You are on page 1of 3

BÀI TẬP ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG MỘT CHIỀU ĐƠN GIẢN

Bài 1.
a) Hỏi sau thời gian bao lâu thì 80% khối lượng ban đầu của một nguyên tố phóng
xạ X bị phân hủy, biết rằng thời gian bán hủy của X là 750 năm.
b) Người ta biết thời gian bán hủy của radi là 1260 năm. Hỏi sau bao lâu thì 3g radi
giảm xuống còn 0,375 g.

Bài 2.

Phản ứng giữa axit oxalic và thủy ngân clorua theo phương trình phản ứng:

C2H2O4 + HgCl2 → 2CO2 + HgCl2 + 2HCl

Tốc độ của phản ứng đo theo lượng calomen kết tủa ở các nồng độ đầu khác nhau
của H2C2O4 và HgCl2, tại thời điểm một phút như sau:

Thí nghiệm [𝐻𝑔𝐶𝑙2]0.M [ 𝐻2 𝐶2𝑂4 ] VO.101.M.ph-1

1 0,0836 0,202 0,26

2 0,0836 0,404 1,04

3 0,0418 0,404 0,53

Hãy xác định bậc của phản ứng.

Bài 3.
Sự phân hủy H2O2 trong dung dịch nước là phản ứng bậc nhất. Để tìm hằng số tốc
độ phản ứng, người ta đem chuẩn độ cùng một thể tích dung dịch H2O2 ở các thời
điểm khác nhau bằng dung dịch KMnO4 và thu được kết quả sau:
t (ph) 0 10 20 30
V(ml) KMnO4 21,6 12,4 7,2 4,1
Tính hằng số tốc độ phản ứng phân hủy H2O2.
Bài 4.
Để thu được oxi người ta phân hủy 15 cm3 dung dich H2O2 với sự có mặt của chất
xúc tác. Thể tích oxi thu được theo thời gian như sau:
T(ph) 2 4 6 8 ∞
V(ml) 1,30 2,36 3,36 3,98 6,18
Thể tích oxi thu được đo ở đk chuẩn. Xác định bậc và hằng số tốc độ phản ứng.

Bài 5.
Trong phản ứng
CH3COCH3 → C2H4 + CO + H 2.
Áp suất chung của hệ biến đổi theo thời gian như sau
T(ph) 0 6,5 13,0 19,9
P(N.m-2) 41589,6 54389,6 65035,4 74914,6
Hãy chứng tỏ phản ứng là bậc nhất và tìm giá trị hằng số tốc độ phản ứng ở nhiệt độ
thí nghiệm.

Bài 6.
Etylenoxit bị nhiệt phân theo phương trình sau:

CH2OCH2 → CH4 + CO.

Ở 687,7 K áp suất chung của hỗn hợp phản ứng biến đổi theo thời gian như sau:

T(ph) 0 5 7 9 12 13

P.10 5(N.m-2) 0,155 0,163 0,168 0,172 0,178 0,188

(mmHg) 116,51 120,56 125,72 128,74 133,23 141,3

Hãy chứng tó phản ứng phân hủy C2H4O là bậc nhất và tính hằng số tốc độ.
Bài 7.
Phản ứng phân hủy amoniac trên sợi dây vonfam nóng xảy ra theo phương trình:
2NH3 → N2 + 3H2.
Tại các thời điểm khác nhau, áp suất của hệ phản ứng tang như sau:
T(s) 100 200 400 600 800 1000
Độ tăng áp 15,2 29,5 54,5 76,0 94,5 110,0
(mmHg)
Hãy xác định bậc phản ứng bằng phương pháp đồ thị. Nếu áp suất đầu là 200 mmHg.
Tính hằng số tốc độ.

Bài 8.
Clohydrin trong môi trường bazo chuyển thành epoxit theo phương trình phản ứng:
C6H5-CH(OH)-CH2Cl + OH- → C6H5-CH2-O-CH2 + Cl-1 + H2O
Nồng độ đầu ion OH- được giữ không đổi bằng dung dịch đệm. Hãy cho biết bậc
phản ứng trên, biết phản ứng là đơn giản?
Ở 18℃ người ta xác định được nồng độ của ion Cl- theo thời gian như sau:
T(phút) 180 360 480 1140
x.10 3 (M) 1,15 2,10 2,70 4,70
Biết nồng độ đầu của clohydrin bằng 6,68.10 -3 M, tính hằng số tốc độ phản ứng.

Bài 9.
Phản ứng oxi hóa tự khử trong môi trường kiềm:
3BrO- → BrO-3 + 2Br -, xảy ra theo quy luật động học của phản ứng bậc 2 với
K= 9,3.10 -4m3 (Kmol.s)-1. Nồng độ ban đầu của hypobromơ bằng 0,1 kmol.m-3. Sau
bao lâu thì có 30% hypobromơ chuyển hóa? Tính thời gian nửa phản ứng.

You might also like