều bằng thế điện cực
chuẩn và bằng 0,34V. Nhưng nếu nồng độ của dung dịch muối Cu2+ ở phía anot là 0,1M,
còn ở phía catot là 1M, tức là lớn gấp 10 lần ở anot (Hình 13a), thì do xu hướng san bằng
nồng độ, electron sẽ chuyển từ anot sang catot để giải phóng ion Cu2+ vào dung dịch có
nồng độ thấp hơn.
Ở anot: Cu(r) Cu2+(0,1M) + 2e
Ở catot: Cu2+(1M) + 2e Cu(r)
Phản ứng tổng cộng là: Cu2+(1M) Cu2+(0,1M) Epin = ?
Sức điện động của pin được tính theo phương trình Nernst

0,059 CCu2+(loãng)
0
Epin = E - lg
n CCu2+(đặc)

0,059 0,1
Epin = 0 - lg = 0,029V
2 1

Như vây, Pin nồng độ là pin gồm 2 điện cực của cùng một kim loại nhưng nồng độ
của ion kim loại thì khác nhau.
Pin nồng độ hoạt động cho đến khi đạt tới trạng thái mà nồng độ của Cu2+ ở 2 điện
cực trở nên bằng nhau, nghĩa là đạt tới trạng thái cân bằng (Hình 13b).

26
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

a b

Hình 13. Pin nồng độ dựa trên điện cực Cu

8.3.2. Ứng dụng của pin nồng độ


Ứng dụng thương mại quan trọng nhất là dùng để xác định nồng độ của ion đặc biệt
là H+ (tức là xác định pH). Người ta chế tạo một pin nồng độ dựa trên bán phản ứng 2H+/H2,
trong đó phía catot là điện cực hydro chuẩn, còn anot là điện cực giống như vậy nhưng
nhúng vào dung dịch có pH chưa biết, phản ứng xảy ra như sau:
H2(k,1atm) 2H+(nồng độ chưa biết) + 2e (anot, sự oxy hóa)
2H+(1M) + 2e H2(k,1atm) (catot, sự khử)
2H+(1M) 2H+(nồng độ chưa biết) Epin = ?
Áp dụng phương trình Nernst:

0,059 C2H+(chưa biết)


Epin = E0 - lg
n C2H+(chuẩn)

0,059 C2H+(chưa biết)


Epin = 0 - lg
2 12

Vì pH = -lgCH+ nên Epin = 0,059pH


Như vậy, bằng cách đo thế của Epin ta xác định được pH dung dịch.
Trong thực tế đo pH, nếu dùng pin nồng độ là các điện cực hydro sẽ rất cồng kềnh và
khó duy trì, bảo quản. Vì thế người ta dùng máy đo pH (Hình 14). Cả 2 điện cực của máy
đo pH đều nhúng vào dung dịch cần xác định pH. Một điện cực thủy tinh gồm bán phản
ứng Ag/AgCl trong dung dịch HCl 1M, được bao bọc bởi 1 lớp màng mỏng (0,05 mm) làm
từ thủy tinh đặc biệt rất nhạy cảm với sự thay đổi nồng độ của H+. Điện cực thứ 2 thường
là điện cực calomen bão hòa gồm có dây Pt nhúng vào hỗn hợp gồm Hg2Cl2, Hg lỏng và
dung dịch KCl bão hòa. Thế điện cực thủy tinh cho biết tương quan nồng độ H+ bên ngoài
và bên trong điện cực. Sự khác nhau về thế giữa 2 điện cực sẽ được máy chuyển đổi thành
giá trị pH.

27
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Hình 14. Sơ đồ máy đo pH.


9. SỰ ĐIỆN PHÂN
9.1. Khái niệm
Sự điện phân là quá trình oxi hoá-khử xảy ra trên bề mặt điện cực dưới tác dụng của
dòng điện một chiều chạy qua chất điện li ở trạng thái dung dịch hay nóng chảy.
Catot là điện cực nối với cực âm của nguồn.
Anot là điện cực nối với cực dương của nguồn.
Nguyên tắc điện phân: dùng một nguồn điện từ bên ngoài để thực hiện một phản ứng
oxi hoá-khử không tự diễn biến.
9.2. Cấu tạo và hoạt động của bình điện phân
Xem xét hoạt động của một bình điện phân bằng cách so sánh nó với hoạt động của
pin ganvani. Ví dụ: phản ứng của đồng và thiếc trong pin và bình điện phân.

PIN BÌNH ĐIỆN PHÂN


Năng lượng sinh ra từ phản ứng oxy hóa Năng lượng bị tiêu tốn để thực hiện phản
khử tự diễn biến ứng oxy hóa khử không tự diễn biến

28
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Ở anot (-): Sn bị oxi hoá thành ion Sn2+ Ở catot (-): Sn2+ bị khử thành Sn
Sn(r) Sn2+(dd) - 2e Sn2+(dd) + 2e Sn(r)
Ở catot (+): ion Cu2+ bị khử thành Cu Ở anot (+): Cu bị oxi hoá thành Cu2+
Cu2+(dd) + 2e Cu(r) Cu(r) - 2e Cu2+(dd)
Phản ứng trong pin: Phản ứng trong bình điện phân:
Sn(r) + Cu2+(dd) Sn2+(dd) + Cu(r) E0pin =0,48V Sn2+(dd) + Cu(r) Sn (r) + Cu2+(dd)
ΔG0 = -2F.E0pin= - 93 kJ Quá trình này xảy ra khi đặt vào 2 cực của
 Phản ứng tự diễn biến.
bình điện phân dòng điện có thế tối thiểu là
0,48V.
Phản ứng nghịch trong pin không tự
diễn biến vì E0pin = -0,48V Chú ý: Sự thay đổi điện cực và hướng của
dòng điện
 ΔG0 = -2F.E0pin = 93 kJ>0

Trong bình điện phân cũng như trong pin điện, sự oxi hóa bao giờ cũng xảy ra ở anot
và sự khử bao giờ cũng xảy ra ở catot, chiều di chuyển electron và dấu của các điện cực
đều ngược lại.
+ Trong pin điện electron sinh ra ở anot nên anot có dấu âm, ở catot điện cực nhường
e cho chất oxi hoá nên mang dấu dương.
+ Trong bình điện phân, nguồn điện ngoài hoạt động như một “máy bơm electron”
lấy electron từ anot (anot mất electron nên có dấu dương) và chuyển electron đến catot,
catot nhận electron nên mang dấu âm.
Tóm tắt các quá trình xảy ra ở 2 loại bình điện hóa được chỉ ra trong Bảng 3
Bảng 3. So sánh pin và bình điện phân

Điện cực
Loại bình ΔG E
Tên Quá trình Dấu

<0 >0 anot oxi hóa -


Pin Ganvani
<0 >0 catot khử +

Bình điện >0 <0 anot oxi hóa +


phân >0 <0 catot khử -

9.3. Thế phóng điện, quá thế


Điện thế tối thiểu của dòng điện một chiều bên ngoài cần đặt vào hai điện cực để quá
trình điện phân xảy ra được gọi là thế phóng điện. Kí hiệu Eph.
Quá thế là phần điện thế chênh lệch giữa thế phóng điện cần đặt vào điện cực và thế
cân bằng của điện cực. Ký hiệu là Eqt.
Quá thế catot

29
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Ở catot ngoài quá trình khử ion kim loại Mn+ M hoặc ion H+ H2 còn có
quá trình hình thành và phát triển mạng lưới tinh thể kim loại vừa được giải phóng ra, quá
trình chuyển từ nguyên tử hidro thành phân tử hidro, quá trình hấp phụ và giải phóng khí
khỏi bề mặt điện cực. Những quá trình này phụ thuộc vào bản chất và cấu trúc bề mặt điện
cực, nên dù ít hay nhiều đều cần đến năng lượng hoạt hoá, vì vậy phải tiêu tốn thêm năng
lượng. Do đó, điện thế cần để khử cation phải âm hơn thế khử E0c của chúng một lượng
gọi là quá thế catot, kí hiệu Eqt,c (quy ước Ec > 0). Thế điện ngoài cần đặt vào catot để sự
khử xảy ra: Ec= E0c - Eqt,c
Quá thế anot
Ở anot ngoài quá trình oxi hoá anion, còn có quá trình hình thành các phân tử khí
như O2, Cl2… Sự hình thành này đòi hỏi cung cấp thêm một năng lượng. Vì vậy thế cần
đặt vào anot để quá trình oxi hoá anion xảy ra phải dương hơn thế khử E0a một lượng gọi
là quá thế anot, kí hiệu Eqt,a (Eqt > 0), và điện thế cần phải đặt vào anot để có sự khử anion
là: Ea = E0a + Eqt,a
Như vậy quá thế của quá trình điện phân là: Eqt = Eqt,c + Eqt,a (15)
Nên Eph = Ea - Ec = (E0a + Eqt,a) - (E0c - Eqt,c) (16)
hay Eph = E0pin + Eqt (17)
Quá thế phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bản chất của điện cực, bản chất của cation bị
khử hay anion bị oxi hoá, mật độ dòng điện, nhiệt độ ….
9.4. Dự đoán sản phẩm điện phân
9.4.1. Điện phân chất nóng chảy
Ở catot: ion dương nhận electron.
Ở anot: ion âm nhường electron.
Đối với trường hợp điện phân hỗn hợp muối nóng chảy ta xét thứ tự điện phân ở catot
và anot theo sự biến đổi tuần hoàn tính chất nguyên tử các nguyên tố để tiên đoán ion nào
dễ nhận, dễ nhường electron hơn. Không dùng thế khử để xét.
Ví dụ 1: Điện phân CaCl2 nóng chảy trong bình điện phân, dự đoán sản phẩm thu
được?
Giải:
- Ở anot (sự oxy hóa anion Cl-): 2Cl- Cl2 + 2e
- Ở catot (sự khử cation Ca2+): Ca2+ + 2e Ca
𝑑ò𝑛𝑔 đ𝑖ệ𝑛
- Phản ứng tổng cộng: CaCl2 → Ca + Cl2
Ví dụ 2: Điện phân nóng chảy hỗn hợp muối NaBr và MgCl2. Hãy dự đoán các chất hình
thành ở mỗi điện cực, viết các bán phản ứng và phản ứng tổng cộng trong quá trình điện
phân đó.
Giải:
Ion có thể bị khử ở catot: Na+, Mg2+
Ion có thể bị oxi hóa ở anot: Br- và Cl-
Trong cùng chu kỳ, năng lượng ion hóa của các nguyên tử tăng từ trái sang phải, do

30
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

đó Mg có năng lượng ion hóa lớn hơn Na, suy ra Mg2+ dễ nhận electron hơn và dễ bị khử
hơn Na+.
Ở catot: Mg2+ + 2e Mg
Trong cùng một nhóm, độ âm điện của các nguyên tử giảm từ trên xuống dưới nên
Br có độ âm điện nhỏ hơn Cl. Do đó, Br- giữ electron kém chặt hơn Cl- và nó dễ bị oxy hóa
hơn.
Ở anot: 2Br- Br2 + 2e
Phương trình tổng cộng trong bình điện phân là:
𝑑ò𝑛𝑔 đ𝑖ệ𝑛
Mg2+ + 2Br- → Mg + Br2
Chú ý: Nhiệt độ bình điện phân cao hơn nhiệt nóng chảy của Mg nên Mg sinh ra ở dạng
lỏng, còn Br2 chuyển thành thể khí.
9.4.2. Điện phân nước và các bán phản ứng không tiêu chuẩn
Nước tinh khiết rất khó bị điện phân vì nó điện li không đáng kể nên có rất ít ion
để dẫn điện. Khi thêm vào nước một muối không phản ứng (như Na2SO4) quá trình điện
phân sẽ xảy ra nhanh hơn. Thiết bị điện phân nước được mô tả ở Hình 15.

Ở anot, nước bị oxy hóa (CH+ = 10-7M)


2H2O O2 + 4H+ + 4e E = 0,817V

Ở catot, nước bị khử


2H2O + 2e H2 + 2OH- E = -0,413V

Phản ứng tổng cộng trong quá trình điện


phân nước:
Hình 15. Điện phân nước trong phòng
2H2O O2 + H 2 E = -1,23V
thí nghiệm

9.4.3. Điện phân dung dịch chất điện li trong nước


Để dự đoán sản phẩm ở điện cực khi điện phân dung dịch chất điện ly ta có thể so
sánh thế của các nửa phản ứng khác nhau ở các điện cực.
a. Quá trình khử ở catot
Ở catot xảy ra quá trình khử ion kim loại (Mn+) với thế phóng điện Ec,Mn+ hoặc khử
H2O với thế phóng điện Ec,H2O
Mn+ + ne M Ec,Mn+
2H2O + 2e H2 + 2OH- Ec,H2O
Muốn khử được ion Mn+ hoặc H2O thì thế của nguồn điện ngoài đặt vào catot (ký
hiệu Ec, ngoài) phải âm hơn thế phóng điện của Mn+ hoặc âm hơn thế phóng điện của nước.
Tức là: E = Ec,Mn+ (hoặc Ec,H2O) - Ec, ngoài > 0
Theo nhiệt động học, E càng lớn thì G càng âm, phản ứng xảy ra càng dễ dàng.
31
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

=> Tiểu phân nào có thế phóng điện kém âm hơn tức là dễ bị khử hơn, thì sẽ bị khử trước
b. Quá trình khử ở anot
Ở anot xảy ra quá trình oxy hóa các anion gốc axit, hoặc nước, hoặc kim loại dùng
làm anot
2Xn- X2 + 2ne Ea,Xn-
2H2O O2 + 4H+ + 4e Ea,H2O
M Mn+ + ne Ea,M
Muốn oxy được các chất khử trên thì thế của nguồn điện ngoài đặt vào anot (ký hiệu
Ea, ngoài) phải dương hơn thế phóng điện của ion Xn-, của H2O, hoặc thế hòa tan của kim
loại dùng làm anot.
Tức là: E = Ea, ngoài - Ea,Xn- (hoặc Ec,H2O, hoặc Ea,M) > 0
=> Chất khử nào có thế phóng điện hoặc thế hòa tan nhỏ hơn (kém dương hơn) thì ở anot
nó sẽ bị oxi hóa trước.
Ví dụ: Xác định sản phẩm tạo thành khi điện phân dung dịch KI trong nước với anot trơ là
Pt nhẵn, quá thế đối với H2 bằng 0,1 V, quá thế đối với O2 bằng 0,6 V, quá thế với K và
I2 không đáng kể.
Giải:
Ở catot gồm có K+ và H2O:
K+ + e K Ec,K+ = E0 (K+/K) – Ec,qt = -2,93 – 0 = - 2,93 V
2H2O + 2e H2 + 2OH- Ec,H2O = -0,413 – 0,1 = -0,513 V
Ec,H2O kém âm hơn nên nước dễ bị khử hơn ion K+, do đó H2 được hình thành ở catot.
Ở anot gồm có I- và H2O
2I- I2 + 2e Ea,I- = 0,54 + 0 = 0,54 V
2H2O O2 + 4H+ + 4e Ea,H2O = 0,817 + 0,6 = 1,417 V
I- có thế phóng điện hơn hơn nước nên I2 được tạo ra ở anot.
Phương trình tổng cộng trong quá trình điện phân là:
𝑑ò𝑛𝑔 đ𝑖ệ𝑛
KI + 2H2O → H2 + I2 + KOH
9.5. Định luật Faraday về điện phân
Nội dung: bằng con đường thực nghiệm nhà bác học Anh Faraday (M. Faraday, 1791-
1867) đã tìm ra sự phụ thuộc giữa lượng điện đi qua chất điện phân và khối lượng của các
chất thoát ra ở mỗi điện cực trong quá trình điện phân và thiết lập thành hai định luật:
Định luật Faraday thứ nhất: khối lượng của chất thoát ra ở mỗi điện cực khi điện
phân tỉ lệ thuận với lượng điện đã đi qua chất điện phân.
Định luật Faraday thứ hai: khi cho những lượng điện bằng nhau đi qua các chất điện
phân khác nhau thì khối lượng của các chất thoát ra tỉ lệ với các đương lượng của chúng.
q
Biểu thức toán học: m = Đ (18)
F
m : khối lượng của chất thoát ra ở điện cực (gam)
32
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Đ : đương lượng gam của chất đó


q : lượng điện đi qua chất điện phân
F : hằng số Faraday F=96500 culong.mol-1
Đương lượng gam liên hệ với khối lượng mol nguyên tử như sau:
A
Đ=
n
Với A : khối lượng mol nguyên tử (g/mol)
n : số e trao đổi trong phản ứng điện cực.
Lượng điện liên quan đến cường độ dòng điện và thời gian dòng điện đi qua như
sau: q=I.t
Với I : cường độ dòng điện (A)
t : thời gian điện phân (s)
AIt
Do vậy công thức Faraday được viết lại như sau: m = (19)
nF
Ví dụ: Tính khối lượng Cu thoát ra ở catot khi cho dòng điện 5A đi qua dung dịch CuSO4
trong 1 giờ.
Giải:
AIt 64.5.3600
Áp dụng công thức (19) ta có: m= = = 5,93 g
nF 2.96500

33
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

PHẦN BÀI TẬP

Bài 1: Nồng độ cồn trong máu (C2H5OH) có thể được xác định bằng cách chuẩn độ một
mẫu huyết tương với dung dịch kali dicromat trong môi trường axit, kết quả là tạo ra
Cr3+(dd) và carbon dioxide. Phản ứng có thể được theo dõi vì ion dicromat (Cr2O72-) có
màu da cam trong dung dịch, và ion Cr3+ có màu xanh lục. Xác định phần trăm khối lượng
của rượu trong máu nếu cần 31,05 mL dung dịch kali dicromat 0,0600 M để chuẩn độ 30,0g
huyết tương?
Bài 2: Một pin nồng độ bạc được thiết lập ở 250C như hình dưới đây:

1. Xác định cực dương và cực âm, mô tả hướng của dòng electron di chuyển.
2. Tính giá trị Ksp của AgCl ở 250C.
Bài 3: Quá trình khử ClO4- có thể được tiến hành trong dung dịch bazơ hoặc axit. Hai nửa
phản ứng là:
Môi trường axit: ClO4-(dd) + 2H+(dd) + 2e ClO3-(dd) + H2O(l) E0 = 1.23 V (1)
Môi trường bazơ: ClO4-(dd) + H2O(l) + 2e ClO3-(dd) + 2OH-(dd) E0 = 0.36 V (2)
1. Thiết lập biểu thức biểu diễn sự phụ thuộc vào pH của thế điện cực cho mỗi nửa phản
ứng.
2. Tính thế điện cực của mỗi nửa phản ứng trong môi trường trung tính?
Bài 4: Xét khả năng phản ứng của Cl-, Br- với KMnO4. Biết E Br
0
/ 2 Br
 1,085V ; 
2

ECl0 / 2 Cl 
 1,359V ; E MnO
0
 2   1,51V .
2 4 / Mn

1. Ở pH=0
2. Trong dung dịch axit axetic 1,00 M. Biết CH3COOH có Ka=10-4,76.
Bài 5: Pin ganvani hoạt động dựa trên các bán phản ứng sau:
Ag+ + e Ag(r) E0 = 0.80 V
Cu2+ + 2e Cu(r) E0 = 0.34 V
Trong pin này, ngăn bạc chứa điện cực bạc và AgCl dư (Ksp = 1.6 x 10-10), ngăn đồng chứa
điện cực đồng và [Cu2+] = 2.0 M.
1. Tính điện thế của tế bào này ở 250C.
34
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

2. Giả sử có 1,0 L của Cu2+ 2,0 M trong ngăn đồng, hãy tính số mol của NH3 sẽ phải thêm
vào để tạo ra điện thế của pin là 0,52 V ở 250C (giả sử không thay đổi thể tích khi thêm
NH3). Biết: Cu2+ + 4NH3 Cu(NH3)42+ K = 1,0 x 1013
Bài 6: Có một khoảng thời gian người ta không rõ liệu các ion thủy ngân (I) tồn tại trong
dung dịch dưới dạng Hg+ hay Hg22+. Để phân biệt giữa hai khả năng này, sơ đồ pin có thể
thiết lập như sau: Hg(l)  dd A  dd B  Hg(l)
Trong đó: dd A chứa 0,263 g thủy ngân (I) nitrat trên lít và dd B chứa 2,63 g thủy
ngân (I) nitrat trên lít. Nếu thế điện cực của pin là 0,0289 V ở 18°C, bạn có thể suy ra điều
gì về bản chất của các ion thủy ngân (I)?
Bài 7: Một công ty xây dựng đang lắp đặt ống sắt (hình trụ) dài 40,0 m với bán kính 0,900
m. Để chống ăn mòn, ống sắt phải được mạ kẽm. Quá trình này được thực hiện bằng cách
nhúng tấm sắt có kích thước thích hợp trong một tế bào điện phân có chứa các ion Zn2+, sử
dụng than chì làm cực dương và tấm sắt làm cực âm. Nếu hiệu điện thế là 3,26 V thì chi
phí điện năng để tạo lớp dày 0,200 mm là bao nhiêu nếu hiệu suất của quá trình là 95%?
Giá điện là 0,12 USD mỗi kilowatt giờ (kWh), trong đó 1 W = 1 J/s và khối lượng riêng
của Zn là 7,14 g/cm3.
Bài 8: Một pin hoạt động dựa trên các nửa phản ứng sau:
Cu2+(dd) + 2e Cu(r) E0 = 0.34 V
V2+(dd) + 2e V(r) E0 = -1.20 V
Trong pin này, ngăn đồng chứa điện cực đồng và [Cu2+] = 1,00 M, và ngăn chứa vanadi
chứa điện cực vanadi và V2+ ở nồng độ chưa xác định. Ngăn chứa vanadi (1,00 L dung
dịch) được chuẩn độ bằng 0,0800 M H2EDTA2-, theo phản ứng sau:
H2EDTA2-(dd) + V2+(dd) VEDTA2-(dd) + 2H+(dd) K=?
Thế điện cực của pin được theo dõi để xác định điểm cân bằng của quá trình. Tại điểm cân
bằng thì 500,0 mL dung dịch H2EDTA2- được thêm vào và thế điện cực của pin quan sát
được là 1,98 V. Dung dịch được đệm ở pH = 10,00.
1. Tính thế điện cực của pin trước khi tiến hành chuẩn độ.
2. Tính hằng số cân bằng (K) của phản ứng chuẩn độ.
3. Tính thế điện cực của pin khi chuẩn độ được một nửa.
Bài 9: Pin nhiên liệu có tiềm năng biến đổi năng lượng hóa học của nhiên liệu trực tiếp
thành năng lượng điện. Pin nhiên liệu hoạt động khi nhiên liệu được đưa từ ngoài vào. Tính
thế điện cực chuẩn của các pin với nguồn nhiên liệu trong các trường hợp sau:
1. Hydro và oxy.
2. Đốt cháy butan ở 1,0 bar và 298 K.
Biết:

fG0 (kJ/mol)
H2 O -237.13
CO2 -394.36
C4H10 -17.03

35
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Bài 10: Cơ thể hoạt động như một loại pin nhiên liệu sử dụng oxy từ không khí để oxy hóa
glucose
C6H12O6(dd) + 6O2(k) 6CO2(k) + 6H2O(l)
Trong hoạt động bình thường, một người sử dụng năng lượng tương đương khoảng
10 MJ mỗi ngày. Giả sử rằng giá trị này đại diện cho G và hãy ước tính dòng điện trung
bình chạy qua cơ thể bạn trong một ngày, nếu cho rằng tất cả năng lượng mà chúng ta sử
dụng được phát ra từ sự khử O2 trong phản ứng oxy hóa glucose. Biết: E0 (O2,H+/H2O) =
1.23 V.
Bài 11: Hãy trả lời các câu hỏi sau và đối với mỗi câu trả lời “có”, viết phản ứng xảy ra
trong pin khi đạt trạng thái cân bằng và tính thế điện cực của pin.
1. Oxi có trong không khí có thể oxi hóa kim loại bạc trong dung dịch axit ở điều kiện tiêu
chuẩn được không?
2. Oxi trong không khí có thể oxi hóa kim loại bạc trong dung dịch bazơ ở điều kiện tiêu
chuẩn không?
Biết: E0 (Ag+/Ag) = 0.80 V; E0 (O2,H+/H2O) = 1.23 V; E0 (O2, H2O/ OH-) = 0.40 V;
Ks (AgOH) = 1.5 x 10-8.
Bài 12: Pin kẽm - không khí cho thấy nhiều tiềm năng cho sử dụng ô tô điện vì nó nhẹ và
có thể sạc lại. Pin có cấu tạo như sau:

Phản ứng xảy ra khi pin hoạt động là: Zn(r) + ½ O2(k) ZnO(r)
1. Viết các bán phản ứng xảy ra ở các điện cực và tính sức điện động chuẩn của pin
2. Tính sức điện động của pin trong điều kiện vận hành thực tế ở điều kiện áp suất riêng
phần của O2 là 0.21 atm.
3. Mật độ năng lượng của điện cực kẽm là bao nhiêu? Biết rằng mật độ năng lượng được
đo bằng năng lượng (tính bằng kilojoules) có thể thu được từ 1 kg kim loại.
4. Để tạo ra dòng điện 2.1 x 105 A từ pin kẽm - không khí thì thể tích không khí (tính bằng
lít) cần cung cấp cho pin mỗi giây là bao nhiêu? Giả sử rằng nhiệt độ là 25°C và áp suất
riêng phần của oxy là 0.21 atm
Bài 13: Một pin galvanic được cấu tạo bằng cách nhúng một đoạn dây đồng vào 25,0 mL
dung dịch CuSO4 0,20 M và một đoạn dây kẽm trong 25,0 mL dung dịch ZnSO4 0,20 M.
1. Tính thế điện cực tiêu chuẩn của pin ở 25°C và dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu thêm một
lượng nhỏ dung dịch NH3 đặc vào (i) dung dịch CuSO4 và (ii) dung dịch ZnSO4. Giả sử
rằng thể tích trong mỗi ngăn không đổi là 25,0 mL.
2. Trong một thí nghiệm khác, cho 25,0 mL NH3 3,00 M vào dung dịch CuSO4. Nếu thế
36
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

điện cực tiêu chuẩn của pin là 0,68 V, hãy tính hằng số cân bằng (Kf) của phản ứng tạo
phức Cu(NH3)42+
Bài 14: Để loại bỏ vết xỉ màu (Ag2S) trên thìa bạc, một học sinh đã tiến hành các bước
sau: Đầu tiên, đặt chiếc thìa vào một chiếc chảo lớn chứa đầy nước để chiếc thìa được
ngâm hoàn toàn. Tiếp theo, thêm một vài muỗng banking soda (NaHCO3), chất này dễ
dàng hòa tan. Cuối cùng, đặt một số lá nhôm ở đáy chảo tiếp xúc với thìa và sau đó đun
nóng dung dịch đến khoảng 80°C. Sau vài phút, lấy thìa ra và rửa sạch bằng nước lạnh.
Hiện tượng xỉ màu đã biến mất và chiếc thìa lấy lại vẻ ngoài sáng bóng ban đầu.
1. Mô tả bằng phương trình điện hóa cho quá trình trên.
2. Thêm NaCl thay vì NaHCO3 cũng có tác dụng vì cả hai hợp chất đều là chất điện li
mạnh. Lợi ích bổ sung của việc sử dụng NaHCO3 là gì? (Gợi ý: Xét pH của dung dịch.)
3. Đun nóng dung dịch nhằm mục đích gì?
4. Một số chất tẩy vết xỉ màu thương mại có chứa chất lỏng (hoặc bột nhão) là dung dịch
HCl loãng. Chà xát thìa với chất tẩy này cũng sẽ loại bỏ vết xỉ màu. Nêu hai nhược điểm
của việc sử dụng quy trình này so với quy trình được mô tả ở trên.
Bài 15: Một pin điện hóa được xây dựng dựa vào các bán phản ứng:
HSO4- (dd) + 3H+ (dd) + 2 e → H2SO3 (dd) + H2O Eo = 0,17 V
Mn2+ (dd) + 2 e → Mn (r) Eo = -1,18 V
1. Viết sơ đồ pin rồi tính Epino tại pH = 1.
2. Cho biết Epino thay đổi thế nào (định lượng) nếu cho thêm Ba(NO3)2 vào điện cực chứa
HSO4-/H2SO3 biết BaSO3 có pKs = 6,5; BaSO4 có pKs = 9,96; H2SO3 có pKa1 = 1,76 và
pKa2 = 7,21; HSO4- có pKa = 1,99.
Bài 16: Cho một pin: Pt  Fe3+ (0,01M), Fe2+ (0,05M), H+ (1M)  KCl bão hoà, Hg2Cl2(r)  Hg
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
2. Thêm NaOH vào bên trái của pin cho đến khi [OH-] = 0,02M (Coi thể tích dung dịch
không thay đổi). Tính sức điện động của pin khi đó?
0
Biết: E Fe 3  0,77V , ECal = 0,244V, K s (  Fe(OH )3   10 37,5 , K s (  Fe(OH ) 2   10 15, 6 ,
2
Fe
RT 0,0592
ln  lg tại nhiệt độ khảo sát.
nF n
Bài 17:
1. Trình bày cách làm thí nghiệm thông qua pin điện để tính được hằng số Ks của muối
AgI.
2. Có một điện cực Ag được bao phủ bởi hợp chất ít tan AgI, dung dịch KI 1,000.10-1 M
lắp với điện cực calomen bão hòa và đo được suất điện động của pin là 0,333V. Tính tích
số tan của AgI. Biết EoAg+/Ag = 0,799 V; Ecalomen(bão hoà) = 0,244V.
3. Suất điện động của pin sẽ thay đổi như thế nào khi:
a) Thêm NaI 0,1M. b) Thêm NaCl 0,1M. c) Thêm dung dịch NH3 0,2M.
d) Thêm dung dịch KCN 0,2M. e) Thêm dung dịch HNO3 0,2M.
(Đều được thêm vào điện cực nghiên cứu)
37
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Cho pKs(AgCl: 10,00; AgI: 16,00): βAg(NH3)2+ = 107,24; βAg(CN)2- = 1020,48.


0 0 0 0
Bài 18: Cho 𝐸𝐴𝑔 + /𝐴𝑔 = 0,8V; 𝐸𝐴𝑔𝐼/𝐴𝑔,𝐼− = -0,15V; 𝐸𝐴𝑢3+ /𝐴𝑢+ = 1,26V; 𝐸𝐹𝑒 3+ /𝐹𝑒 = -0,037V;

0
𝐸𝐹𝑒 2+ /𝐹𝑒 = -0,440V. Hãy:

1. Thiết lập một sơ đồ pin để xác định tích số tan của AgI. Viết các phương trình phản ứng
xảy ra trên mỗi điện cực và trong pin.
2. Tính độ tan (s) tại 25oC của AgI trong nước.
3. Lập pin điện trong đó xảy ra sự oxi hoá ion Fe2+ thành ion Fe3+ và ion Au3+ bị khử thành
ion Au+. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực và trong pin.
4. Tính sức điện động chuẩn của pin và hằng số cân bằng của phản ứng xảy ra trong pin được
tạo thành từ câu 3.
Bài 19: Dung dịch X thu được sau khi trộn 100ml dung dịch KMnO4 0,04 M, 50ml dung
dịch H2SO4 2 M, 50ml dung dịch FeBr2 0,2 M.
1. Tính thành phần cân bằng của hệ.
2. Tính thế của điện cực Pt nhúng vào dung dịch X.
3. Thiết lập sơ đồ pin, tính sức điện động của pin điện được ghép bởi điện cực Pt nhúng
vào dung dịch X và điện cực calomen bão hòa. Viết phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
Cho E o Fe 3
/ Fe 2  0,77V ; E o MnO 4 / Mn2  1,51V ; E o Hg 2 Cl 2 / 2 Hg , 2Cl   0,244V ;

E o Br2 / 2 Br   1,085V ; K a ( HSO4 )  10 2

Bài 20: Một pin điện tạo bởi: một điện cực gồm tấm Cu nhúng trong dung dịch CuSO4 0,5
M, điện cực thứ hai là một dây Pt nhúng trong dung dịch Fe 2+, Fe3+ với lượng [Fe3+] =
2[Fe2+] và một dây dẫn nối Cu với Pt.
1. Viết sơ đồ pin, phản ứng điện cực và tính sức điện động ban đầu của pin.

2. Cho rằng thể tích dung dịch CuSO4 khá lớn, xác định tỷ số  Fe  khi pin ngừng hoạt
3

 Fe 2 
động.
3. Trộn ba dung dịch: 25 ml Fe(NO3)2 0,1 M ; 25 ml Fe(NO3)3 1,0 M ; 50 ml AgNO3 0,6
M và thêm một số mảnh Ag vụn. Xác định chiều phản ứng và tính giá trị tối thiểu của tỷ
số  Fe  để phản ứng đổi chiều?
3

 Fe 2 

Cho: E0(Cu2+/Cu) = 0,34 V ; E0(Fe3+/Fe2+) = 0,77 V ; E0(Ag+/Ag) = 0,8 V.


Bài 21:
1. Có phản ứng CH3COOH (dd) + NaHS (dd) CH3COONa (dd) + H2S (dd). Tại
0 -5 -8
25 C có Ka (CH3COOH) = 1,8.10 ; Ka(H2S) =9,1.10 .
Phản ứng này tự xảy ra và sinh công . Năng lượng đó có thể chuyển thành năng lượng
dòng điện khi một pin được thiết lập dựa vào phản ứng trên.
a. Hãy viết các nửa phản ứng ở mỗi điện cực và viết sơ đồ pin đó theo quy tắc IUPAC.
b. Tính E0pin
38
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

2. Cho pin điện:


(-) Ag | AgNO3 0,001M ; Na2S2O3 0,1M || HCl 0,05M ; AgCl | Ag (+) Epin = 0,345V
a. Viết PTPƯ xảy ra khi pin hoạt động.
b. Tính TAgCl.
c. Thêm một ít KCN vào dd ở nửa trái của pin, Epin sẽ thay đổi như thế nào?
Ag+ + 2S2O32- [Ag(S2O3)2]3- lgβ = 13,46
Ag+ + 2CN- [Ag(CN)2]- lgβ = 21
E0Ag+/Ag = 0,8V
Bài 22:
1. Cho một ít vụn Cu vào dung dịch gồm CuSO4 0,5M ; FeSO4 1,0 M ; Fe2(SO4)3 0,25M.
Có cân bằng sau xảy ra: Cu(r) + 2Fe3+  Cu2+ + 2Fe2+
a. Hãy cho biết chiều của phản ứng ở 250C ? Tìm hằng số cân bằng của phản ứng?
[ Fe3 ]
b. Thay đổi nồng độ của Fe2+ và Fe3+, tính tỉ lệ tối thiểu để phản ứng đổi chiều?
[ Fe 2 ]
Cho biết ở 250C có ECu 2
/ Cu
 0,34V , EFe3 / Fe2  0,77V

2. Ion MnO4- có thể oxi hoá ion nào trong các ion Cl-,Br-,I- ở các giá trị pH lần lượt bằng
1, 4, 6. Trên cở sở đó hãy dùng dung dịch KMnO4 và dung môi chiết là CCl4 nhận biết các
ion I- và Br- có trong hỗn hợp NaCl, NaBr, NaI.
Cho EBr0 / 2 Br  1,08V ECl0
2

2 / 2 Cl 
 1,36V E IO / 2 I   0,62V ; E MnO
2
O

4, H  / Mn2 
 1,51V

Bài 23:
1. Cho phản ứng tổng quát xảy ra trong pin điện hoá: [Ag(NH3)2]+ Ag+ + 2NH3
Hãy thiết lập sơ đồ pin điện hoá trên, viết phương trình phản ứng xảy ra tại từng điện cực
và tính hằng số không bền của phức [Ag(NH3)2]+ . Biết rằng ở 250C:
Ag+ + e → Ag E0 = 0,7996V
[Ag(NH3)2] + e → Ag + 2NH3 E0 = 0,373V
2. Tính nồng độ ban đầu của HSO4-, biết rằng khi đo sức điện động của pin:
Pt  I- 0,1M; I3- 0,02M ║ MnO4- 0,05M, Mn2+ 0,01M, HSO4- C M  Pt
ở 250C được giá trị 0,824V.
Cho: E 0MnO /Mn = 1,51V; E 0I /3I = 0,5355V; Ka (HSO4-) = 1,0.10-2.
-
4
2+ - -
3

Bài 24: Cho sức điện động của pin:

AgNO3 0,001M AgCl


Ag Ag là 0,341V
Na2S2O3 0,10M HCl 0,05M

1. Viết phương trình phản ứng khi pin hoạt động.

39
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

0
2. Tính E Ag ( S 2O3 )32 / Ag
0
3. Tính Ks (AgCl). Cho: E Ag 
/ Ag
=0,80V, Ag+ + 2S2O32- Ag(S2O3)23- lgβ1 =13,46

Bài 25: Pin điện hóa A tạo bởi 2 cặp oxi hóa - khử CrO42-/ CrO2- và MnO4-/ MnO(OH)2 .
Pin điện hóa B, khi hoạt động có phản ứng xảy ra là:
H3AsO4 + NH3 → H 2 AsO4 + NH +4
1. Hãy thiết lập sơ đồ pin A và pin B .
2. Tính hằng số cân bằng của phản ứng xảy ra trong pin A.
3. Tính E của pin A khi nồng độ của ion CrO42- là 0,010 M; CrO2- là 0,030 M; MnO4- là
0,200 M.
4. Tính thế của từng điện cực trong pin B khi hệ đạt đến trạng thái cân bằng.
biết CH3AsO4 = 0,025 M; C NH3 = 0,010 M; pK ai(H3AsO4 ) = 2,13; 6,94; 11,50; pK a(NH+ )  9, 24
4
0
E
CrO 42 / Cr ( OH ) 3
 0,18V ; E 0
MnO4 / MnO( OH ) 2
 1,695V
;
Bài 26: Cho pin: PtFe3+ (0,05M), Fe2+ (0,5M)Mn2+ (0,02M), MnO 4 (0,2M), H2SO4
(xM)Pt, ở 250C. Bỏ qua sự tạo phức hiđroxo, H2SO4 phân li hoàn toàn.
1. Khi x = 0,5M thì phản ứng xảy ra theo chiều nào? Viết phản ứng tổng quát khi pin hoạt
động. Tính suất điện động của pin và hằng số cân bằng của phản ứng.
2. Thêm một lượng KCN vào bên điện cực trái của pin sao cho các phản ứng tạo phức xảy
ra hoàn toàn. Tính suất điện động của pin.
RT
Cho biết: ln = 0,059lg; E 0Fe3+ /Fe2- = + 0,77V; E 0MnO- ,H+ /Mn 2+ = + 1,51V
F 4

Fe3+ + 6CN-  Fe(CN) 36 III = 1042


Fe2+ + 6CN-  Fe(CN) 64  II = 1035
Bài 27: Cho ba tế bào điện hóa với các hiệu điện thế tương ứng ở 298K:
(1) Hg  HgCl2, KCl (bão hoà)  Ag+ (a = 0,0100mol/L)  Ag E = 0,439V
(2) Hg  HgCl2, KCl (bão hoà) = AgI (bão hoà)  Ag E = 0,089V
(3) Ag  AgI (bão hoà), PbI2 (bão hoà)  HgCl2, KCl (bão hoà)  Hg E = 0,230V
1. Hãy trình bày khái niệm hoạt độ nghĩa là gì và nó được ứng dụng ở đâu trong điện hóa
học?
2. Tính TAgI.
3. Tính T của PbI2
Biết Eo(Ag+/Ag) = 0,799V; R = 8,314J/K.mol; F = 96487C.
Bài 28:
1. Biết thế oxi hóa-khử tiêu chuẩn: Eo (Cu2+/Cu+) = 0,16 V, Eo (Cu+/Cu) = 0,52 V, Eo
(Fe3+/Fe2+) = 0,77 V, Eo (Fe2+/Fe) = -0,44 V

40
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra trong các trường hợp sau:
a. Cho bột sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3 0,5 M.
b. Cho bột đồng vào dung dịch CuSO4 1 M.
2. Dung dịch X gồm Na2S 0,010 M, KI 0,060 M, Na2SO4 0,050 M. Axit hoá chậm dung
dịch X đến pH = 0. Thêm FeCl3 cho đến nồng độ 0,10 M.
a. Tính thế của cực platin nhúng trong dung dịch thu được so với cực calomen bão hoà
(Hg2Cl2/2Hg, 2Cl-).
b. Biểu diễn sơ đồ pin, viết phương trình phản ứng xảy ra tại các điện cực và phản ứng
tổng quát khi pin hoạt động.
Cho: axit có H2S pK1 = 7,00, pK2 = 12,90; HSO4- có pK = 2,00; Tích số tan của PbS =
10-26 ; PbSO4 = 10-7,8 ; PbI2 = 10-7,6.
Eo(Fe3+/Fe2+)= 0,77 V; Eo(S/H2S) = 0,14V ; Eo(I2/2I-)=0,54V ; Ecalomen bão hòa = 0,244 V.
Bài 29: Cho dòng điện 0,5A đi qua dung dịch muối của một axit hữu cơ trong 2 giờ. Kết
quả sau quá trình điện phân là trên catot tạo ra 3,865 gam một kim loại và trên anot có khí
etan và khí cacbonic thoát ra.
1. Cho biết muối của kim loại nào bị điện phân? Biết rằng 5,18 gam của kim loại đó đẩy
được 1,59 gam Cu từ dung dịch đồng sunfat.
2. Cho biết muối của axit hữu cơ nào bị điện phân?
3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên các điện cực.
Bài 30:
1. Trộn hai thể tích bằng nhau của hai dung dịch SnCl2 0,100M và FeCl3 0,100M. Xác định
nồng độ các ion thiếc và sắt khi cân bằng ở 25oC. Tính thế của các cặp oxy hóa - khử khi
cân bằng.
2. Nhúng một sợi Ag vào dung dịch Fe2(SO4)3 2,5.10-2M. Xác định nồng độ của Fe3+; Fe2+
và Ag+ khi cân bằng ở 25oC. Tính thế của các cặp oxy hóa - khử khi cân bằng.
Cho biết Eo(Sn4+/Sn2+) = 0,15V; Eo(Fe3+/Fe2+) = 0,77V; Eo(Ag+/Ag) = 0,80V.
Bài 31: Brom lỏng tác dụng được với H3PO3 theo phản ứng:
H3PO3 + Br2 + H2O  H3PO4 + 2H+ + 2Br-
1. Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 298K
2. Tính thế điện cực chuẩn Eo(H3PO4/H3PO3) nếu biết Eo(Br2/2Br-) = 1,087V
3. Tính thế điện cực chuẩn Eo(H3PO3/H3PO2) nếu biết Eo(H3PO4/H3PO2) = 1,087V
Cho biết các số liệu sau ở 298K:

H+(dd) H3PO4(dd) Br-(dd) H3PO3(dd) Br2(l) H2O(l)

∆Hott(kJ/mol) 0 -1308 -141 -965 0 -286

∆So(J/mol.K) 0 -108 83 167 152 70

Bài 32: Cho biết các thế điện cực chuẩn: Eo(Cu2+/Cu) = 0,34V; Eo(Cu2+/Cu+) = 0,15V;

41
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Eo(I2/2I-) = 0,54V.
1. Hỏi tại sao người ta có thể định lượng Cu2+ trong dung dịch nước thông qua dung dịch
KI? Cho biết thêm rằng dung dịch bão hoà của CuI trong nước ở nhiệt độ thường (25 oC)
có nồng độ là 10-6M
2. Sử dụng tính toán để xác định xem Cu có tác dụng được với HI để giải phóng khí H 2
hay không?
3. Muối Cu2SO4 có bền trong nước hay không? Giải thích.
Bài 33: Để loại trừ các ion NO3- trong nước (các ion NO3- có mặt trong nước xuất phát từ
phân bón) có thể khử nó thành NO2- bằng cách cho đi qua lưới có chứa bột Cd.
1. Viết nửa phản ứng của hai cặp NO3-/HNO2 và HNO2/NO trong môi trường axit. Chứng
minh rằng HNO2 bị phân hủy trong môi trường pH = 0 đến 6.
2. Ở pH = 7, nồng độ NO3- là 10-2M. Viết phản ứng giữa Cd và NO3-. Hỏi NO3- có bị khử
hoàn toàn ở 25oC trong điều kiện này không? Tính nồng độ NO3- còn lại trong nước khi
cân bằng.
3. Tính thế khử (thế oxy hóa - khử) chuẩn của cặp NO3-/NO2- ở pH = 14 và 25oC.
Cho biết các số liệu sau ở 25oC: Eo(NO3-/HNO2) = 0,94V; Eo(HNO2/NO) = 0,98V;
E (Cd2+/Cd) = -0,40V; Ka(HNO2) = 5.10-4; Ks(Cd(OH)2) = 1,2.10-14.
o

Bài 34: Có thể hoà tan hoàn toàn 100mg bạc kim loại trong 100ml dung dịch amoniac nồng
độ 0,1M khi tiếp xúc với không khí được không?
Cho biết nguyên tử khối của Ag = 107,88; hằng số điện li bazơ của amoniac là Kb =
1,74.10-5; các hằng số bền của phức [Ag(NH3)i]+ tương ứng là: lg1 = 3,32(i = 1) và lg2 =
6,23(i = 2).
Các thế khử (thế oxy hóa - khử) chuẩn ở 25oC: Eo(Ag+/Ag) = 0,799V; Eo(O2/OH-) =
0,401V. Áp suất riêng phần của oxy trong không khí là 0,2095atm. Phản ứng được thực
hiện ở 25oC.
Bài 35: Vàng kim loại thường được phát hiện trong các loại đá aluminosilicat và bị phân
tán nhuyễn trong các khoáng chất khác. Vàng có thể được tách bằng cách cho đá nghiền
vụn tác dụng với dung dịch natri xianua đã sục không khí. Trong qúa trình này vàng kịm
loại được chuyển chậm thành [Au(CN)2]- tan được trong nước (phản ứng (1)).
Sau khi đạt đến cân bằng, phần dung dịch (pha dung dịch) được bơm ra và vàng kim
loại được thu hồi bằng cách cho phức vàng tác dụng với kẽm, kẽm được chuyển thành
[Zn(CN)4]2- (phản ứng 2).
1. Viết và cân bằng các phương trình ion của phản ứng (1) và (2).
2. Cho 500L dung dịch chứa [Au(CN)2]- 0,0100M và [Ag(CN)2]- 0,0030M được cho bay
hơi đến chỉ còn một phần ba thể tích ban đầu và được xử lý bằng kẽm (40g). Giả thiết rằng
sự sai lệch so với điều kiện tiêu chuẩn là không quan trọng và cũng giả thiết là các phản
ứng oxy hóa khử xảy ra hoàn toàn. Hãy tính các nồng độ của [Au(CN) 2]- và [Ag(CN)2]-
sau khi phản ứng kết thúc.
Cho biết:
[Zn(CN)4]2- + 2e-  Zn + 4CN- Eo = -1,26V
[Au(CN)2]- + e-  Au + 2CN- Eo = -0,60V
42
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

[Ag(CN)2]- + e-  Ag + 2CN- Eo = -0,31V


3. [Au(CN)2]- là một phức rất bền trong một số điều kiện nhất định. Nồng độ của natri
xianua là bao nhiêu để giữ được 99% theo số mol của vàng trong dung dịch ở dạng phức
xianua? Biết Kb([Au(CN)2]-) = 4.1028.
4. Đã có một số cố gắng phát triển các qúa trình tách chiết vàng khác để thay thế cách trên.
Tại sao?. Hãy chọn phương án đúng:
a. Dung dịch natri xianua ăn mòn các dụng cụ khai thác mỏ.
b. Natri xianua thoát vào nước ngầm trong đất và tạo ra hydroxianua rất độc với
nhiều động vật.
c. Vàng thu được từ phương pháp này không tinh khiết.
Bài 36: Ăn mòn kim loại thường đi kèm với các phản ứng điện hóa. Việc ăn mòn rỉ sắt
trên bề mặt cũng theo cơ chế này. Phản ứng điện cực ban đầu thường là:
(1) Fe(r) → Fe2+(dd) + 2e
(2) O2 + 2H2O + 4e → 4OH-(dd)
Tế bào điện hóa ứng với các phản ứng trên được biểu diễn như sau (t=25oC):
Fe(r)│Fe2+(dd)║OH-(dd), O2(k)│Pt(r).
Thế chuẩn ở 25oC:
Fe2+(dd) + 2e → Fe(r) Eo = 0,44V.
O2 + 2H2O + 4e → 4OH-(dd) Eo = 0,40V.
Cho biết: RTln10/F = 0,05916V (ở 25oC). F = 96485 C.mol-1.
1. Tính Eo của phản ứng ở 25oC.
2. Viết phản ứng xảy ra ở hai nửa pin và toàn bộ phản ứng.
3. Tính K của phản ứng.
4. Phản ứng xảy ra trong 24 giờ và I = 0,12A. Tính khối lượng Fe chuyển thành Fe2+ sau
24 giờ. Biết oxy dư.
5. Tính E của phản ứng biết: [Fe2+] = 0,015M; pHnửa pin phải = 9,00, p(O2) = 0,700bar.
Bài 37: Fe3+/Fe2+ và H3AsO4/H3AsO3 là các cặp oxy hóa khử quan trọng trong hóa học
phân tích, vì cân bằng điện hóa của chúng có thể bị chuyển dịch bằng cách tạo phức hoặc
bằng cách thay đổi độ pH.
1. Tính thế oxi hóa khử tiêu chuẩn, Eº (Fe3+/Fe2+) của phản ứng Fe3+ + e– → Fe2+.
2. Thế oxi hóa khử tiêu chuẩn của hệ Fe3+/ Fe2+ trong 1 mol/dm3 HCl là 0,710 V. Tính hằng
số bền của phức [FeCl]2+.
3. Cả ion Fe3+ và Fe2+ đều tạo thành phức chất rất bền với ion CN–. Tính tỷ lệ của các hằng
số bền giữa phức [Fe(CN)6]3– và [Fe(CN)6]4–
4. H3AsO4 và K4Fe(CN)6 được hòa tan trong nước theo hệ số tỷ lệ cân bằng. Tính tỷ lệ
[H3AsO4]/[H3AsO3] ở trạng thái cân bằng trong điều kiện pH = 2,00?.
Cho biết:

43
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Fe2+/ Fe E01 = -0.440 V

Fe3+/ Fe E02 = -0.036 V

[Fe(CN)6]3– /[Fe(CN)6]4– E03 = 0.356 V

H3AsO4/H3AsO3 E04 = 0.560 V

Bài 38: Cho 3 pin (nguyên tố) Ganvani sau:


Pt(r)  H2(k)  HCl(dd)  Cl2(k)  Pt(r)
Pb(r)  PbCl2(r)  HCl(dd)  H2(k)  Pt(r)
Pb(r)  PbSO4(r)  K2SO4(dd)  KNO3(dd)  KCl(dd)  PbCl2(r)  Pb(r)
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong 3 pin ở trên.
2. Tính sức điện động của các pin ở 25°C dựa trên dữ liệu nhiệt hóa học.
3. Viết các phản ứng xảy ra ở cực âm và cực dương trong các pin nếu suất điện động đo
được bằng sức điện động tiêu chuẩn của pin.
4. Tính hằng số cân bằng cho các phản ứng trong pin
5. Sức điện động của pin thay đổi như thế nào theo nhiệt độ?
6. Tính hiệu suất của các pin? Nhận xét?
Biết các dữ liệu nhiệt hóa học ở 250C như sau:

∆fH0 (kJ.mol-1) S0 (J.mol-1.K-1)

Cl2(k) 0.0 223.1

H2(k) 0.0 130.7

HCl(dd) -167.2 56.5

K2SO4(dd) -1414.0 225.1

KCl(dd) -419.5 159.0

Pb(r) 0.0 26.4

PbCl2(r) -359.4 136.0

PbSO4(r) -920.0 148.5

Bài 39:
1. Vàng tan trong dung dịch xianua trong sự có mặt của không khí để tạo thành Au(CN) 2-
bền vững trong dung dịch nước theo phản ứng sau:
4Au(r) + 8CN-(aq) + O2(k) + 2H2O(l) 4Au(CN)2-(aq) + 4OH-(aq)
a. Viết công thức cấu tạo của Au(CN)2-, chỉ ra vị trí lập thể của từng nguyên tử.

44
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

b. Cần bao nhiêu gam KCN để chiết vàng từ quặng?


2. Nước cường thủy, là một hỗn hợp gồm HCl và HNO3 lấy theo tỉ lệ 3:1 về thể tích, đã
được tìm ra và phát triển bởi các nhà giả kim thuật để hoà tan vàng. Qúa trình này là một
phản ứng oxy hóa - khử xảy ra theo phương trình:
Au(r) + NO3-(aq) + Cl-(aq) AuCl4-(aq) + NO2(k)
a. Viết hai nửa phản ứng và sử dụng nó để cân bằng phương trình trên.
b. Chỉ ra qúa trình nào là oxy hóa, qúa trình nào là khử.
3. Vàng không hề phản ứng với axit nitric. Tuy nhiên vàng có thể phản ứng với nước
cường thủy vì tạo thành ion phức AuCl4-. Cho biết các thế sau:
Au3+(dd) + 3e-  Au(r) Eo = +1,50V
AuCl4-(dd) + 3e-  Au(r) + 4Cl-(dd) Eo = +1,00V
a. Tính hằng số cân bằng K = [AuCl4-]/[Au3+][Cl-]4.
b. Vai trò của HCl là sinh ra Cl-. Đối với phản ứng trên thì Cl- có vai trò gì?
i) Cl- là tác nhân oxy hóa. ii) Cl- là tác nhân khử.
iii) Cl- là tác nhân tạo phức. iv) Cl- là chất xúc tác.
Bài 40: Một pin điện hóa gồm hai phần, được nối bằng cầu muối. Phần bên trái của sơ đồ
pin là một thanh Zn(r) nhúng trong dung dịch Zn(NO3)2(dd) 0,200M; còn phần bên phải là
một thanh Ag(r) nhúng trong dung dịch AgNO3(dd) 0,100M. Mỗi dung dịch có thể tích
1,00L tại 25oC.
1. Vẽ giản đồ pin và viết phương trình phản ứng tương ứng của pin.
2. Hãy tính sức điện động của pin và viết phương trinh phản ứng khi pin phóng điện.
3. Giả sử pin phóng điện hoàn toàn và lượng Zn có dư. Hãy tính điện lượng phóng thích
trong quá trình phóng điện.
4. Trong một thí nghiệm khác, KCl(r) được thêm vào dung dịch AgNO 3 ở phía bên phải
của pin ban đầu. Xảy ra sự kết tủa AgCl(r) và làm thay đổi sức điện động. Sau khi thêm
xong, sức điện động bằng 1,04V và [K+] = 0,300M.
a. Hãy tính [Ag+] tại cân bằng.
b. Hãy tính [Cl-] tại cân bằng và tích số tan của AgCl.
Thế điện cực chuẩn tại 25oC như sau:
Zn2+(dd) + 2e  Zn(r) Eo = -0,76V
Ag+(dd) + e  Ag(r) Eo = +0,80V
Bài 41: Giá trị Eo cho các bán phản ứng của Fe và Ce như sau:
Fe3+ + e- ⇌ Fe2+ Eo = 0,77V
Ce4+ + e ⇌ Ce3+ Eo = 1,61V
Thế tại điểm tương đương của sự chuẩn độ Fe2+ và Ce4+ là 1,19V. Hai chất chỉ thị
mới được thử sử dụng để xác định điểm tương đương:
Di – Bolane (dip): InOx + 2e ⇌ Inred Eodip = 0,76V
45
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Tím không màu


p-nitro-di-bolane (pn): InOx + 2e ⇌ Inred Eopn = 1,01V
Tím không màu
Cả hai chất chỉ thị đều đổi màu khi [InOx]/[Inred] = 10. Vậy chất chỉ thị nào là thích
hợp cho sự chuẩn độ Fe2+- Ce4+?
Bài 42:
Các bán phản ứng sau có liên quan đến sự hình thành urani trong dung dịch nước:
U3+ + 3e → U Eo = -1,798V
U4+ + e → U3+ Eo = -0,607V
UO22+ + e → UO2+ Eo = +0,062V
UO22+ + 4H+ + 2e → U4+ + 2H2O Eo = +0,327V
UO22+ + 4H+ + 6e → U + 2H2O Eo = -1,444V
UO2+ + 4H+ + e → U4+ + 2H2O Eo = +0,620V
1. Xác định số oxy hóa của các tiểu phân khác nhau có chứa urani xuất hiện trong các bán
phản ứng trên.
2. Bằng cách phân tích các bán phản ứng trên, hãy xác định diễn tiến hóa học tối ưu của
một mẫu nhỏ urani rắn để tiếp xúc với dung dịch 1M của một axit mạnh đơn chức HX, có
mặt hydro dưới áp suất 1atm, tất cả tại 25oC. Viết các phương trình phản ứng, cân bằng và
thế điện cực của tất cả các phản ứng (Giả thiết rằng bazơ liên hợp X- không phản ứng đáng
kể với urani hoặc hợp chất của urani).
3. Tiểu phân bền nhất của urani tại pH = 6 là gì? (và các điều kiện khác đều coi như chuẩn).
4. Xác định khoảng pH của dung dịch hoặc axit trung hoà mà dung dịch 1M của UO 2+ là
bền:
a. Với các điều kiện khác đều chuẩn (như P(H2) = 1, nồng độ của các tiểu phân có chứa
urani = 1.
b. Với p (H2) = 1,0.10-6 atm và các điều kiện khác đều coi như chuẩn.
Điều kiện nào là thích hợp hơn cho sự hình thành urani trong các luồng nước thiên nhiên?
Bài 43: Mangan và Sắt trong hầu hết đất trồng ở Đan Mạch có nguồn gốc chủ yếu từ các
enzym trong các vật liệu hữu cơ đã chết. Trong điều kiện axit và khử, các nguyên tố này
có mặt dưới dạng MnII và FeII. Tại những nơi mà nước ngầm tràn ra bề mặt theo các con
suối, các ion bị oxy hóa bởi oxy không khí.
1. Viết phương trình phản ứng oxy hóa mangan (II) thành mangan (IV) oxit với dioxi (O2).
2. Hãy tính ∆G1o tại 25oC của phản ứng ở câu 1 với các số liệu cho dưới đây:
2MnO2(r) + 4H+(dd) + 2e-  Mn2+ + 2 H2O(l) Eo2 = 1,21V
3O2(k) + 4H+(dd) + 4e-  2H2O(l) Eo3 = 1,23V
3. Hãy tính hằng số cân bằng K1 tại 25oC của phản ứng ở câu 1
4. Giả thiết rằng mangan (II) tạo phức với vật liệu hữu cơ trong mùn của đất. Cũng giả thiết
rằng hằng số tạo phức mangan (II) mùn là 105M-1 và nồng độ của ligand bằng 10-4M. Hãy
46
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

tính hằng số cân bằng của phản ứng:


2Mn(mùn)2+(dd) + O2(k) + 2H2O(l) ⇌ 2MnO2(r) + 2mùn(dd) + 4H+ (dd)
5. Đất trồng axit có thể có pH bằng 5 và đất kiềm có thể có pH bằng 8.
a. Từ các số liệu lý thuyết cho trên hãy tính nồng độ của Mn(mùn) 2+ lần lượt tại pH
bằng 5 và pH = 8. Biết p(O2) = 0,2 bar và đất trồng có chứa lượng MnO2 dư.
b. Mangan được cây trồng hấp thụ qua trung gian phức mùn. Loại đất canh tác nào gặp
vấn đề thiếu mangan dù có lượng lớn mangan trong đất?
Bài 44:
1. Một dung dịch chứa ion Sn2+ được chuẩn độ điện hóa bằng dung dịch Fe3+. Thế khử tiêu
chuẩn của cặp Sn4+/2+ và Fe3+/2+ được cho dưới đây:
Sn4+ + 2e = Sn2+ Eo = 0,154V
Fe3+ + e = Fe2+ Eo = 0,771V
a. Viết phương trình phản ứng tổng quát và tính năng lượng tự do của phản ứng.
b. Xác định hằng số cân bằng của phản ứng.
2. Nếu 20ml dung dịch Sn2+ 0,10M được chuẩn độ bằng dung dịch Fe3+ 0,20M. Điện cực
calomel (Eocalomel= 0,242V) được sử dụng làm điện cực chuẩn. Tính sức điện động của pin
trong các điều kiện sau:
a. Khi thêm 5mL Fe3+.
b. Tại điểm tương đương.
c. Khi thêm 30mL dung dịch Fe3+
3. Một trong số những phương pháp phân tích quan trọng để định lượng ion Cu2+ là phép
chuẩn độ iot. Trong phản ứng này Cu2+ sẽ bị oxy hóa về Cu+ bằng I- và I2 tự do sinh ra sẽ
phản ứng với dung dịch chuẩn Na2S2O3. Phản ứng chuẩn độ Cu2+ xảy ra theo phương trình:
2Cu2+ + 4I- → 2CuI(r) + I2(dd)
Thế chuẩn của các qúa trình oxy hóa - khử sẽ là:
Cu2+ + e = Cu+ Eo = 0,153V
I2 + 2e = 2I- Eo = 0,535V
Dựa vào thế chuẩn thì phản ứng trên không thể xảy ra được. Tuy nhiên phản ứng này vẫn
xảy ra một cách định lượng. Chúng ta hãy tìm hiểu lý do thông qua các dữ kiện sau:
a. Ở trong dung dịch nước thì CuI có tích số tan bé với Ksp = 1,1.10-12. Tính thế khử
chuẩn biểu kiến của qúa trình CuI(r) = Cu+ + I-.
b. Sử dụng kết quả câu a), tính thế khử chuẩn biểu kiến của phản ứng và hãy dựa vào
đó cho biết chiều phản ứng.
c. Tính hằng số cân bằng của phản ứng từ các dữ kiện cho ở câu b).
Bài 45: Hiệu suất thấp của việc sản xuất hydro và các vấn đề an toàn trong việc lưu trữ
hydro làm cho việc sử dụng pin nhiên liệu hidro trong ô tô bị hạn chế. Pin nhiên liệu sử
dụng hydrazin (N2H4) có thể là một lựa chọn thay thế phù hợp. Cho các thế khử chuẩn của
hydrazin trong nước như sau:

47
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

1. Điền vào giản đồ Latimer sau đây với các dạng tồn tại phổ biến thích hợp của hydrazin
và amoniac ở các điều kiện đã cho và ghi giá trị thế oxi hóa – khử cho mỗi mũi tên của bán
phản ứng điện hóa. Trình bày tính toán chi tiết.

Do độc tính, mùi và tác động môi trường của amoniac, nên cần hạn chế việc sử dụng pin
nhiên liệu có tạo ra sản phẩm là ammoniac.
2. Viết các phản ứng tổng cộng của sự phân hủy hydrazin trong môi trường bazơ để tạo
thành (a) amoniac và nitơ và (b) nitơ và hydro. Tính các hằng số cân bằng tương ứng ở
298,15 K.
Bài 46: Cho giản đồ latimer sau (pH=0):

1. Au (I) có bền không trong dung dịch nước khi không có mặt và khi có mặt các ion clorua
và bromua?
2. Vàng có thể oxy hóa bằng oxy nguyên chất trong dung dịch nước với sự có mặt ion
clorua nếu (р(О2) = 1 atm và E0 (O2, H+/ H2O) = 1,229 V được không?
3. Ở khoảng pH nào thì có thể oxi hóa vàng bằng hydropeoxit E0 (H2O2, H+/ H2O) = 1.763V
với sự có mặt của ion clorua? Giả định rằng các nồng độ tất cả các ion trong dung dịch
bằng 1 (trừ H+)
Bài 47: Một số hợp chất vô cơ có sự biến đổi số oxy hóa, chẳng hạn nhiều hợp chất của
Mn có phạm vi số oxy hóa từ 0 đến +7. Thế khử tiêu chuẩn của một nửa phản ứng được đo
dựa vào điện cực hydro. Trong bài tập này, sự khử Mn2+ + 2e → Mn có thể được viết là:
Mn2+(1,5)Mn. Mn trong dung dịch axit xảy ra một loạt sự khử: Mn3+ → Mn2+ → Mn có
thể được viết như sau: Mn3+(1,5)Mn2+(-1,18)Mn.
48
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Sự khử tự xảy ra nếu như thế khử đó là dương. Sơ đồ Frost vẽ nE o (n là số electron


them gia vào nửa phản ứng) của cặp X(N)/X(O) theo số oxy hoá N của nguyên tố, được
dùng để chỉ ra các vi hạt bền nhất của các hợp chất có các số oxy hóa khác nhau. Hình dưới
là sơ đồ Frost của Mn3+/Mn2+/Mn.

1. Thế khử phụ thuộc nồng độ của vi hạt trong một dung dịch. MnCO 3 có tích số tan
Ksp=1,8.10-11. Hãy dùng phương trình Nernst để tính thế tại 25oC của mạch điện hóa gồm:
Mn(r)│Mn2+(dd)║Mn2+(dd), MnCO3│Mn(r) nếu nồng độ Mn2+ ở điện cực bên phải là 1,0.10-8
M.
2. Đối với oxy, thế khử tiêu chuẩn trong dung dịch axit như sau:
O2(0,7)H2O2(1,76)H2O. Tính thế khử của nửa phản ứng khử O2 thành H2O. H2O2 có
thể tự phân hủy được không?
Xenon diflorua có thể được tạo ra khi đặt một bình đã sấy khô chứa khí xenon và khí
flo dưới ánh sáng mặt trời. Nửa phản ứng khử XeF2 xảy ra như sau:
XeF2(dd) + 2H+(dd) + 2e → Xe(k) + 2HF(dd) Eo = 2,32V
3. Hãy dùng mô hình VSEPR dự đoán số cặp electron và hình dạng phân tử của XeF2. Hãy
chứng tỏ rằng trong dung dịch nước, XeF2 phân hủy tạo ra O2, tính Eo của phản ứng này.
Liệu sự phân hủy đó có xảy ra thuận lợi trong một dung dịch có tính axit hay tính bazơ?
Hãy giải thích biết 2H2O → O2 + 4H+ + 4e có Eo = -1,23V.
Bài 48: Pin nhiên liệu là một tế bào điện hóa mà ở trong đó các phản ứng hóa học diễn ra
liên tục. Pin nhiên liệu sử dụng các phản ứng cháy để sinh ra điện. Các bán phản ứng cũng
diễn ra ở các điện cực và electron được chuyển hóa thông qua một mạch điện kín. Các
electron được phân lập bởi môi trường ion chứa dung dịch hoặc chất rắn ở trạng thái nóng
chảy (đều có tính dẫn điện). Các phản ứng diễn ra ở các điện cực của pin nhiên liệu hydro
– oxy với chất điện ly là dung dịch KOH là:
O2(k) + 2H2O + 4e = 4OH-(dd) (1)
H2(k) + 2OH-(dd) = 2H2O + 2e (2)
Phản ứng tổng quát sẽ là: 2H2 + O2 = 2H2O (3)
Sản phẩm của phản ứng là nước và hiệu suất là từ 50 – 60%
1. Viết phản ứng xảy ra ở catot và anot
2. Nếu chất điện ly là axit photphoric thì phản ứng sẽ xảy ra như thế nào?
3. Thế điện cực chuẩn của O2(k) ở 25oC là +1,23V. Hãy tính ∆Go của pin nhiên liệu trong
môi trường axit (câu 2)

49
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Bài 49: Pin Ni – Cd (“Nicad”) được sử dụng rộng rãi trong các loại thiết bị bỏ túi như điện
thoại di động, máy quay phim xách tay, laptop, v.v… Pin Ni – Cd có giá vừa phải và có
chu trình sống cao đồng thời có thể hoạt động được ở nhiệt độ rất thấp hay rất cao. Nó
không cần phải được bảo dưỡng và có thể được nạp điện 2000 lần. Pin Ni – Cd xảy ra hai
nửa phản ứng sau:
Cd(OH)2(r) + 2e → Cd(r) + 2OH- Eo1 = -0,809V
2NiO(OH) + 2H2O + 2e → 2Ni(OH)2(r) + 2OH- Eo2 = -0,490V
Eo1; Eo2 là thế khử chuẩn ở 25o-C.
1. Phản ứng nào xảy ra ở catot? Viết phương trình Nernst.
2. Phản ứng nào xảy ra ở anot? Viết phương trình Nernst.
3. Viết phản ứng tổng cộng.
4. Tính E của phản ứng ở 25oC.
5. Tính khối lượng Cd chứa trong 1 chiếc điện thoại di động có sử dụng pin Ni – Cd. Biết
công suất thông thường của pin là 700mAh.
Bài 50: Việc sử dụng các pin nhiên liệu là một cách để cải thiện hiệu suất động cơ cho các
loại xe trong tương lai. Hiệu suất động cơ có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các pin
nhiên liệu hydro.
1. Tính sức điện động chuẩn (E0) của một pin nhiên liệu sử dụng khí oxy và hydro, cho
rằng cả hai đều là khí lý tưởng ở 100 kPa và 323,15 K, để tạo ra nước lỏng. Ở 323,15 K,
sử dụng dữ liệu entropy: S0(H2O,l) = 70 J.K-1.mol-1, S0(H2,g) = 131 J. K-1.mol-1, S0(O2,g)=
205 J.K-1.mol-1 và Enthalpy tạo thành của nước lỏng fH0(H2O,l) = -285,84 kJ.mol-1
2. Xác định hiệu suất nhiệt động lí tưởng () của một pin nhiên liệu tạo ra nước lỏng ở
353,15 K. Ở nhiệt độ này, enthalpy tạo thành của nước là fH0(H2O, l) = -281,64 kJ.mol-1
và biến thiên năng lượng Gibbs của phản ứng tương ứng là rG0 = -225,85 kJ.mol-1. Biết:

Công sinh cực đại


Hiệu suất pin (%H) =
Nhiệt lượng tỏa ra

3. Một máy điện phân sử dụng màng polyme hoạt động ở điện áp 2,00 V được cung cấp
năng lượng bởi một nhà máy điện sử dụng tuabin gió công suất 10,0 MW chạy hết công
suất từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng. Máy điện phân tạo ra 1090 kg hydro nguyên chất. Tính
hiệu suất điện phân, được định nghĩa là tỉ số khối lượng của hydro thực tế với khối lượng
hydro lý thuyết có thể tạo ra.
4. Tính khối lượng hydro cần thiết sử dụng cho một chiếc xe ô tô chạy một quãng đường
330 km ở tốc độ trung bình 100 km.h-1, xe được trang bị động cơ điện 310 kW nhưng chỉ
chạy trung bình ở mức 15% công suất tối đa của nó. Giả sử hiệu suất tạo ra điện của pin
nhiên liệu hydro là 75%, hiệu suất của động cơ điện là 95%, biến thiên năng lượng Gibbs
cho sự đốt cháy hydro trong pin là rG = -226 kJ.mol-1.
Bài 51: Pin sạc ion liti có sức điện động chuẩn là 3,7 V
Nửa phản ứng tại catot là: CoO2 + Li+ + e LiCoO2
Và nửa phản ứng tại anot là: LiC6 6C + Li+ + e

50
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

1. Viết phương trình phản ứng tổng quát xảy ra trong pin và tính giá trị năng lượng tự do
Gibbs chuẩn của phản ứng (kJ.mol-1).
2. Khi chế tạo pin, người ta dung LiCoO2 và graphit (C) làm điện cực. Tính khối lượng của
anot khi pin đã nạp đầy và khi pin phóng điện hoàn toàn nếu ban đầu có 10 g LiCO2 và 10
g graphit (C).
3. Trình bày cách tính năng lượng cực đại phát ra bởi một đơn vị khối lượng của pin liti
(kJ.kg-1). Chấp nhận rằng phản ứng giữa các vật liệu làm điện cực xảy ra hoàn toàn theo
đúng tỉ lệ nêu trong phương trình và tổng khối lượng các điện cực bằng 50% khối lượng
của pin điện. Biết rằng tỉ số giữa năng lượng và khối lượng của các pin chì-axit (ắc quy)
sử dụng cho các phương tiện xe cộ có giá trị khoảng 200 kJ.kg-1.
4. Trong pin ion liti, người ta không dùng nước mà dùng dung môi hữu cơ làm chất điện
li. Hãy cho biết công thức hóa học của khí thoát ra nếu có nước trong dd chất điện li.
Bài 52:
1. Một pin nhiên liệu (xem hình vẽ) được tạo thành từ ba vùng được ghép xen kẽ với nhau:
cực dương, chất điện phân và cực âm. Hydro được sử dụng làm nhiên liệu và oxy làm chất
oxy hóa.

Hai phản ứng hóa học xảy ra ở mặt phân cách của ba vùng khác nhau là:
O2 (k) + 2H2O(l) + 4e 4OH-
H2(k) + 2OH-(dd) 2H2O(l) + 2e
Kết quả thực của hai phản ứng là: 2H2(k) + O2(k) 2H2O(l)
Hydro cho pin nhiên liệu được cung cấp từ quá trình thủy phân natri borohydride.
Tính thế tiêu chuẩn cho nửa phản ứng ở cực âm nếu thế khử tiêu chuẩn cho nửa phản ứng
ở cực dương là -0,83 V và ∆fG0 (H2O(l)) là –237 kJ.mol-1.
2. Tính thể tích của không khí ở nhiệt độ 25°C và áp suất 1,0 atm cần thiết để tạo ra dòng
điện không đổi 2,5 A trong 3,0 giờ trong pin nhiên liệu này. Giả sử không khí chứa 20%
thể tích O2(g).
3. Hiệu suất của pin nhiên liệu được tính bằng tỷ số giữa công sinh cực đại và nhiệt lượng
do phản ứng của pin tỏa ra. Do đó, hiệu suất tối đa cho pin nhiên liệu được tính theo biểu
thức:

Công sinh cực đại


Hiệu suất pin (%H) =
Nhiệt lượng tỏa ra

Tính hiệu suất tối đa cho pin nhiên liệu bằng cách sử dụng dữ liệu cho dưới đây ở 25°C và
51
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

áp suất tiêu chuẩn:

Cấu tử S0 (J.mol-1.K-1)

H2(g) 130.7

O2(g) 205.2

H2O(l) 70.0

Bài 53: Phản ứng xảy ra trong pin nhiên liệu hydro cũng giống như phản ứng đốt cháy H2.
Trong bài toán này, các hợp chất của pin nhiên liệu hydro sẽ được xem xét ở trạng thái tiêu
chuẩn tại 298K.
1. Viết các bán phản ứng oxi hóa khử xảy ra ở cực dương và cực âm. Viết ra phương trình
phản ứng xảy ra trong pin.
2. Tính sức điện động của pin.
3. Tính năng lượng cực đại theo lý thuyết có thể nhận được cho 1 mol H2 tiêu thụ.
4. Xe điện tiêu thụ từ 10 đến 20 kWh/100 km. Tính thể tích H2 cần thiết để tạo ra năng
lượng điện 20 kWh ở 1,0 bar.
5. Tính entanpy tiêu chuẩn của phản ứng đốt cháy H2 ở thể khí ∆H°đc (H2(g)) ở 298K. Suy
ra hiệu suất của pin nhiên liệu hydro. Biết hiệu suất của pin được định nghĩa là:

∆rG°
Hiệu suất pin (%H) =
∆rH°

Trong đó ∆rG° và ∆rH° tương ứng là năng lượng tự do Gibbs tiêu chuẩn và entanpy tiêu
chuẩn của phản ứng xảy ra trong pin khi hoạt động
6. Tính entropy tiêu chuẩn của phản ứng đốt cháy hydrogen ∆đcS°298K (H2 (g)) ở 298 K. Giả
sử hiệu suất của pin nhỏ hơn 1 vì có sự biến thiên entropy của hệ.
Bài 54: Nhược điểm của pin nhiên liệu H2 cần áp suất lớn để lưu trữ nó, do đó đã thúc đẩy
sự phát triển của pin sử dụng các nhiên liệu khác. Trong pin sử dụng metanol lỏng làm
nhiên liệu, phản ứng xảy ra trong pin là phản ứng đốt cháy metanol lỏng.
1. Viết các bán phản ứng oxi hóa khử xảy ra ở cực dương và cực âm. Viết phương trình
phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
2. Tính hiệu suất của pin methanol lỏng.
3. Tính thể tích metanol lỏng cần dùng để sản xuất 20 kWh.
Biết: Entanpy hình thành tiêu chuẩn ∆fH0 (kJ.mol-1) của các chất ở 298K là

O2(k) CO2(k) H2O(k) CH3OH(l)

∆fH0 0.0 -394.0 -241.8 -239.0

Nhiệt dung đẳng áp Cp0 (j.K-1.mol-1)

52
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

H2O(k) H2O(l)

Cp0 33.6 75.3

Nhiệt hóa hơi của nước: ∆hhH0 (H2O) = 40.66 kJ.mol-1.


Thế điện cực tiêu chuẩn ở 250C:
E0 (O2(k)/H2O(l)) = 1.23V; E0 (CO2(k)/CH3OH(l)) = 0.03V.
Khối lượng riêng của methanol lỏng: d (methanol) = 0.79 g.cm-3.
Bài 55: Điện phân 9,00 x 10-2 mL dung dịch MgI2 0,200 M. Kết quả là, khí hydro được tạo
ra ở cực âm và iot được tạo ra ở cực dương. Thể tích khí hiđro thu được ở 260C và 779
mmHg là 1,22 x 103 mL.
1. Tính điện lượng của quá trình này.
2. Quá trình điện phân kéo dài bao lâu (tính bằng phút) nếu sử dụng dòng điện 7,55 A?
3. Trong quá trình này tạo ra kết tủa trắng. Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành? Giả sử
thể tích của dung dịch không đổi.
Bài 56: Điện phân 500 ml dung dịch Y gồm: AgNO3 0,1M, Ni(NO3)2 0,5M, HNO3 0,1M
ở 250C.
1. Cho biết thứ tự điện phân ở catot.
2. Tính điện thế phù hợp cần đặt vào catot để quá trình điện phân có thể xảy ra.
3. Tính khoảng thế đặt ở catot phù hợp để tách ion Ag+ ra khỏi dung dịch. Coi một ion
được tách hoàn toàn khi nồng độ ion đó trong dung dịch nhỏ hơn 10-6M.
4. Dùng dòng điện có hiệu thế đủ lớn, có I = 5A điện phân dung dịch Y trong thời gian
1,8228 giờ thu được dung dịch X. Tính thế của điện cực khi nhúng thanh Ni vào X, coi thể
tích dung dịch thay đổi không đáng kể và bỏ qua sự tạo phức hiđroxo của Ni2+.
Cho: Eo(Cu2+/Cu) = 0,337 (V), Eo(Ag+/Ag) = 0,799 (V), Eo(Ni2+/Ni) = -0,233 (V),
Eo(2H+/H2) = 0,000 (V); 2,302 RT/F = 0,0592; F = 96500 C/mol
Bài 57: Điện phân dd KCl hai giờ ở 80°C trong một bình điện phân với điện áp là 6V và
cường độ dòng điện 2A. Sau khi điện phân, CO2 được dẫn qua dung dịch đến khi bão hòa.
Sau đó, cô cạn cẩn thận cho nước bay hơi thấy có cặn trắng. Phân tích cho thấy trong cặn
đó có mặt ba muối chúng là những muối gì?
Thí nghiệm 1: lấy m (g) hỗn hợp chứa các muối trên hòa tan trong nước, axit hoá bằng
axit nitric tạo ra khí và chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch AgNO 3 0,1M hết
18,80 ml
Thí nghiệm 2: m (g) hỗn hợp này được đun nóng đến 600°C (hỗn hợp nóng chảy), làm
lạnh lần nữa và khối lượng mẫu rắn còn lại (m - 0,05) g. Kiểm tra mẫu rắn thấy một muối
ban đầu vẫn giữ nguyên nhưng hai muối kia đã chuyển thành hai muối mới.
Thí nghiệm 3: lấy (m - 0,05) g của mẫu rắn còn lại hòa tan trong nước và axit hóa với axit
nitric. Một khí được hình thành có thể quan sát được. Sau đó chuẩn độ bằng dung dịch
AgNO3 0,1M hết 33,05 ml.
a. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Hai muối biến mất và hai muối mới hình
thành là gì?
53
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

b. Xác định khối lượng của 3 muối trong hỗn hợp rắn ban đầu và 3 muối trong phần nóng
chảy.
Bài 58:
1. Tính sức điện động của pin:
Pt, H2 (1atm) ∣ HCl 0,02M, CH3COONa (0,04M) ∣ AgCl, Ag
0 5
Cho: E AgCl / Ag  0,222V; K CH 3 COOH  1,8.10 .
2. Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) một dung dịch chứa m gam hỗn
hợp CuSO4 và NaCl cho tới khi H2O bắt đầu bị điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại. Ở
anot thu được 0,448 lít khí (ở đktc). Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,68
gam Al2O3.
a. Tính khối lượng của m.
b. Tính khối lượng catot tăng lên trong quá trình điện phân.
Bài 59: Ở 250C, cho dòng điện một chiều có cường độ 0,5A đi qua bình điện phân chứa 2
điện cực platin nhúng trong 200ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,020M, Co(NO3)2 1,00M,
HNO3 0,01M
1. Viết phương trình các nửa phản ứng có thể xảy ra trên catot và anot trong quá trình
điện phân.
2. Khi 10% lượng ion kim loại đầu tiên bị điện phân, người ta ngắt mạch điện và nối
đoản mạch hai cực của bình điện phân. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra và viết phương trình
phản ứng minh họa.
3. Xác định khoảng thế của nguồn điện ngoài đặt vào catot để có thể điện phân hoàn
toàn ion thứ nhất trên catot (coi quá trình điện phân là hoàn toàn khi nồng độ của ion bị
điện phân còn lại trong dung dịch là 0,005% so với nồng độ ban đầu).
Chấp nhận: Áp suất riêng phần của khí hiđro pH2 = 1atm; khi tính toán không kể đến
quá thế, nhiệt độ dung dịch không thay đổi trong suốt quá trình điện phân.
0 0
Cho ECu 2+ /Cu = 0,337V; ECo2+ /Co = −0,227V,

RT
Hằng số Faraday F = 96500 C.mol-1, ở 250C 2,303 = 0,0592
F
Bài 60: Điện phân dung dịch A gồm Zn(NO3)2 0,10M và Pb(NO3)2 0,01M trong dung dịch
đệm có pH = 4 với hai điện cực platin phẳng, cường độ dòng điện là 0,2A ở 250C.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở các điện cực? Tính điện áp tối thiểu cần đặt
vào bình điện phân để xảy ra sự điện phân?
2. Nếu kết thúc điện phân khi nồng độ của Pb2+ là 10-4 M thì điện áp tác dụng lên hai điện
cực phải bằng bao nhiêu?( coi điện trở của bình điện phân và quá thế không thay đổi trong
quá trình điện phân)
3. Tính xem khi khí H2 thoát ra thì chì đã tách ra hoàn toàn chưa? Tại thời điểm này, chì
đã tách ra được bao nhiêu %?
4. Nếu khi ngừng điện phân, ở catot thoát ra 0.414 gam Pb thì thời gian điện phân là bao
nhiêu?

54
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Biết: Pb = 207; độ giảm thế của bình điện phân do bình điện phân có điện trở là
0,35V. Thế điện cức chuân E0 của: Pb2+/Pb = -0,130V; Zn2+/Zn = -0,760V; O2,H+/H2O =
1,230V; 2H+/H2 = 0V.
Các giá trị quá thế:  Pb ( Pt )  0, 0005V ;Zn ( Pt )  0, 00085V ; H 2 ( Pt )
 0,197V ;O2 ( Pt )  0, 470V

Bài 61: Đem điện phân 100ml dung dịch X gồm NiCl2 0,20M và MCl2 0,25 M với điện
cực trơ, có cường độ dòng điện một chiều không đổi là 9,65 M. Sau thời gian 10 phút thấy
catot tăng lên 1,734 gam và dung dịch sau điện phân chỉ có một chất tan. Nhỏ 100ml dung
dịch gồm K2Cr2O7 0,50M và H2SO4 2M vào 100ml dung dịch MCl2 0,60M, sau phản ứng
hoàn toàn thu được dung dịch Y.
1. Xác định muối MCl2.
2. Thiết lập một pin điện tạo bởi điện cực Pt nhúng trong dung dịch Y với điện cực
Ag nhúng trong dung dịch [Ag(NH3)2]NO3 0,50M, KCN 2,10M. Viết các bán phản ứng ở
mỗi điện cực, phản ứng khi pin phóng điện và suất điện động của pin mới được thiết lập.
Cho: E0(Cr2O72-/Cr3+)= 1,33 V; E0(Fe3+/Fe2+)= 0,77 V; E0(Ag+/Ag)= 0,80V;
β[Ag(CN)43-] = 10-20,67, β[Ag(NH3)2+] = 10-7,23
Bài 62: Có dung dịch X gồm Fe2(SO4)3 0,100M; FeSO4 0,010M và NaCl 2M.
1. Cần đặt điện thế tối thiểu là bao nhiêu để có quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra
đầu tiên ở mỗi điện cực khi điện phân dung dịch X ở pH = 0.
2. Điện phân 100 ml dung dịch X với cường độ dòng điện một chiều không đổi có I =
9,650A và trong thời gian 100 giây, thu được dung dịch Y.
a) Tính khối lượng dung dịch giảm trong quá trình điện phân.
b) Tính pH của dung dịch Y.
c) Lắp một pin điện gồm một điện cực hiđro tiêu chuẩn với một điện Pt nhúng vào
dung dịch Y. Tính sức điện động của pin khi pin bắt đầu phóng điện và viết sơ đồ pin.
(Giả thiết rằng H2O bay hơi không đáng kể và thể tích của dung dịch không thay đổi
trong quá trình điện phân)
Cho: Eo(Fe3+/Fe2+) = 0,771V; Eo(2H+/H2) = 0,00V; β[Fe(OH)]2+ = 10-2,17;
β[Fe(OH)]+ = 10-5,92; Eo(Cl2/2Cl-) = 1,36V

BÀI TẬP HSG QG CÁC NĂM 2002-2020


Bài 1: (HSG QG 2002)
1. Để bảo vệ các thiết bị bằng sắt người ta thường phủ lên trên bề mặt thiết bị một lớp kim
loại khác như kẽm, thiếc, crôm... Hãy giải thích tại sao vật liệu bằng sắt phủ lớp thiếc trên
bề mặt bị phá huỷ nhanh hơn lớp phủ kẽm?
2. Biết thế oxi hoá-khử tiêu chuẩn:
Eo Cu2+/Cu+ = +0,16 V Eo Fe3+/Fe2+ = +0,77 V
Eo Cu+/Cu = +0,52 V Eo Fe2+/Fe = -0,44 V
Hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra trong các trường hợp sau:

55
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

a) Cho bột sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3 0,5M.


b) Cho bột đồng vào dung dịch CuSO4 1M.
Bài 2: (HSG QG 2003)
1. Muối có thể tự khuếch tán từ dung dịch đặc sang dung dịch loãng khi tiếp xúc. Quá trình
tự khuếch tán là quá trình giải phóng năng lượng. Ta có thể tạo ra một tế bào điện hoá (pin)
sinh công điện nhờ quá trình khuếch tán ion Cu2+ từ dung dịch CuSO4 1 M sang dung dịch
CuSO4 0,1 M.
a) Viết các nửa phản ứng tại catot, anot và công thức của tế bào điện hoá.
b) Tính sức điện động ở 250C của tế bào điện hoá.
2. Điện phân 50 mL dung dịch HNO3 có pH = 5,0 với điện cực than chì trong 30 giờ, dòng
điện 1A.
a) Viết nửa phản ứng tại các điện cực và phương trình phản ứng chung.
b) Tính pH của dung dịch sau khi điện phân.
c) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,0001 mol/L cần để trung hòa dung dịch sau khi điện
phân.
d) Hãy cho biết nên dùng chất chỉ thị nào để xác định điểm dừng của phản ứng trung hòa.
Coi khối lượng riêng của dung dịch HNO3 loãng là 1 g/mL
Bài 3: (HSG QG 2004) Dung dịch A gồm AgNO3 0,050 M và Pb(NO3)2 0,100 M.
1. Tính pH của dung dịch A.
2. Thêm 10,00 ml KI 0,250 M và HNO3 0,200 M vào 10,00 ml dung dịch A. Sau phản ứng
người ta nhúng một điện cực Ag vào dung dịch B vừa thu được và ghép thành pin (có cầu
muối tiếp xúc hai dung dịch) với một điện cực có Ag nhúng vào dung dịch X gồm AgNO3
0,010 M và KSCN 0,040 M.
a) Viết sơ đồ pin .
b) Tính sức điện động Epin tại 250C .
c) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
d) Tính hằng số cân bằng của phản ứng .
Cho biết : Ag+ + H2O AgOH + H+ (1) ; K1= 10 –11,70

Pb2+ + H2O PbOH+ + H+ (2) ; K2= 10 –7,80


Chỉ số tích số tan pKs : AgI là 16,0 ; PbI2 là 7,86 ; AgSCN là 12,0 .
0 RT
EAg = 0 ,799 V ; ln = 0,0592 lg
+
/Ag F
3. Epin sẽ thay đổi ra sao nếu: a) thêm một lượng nhỏ NaOH vào dung dịch B; b) thêm một
lượng nhỏ Fe(NO3)3 vào dung dịch X?
Bài 4: (HSG QG 2005) Ở pH = 0 và ở 25oC thế điện cực tiêu chuẩn Eo của một số cặp oxi
hoá - khử được cho như sau: 2IO4/ I2 (r) 1,31 V; 2IO3/ I2 (r) 1,19 V; 2HIO/ I2 (r) 1,45
V; I2 (r)/ 2I 0,54 V.

56
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

(r) chỉ chất ở trạng thái rắn.


1. Viết phương trình nửa phản ứng oxi hoá - khử của các cặp đã cho.
2. Tính Eo của các cặp IO4/ IO3 và IO3/ HIO
3. Về phương diện nhiệt động học thì các dạng oxi hoá - khử nào là bền, các dạng nào là
không bền? Tại sao?
4. Thêm 0,40 mol KI vào 1 lít dung dịch KMnO4 0,24 M ở pH = 0
a) Tính thành phần của hỗn hợp sau phản ứng.
b) Tính thế của điện cực platin nhúng trong hỗn hợp thu được so với điện cực
calomen bão hoà.
5. Tính Eo của cặp IO3/ I2(H2O). I2(H2O) chỉ iốt tan trong nước.
Cho biết: Eo(MnO4-/Mn2+) = 1,51 V; E của điện cực calomen bão hoà bằng 0,244V;
Ở 25oC, ln RT/F = 0,0592 lg ; Độ tan của iốt trong nước bằng 5,0.10 4 M.
Bài 5: (HSG QG 2005) Một bình điện phân chứa dung dịch NaOH (pH=14) và một bình
điện phân khác chứa dung dịch H2SO4 (pH = 0) ở 298K. Khi tăng hiệu điện thế từ từ ở hai
cực mỗi bình người ta thấy có khí giống nhau thoát ra ở cả hai bình tại cùng điện thế.
1) Giải thích hiện tượng trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở mỗi bình (không
xét sự tạo thành H2O2 và H2S2O8).
2) Tính hiệu điện thế tối thiểu phải đặt vào hai cực mỗi bình để cho quá trình điện phân
xảy ra.
3) Người ta muốn giảm pH của dung dịch NaOH xuống còn 11. Có thể dùng NH4Cl được
không? Nếu được, hãy giải thích và tính khối lượng NH4Cl phải dùng để giảm pH của 1 lít
dung dịch NaOH từ 14 xuống còn 11.
4) Khi pH của dung dịch NaOH bằng 11, thì hiệu điện thế tối thiểu phải đặt vào hai cực
của bình điện phân để cho quá trình điện phân xảy ra là bao nhiêu?
Cho biết: Eo (H2O, 1/2O2/2OH) = 0,4 V; Eo (2H+, 1/2O2 /H2O) = 1,23 V; pKb (NH3) = 4,75
Bài 6: (HSG QG 2006)
1. Thêm H2SO4 vào dung dịch gồm Pb(NO3)2 0,010 M và Ba(NO3)2 0,020 M cho đến nồng
độ 0,130 M (coi thể tích dung dịch không đổi khi thêm axit). Hãy tính pH và nồng độ các
ion kim loại trong dung dịch A thu được.
2. a) Hãy biểu diễn sơ đồ pin gồm điện cực hiđro (p (H2) = 1 atm) đươc nhúng trong dung
dịch CH3COOH 0,010 M ghép (qua cầu muối) với điện cực Pb nhúng trong dung dịch A.
Hãy chỉ rõ anot, catot.
b) Thêm 0,0050 mol Ba(OH)2 vào 1 lít dung dịch ở phía điện cực hiđro (coi thể tích không
thay đổi). Tính Epin và viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
Cho: pKa (HSO4-) 2,00 ; pKa (CH3 COOH) 4,76; chỉ số tích số tan pKs (BaSO4)
9,93; pKs (PbSO4) 7,66 .
(RT/F) ln = 0,0592 lg ; Eo (Pb2+/Pb) = - 0,123 V.
3. Người ta mạ niken lên mẫu vật kim loại bằng phương pháp mạ điện trong bể mạ chứa
dung dịch niken sunfat. Điện áp được đặt lên các điện cực của bể mạ là 2,5 V. Cần mạ 10

57
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

mẫu vật kim loại hình trụ; mỗi mẫu có bán kính 2,5cm, cao 20 cm. Người ta phủ lên mỗi
mẫu một lớp niken dày 0,4 mm. Hãy:
a) Viết phương trình các phản ứng xảy ra trên các điện cực của bể mạ điện.
b) Tính điện năng (theo kWh) phải tiêu thụ.
Cho biết: Niken có khối lượng riêng D = 8,9 g/cm3; khối lượng mol nguyên tử là
58,7(g/mol); hiệu suất dòng bằng 90% ; 1 kWh = 3,6.106J.
Bài 7: (HSG QG 2007) Muối KClO4 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch KClO3.
Thực tế khi điện phân ở một điện cực, ngoài nửa phản ứng tạo ra sản phẩm chính là KClO4
còn đồng thời xẩy ra nửa phản ứng phụ tạo thành một khí không màu. Ở điện cực thứ hai
chỉ xẩy ra nửa phản ứng tạo ra một khí duy nhất. Hiệu suất tạo thành sản phẩm chính chỉ
đạt 60%.
1. Viết ký hiệu của tế bào điện phân và các nửa phản ứng ở anot và catot.
2. Tính điện lượng tiêu thụ và thể tích khí thoát ra ở điện cực (đo ở 250C và 1atm) khi điều
chế được 332,52g KClO4.
Bài 8: (HSG QG 2008)
Cho giản đồ Latimer của đioxi (O2) trong môi trường axit:
0,695V 1,763V
O2 H2O2 H2O
Trong đó: O2, H2O2 và H2O là các dạng oxi hoá - khử chứa oxi ở mức oxi hoá giảm dần.
Các số 0,695V và 1,763V chỉ thế khử của các cặp oxi hoá - khử tạo thành bởi các dạng tương
ứng: O2/H2O2; H2O2/H2O.
a. Viết các nửa phản ứng của các cặp trên.
b. Tính thế khử của cặp O2/H2O.
c. Chứng minh rằng H2O2 có thể phân huỷ thành các chất chứa oxi ở mức oxi hoá cao hơn
và thấp hơn theo phản ứng: 2 H2O2 → O2 + 2 H2O
Bài 9: (HSG QG 2006)
1. Trong không khí dung dịch natri sunfua bị oxi hoá một phần để giải phóng ra lưu huỳnh.
Viết phương trình phản ứng và tính hằng số cân bằng.
Cho: E0(O2/H2O) = 1,23V; E0(S/S2-) = - 0,48V; 2,3RT/F ln = 0,0592lg
2. Giải thích các hiện tượng sau: SnS2 tan trong (NH4)2S; SnS không tan trong dung dịch
(NH4)2S nhưng tan trong dung dịch (NH4)2S2.
Bài 10: (HSG QG 2010) Dung dịch A gồm Fe(NO3)3 0,05 M; Pb(NO3)2 0,10 M; Zn(NO3)2
0,01 M.
1. Tính pH của dung dịch A.
2. Sục khí H2S vào dung dịch A đến bão hoà ([H2S] = 0,10 M), thu được hỗn hợp B. Những
kết tủa nào tách ra từ hỗn hợp B?
3. Thiết lập sơ đồ pin bao gồm điện cực chì nhúng trong hỗn hợp B và điện cực platin
nhúng trong dung dịch CH3COONH4 1 M được bão hoà bởi khí hiđro nguyên chất ở áp
suất 1,03 atm. Viết phản ứng xảy ra trên từng điện cực và phản ứng trong pin khi pin làm
việc.
58
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Cho: Fe3+ + H2O FeOH2+ + H+ lgβ1 = -2,17


Pb2+ + H2O PbOH+ + H+ lgβ2 = -7,80
Zn2+ + H2O ZnOH+ + H+ lgβ3 = -8,96

E0 0
= 0,771 V; ES/H = 0,141 V; E 0 = -0,126 V ;
Fe3+ /Fe2+ 2S Pb 2+ /Pb

RT
ở 25 oC: 2,303 ln = 0,0592lg
F
pKS(PbS) = 26,6; pKS(ZnS) = 21,6; pKS(FeS) = 17,2. (pKS = -lgKS, với KS là tích số tan).
pK a1(H2S) = 7,02; pK a2(H2S) = 12,90; pK = 9,24; pK a(CH3COOH) = 4,76
a(NH +
4)

Bài 11: (HSG QG 2012) Dung dịch X gồm K2Cr2O7 0,010 M; KMnO4 0,010 M; Fe2(SO4)3
0,0050 M và H2SO4 (pH của dung dịch bằng 0). Thêm dung dịch KI vào dung dịch X cho
đến nồng độ của KI là 0,50 M, được dung dịch Y (coi thể tích không thay đổi khi thêm KI
vào dung dịch X).
a) Hãy mô tả các quá trình xảy ra và cho biết thành phần của dung dịch Y.
b) Tính thế của điện cực platin nhúng trong dung dịch Y.
c) Cho biết khả năng phản ứng của Cu2+ với I- (dư) ở điều kiện tiêu chuẩn. Giải thích.
d) Viết sơ đồ pin được ghép bởi điện cực platin nhúng trong dung dịch Y và điện cực platin
nhúng trong dung dịch gồm Cu2+, I- (cùng nồng độ 1 M) và chất rắn CuI. Viết phương trình
hoá học của các phản ứng xảy ra trên từng điện cực và xảy ra trong pin khi pin hoạt động.
Cho: E 0Cr O 2
/Cr 3+
= 1,330 V; E
0

MnO 4 /Mn
2+ = 1,510 V; E
0
Fe
3+
/Fe
2+
0
= 0,771 V; E   = 0,5355 V
I3 /I
2 7

RT
= 0,153 V; pK s(CuI)  12; ở 25 oC: 2,303
0
E 2+  = 0,0592; Cr (z = 24).
Cu /Cu F
Bài 12: (HSG QG 2015) Một trong những thuốc thử đặc trưng để tìm ion Pb2+ (trong dung
dịch) là Na2CrO4. Cho biết, kết tủa PbCrO4 màu vàng, tan được trong dung dịch NaOH dư;
trong khi đó, kết tủa PbS màu đen, không tan được trong dung dịch NaOH.
Thêm từ từ 0,05 mol Pb(NO3)2 vào 1,0 L dung dịch X gồm 0,02 mol Na2S và 0,03
mol Na2CrO4, thu được hỗn hợp Y gồm phần kết tủa và phần dung dịch (coi thể tích không
thay đổi khi thêm Pb(NO3)2 vào dung dịch X).
1. Tính pH của dung dịch X.
2. Bằng lập luận và đánh giá hợp lí, chứng tỏ rằng, pH phần dung dịch của Y xấp xỉ bằng 7,0.
2
3. Tính [Cr2 O 7 ] và [Pb2+] trong phần dung dịch của Y.
4. Trình bày cách thiết lập sơ đồ pin được ghép bởi điện cực chì (Pb) nhúng trong hỗn hợp
Y và điện cực hiđro tiêu chuẩn.
Cho biết:
pK a1(H2S) = 7,02; pK a2(H2S) = 12,90; pK
a(HCrO4 )
= 6,50; E 0Pb2+ /Pb = -0,126 V

pK s(PbS) = 26,60; pK s(PbCrO4 ) = 13,70; pK s(Pb(OH)2 ) = 14,90

59
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

2 2
2 CrO 4 + 2H+ Cr2 O 7 + H2 O K = 3,13.1014

Pb2+ + H2O PbOH+ + H+ lg  β1 = lg  βPb(OH) = -7,80

Pb2+ + 2H2O Pb(OH)2(dd) + 2H+ lg  β2 = lg  βPb(OH)2 = -17,20



Pb2+ + 3H2O Pb(OH)3 + 3H+ lg  β3 = lg  β = -28,00
Pb(OH)3

2,303RT
(với pKa = -lgKa; pKs = -lgKs; ở 25oC: = 0,0592 V)
F
Bài 13: (HSG QG 2017)
1. Tính thế khử chuẩn của cặp Fe3+/Fe2+ trong môi trường axit và thế khử chuẩn của cặp
Fe(OH)3/Fe(OH)2 trong môi trường kiềm. Khả năng khử của Fe(II) trong môi trường nào
mạnh hơn?
Cho biết: EFeo 2+
/Fe
 0, 440 V; EFe
o
3+
/Fe
 0,036 V ; pKs(Fe(OH)2) = 14,78; pKs(Fe(OH)3) =
37,42.
2. Thêm V (mL) dung dịch K2Cr2O7 0,02 M vào 100 mL dung dịch FeSO4 0,12 M (tại pH
= 0 và không đổi trong suốt quá trình phản ứng), thu được dung dịch A. Tính thế khử của
cặp Fe3+/Fe2+ trong dung dịch A ở mỗi trường hợp sau đây: i) V = 50 mL; ii) V = 100 mL;
iii) V = 101 mL.
Cho biết: EFeo 3+
/Fe2+
 0,771 V; ECro O2 ,H /2Cr3+  1,330 V.
2 7

3. Một bài tập hóa phân tích có đầu bài như sau: “Thêm 15,00 mL dung dịch HCl nồng độ
C (mol·L–1) với 5,00 mL dung dịch Na2C2O4 0,100 M, thu được dung dịch X có pH = 1,25.
Tính nồng độ C (mol·L–1).” Để tính nồng độ C (mol·L–1) đó, một học sinh lập luận như
sau: “Vì pH = pKa1 = 1,25, suy ra [H 2 C 2 O 4 ] = [HC 2 O 4 ] >> [C 2 O24 ] , nên hệ thu được là hệ
đệm. Như vậy, lượng axit cho vào trung hòa hết nấc 1 và trung hòa hết nửa nấc 2 của C 2 O24
1,5.0,100.5,00
, tức là trung hòa hết 1,5 nấc của C 2 O24 . Do đó, C   0,050 (mol·L–1).”
15,00
a) Bằng các lập luận và tính toán, cho biết học sinh đó giải đúng hay sai.
b) Tính nồng độ C (mol·L–1) của dung dịch HCl đã cho.
Nếu không tính được ý b), giả sử dung dịch X chỉ chứa H2C2O4 0,016 M để tính tiếp.
c) Trộn 5,00 mL dung dịch X với 5,00 mL dung dịch gồm Ca2+ 0,01 M và Sr2+ 0,01 M.
Khi hệ đạt tới trạng thái cân bằng, cho biết có những kết tủa nào tách ra. Giả thiết không
có sự cộng kết.
d) Thiết lập sơ đồ pin được ghép bởi điện cực Pt(H2) nhúng trong dung dịch X với điện
cực Pt(H2) nhúng trong dung dịch Y chứa (NH4)2S 0,02 M. Áp suất H2 ở cả hai điện cực
đều bằng 1 atm. Viết nửa phản ứng hóa học xảy ra ở mỗi điện cực và phản ứng tổng cộng
khi pin hoạt động.
Cho biết: pKa1(H2C2O4) = 1,25; pKa2(H2C2O4) = 4,27; pKs(CaC2O4) = 8,75; pKs(SrC2O4) =
6,40; pKa1(H2S) = 7,02; pKa2(H2S) = 12,90; pKa (NH 4 ) = 9,24; pKw(H2O) = 14.

60
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

Bài 14: (HSG QG 2018) Pin nhiên liệu đang được đặc biệt quan tâm nghiên cứu vì tiềm
năng sử dụng trong tương lai do có nhiều ưu điểm so với pin Galvani hiện nay. Dòng điện
tạo ra trong pin do phản ứng oxy hóa nhiên liệu (H2, CH3OH, CH4,…) bằng O2 của không
khí. Ưu điểm của pin là sản sinh dòng điện với hiệu suất cao, các sản phẩm oxy hó là H2O,
CO2 thân thiện với môi trường.
Trong pin hydro – oxy, các quá trình oxy hóa khử xảy ra như sau:
Quá trình khử xảy ra ở catot:
O2(k) + 2H2O(l) + 4e 4OH-(dd)
Quá trình oxy hóa xảy ra ở anot (trong dung dịch KOH):
H2(k) + 2OH-(dd) 2H2O(l) + 2e
1. Viết phản ứng tổng cộng xảy ra khi pin hydro-oxy hoạt động. Tính sức điện động chuẩn
của pin ở 250C.
2. Một hạn chế của pin hydro-oxy là sức điện động chuẩn giảm khi nhiệt độ tăng.
a. Giải thích (bằng lập luận hoặc tính toán) lý do sức điện động chuẩn của pin giảm
khi nhiệt độ tăng.
b. Ở nhiệt độ nào thì giá trị sức điện động chuẩn của pin giảm đi 10% so với ở 250C?
3. Tính khối lượng (g) hydro (M (H2) = 2.00 g/mol) cần sử dụng trong pin nhiên liệu để có
thể cung cấp một điện lượng là 10500 mAh, giả thiết hiệu suất của các quá trình đều bằng
100%.
Cho biết:

Cấu tử fH0298 (kJ/mol) S0298 (J/K.mol)

O2(k) 0.00 205.14.

H2O(l) -285.83 69.91

OH-(dd) -210.41 -10.75

H2(k) 0.00 130.68

Giả thiết trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu, fH0 và S0 của các cấu tử là không đổi
Bài 15: (HSG QG 2019) Một loại pin nhiên liệu oxit kim loại sử dụng chất điện ly rắn là
hỗn hợp CeO2, Gd2O3. Ở 8000C hỗn hợp này cho phép ion O2- di chuyển giữa hai điện cực.
Pin này sử dụng nhiên liệu CO. Biết phản ứng toàn phần xảy ra trong pin:
2CO(k) + O2(k) 2CO2(k) (*)
1. Tính sức điện động của pin ở 8000C, biết năng lượng tự do Gibbs của phản ứng (*) ở
điều kiện này là -380kJ.
2. Viết các bán phản ứng xảy ra ở các điện cực của pin.
3. Tính mật độ năng lượng dự trữ (W.h. kg-1) của nhiên liệu CO. Cho biết 1 W = 1 J/s.
4. Năng lượng thu được từ pin nhiên liệu có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau
trong giao thông, công nghiệp hóa học,…Trong công nghiệp, NC-(CH2)4-CN (một tiền
61
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

chất của NH2-(CH2)4-NH2 là nguyên liệu cho sản xuất nylon) được tổng hợp điện hóa từ
CH2=CH-CN trong môi trường axit.
a. Viết phương trình phản ứng tổng hợp điện hóa NC-(CH2)4-CN.
b. Tính khối lượng (tấn) nhiên liệu CO vừa đủ để cung cấp năng lượng cho phản ứng
tổng hợp điện hóa 1,0 tấn NC-(CH2)4-CN.
Giải thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.
Bài 16: (HSG QG 2019)
1. Pin nhiên liệu được nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn nguyên liệu hóa thạch
ngày càng cạn kiệt. Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxy hóa nhiên
liệu (oxy, cacbon monixit, methanol, etanol,…) bằng oxy không khí. Pin sử dụng nhiên
liệu lỏng như methanol, etanol được đặc biệt quan tâm do có nguồn nhiên liệu sinh học dồi
dào và pin hoạt động ở nhiệt độ thường. Cấu tạo của pin nhiên liệu etanol-oxy như sau:
(-) hợp kim Pt/Ru  C2H5OH(l), KOH(dd)  màng khuếch tán ion  KOH(dd), O2(k)  hợp kim Pt/Ru (+)
Trong đó C2H5OH bị oxy hóa thành CO2 và H2O
a. Viết phương trình hóa học cho bán phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực và phản ứng
tổng cộng xảy ra khi pin hoạt động. Tính sức điện động chuẩn của pin ở 298K.
b. Một bóng đèn LED có công suất 1.5 W được thắp sáng bằng pin nhiên liệu etanol-
oxy. Tính thời gian (theo giờ) bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 20.0 g etanol
làm nhiên liệu, Biết hiệu suất quá trình oxy hóa etanol ở anot là 40.0%.
Cho biết:

fH0298 (kJ/mol) S0298 (J/K.mol)

O2(k) 0.00 205.14.

H2O(l) -285.83 69.91

C2H5OH(l) -277.69 160.70

CO2(k) -393.51 213.74

2. Một loại pin sạc hoạt động dựa trên phản ứng sau:
phóng điện
6 NiO(OH)(r) + LaNi5H6(r) 6 Ni(OH)2(r) + LaNi5(r)
tích điện

Pin gồm 2 điện cực, một điện cực làm bằng hợp kim LaNi5 của lantan và niken (điện cực
1), điện cực còn lại làm từ Ni(OH)2 (điện cực 2). Môi trường điện ly trong pin là dung dịch
KOH 30%.
a. Viết phương trình hóa học cho bán phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực trong quá trình
tích điện của pin
b. Ở trạng thái ban đầu, pin không tích điện, điện cực 1 có khối lượng 5.0 gam,
Ni(OH)2 trong điện cực 2 cũng có khối lượng 5.0 gam. Nếu sử dụng dòng điện một chiều
62
Bồi dưỡng HSG QG 2021 – Chuyên đề: Điện hóa học

có cường độ không đổi 3.0 A để tích điện cho pin (sạc pin), sau bao nhiêu phút pin được
sạc đầy? Tính khối lượng (theo gam) của điện cực 1 khi pin được sạc đầy
Bài 17: (HSG QG 2020)
1. Xét phản ứng: Pb(r) + Cl2(k) PbCl2(r)
a. Viết sơ đồ pin điện hóa sao cho khi pin hoạt động thì có phản ứng tổng quát trên.
Viết các quá trình oxy hóa và khử xảy ra trên mỗi điện cực.
b. Tính công cực đại của pin hoạt động ở 298K và 1.0 bar khi tiêu thị hết 1 mol Pb?
Biết ở 298K, pKs (PbCl2) = 4.77; E0 Cl2(k)/Cl-(dd) = 1.360 V và E0 Pb2+(dd)/Pb(r) = -0.126 V
c. Sức điện động chuẩn của pin E0 (V) phị thuộc vào nhiệt độ T(K) theo phương trình
sau:
E0 = E0298,pin – 4.99 x 10-4 x (T-298) – 3.45 x 10-5 x (T – 298)2
Xác định G0, H0 , S0 của phản ứng xảy ra trong pin ở 298K
Cho biết: liên hệ giữa 𝐸𝑇0 , T và 𝑆𝑇0 , d𝐸𝑇0 /dT =𝑆𝑇0 /nF
Bằng tính toán hãy chỉ ra rằng, ở 298K, nếu phản ứng trên xảy ra một cách không thuận
nghịch nhiệt động (không xảy ra trong pin) trong điều kiện đẳng áp thì nhiệt kèm theo phản
ứng sẽ thay đổi nhưng biến thiên nội năng U0 không đổi.
Chú ý: nếu thí sinh không tính được ý 1c), có thể lấy G0298 = -180 kJ/mol. 𝑆298
0
=-
80 J/K.mol, 𝐻298 = -200 kJ/mol để làm ý này.
0

2. Phương pháp điện phân được sử dụng để tinh chế kim loại. Ở 298K, để tinh chế đồng
chứa một lượng nhỏ niken và coban, người ta thiết lập một bình điện phân gồm một điện
cực là tấm đồng cần tinh chế và điện cực còn lại là một tấm đồng nguyên chất. Dung dịch
điện phân là hỗn hợp của CuSO4 0.5 M và H2SO4 0.5 M.
a. Viết sơ đồ bình điện phân và các quá trình oxy hóa và khử có thể xảy ra ở anot và
catot.
b. Tính khoảng giới hạn của thế anot lý thuyết và khoảng giới hạn của thế catot lý
thuyết để quá trình tinh chế đồng xảy ra mà không có sự thoát khí ở hai điện cực. Lượng
ion Cu2+ trong dung dịch biến đổi như thế nào trong quá trình điện phân?
Cho biết: ở 298K, E0 (O2 (k), H+(dd)/H2O(l)) = 1.23 V; E0 (Cu2+(dd)/Cu(r)) = 0.34 V;
E0 (Ni2+(dd)/Ni(r)) = -0.23 V; E0 (Co2+(dd)/Co(r)) = -0.28 V; pKa (HSO4-) = 2.

63

You might also like